1. Khái niệm tổ chức quốc tế

Nghiên cứu bản chất pháp lý, phương thức thành lập tổ chức quốc tế, cũng như những mục đích, nguyên tắc, cơ cấu hoạt động cùa tổ chức quốc tế, có thể định nghĩa tổ chức quốc tế như sau:

Tổ chức quốc tế là thực thể liên kết chủ yếu các quốc gia độc lập, có chủ quyền, được thành lập và hoạt động trên cơ sở điểu ước quốc tế, có hệ thống các cơ quan để duy trì hoạt động thường xuyên theo đúng mục đích, tôn chỉ của tổ chức đó và có quyền năng chủ thể luật quốc tế riêng biệt với các thành viên và các chủ thể khác.

2. Đặc điểm tổ chức quốc tế

+ Là liên kết chủ yếu các quốc gia độc lập, có chủ quyền

Thành viên của tổ chức quốc tế chủ yếu là các quốc gia độc lập, có chủ quyền. Đặc điểm này cho phép phân biệt tổ chức quốc tế với các tổ chức quốc tế phi chính phủ và các nhà nước liên bang. Tuy nhiên, một số tổ chức quốc tế hoạt động trong một số lĩnh vực như kinh tế-thương mại quốc tế như WTO chấp nhận một số vùng lãnh thổ như Hồng Kông, Ma Cao… hoặc tổ chức quốc tế khác tham gia tổ chức quốc tế đó, ví dụ trường hợp EU là thành viên cùa WTO.

+ Hình thành trên cơ sở một điều ước quốc tế ký kết giữa các thành viên

Cơ sở pháp lý để hình thành nên tổ chức quốc tế và duy trì sự phối hợp hoạt động giữa các quốc gia thành viên là các đỉều ước quốc tế. Các điều ước quốc tế này có thể có nhiều tên gọi khác nhau, như hiến chương, quy chế, hiệp ước nhưng về bản chất, chúng có ý nghĩa là điều lệ của một tổ chức quốc tế. Điều ước quốc tế này quy định mục đích, nguyên tắc, cơ cấu tổ chức và hoạt động cùa tổ chức quốc tế, các quyền và nghĩa vụ pháp lý quốc tế của các quốc gia thành viên cũng như của tổ chức quốc tế này trong các quan hệ đối nội và đối ngoại của tổ chức quốc tế đó.

+ Có cơ cấu thường trực để duy trì hoạt động chức năng

Đe tồn tại và phát triển, đồng thời có thể thực hiện chức năng, nhiệm vụ mà các quốc gia thành viên ttao cho, các tổ chức quốc tế phải thiết lập hệ thống cơ quan bao gồm các cơ quan chính và bổ trợ. Các cơ quan chính của tổ chức quốc tế thông thường bao gồm các cơ quan toàn thể, có chức năng hoạch định chính sách, các cơ quan chấp hành và các cơ quan hành chính, như ban thư ký, mà đứng đầu là Tổng thư ký.

Đe đảm bảo duy trì mọi hoạt động chức năng, tổ chức quốc tế phải có trụ sở làm việc. Các tổ chức quốc tế có thể ký kết các hiệp định thuê trụ sở làm việc với một quốc gia thành viên hoặc một quốc gia trung lập, không phải là thành viên. Đây cũng là đặc điểm để có thể phân biệt tổ chức quốc tế với các hình thức hợp tác khác hiện nay, như các diễn đàn, các hội nghị quốc tế.

+ Có quyền năng chủ thể luật quốc tế riêng biệt

Là chủ thể của Luật quốc tế, tổ chức quốc tế có quyền năng chủ thể luật quốc tế riêng biệt.(1) Tính chất riêng biệt của quyền năng chủ thể của tổ chửc quốc tế được thể hiện ở những điểm sau: Thứ nhất, quyền năng của tổ chức quốc tế độc lập với quyền năng chủ thể của các quốc gia thành viên. Điều này bảo đảm tổ chức quốc tế thực hiện hiệu quả các hoạt động trong thẩm quyền chức năng của mình. Thứ hai, xét về nguồn gốc phát sinh quyền năng chủ thể, quyền năng chủ thể của tổ chức quốc tế là quyền năng chủ thể phái sinh do được các quốc gia thành viên thoà thuận tự nguyện trao cho tổ chức quốc tế. Thử ba, khác với quốc gia có quyền năng chủ thể đầy đủ, tổ chức quốc tế chỉ có quyền năng chủ thể hạn chế. Ngoài một số quyền năng chủ thể luật quốc tế cơ bản mà bất kỳ chủ thể luật quốc tế nào cũng được thụ hưởng như quyền năng ký kết điều ước quốc tế, quyền ưu đãi và miễn trừ, quyền năng chủ thể của tổ chức quốc tế bị hạn chế trong phạm vi đỉều lệ của tổ chức quốc tế. Thứ tư, quyền năng chủ thể luật quốc tế của các tổ chức quốc tế khác nhau sẽ không giống nhau.

3. Phân loại tổ chức quốc tế

Hiện nay, tổ chức quốc tế được thành lập và có thẩm quyền hoạt động đa dạng trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống sinh hoạt quốc tế. Vì vậy, việc phân loại tổ chức quốc tế có thể dựa vào các tiêu chí khác nhau, ưong đó có một số tiêu chí được sử dụng thường xuyên như tiêu chí thành viên, tiêu chí phạm vi hoạt động. Ngoài ra, còn một số tiêu chí như điều kiện, thủ tục tham gia tổ chức quốc tế, chức năng của tổ chức quốc tế.

+ Theo tiêu chí thành viên:

Theo tiêu chí thành viên, tổ chức quốc tế được chia thành tổ chức quốc tế toàn cầu, tổ chức quốc tế khu vực và tổ chức quốc tế liên khu vực.

Tổ chức quốc tế toàn cầu là tổ chức mang tính phổ cập. Thành viên tham gia các tổ chức quốc tế này là các quốc gia ttên toàn thế giới, có vị trí địa lý, tiềm lực kinh tế, quốc phòng và chế độ chính trị xã hội khác nhau, đáp ứng những điều kiện nhất định để gia nhập tổ chức quốc tế. xếp vào loại các tổ chức quốc tế toàn cầu có thể kể đến Liên hợp quốc, tổ chức đa phương phổ cập lớn nhất hiện nay hoặc WTO. Ngoài ra, các tổ chức chuyên môn thuộc hệ thống Liên hợp quốc như ICAO, WHO… cũng đều là tổ chức toàn cầu.

Các tổ chức quốc tế khu vực là các tổ chức mà thành viên là các quốc gia trong cùng khu vực như Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, Tổ chức thống nhất châu Phi, Liên minh châu Âu.

Các tổ chức liện khu vực bao gồm các tổ chức liên kết các quốc gia không cùng khu vực địa lý để thực hiện mục tiêu chung, ví dụ Khối hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

+ Theo tiêu chí phạm vi hoạt động:

Theo tiêu chí này, tổ chức quốc tế có thể chia thành tổ chức quốc tế chung và tổ chức quốc tế chuyên môn. Tổ chức quốc tế chung là tổ chức quổc tể mà mục đích và phạm vi hoạt động của chúng bao trùm lên toàn bộ các lĩnh vực quan hệ quốc tế bao gồm chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá… như Liên hợp quốc, Tổ chức thống nhất châu Phi… Trong khi đó, tổ chức quốc tế chuyên môn là các tổ chức mà mục đích và phạm vi hoạt động của chúng chỉ hạn chế ưong một hoặc một vài lĩnh vực cụ thể như Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Tổ chức nông lương quốc tế (FAO).

4. Tìm hiểu về tổ chức quốc tế liên chính phủ

Tổ chức quốc tế liên chính phủ là thực thể liên kết các quốc gia có chủ quyền và các chủ thể khác của luật quốc tế. Các tổ chức quốc tế liên chính phủ là một trong Các chủ thể khá phổ biến của công pháp quốc tế, được thành lập dựa trên các điều ước quốc tế, có hệ thống các cơ quan để duy trì hoạt động thường xuyên theo đúng mục đích, tôn chỉ của tổ chức đó.

Hoạt động của các tổ chức quốc tế liên chính phủ rất đa dạng, phong phú và có nhiều tên gọi khác nhau, như Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF)…

Thực tiễn quốc tế cho thấy tổ chức quốc tế liên chính phủ là pháp nhân theo pháp luật của nước nơi đặt trụ sở (Liên hợp quốc – pháp nhân theo pháp luật Hoa Kỳ, NATO – pháp nhân theo pháp luật của Bỉ, Hội đồng châu Ầu – pháp nhân theo pháp luật của Pháp…), về nguyên tắc, tổ chức quốc tế liên chính phủ có tư cách pháp nhân từ thời điểm đăng ký điều lệ hoặc từ thời điểm đăng ký vào sổ đăng ký pháp nhân tại nước nơi đặt trụ sở.

Tổ chức quốc tế liên chính phủ – pháp nhân quốc tế khi tham gia vào các quan hệ dân sự có các quyền và nghĩa vụ tài sản và phi tài sản, tham gia vào các tranh chấp dân sự với tư cách nguyên đơn và bị đơn trước cơ quan tài phán. Đồng thời, khi tham gia vào quan hệ dân sự, tổ chức quốc tế coi như tự khước từ quyền ưu đãi, miễn trừ của mình.


Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.