1. Khái niệm luật kinh tế quốc tế
Điều ước đầu tiên chuyên về thương mại quốc tế xuất hiên vào thế kỷ xvn. Đầu thế kỷ XX, xuất hiện một số nguyên tắc, chế định và học thuyết pháp Ịý quốc tế về điều chỉnh quan hệ kinh tế quốc tế, như bình đẳng, mở cửa, không phân biệt đối xử, tài phán lãnh sự, quyền thủ đắc, đãi ngộ tối huệ quốc, đãi ngộ quốc gia… Những nguyên tắc, chế định này thể hiện sự mâu thuẫn giữa tự do thương mại với xu hướng độc chiếm thị trường nước ngoài và bảo hộ thị trường nội địa. Từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX xuất hiên những loại điều ước quốc tế, như hiệp định trao đổi hàng hoá và thanh tọán, thanh toán hai bên, vận tải, bưu điên, sở hữu công nghiệp, quyền tác giả… Một loạt các tổ chức quốc tế về kinh tế và khoa học kỹ thuật được thành lập.
Sau Chiến tranh thế giới lần thứ n, cùng với sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã xuất hiện hàng loạt những lĩnh vực hợp tác kinh tế mới. Lần đầu tiên, trong Hiến chương Liên hợp quốc, cộng đồng quốc tế đã tuyên bố về mục đích thực hiện hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế về kinh tế (khoản 3 Điều 1). Vào cuối những nãm 40, đầu những năm 50 xuất hiện những tổ chức kinh tế quốc tế với tính liên kết cao, như Hội đồng tương trợ kinh tế, Cộng đồng kinh tế Châu Âu. Năm 1947 Hiệp định đa phương về thương mại được kí kết – Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT), đánh dấu bước ngoặt quan trọng hình thành luật kinh tế quốc tế.
Vào những năm 70, quá trình liên kết kinh tế quốc tê’ diễn ra mạnh mẽ. Trong khuôn khổ Liên hợp quốc đã hình thành xu hướng đấu tranh của các nước tiến bô vì trật tự kinh tế mới. Dưới áp lực của những nước này, Liên hợp quốc đã thông qua nhiều nghị quyết quan trọng liên quan đến việc thiết lập trật tự kinh tế quốc tế mới, như Tuyên bô’ về việc thiết lập một trật tự kinh tế mới (Nghị quyết 320l/s -VI); Chương trình hành động nhằm xây dựng một trật tự kinh tế quốc tế mới (được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua tại khoá họp đặc biệt tháng 5/1974); Hiến chương về quyền và nghĩa vụ kinh tê’ cùa quốc gia (Nghị quyết 3281/XXIX tháng 12/1974). Những văn bản quốc tế này đã khẳng định sự hình thành các nguyên tắc và quy phạm của luật kinh tế quốc tế. Đặc biệt, Tuyên bố về việc thiết lập một trật tự kinh tế quốc tê’ mói khẳng định rõ mục đích là xây dụng một trật tự kinh tế thế giới mới trên cơ sở công bằng, bình đẳng chủ quyền, hợp tác giữa các quốc gia thuộc hệ thống kinh tế xã hội khác nhau nhằm loại bỏ sự bất bình đẳng, xoá bỏ khoảng cách đang tăng lên giữa các nước đang phát triển và phát triển, mọi thành viên của cộng đồng quốc tế đều hưởng như nhau những thành quả của tiến bộ khoa học-kỷ thuật.
Luật kinh tế quốc tế là tổng thể các nguyên tắc, quy phạm điều chỉnh quan hệ kinh tế giữa các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế.
2. Nguồn của luật kinh tế quốc tế
Là ngành luật mới phát triển mạnh trong thế kỷ XX, các quy phạm pháp luật kinh tế quốc tế được ghi nhận chủ yểu trong các điều ước quốc tế song phương, đa phương. Có thể nói, các điều ước quốc tế đa phương ngày nay là huyết mạch của luật kinh tế quốc tế. Trong đó, đặc biệt phải kể đến Hiệp định chung về thương mại và thuế quan (GATT) năm 1947 và hệ thống các Hiệp định Maraket 1994 hình thành tổ chức thương mại quốc tế (WTO).
Hiện tại, việc duy trì và phát triển quan hệ kinh tế quốc tế giữa các quốc gia phần lớn vẫn thông qua các điều ước song phương, trong đó phải kể đến các hiệp ước về hữu nghị và hợp tác, hiệp ước thương mại-hàng hải, hiệp định thương mại, hiệp định thanh toán, hiệp định tín dụng, đầu tư, hợp tác khoa học công nghệ, thuế quan, lao động …
Bên cạnh đó, nguồn của luật kinh tế quốc tế có những đặc thù riêng. Điểm đặc thù quan trọng nhất là rất nhiều quyết: định của tổ chức quốc tế, hội nghị quốc tế được coi là nguồn quan trọng của luật kinh tế quốc tế. Mặc dù không có giá trị bắt buộc cao như điều ước quốc tế nhưng các quyết định cùa tổ chức quốc tế và hội nghị quốc tế trong lĩnh vực kinh tế quốc tế so với nghị quyết trong nhiều Ehh vực hợp tác khác cùa tổ chức quốc tế là các văn bản này không chỉ thuần tuý có giá trị “khuyến nghị” mà còn đưa ra căn cứ về tính hợp pháp của hành vi của chù thể. Chính sự ràng buộc “mềm dẻo” mà càng ngày các nghị quyết, quyết định cùa tổ chức quốc tế, hội nghị quốc tế càng có vai trò quan trọng trong luật kinh tế quốc tế.
Tập quán quốc tế áp dụng trong luật kinh tế quốc tế cũng có vai trò quan trọng. Do tính năng động của luật kinh tế quốc tế, nhiều quy định trong luật kinh tế quốc tế, tuy hình thành chưa lâu nhưng đã tập hợp thành những tập quán quốc tế có phạm vi áp dụng rộng rãi, như nguyên tắc chủ quyền vmh viễn của quốc gia đôì với tài nguyên thiên nhiên.
3. Các nguyên tắc của luật kinh tế quốc tế
3.1 Nguyên tắc không phân biệt đối xử
Đây là nguyên tắc thể hiên sự bình đẳng giữa các quốc gia trong quan hệ hợp tác kinh tế mà nội dung cụ thể của nó đặt ra yêu cầu các quốc gia không được phân biệt đối xử đối với thể nhân, pháp nhân của quốc gia khác, không được đặt thể nhân, pháp nhân của quốc gia này vào vị trí thấp kém hơn so với thể nhân, pháp nhân của quốc gia sở tại hoặc quốc gia khác. Nguyên tắc này không đụng chạm đến quyền dành ưu đãi đặc biệt hay điều kiện đãi ngộ ưu đãi hơn. Nói cách khác, nguyên tắc không phân biệt đối xử yêu cầu mỗi quốc gia có nghĩa vụ không được đối xử đối với một quốc gia nào đó thấp hơn mức bình thường chung trong quan hệ giữa các quốc gia với nhau.
3.2 Nguyên tắc tối huệ quốc
Đây là một khía cạnh cơ bản của nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử, để tạo sự bình đẳng giữa các quốc gia trong quan hệ kinh tế quốc tế ưên lãnh thổ một quốc gia, bằng việc thừa nhận không có sự phân biệt đối xử của nước sở tại với thể nhân, pháp nhân các nước ngoài ttên lãnh thổ nước mình. Trong quan hệ kinh tế quốc tế hoặc trong quan hệ thương mại quốc tế, nguyên tắc này được cụ thể hoá ở quy chế tối huệ quốc, trong đó quy định việc một quốc gia ký kết điều ước dành cho quốc gia ký kết kia những ưu đãi thuận ỉợi mà quốc gia đó đang hoặc sẽ dành cho bất kỳ một quốc gia thứ ba nào khác. Trong điều ước quốc tế, nguyên tắc nêu trên tồn tại dạng “điều khoản tối huệ quốc” trong các lĩnh vực thương mại, hàng hải, thuế quan, quá cảnh, hạn chế và cấm đoán về nhập khẩu, sử dụng cảng biển, thủ tục tố tụng, quyền của thể nhân, pháp nhân…
Những trường hợp ngoại lê không áp dụng nguyên tắc tối huệ quốc bao gồm:
– Những điều kiện đãi ngộ đặc biệt đối với nước láng giềng.
– Những ưu đãi, thuận lợi trong liên minh thuế quan (như EU, NAFTA, AFTA…), mậu dịch biên giới, quá cảnh, hàng hoá và những ưu đãi thuận lợi dành cho quốc gia không có biển.
– Đối xử ưu đãi dành riêng cho các nước đang phát triển.
– Đối với những hạn chế hoặc cấm đoán được quốc gia đưa ra vì lý do an ninh, trật tự công cộng, y tể, bảo vệ thực vật, các tài sản nghệ thuật, lịch sử và khảo cổ …
3.3 Nguyên tắc đối xử quốc gia
Trên cơ sở của nguyên tắc không phân biệt đối xử, đây cũng là chế độ đối xử được dành một cách đơn phương hoặc theo điều ước quốc tế cùa một quốc gia dành cho pháp nhân, hàng hoá, dịch vụ nước ngoài được hưởng một chế độ đối xử không kém thuận lợi hơn so với pháp nhân, thể nhân, hàng hoá, dịch vụ của nước mình. Nguyên tắc này tạo ra sự bình đẳng giữa pháp nhân, thể nhân, hàng hoá, dịch vụ nước ngoài với pháp nhân, hàng hoa, dịch vụ trong nước.
3.4 Nguyên tắc đối xử ưu đãi
Đây là ngoại lệ đối với việc áp dụng nguyên tắc tối huê quốc. Nó bao gồm những ưu đãi, thuận lợi về thương mại, đặc biệt là thuế trong khuôn khổ giữa hai nước hay trong một nhóm nước nhất định mà không dành cho nước thứ ba.
Trước kia, chế độ ưu đãi được áp dụng trong quan hệ giữa mẫu quốc và thuộc địa, nửa thuộc địa nhằm làm cho nền kinh tế của các nước thuộc địa ngày càng phụ thuộc vào chính quốc, trái với các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiên đại. Ngày nay, nguyên tắc này mang nội dụng, mục đích hoàn toàn khác. Theo khuyến nghị của Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển 1964, các nước công nghiệp phát triển phải đơn phương dành cho các nước đang phát triển một số những ưu đãi và thuận lợi đặc biệt trong thương mại đồng thời các nước đang phát triển được quyền dành riêng cho nhau những ưu đãi, thuận lợi thương mại mà không mở rộng áp dụng đối với các nước công nghiệp phát triển.
Ưu đãi trên cơ sở không có đi, có lại, có lợi cho các nước đang phát triển đã được cụ thể hoá trong Hệ thống ưu đãi phổ cập (GSP – 1968) và Hệ thống ưu đãi thương mại toàn cầu giữa các nước đang phát triển (GSTP – 1988), được GATT thông qua là ngoại lệ đối với các nguyên tắc hoạt động của thiết chế này.
Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.