1. Luật áp dụng cho nội dung tranh chấp

Theo Luật trọng tài 2010 đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, Hội đồng trọng tài áp dụng pháp luật do các bên lựa chọn; nếu các bên không có thỏa thuận về luật áp dụng thì Hội đồng trọng tài quyết định áp dụng pháp luật mà Hội đồng trọng tài cho là phù hợp nhất. Luật phù hợp nhất có thể là Điều ước quốc tế, pháp luật quốc gia và tập quán quốc tế…

Trong thực tiễn giải quyết tranh chấp, Tòa án hoặc Trọng tài có thể áp dụng nhiều phương pháp khác nhau để xác định luật áp dụng cho vụ tranh chấp nhưng trong đó có 4 phương pháp cơ bản là:

– Dựa trên nguyên tắc chung của Tư pháp quốc tế

– Áp dụng luật nơi có mỗi quan hệ pháp lý gắn bó nhất với vụ tranh chấp

Thực hiện nghĩa vụ hợp đồng là yếu tố quan trọng nhất trong quan hệ Hợp đồng giữa các bên, ngoài ra nơi thực hiện nghĩa vụ Hợp đồng luôn luôn là một nơi có thực, gắn liền với một hành vi, sự kiện. Do vậy, áp dụng luật nơi thực hiện nghĩa vụ chính điều chỉnh quan hệ hợp đồng là căn cứ pháp lý đầu tiên để cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp Hợp đồng chọn áp dụng.

Ở Việt Nam, vấn đề quyền và nghĩa vụ của các bên theo Hợp đồng Dân sự được xác định theo pháp luật của nước nơi thực hiện Hợp đồng, nếu các bên không có thỏa thuận khác. Trong trường hợp Hợp đồng khoong ghi nơi thực hiện, thì viêc xác định nơi thực hiện Hợp đồng không ghi nơi thực hiện, thì việc xác định nơi thực hiện Hợp đồng phải thuân theo pháp luật Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam – Điều 683 Bộ luật Dân sự năm 2015.

– Áp dụng tập quán thương mại

– Áp dụng “lex-mercatoria” hay “nguyên tắc chung của luật”

2. Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài

Thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận giữa các bên cam kết giải quyết bằng trọng tài các tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh trong hoạt động thương mại, nếu trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp các bên có thỏa thuận trọng tài. Để xác định luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài phải xác định hiệu lực của thỏa thuận.

– Hiệu lực của thỏa thuận trọng tài có thể được xem xét dưới 3 góc độ:

+ Về nội dung của thỏa thuận trọng tài:

Khi xem xét về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài các bên cần lưu ý đến yếu tố đặc trưng để phân biệt thỏa thuận trọng tài với các thỏa thuận khác: Năng lực ký thỏa thuận trọng tài, Đối tượng tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài, Hình thức của thỏa thuận trọng tài, Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài.

+ Hiệu lực của thỏa thuận trọng tài khi tiến hành tố tụng trọng tài

Trong trường hợp một bên không đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng tài thì bên đó có quyền gửi đơn khiếu nại yêu cầu Tòa án xem xét lại quyết định của Hội đồng trọng tài và thẩm quyền của trọng tài.

+ Hiệu lực của thỏa thuận trọng tài khi kết thúc tố tụng trọng tài

Hội đồng trọng tài sẽ ra quyết định về giải quyết vụ tranh chấp và quyết định đó của trọng tài có hiệu lực bắt buộc, các bên không có quyền kháng cáo.

Khi kết thúc tố tụng và hội đồng đã ban hành quyết định trọng tài, quyết định này có giá trị chung thẩm, nhưng nếu một bên không đồng ý với quyết định đó có thẻ gửi đơn kháng cáo đến Tòa án yêu cầu hủy không công nhận và thi hành quyết định này.

3. Luật áp dụng cho tố tụng trọng tài (lex-arbitri)

Luật này sẽ quy định trình tự, thủ tục nội tại của tố tụng trọng tài như: Quyền lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài; thời hiệu khởi kiện giải quyết tranh chấp bằng trọng tài; trình tự thay đổi trọng tài viên; sửa đổi, bổ sung, rút đơn kiện; Quyền và yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời; nguyên tắc ra và công bố quyết định trọng tài; vấn đề công nhận và thi hành quyết định trọng tài…

Theo đó, quy tắc của luật trọng tài được áp dụng tại nơi tiến hành tố tụng trọng tài, ngoại trừ những điều khoản và nội dung mà luật nơi tiến hành tố tụng trọng tài bắt buộc các bên phải tuân thủ.


Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.