Lịch sử hình thành và phát triển của luật quốc tế

1. Luật quốc tế cổ đại

Luật quốc tế cổ đại hình thành đầu tiên ở khu vực Lưỡng Hà (lưu vực hai con sông Tigơrơ và Ơphơrát) và Ai Cập (khoảng cuối thế kỷ 40 đầu thế kỷ 30 TCN), rồi sau đó là một số khu vực khác như Ân Độ, Trung Quốc và ở phương Tây như Hy Lạp, La Mã… Hình thành trên nền tảng kinh tế thấp kém, quan hê giữa các quốc gia yếu ớt, rời rạc, lại bị cản trở bởi các điều kiện tự nhiên và phát triển xã hội rất hạn chế nên luật quốc tế thời kỳ này mang tính khu vực khép kín, với nội dung chủ yếu là luật lệ và tập quán về chiến tranh và ngoại giao. Bên cạnh đó còn có một số quy định của Luật nhân đạo (trong đạo luật Manu của An Độ cổ đại) như quy định cán dùng vũ khí tẩm thuốc độc, vũ khí gây đau đớn quá mức cho đối phương. Thời kỳ này chưa hình thành ngành khoa học pháp lý quốc tế.

2. Luật quốc tế trung đại

Sang thời kỳ này, luật quốc tế có những bước phát triển mới với sự xuất hiện của các quy phạm và chế định về Luật biển, về quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao, xuất hiện cơ quan đại diện ngoại giao thường trực của quốc gia tại quốc gia khác (đầu tiên là vào năm 1455). Do kinh tế phát triển nên các quan hệ quốc tế của quốc gia đã vượt khỏi phạm vi khu vực, mang tính liên khu vực, liên quốc gia. Trên bình diện chung, bắt đầu hình thành một số trung tâm luật quốc tế (ở Tây Âu, Nga, Tây – Nam Địa Trung Hải, Ân Độ, Trung Hoa) và khoa học luật quốc tế thế kỷ XVI, với những học giả và tác phẩm tiêu biểu như “Luật chiến tranh và hoà bình”’ năm 1625, “Tự do biển cả” năm 1609 của Huy gô G. Rotius (Hà Lan).

3. Luật quốc tế cận đại

Luật quốc tế cận đại ghi nhận sự hình thành của các nguyên tắc mới của luật quốc tế như nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Luật quốc tế phát triển trên cả hai phương diện, luật thực định (với sự xuất hiện các chế định về công nhận, kế thừa quốc gia, bổ sung nôi dung mới của Luật ngoại giao, lãnh sự, Luật lệ chiến tranh…) và khoa học pháp lý quốc tế (với sự tiến bộ, phong phú của các quy phạm, các ngành luật cũng như kỹ thuật lập pháp, sự phù hợp của nội dung các quy định luật quốc tế trước những thay đổi về cơ cấu xã hội cũng như phát triển đa dạng của quan hệ quốc tế). Điều đáng nói là sự ra đời của các tổ chức quốc tế đầu tiên như Liên minh điện tín quốc tế (1865), Liên minh bưu chính thế giới (1879) đánh dấu sự liên kết và ràng buộc có tính cộng đồng quốc tế của các quốc gia. Mặt hạn chế của luật quốc tế thời kỳ này là vẫn tồn tại những học thuyết, những quy chế pháp lý phản động, bất bình đẳng trong quan hệ quốc tế như chế độ tô giới, bảo hộ, thuộc địa…

4. Luật quốc tế hiện đại

Luật quốc tế hiện đại nửa đầu thế kỷ XX chịu tác động sâu sắc của những thay đổi có tính thời đại sau Cách mạng tháng Mười Nga. Đó là lần đầu tiên, một loạt các nguyên tắc tiến bộ được ghi nhận trong nội dung của luật quốc tế như các nguyên tắc Cấm dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế; Dân tộc tự quyết; Hoà bình giải quyết các tranh chấp quốc tế… Song song với đó là sự phát triển hiện đại về nội dung của nhiều ngành luật của luật quốc tế như Luật biển, Luật hàng không quốc tế, Luật điều ước quốc tế.

Đến những thập kỷ sau của thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI, quan hệ pháp luật quốc tế nói riêng cũng như luật quốc tế nói chung gắn với xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá.

Có thể nói, một trong những đặc điểm mang tính thời đại từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ n đến nay là sự hình thành và phát triển của hai xu thế toàn cầu hoá và liên kết khu vực, đưa các quốc gia một mặt xích lại gần nhau theo hướng gia tăng sự tùy thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia hay các vùng lãnh thổ, mặt khác cũng làm tăng lên tính cạnh tranh trong phát triển kinh tế, xã hội ở những khuôn khổ và cấp độ khác nhau. Xu thế đó xuất phát từ một số yếu tố cơ bản như sự phát triển vượt bậc của lực lượng sản xuất thế giới; nhu cầu tất yếu của việc thôrig nhất thị trường khu vực và toàn cầu do sự phát triển của kinh tế thị trường; sự gia tăng của các vấn đề quốc tế trong bối cảnh hoà bình, hợp tác, phát triển; sự tác động có tính xuyên quốc gia của các công ty đa quốc gia đối với nền kinh tế thế giới và vai trò của các thể chế quốc tế cũng như quốc gia đối với sự chuyển đổi chính sách kinh tế, xã hội tại mỗi quốc gia.

Hiên tại, có thể xuất phát từ nhiều góc độ để nghiên cứu và đánh giá về toàn cầu hoá nhưng biểu hiện và tác động chủ yếu củạ xu thế này vẫn là từ phương diện kinh tế, xã hội. Trong phạm vi từng quốc gia cũng như phạm vi khu vực hay toàn cầu, xu thế này ngày càng được định hình phát triển bải quá trình hội nhập quốc tế của các quốc gia diễn ra mạnh mẽ. Vì vậy, phát triển luật quốc tế trong điều kiện toàn cầu hoá là khách quan. Toàn cầu hoá làm thay đổi, phát triển và ngày càng hoàn thiện luật quốc tế hiện đại.

Toàn câu hoá tác động đến tương quan các quan hệ quốc tế, làm thay đổi sâu sắc, toàn diện chúng trên bình diện toàn cầu và cũng làm thay đổi diện mạo từng quốc gia. Toàn cầu hoá kinh tế đã dẫn đến sự hình thành của các thể chế kinh tế quốc tế mới. Hoạt động cùa các thể chế này có tác động làm thay đổi về cơ cấu kinh tế, xã hội và hệ thống pháp luật trong nước của những quốc gia thành viên. Những thay đổi tại từng quốc gia diễn ra trên cơ sở hình thành một nền tảng pháp lý quốc tế mới, với sự phát triển ngày càng tăng của quy phạm luật kinh tế quốc tế hiện đại. Bên cạnh đó, hệ thống các cam kết quốc tế hình thành trong khuôn khổ các thể chế kinh tế quốc tế toàn cầu và khu vực hiện nay cũng đang trở thành công cụ pháp lý phổ biến để điều tiết quan hệ đó. Mặt khác, trong xu thế hiện nay, vai trò là công cụ, là môi trường hợp tác quốc tế, là thực thể quan trọng tham gia vào quá trình toàn cầu hoá của tổ chức quốc tế ngày càng được khẳng định. Điều này đặt các quốc gia trước những điều chỉnh hợp lý đối vói việc thực hiện chủ quyền quốc gia. Đó cũng đồng nghĩa vối việc có sự thay đổi nhất định trong hành vi xử sự của chủ thể luật quốc tế trước các vấn đề có tính thời đại mà nổi bật là xu thế tự do hoá trong các quan hệ trao đổi thương mại quốc tế. Đối với từng lĩnh vực của luật quốc tế, toàn cầu hoá có tác động khác nhau, chẳng hạn, là sự gia tăng của nhu cầu phát triển các quy phạm luật quốc tế có chức năng điều chỉnh quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học công nghệ. Xu thế này đang làm tăng lên sự tùy thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia và các nền kinh tế, thúc đẩy quan hệ hợp tác chặt chẽ của quốc gia trong các khuôn khổ, cấp độ và mở rộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Điều kiện của quan hệ quốc tế đó tạo tiền đề củng cố hệ thống các quy phạm của một số ngành luật (như Luật kinh tế quốc tế, Luật môi trường quốc tế, Luật quốc tế về quyền con người…). Đây cũng là thời kỳ mà tổ chức quốc tế khẳng định được vị thế quan trọng của chủ thể luật quốc tế. Mặt khác, sự gia tăng nhanh chóng số lượng tổ chức quốc tế các loại có ý nghĩa tạo thuận lợi và cơ hội cho quan hệ hợp tác giữa các quốc gia phát triển về mọi lĩnh vực. Luật quốc tế vì thế ngày càng có sự hoàn thiện, mới mẻ, đa dạng, phong phú

Về cả nội dung, hình thức tồn tại và cách thức tác động. Việc phát triển và hiện đại hoá luật quốc tế đã tác động tích cực đến quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật của từng quốc gia.


Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *