Khái niệm và nguồn của luật ngoại giao và lãnh sự

Khái niệm:

Luật ngoại giao và lãnh sự là tổng thể các nguyên tắc và quy phạm pháp luật quốc tế nhằm điều chỉnh trình tự thiết lập quan hệ chính thức giữa các quốc gia và chủ thể khác của luật quốc tế với nhau, trên cơ sở đó duy trì hoạt động chức năng của các cơ quan quan hệ đối ngoại của nhà nước để phục vụ sự phát triển quan hệ hợp tác quốc tế của các nước hoặc các tổ chức quốc tế liên hiệp.

Nguồn:

Quan hệ ngoại giao và lãnh sự giữa các chủ thể luật quốc tế được duy trì và phát triển trên cơ sở các tập quán quốc tế và các văn kiện pháp lý quốc tế sau:

  • Công ước Viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao;
  • Công ước Viên năm 1963 về quan hệ lãnh sự;
  • Công ước Viên năm 1969 về phái đoàn đặc biệt;
  • Công ước Viên năm 1975 về cơ quan đại diện của quốc gia tại các tổ chức quốc tế phổ cập;
  • Công ước Viên năm 1973 về ngăn ngừa và trừng trị tội phạm chống những cá nhân được hưởng sự bảo hộ quốc tế.
  • Công ước năm 1980 về quy chế pháp lý, các quyền ưu đãi và miễn trừ của các tổ chức liên chính phủ.
  • Trong quan hệ của Liên hợp quốc và các tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc, có 2 công ước chính:
  • Công ước năm 1946 về quyền ưu đãi và miễn trừ của Liên hợp quốc;
  • Công ước năm 1947 về quyền ưu đãi và miễn trừ của các tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc.

    Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *