Ký kết ĐƯQT là quá trình ký kết bằng văn bản giữa các quốc gia và các chủ thể của luật quốc tế khi đã đồng ý với luật quốc tế quốc tế, bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau như đàm phán, soạn thảo, thông qua, ký, phê chuẩn hoặc phê duyệt hoặc gia nhập điều ước quốc tế. Mỗi giai đoạn này có sự liên hệ chặt chẽ với nhau hết sức logíc và hợp lý.
Các chủ thể có thẩm quyền ký kết điều ước quốc tế
- Các quốc gia: Về nguyên tắc, tất cả các quốc gia đều có thẩm quyền ký kết điều ước quốc tế. Tuy nhiên, trong thực tiễn sinh hoạt quốc tế nhiều trường hợp quốc gia có thể từ chối hoặc chuyển cho một quốc gia
- Các tổ chức quốc tế: Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình các tổ chức quốc tế sẽ tiến hành ký kết các điều ước quốc tế xuất phát từ quyền năng chủ thể luật quốc tế của mình. Một số thực thể đặc biệt trong quan hệ quốc tế như tòa thánh Vaticăng, Đài Loan, Hồng Kông, Ma cao…cũng tham gia ký kết một số điều ước quốc tế nhất định. Khi ký kết các điều ước quốc tế, các chủ thể thông qua các đại diện của mình là đại diện đương nhiên, không cần thư ủy nhiệm