Luật Dân sự 2: 150 Câu hỏi tự luận (có đáp án)

1. Phân biệt quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân

* Quan hệ tài sản: 

– Khái niệm:các quan hệ xã hội giữa con người với con người thông qua một tài sản nhất định.

– Tính chất:

+ Là đối tượng điều chỉnh của LDS, đa dạng, phong phú

+ Mang tính ý chí, phản ánh ý thức của các chủ thể tham gia.

+ Mang tính chất giá trị và tính được bằng tiền.

+ Thể hiện rõ tính chất đền bù tương dương trong trao đổi.

* Quan hệ nhân thân:

– Khái niệm: là các quan hệ giữa người và người về các giá trị nhân thân của các chủ thể và luôn gắn liền với các cá nhân, tổ chức khác.

– Tính chất:

+ Luôn gắn liền với một chủ thể nhất định và về nguyên tắc thì quyền nhân thân không thể chuyển giao cho chủ thể khác.

+ Đa số các quyền nhân thân mà luật dân sự điều chỉnh không có giá trị kinh tế và không có nội dung tài sản.

2. Phân loại tài sản theo quy định của BLDS 2015

Dựa vào đặc tính vật lí

Căn cứ vào tính chất của tài sản, BLDS 2015 chia tài sản thành động sản và bất động sản.

Khoản 2 Điều 105 BLDS 2015 quy định như sau: “Tài sản bao gồm bất động sản và động sản …”. Khái niệm bất động sản và động sản được quy định tại Điều 107 BLDS 2015 như sau: “1. Bất động sản bao gồm: a) Đất đai; b) Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai; c) Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng; d) Tài sản khác theo quy định của pháp luật; 2. Động sản là những tài sản không phải là bất động sản”.

+ Các tài sản là bất động sản là đất đai và những tài sản là nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai và tính chất của các loại tài sản này là không di chuyển được về mặt cơ học (có thể hiểu cụ thể là nếu tách dời những tài sản này khỏi đất thì chúng sẽ bị hư học hoặc không trở về trạng thái ban đầu được). Đất đai hiển nhiên là một loại tài sản không thể di dời. Những tài sản gắn liền với đất đai như nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai đều là bất động sản. Loại tài sản thứ ba là những tài sản mà sự tồn tại của chúng không thể tách dời khỏi đất đai. Dựa vào đối tượng thì những vật quyền thuộc về bất động sản đó là quyền sở hữu, quyền dụng ích, quyền dùng và quyền ở, quyền cho thuê dài hạn, quyền địa dịch, quyền cầm cố bất động sản, quyền để đương và quyền đi kiện đòi một bất động sản.

+ Còn động sản là những tài sản mà không thuộc bất động sản. Theo tính chất của vật thì là những vật di dời được như: tàu, thuyền, nhà cửa tháo ra lắm vào mà không bị tổn hại gì,… Về vật quyền thì nó có thể là quyền đi kiện để đòi một động sản, quyền sở hữu các sản phẩm trí tuệ (văn học, khoa học, y học,…).

=>> Ý nghĩa phân loại tài sản theo đặc tính vật lý

+ Cách phân loại tài sản thành bất động sản và động sản chủ yếu dựa vào đặc tính vật lý của tài sản là có thể di dời được hay không. Việc phân chia tài sản thành bất động sản và động sản có rất nhiều ý nghĩa bởi tài sản là công cụ quan trọng trong đời sống xã hội, nó liên quan đến hàng loạt các vấn đề pháp lý như: thuế, thừa kế, giao dịch dân sự,… cũng như trong thực tiễn các thỏa thuận dân sự.

+ Việc xác định tài sản là động sản hay bất động sản là căn cứ xác lập thủ tục đăng kí tài sản. Khoản 1, 2 Điều 106 BLDS 2015 về đăng ký tài sản quy định: “1. Quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là bất động sản được đăng ký theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đăng ký tài sản; 2.Quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là động sản không phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật về đăng ký tài sản có quy định khác”. Như vậy, đối với động sản: chiếm hữu là cách biểu thị công khai quyền sở hữu. Tuy nhiên, đối với tài sản là bất động sản thì đăng kí là biện pháp công khai các quyền về bất động sản. Để được công nhận là chủ sở hữu, người có tài sản là bất động sản phải thực hiện việc đăng ký quyền sở hữu, từ đó chủ thể mới có bằng chứng để chứng minh mình là chủ sở hữu của tài sản.

+ Việc phân loại còn là căn cứ để xác định thời điểm chuyển giao quyền sở hữu đối với động sản và bất động sản, địa điểm thực hiện nghĩa vụ chuyển giao bất động sản, liên quan đến các giao dịch có đối tượng là bất động sản,…

+ Việc xác định tài sản là bất động sản hay động sản còn là căn cứ xác định các quyền năng của chủ thể đối với từng loại tài sản nhất định. Đối với động sản, chủ sở hữu là người có quyền định đoạt, chiếm hữu, sử dụng. Người chủ sở hữu có thể ủy quyền định đoạt, chiếm hữu, sử dụng cho người khác, hoặc chuyển một trong số các quyền này cho người khác thông qua giao dịch dân sự. Đối với bất động sản, với tính chất là tài sản gắn liền với đất đai, khó di dời và có giá trị sử dụng lớn, nên vấn đề chủ sở hữu, quyền sử dụng bất động sản được quy đinh rõ ràng và khác so với động sản. Đối với bất động sản là đất đai, pháp luật quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu. Nhưng chủ thể sử dụng trước tiếp đất đai lại là cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình,… Những chủ thể này không có quyền sở hữu đất đai mà chỉ có quyền sử dụng đất đai. Đối với bất động sản do đặc tính của nó là không thể di dời nên việc thực hiện quyền năng của quyền sở hữu, sử dụng đối với loại tài sản này sẽ gặp những hạn chế nhất định. Chính vì vậy, BLDS cũng đã ghi nhận cho các chủ sở hữu có những quyền năng nhất định đối với tài sản của người khác nếu là bất động sản. Cụ thể quy định ở các điều tại Mục 1 Chương XIV Phần thứ hai BLDS 2015.

Dựa vào hình thái tồn tại của tài sản

+ Tài sản hữu hình (hay còn gọi là vật) là tất cả những gì tồn tại dưới dạng vật chất, dưới góc độ pháp lí, một vật có thực của thế giới vật chất và chỉ trở thành tài sản nếu nó được sở hữu hoặc có thể sở hữu được. Để có thể được sở hữu, vật với tính cách là tài sản phải nằm trong sự chiếm hữu của con người, có đặc trưng giá trị và trở thành đối tượng của giao lưu dân sự. Ví dụ như: tiền, xe ô tô, máy tính,..

+ Tài sản vô hình là tài sản không có hình dáng vật chất, không nhìn thấy được, không cầm nắm được. Thực chất, tài sản vô hình chính là các quyền tài sản, bao gồm quyền tài sản trên một tài sản hữu hình hay còn gọi là vật quyền hoặc có thể trên một tài sản vô hình khác và các trái quyền trị giá được bằng tiền. Ví dụ như: quyền sử dụng đối với đất nông nghiệp,…

=>> Ý nghĩa phân biệt tài sản theo hình thái tồn tại của tài sản

Việc phân biệt tài sản vô hình và tài sản hữu hình có ý nghĩa trong việc định giá tài sản, việc quy định quyền và nghĩa vụ của các bên và cơ chế bảo vệ. Ví dụ như trong giao dịch dân sự với tài sản là quyền sử dụng nhà ở (hợp đồng thuê nhà) với giao dịch dân sự với tài sản là ô tô (mua – bán) thì quyền của các chủ thể được BLDS quy định là khác nhau cũng như có cơ chế bảo vệ khác nhau.

3. Phân biệt quan hệ pháp luật tuyệt đối và quan hệ pháp luật tương đối

Căn cứ vào tính xác định của chủ thể quyền và chủ thể nghĩa vụ:

* Quan hệ pháp Luật Dân sự tuyệt đối: Nếu trong quan hệ đó chủ thể có quyền được xác định, thì tất cả các chủ thể khác là chủ thể mang nghĩa vụ và nghĩa vụ của họ được thể hiện dưới dạng không hành động.

Ví dụ: Quyền sở hữu, Quyền tác giả đối với tài sản trí tuệ…

* Quan hệ pháp Luật Dân sự tương đối: Là những quan hệ pháp luật trong đó ứng với chủ thể quyền xác định là những chủ thể mang nghĩa vụ cũng được xác định.

Ví dụ: Quan hệ bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ hợp đồng…

4. Khái niệm và đặc tính của vật quyền

* Khái niệm:

Vật quyền là quyền của một chủ thể nhất định đối với một tài sản nhất định, cho phép chủ thể này trực tiếp thực hiện các quyền năng được pháp luật thừa nhận đối với tài sản đó.

* Vật quyền gồm 2 loại:

– Vật quyền chính là những vật mà cho phép con người có quyền thụ hưởng các vật liên quan và thực hiện tác động một cách trực tiếp lên vật ví dụ: quyền sở hữu tài sản,..

– Vật quyền hạn chế là những vật quyền được thực hiện không phải nhằm thụ hưởng tiện ích vật chất của vật liên quan mà nhằm khai thác giá trị tiền tệ của vật đó.

* Đặc tính:

+ Thứ nhất, vật quyền cho phép chủ thể thực hiện quyền của mình đối với vật, bất kể vật đang nằm trong tay người nào. Trên nguyên tắc, tất cả những ai đang nắm giữ vật, dù với tư cách nào, đều phải tôn trọng các quyền năng của người có vật quyền một cách không điều kiện: người có quyền sở hữu tài sản được quyền yêu cầu người nắm giữ tài sản phải giao tài sản cho mình ( một số trường hợp người chủ sở hữu phải chứng minh quyền sở hữu của mình với tài sản đó để yêu cầu người nắm giữ tài sản giao tài sản cho mình) ;…

+Thứ hai, vật quyền cho phép người có quyền thực hiện quyền của mình đối với vật nhằm thoả mãn lợi ích trước những người khác, đặc biệt là những cùng mong muốn có lợi ích đó .( Chủ nợ nhận thế chấp có quyền nhận tiền thu được từ việc bán tài sản thế chấp để trừ nợ trước các chủ nợ thường).

5. Nguyên tắc vật quyền pháp định (xác định)

* Nguyên tắc vật quyền pháp định: Một vật quyền được công nhận khi và chỉ khi vật quyền đó được pháp luật công nhận.

6. Hiệu lực pháp lý của vật quyền

* Hiệu lực pháp lý của vật quyền

– Hiệu lực truy đòi:đặc tính truy đòi, cũng là hệ quả của đặc tính đối kháng.

– Tố quyền dựa trên vật quyền: là những phương thức mà pháp luật trao cho chủ sở hữu vật nhằm đảm bảo vật quyền của mình.

– Yêu cầu hoàn trả :

Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ sự chiếm hữu của chủ thể đang có quyền khác đối với tài sản đó.

– Yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm vật quyền: chủ sở hữu có quyền chống lại mọi chủ thể khác có hành vi xâm phạm quyền sở hữu của mình hay cho phép chủ sở hữu ngăn cấm (không cho phép) các chủ thể khác tiếp cận, khai thác, sử dụng hay hưởng hoa lợi, lợi tức do đối tượng của quyền sở hữu mang lại. Nói cách khác, đặc tính này mang lại cho chủ sở hữu quyền thống trị tuyệt đối đối với đối tượng của quyền sở hữu. Như vậy, vật quyền của chủ sở hữu tồn tại ngay trên đối tượng của quyền sở hữu  và tạo cho chủ sở hữu khả năng đối kháng với mọi chủ thể khác. Hệ quả của đặc tính đối kháng này là tạo cho chủ sở hữu quyền theo đuổi và quyền ưu tiên.

– Yêu cầu bồi thường thiệt hại: Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản bồi thường thiệt hại. Quy định này áp dụng trong các trường hợp sau: +Người chiếm hữu hợp pháp bán tài sản cho người thứ ba ngay tình thì chủ sở hữu yêu cầu người chiếm hữu đó phải bồi thường giá trị của tài sản.

        +Người chiếm hữu hợp pháp hoặc bất hợp pháp đã bán tài sản cho người khác mà không tìm thấy người mua nữa hoặc tài sản đã bị tiêu hủy. Trong trường hợp này, chủ sở hữu không thể lấy lại được tài sản của mình và luật cho phép chủ sở hữu lựa chọn phương thức kiện đòi bồi thường thiệt hại. Chủ sở hữu có quyền kiện đòi người chiếm hữu hợp pháp hoặc bất hợp pháp tài sản của mình phải bồi thường toàn bộ thiệt hại xảy ra cho chủ sở hữu. Hay, họ phải thanh toán cho chủ sở hữu giá trị của tài sản bằng 1 số tiền nhất định. Ngoài ra, người gây thiệt hại phải bồi thường hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản (nếu có)

7. Phân biệt vật quyền và trái quyền

* Vật quyền:

– Vật quyền thực chất là quyền trên vật. Một người có tài sản thì có quyền trên vật hay cách khác gọi là quyền sở hữu. Quyền trên tài sản của mình gọi là quyền sở hữu. Quyền trên tài sản của người khác thì gọi là các loại vật quyền khác. “Ví dụ, tôi mua một miếng đất, thì tôi có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt miếng đất đó (gọi là vật quyền)

* Trái quyền:

– Trái quyền là quyền của một người được yêu cầu người khác phải thực hiện hoặc không thực hiện một hành vi nhất định và chỉ qua hành vi của người đó thì quyền và lợi ích của người có quyền mới được đáp ứng.

Trọng tâm điều chỉnh. Trong vật quyền, thì trọng tâm điều chỉnh pháp luật là việc quy định cho người chủ tài sản có những quyền gì đối với vật, đối với vật quyền thì anh có quyền gì. Còn với trái quyền, trọng tâm điều chỉnh là bắt anh phải làm những cái gì vì lợi ích hợp pháp của người khác

8. Phân biệt vật quyền và quyền sở hữu trí tuệ

Tiêu chí Quyền sở hữu trí tuệ Vật Quyền
Khái niệm Sở hữu trí tuệ được định nghĩa là tập hợp các quyền đối với tài sản vô hình là thành quả lao động sáng tạo hay uy tín kinh doanh của các chủ thể, được pháp luật quy định bảo hộ Vật quyền là quyền của một chủ thể nhất định đối với một tài sản nhất định, cho phép chủ thể này trực tiếp thực hiện các quyền năng được pháp luật thừa nhận đối với tài sản đó.
Đối tượng Tài sản vô hình là kết quả của quá trình tư duy sáng tạo trong bộ não con người được biểu hiện dưới nhiều hình thức.

Là những tài sản không nhìn thấy được, nhưng trị giá được tính bằng tiền và có thể trao đổi. Ví dụ: tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; cuộc biểu diễn…

– Vật quyền chính là những vật mà cho phép con người có quyền thụ hưởng các vật liên quan và thực hiện tác động một cách trực tiếp lên vật ví dụ: quyền sở hữu tài sản,..

– Vật quyền hạn chế là những vật quyền được thực hiện không phải nhằm thụ hưởng tiện ích vật chất của vật liên quan mà nhằm khai thác giá trị tiền tệ của vật đó.

Hình thái Tồn tại dưới dạng quyền tài sản và quyền nhân thân. Thể hiện dưới dạng hình thái vật chất nhất định.

9. Khái niệm tài sản

BLDS 2015 nêu khái niệm tài sản như sau: “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản” (Khoản 1 Điều 105). Theo Khoản 1 Điều 105 BLDS 2015, tài sản bao gồm các loại đó là: vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

+ Khái niệm vật trong BLDS dùng để chỉ những vật mà con người có thể chiếm hữu được, chi phối được, có thể cân, đo, đong đếm, xác định được bề rộng, bề dài, theo sự tồn tại và vật hình thành trong tương lai và con người phải khai thác được, sử dụng được phục vụ cho lợi ích của mình. Như vậy, ngoài yếu tố là bộ phận của yếu tố vật chất, đáp ứng được nhu cầu của con người, vật có thực với tính cách là tài sản phải nằm trong sự chiếm hữu của con người, có đặc trưng giá trị và trở thành đối tượng của giao lưu dân sự. Xét về mặt vật lý, vật chất tồn tại dưới ba dạng: rắn, lỏng, khí.

Xét theo cấu tạo hóa, lý, sinh và công dụng của vật thì: vật còn được xác định là vật chính và vật phụ (Điều 110, ví dụ: điện thoại là vật chính, vỏ ốp của chiếc điện thoại đấy là vật phụ), vật chia được và vật không chia được (Điều 111, ví dụ: gạo, xăng, dầu là những vật chia được; giường, tủ, bàn là những vật không chia được), vật tiêu hao và vật không tiêu hao (Điều 112, ví dụ: xà phòng qua một lần sử dụng bị giảm trọng lượng là vật tiêu hao; ngôi nhà, chiếc xe ô tô là vật không tiêu hao), vật cùng loại và vật đặc định (Điều 113, ví dụ: gạo, sữa là vật cùng loại còn bức tranh nàng Monalisa có chữ kí tác giả là vật đặc định), vật đồng bộ (Điều 114, ví dụ: đôi giày). Cách phân loại vật trong BLDS là căn cứ để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ có đối tượng là vật trong việc chuyển giao, đồng thời là căn cứ pháp lý để giải quyết các tranh chấp có đối tượng là vật phát sinh từ các quan hệ nghĩa vụ và hợp đồng dân sự cụ thể.

Xét về chế độ pháp lý, vật được phân loại là: vật tự do lưu thông (vật lưu thông không cần điều kiện, được tự do mua bán, thuê, mượn, tặng cho,… và là giao dịch của các giao dịch dân sự), vật hạn chế lưu thông (vật khi lưu thông cần điều kiện về chủ thể, hình thức, thủ tục,… nhất định. VD: dược phẩm) và vật cấm lưu thông (là những vật tuyệt đối không được lưu thông dân sự. VD: ma túy).

+ Tiền theo kinh tế chính trị học là vật ngang giá chung được sử dụng làm thước đo giá trị của các loại tài sản khác. Một tài sản được coi là tiền hiện nay khi nó đang có giá trị lưu hành trên thực tế. Tiền có các chức năng như trao đổi, thanh toán, dự trữ và khi xét về mặt chủ quyền quốc gia thì tiền có chức năng bình ổn giá cả và giữ chủ quyền quốc gia. Tuy nhiên, chỉ có tiền mệnh giá Việt Nam đồng (VNĐ) mới được lưu thông trong giao dịch dân sự Việt Nam.

+ Giấy tờ có giá là loại tài sản rất phổ biến trong giao lưu dân sự hiện nay đặc biệt là giao dịch trong các hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác. Giấy tờ có giá được hiểu là giấy tờ trị giá được bằng tiền và chuyển giao được trong giao lưu dân sự. Theo Điều 4 Pháp lệnh ngoại hối năm 2005, giấy tờ có giá là trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu,… Tuy nhiên, các loại giấy tờ như: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, sổ hưu trí, sổ tiết kiệm, giấy biên một khoản nợ không phải là giấy tờ có giá; chỉ có tài khoản dư trong ngân hàng hay cơ sở quỹ tiết kiệm mới là tài sản.

+Điều 115 BLDS 2015 quy định về quyền tài sản như sau: “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác”. Khái quát hơn, quyền tài sản là các quyền trị giá được bằng tiền, có thể chuyển giao được trong quan hệ pháp luật dân sự. Ví dụ: Quyền sáng chế, phát minh ra máy gặt lúa, xe lăn cho người tàn tật, giống cây trồng, vật nuôi mới… được pháp luật bảo hộ về quyền sở hữu trí tuệ.

10. Phân biệt khái niệm tài sản và sản nghiệp

* Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản khác.

* Sản nghiệp là tài sản bao gồm cả tài sản hữu hình và vô hình thuộc quyền sở hữu hay quyền sử dụng hợp pháp của một cá nhân để sinh sống, kinh doanh, tạo nên cơ nghiệp của cá nhân đó.

11. Phân loại tài sản

Dựa vào đặc tính vật lí

Căn cứ vào tính chất của tài sản, BLDS 2015 chia tài sản thành động sản và bất động sản.

Khoản 2 Điều 105 BLDS 2015 quy định như sau: “Tài sản bao gồm bất động sản và động sản …”. Khái niệm bất động sản và động sản được quy định tại Điều 107 BLDS 2015 như sau: “1. Bất động sản bao gồm: a) Đất đai; b) Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai; c) Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng; d) Tài sản khác theo quy định của pháp luật; 2. Động sản là những tài sản không phải là bất động sản”.

+ Các tài sản là bất động sản là đất đai và những tài sản là nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai và tính chất của các loại tài sản này là không di chuyển được về mặt cơ học (có thể hiểu cụ thể là nếu tách dời những tài sản này khỏi đất thì chúng sẽ bị hư học hoặc không trở về trạng thái ban đầu được). Đất đai hiển nhiên là một loại tài sản không thể di dời. Những tài sản gắn liền với đất đai như nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai đều là bất động sản. Loại tài sản thứ ba là những tài sản mà sự tồn tại của chúng không thể tách rời khỏi đất đai. Dựa vào đối tượng thì những vật quyền thuộc về bất động sản đó là quyền sở hữu, quyền dụng ích, quyền dùng và quyền ở, quyền cho thuê dài hạn, quyền địa dịch, quyền cầm cố bất động sản, quyền để đương và quyền đi kiện đòi một bất động sản.

+ Còn động sản là những tài sản mà không thuộc bất động sản. Theo tính chất của vật thì là những vật di dời được như: tàu, thuyền, nhà cửa tháo ra lắm vào mà không bị tổn hại gì,… Về vật quyền thì nó có thể là quyền đi kiện để đòi một động sản, quyền sở hữu các sản phẩm trí tuệ (văn học, khoa học, y học,…).

=>> Ý nghĩa phân loại tài sản theo đặc tính vật lý

+ Cách phân loại tài sản thành bất động sản và động sản chủ yếu dựa vào đặc tính vật lý của tài sản là có thể di dời được hay không. Việc phân chia tài sản thành bất động sản và động sản có rất nhiều ý nghĩa bởi tài sản là công cụ quan trọng trong đời sống xã hội, nó liên quan đến hàng loạt các vấn đề pháp lý như: thuế, thừa kế, giao dịch dân sự,… cũng như trong thực tiễn các thỏa thuận dân sự.

+ Việc xác định tài sản là động sản hay bất động sản là căn cứ xác lập thủ tục đăng kí tài sản. Khoản 1, 2 Điều 106 BLDS 2015 về đăng ký tài sản quy định: “1. Quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là bất động sản được đăng ký theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đăng ký tài sản; 2.Quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là động sản không phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật về đăng ký tài sản có quy định khác”. Như vậy, đối với động sản: chiếm hữu là cách biểu thị công khai quyền sở hữu. Tuy nhiên, đối với tài sản là bất động sản thì đăng kí là biện pháp công khai các quyền về bất động sản. Để được công nhận là chủ sở hữu, người có tài sản là bất động sản phải thực hiện việc đăng ký quyền sở hữu, từ đó chủ thể mới có bằng chứng để chứng minh mình là chủ sở hữu của tài sản.

+ Việc phân loại còn là căn cứ để xác định thời điểm chuyển giao quyền sở hữu đối với động sản và bất động sản, địa điểm thực hiện nghĩa vụ chuyển giao bất động sản, liên quan đến các giao dịch có đối tượng là bất động sản,…

+ Việc xác định tài sản là bất động sản hay động sản còn là căn cứ xác định các quyền năng của chủ thể đối với từng loại tài sản nhất định. Đối với động sản, chủ sở hữu là người có quyền định đoạt, chiếm hữu, sử dụng. Người chủ sở hữu có thể ủy quyền định đoạt, chiếm hữu, sử dụng cho người khác, hoặc chuyển một trong số các quyền này cho người khác thông qua giao dịch dân sự. Đối với bất động sản, với tính chất là tài sản gắn liền với đất đai, khó di dời và có giá trị sử dụng lớn, nên vấn đề chủ sở hữu, quyền sử dụng bất động sản được quy đinh rõ ràng và khác so với động sản. Đối với bất động sản là đất đai, pháp luật quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu. Nhưng chủ thể sử dụng trước tiếp đất đai lại là cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình,… Những chủ thể này không có quyền sở hữu đất đai mà chỉ có quyền sử dụng đất đai. Đối với bất động sản do đặc tính của nó là không thể di dời nên việc thực hiện quyền năng của quyền sở hữu, sử dụng đối với loại tài sản này sẽ gặp những hạn chế nhất định. Chính vì vậy, BLDS cũng đã ghi nhận cho các chủ sở hữu có những quyền năng nhất định đối với tài sản của người khác nếu là bất động sản. Cụ thể quy định ở các điều tại Mục 1 Chương XIV Phần thứ hai BLDS 2015.

Dựa vào hình thái tồn tại của tài sản

+ Tài sản hữu hình (hay còn gọi là vật) là tất cả những gì tồn tại dưới dạng vật chất, dưới góc độ pháp lí, một vật có thực của thế giới vật chất và chỉ trở thành tài sản nếu nó được sở hữu hoặc có thể sở hữu được. Để có thể được sở hữu, vật với tính cách là tài sản phải nằm trong sự chiếm hữu của con người, có đặc trưng giá trị và trở thành đối tượng của giao lưu dân sự. Ví dụ như: tiền, xe ô tô, máy tính,..

+ Tài sản vô hình là tài sản không có hình dáng vật chất, không nhìn thấy được, không cầm nắm được. Thực chất, tài sản vô hình chính là các quyền tài sản, bao gồm quyền tài sản trên một tài sản hữu hình hay còn gọi là vật quyền hoặc có thể trên một tài sản vô hình khác và các trái quyền trị giá được bằng tiền. Ví dụ như: quyền sử dụng đối với đất nông nghiệp,…

=>> Ý nghĩa phân biệt tài sản theo hình thái tồn tại của tài sản

Việc phân biệt tài sản vô hình và tài sản hữu hình có ý nghĩa trong việc định giá tài sản, việc quy định quyền và nghĩa vụ của các bên và cơ chế bảo vệ. Ví dụ như trong giao dịch dân sự với tài sản là quyền sử dụng nhà ở (hợp đồng thuê nhà) với giao dịch dân sự với tài sản là ô tô (mua – bán) thì quyền của các chủ thể được BLDS quy định là khác nhau cũng như có cơ chế bảo vệ khác nhau.

12. Phân tích đặc điểm tài sản hữu hình

Dưới góc độ pháp lí, một vật có thực của thế giới vật chất chỉ trở thành tài sản nếu nó được sở hữu hoặc có thể sở hữu được. Để có thể được sở hữu, vật với tính cách là tài sản phải nằm trong sự chiếm hữu của con người, có đặc trưng giá trị và trở thành đối tượng của giao lưu dân sự.

* Đặc điểm:

– Nhận biết được bằng giác quan tiếp xúc.

– Dễ dàng định giá

13. Phân tích đặc điểm tài sản vô hình

-Tài sản vô hình là tài sản không có hình dáng vật chất, không nhìn thấy được, không cầm nắm được. Thực chất, tài sản vô hình chính là các quyền tài sản, bao gồm quyền tài sản trên một tài sản hữu hình hay còn gọi là vật quyền hoặc có thể trên một tài sản vô hình khác và các trái quyền trị giá được bằng tiền.

Điều 181 “Bộ luật dân sự năm 2015” quy định quyền tài sản gồm hai yếu tố: quyền đó phải trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao được trong giao dịch dân sự. Quyền tài sản gồm 3 loại:

-Quyền đối vật (vật quyền)

-Vật quyền chính yếu : quyền sở hữu tài sản và các quyền năng của quyền sở hữu như quyền sử dụng, quyền hưởng hoa lợi, quyền địa dịch.

-Vật quyền phụ : quyền đối với một tài sản là đối tượng nhằm bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ nào đó, quyền đc hưởng các biện pháp cầm cố, thế chấp đối với tài sản cầm cố thế chấp.

14. Phân loại động sản và bất động sản. Ý nghĩa của phân loại

* Động sản:

– Động sản tự nhiên

– Động sản do bản chất kinh tế

– Động sản vô hình

* Bất động sản:

– Đất và các tài sản gắn liền với đất

– Bất động sản do công dụng

* Ý nghĩa:

– Đảm bảo thực hiện nguyên tắc về xác lập quyền sở hữu đối với vật vô chủ

– Là căn cứ xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu cho người chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai.

– Là căn cứ để Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về tài sản.

– Đảm bảo thực hiện nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch vô hiệu.

– Nguyên tắc xác định luật áp dụng trong trường hợp thừa kế có yếu tố n

15. Trình bày về động sản vô hình

– Quyền đòi nợ được xem là động sản vô hình điển hình, quyền này cho phép người có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ trả tiền, nhưng không cho phép người có quyền thực hiện một quyền gì đặc biệt trên một tài sản đặc định.

– Các quyền sở hữu trí tuệ là động sản tuyệt đối, bởi đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ không phải là một tài sản cụ thể, cũng không phải là một quyền đòi nợ chống lại người khác, mà là một kết quả của một hoạt động sáng tạo, kết quả ấy được ghi nhận, thừa nhận cho người có quyền, trong nhiều trường hợp thông qua việc đăng ký nào đó.

16. Trình bày về bất động sản hình thành trong tương lai

Bộ luật dân sự 2015, Khoản 2 Điều 108 quy định: “2. Tài sản hình thành trong tương lai bao gồm: a) Tài sản chưa hình thành; b) Tài sản đã hình thành nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch.”

Luật Kinh doanh bất động sản 2014, Khoản 4 Điều 3 quy định: “Nhà, công trình xây dựng hình thành trong tương lai là nhà, công trình xây dựng đang trong quá trình xây dựng và chưa được nghiệm thu đưa vào sử dụng.”

Qua các quy định trên, có thể thấy sự khác biệt giữa Bộ luật dân sự 2015 và Luật kinh doanh bất động sản 2014 như sau:

– Theo pháp luật dân sự: nhà ở (hay công trình xây dựng) hình thành trong tương lai phải là:

+ Nhà ở (hay công trình xây dựng) chưa hình thành;

+ Hoặc đã hình thành nhưng chủ thể vẫn chưa được xác lập quyền sở hữu sau thời điểm xác lập giao dịch.

– Theo quy định của pháp luật kinh doanh bất động sản: được xem là nhà ở (hay công trình xây dựng) hình thành trong tương lai nếu nhà ở (hay công trình xây dựng) đó đang được xây dựng nhưng chưa được nghiệm thu sử dụng. Nói rõ hơn, chỉ cần bất động sản chưa hoàn thành nhưng đang được xây dựng thì được coi là bất động sản hình thành trong tương lai. Đây chính là điểm khác biệt so với quy định tại Bộ luật dân sự 2015 khi mà việc xác định không hề dựa vào thời điểm chủ thể đã được xác lập quyền sở hữu hay chưa.

Xong, khi xem xét giao dịch trong kinh doanh bất động sản thì chúng ta sẽ tuân thủ theo quy định của pháp luật chuyên ngành (Luật Kinh doanh bất động sản 2014) để xác định xem đó có phải là bất động sản hình thành trong tương lai hay không. Còn những giao dịch dân sự khác thì sẽ áp dụng theo Bộ luật dân sự 2015.

* Các ví dụ điển hình về bất động sản hình thành trong tương lai

Dưới đây sẽ liệt kê một số loại điển hình, chỉ cần nhìn vào đây là nhận ra so với thực tế dự án bất động sản mà chủ đầu tư nói:

– Nhà ở hình thành trong tương lai: là công trình xây dựng với mục đích để ở và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân, đang trong quá trình xây dựng và chưa được nghiệm thu đưa vào sử dụng.

– Căn hộ, nhà chung cư hình thành trong tương lai: là nhà có từ 2 tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, bao gồm nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh, đang trong quá trình xây dựng và chưa được nghiệm thu đưa vào sử dụng.

– Công trình xây dựng hình thành trong tương lai: là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế, đang trong quá trình xây dựng và chưa được nghiệm thu đưa vào sử dụng. Công trình xây dựng bao gồm công trình dân dụng, công trình công nghiệp, giao thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn, công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình khác…

– Các hình thức bất động sản hình thành trong tương lai khác như:condotel, nhà thương mại, khu phức hợp, resort nghỉ dưỡng, nhà riêng lẻ,….

17. Trình bày về bất động sản do luật định

* Bất động sản do luật định là những bất động sản được pháp luật quy định theo điểm d khoản 1 Điều 107 BLDS 2015 “BĐS là các tài sản bao gồm: Đất đai; Nhà, công trình xây dựng gn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn lin vi nhà, công trình xây dựng đó; Các tài sản khác gắn liền với đất đai; Các tài sản khác do pháp luật quy định”.

Tuy nhiên hiện tại chưa có tài sản nào được coi là bất động sản theo luật định. Có thể phân loại BĐS thành 3 loại sau:

+Bất động sản có đầu tư xây dựng gồm: BĐS nhà ở, BĐS nhà xưởng và công trình thương mại- dịch vụ, BĐS hạ tầng (hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội), BĐS là trụ sở làm việc v.v.. Trong BĐS có đầu tư xây dựng thì nhóm BĐS nhà đất (bao gồm đất đai và các tài sản gắn liền với đất đai) là nhóm BĐS cơ bản, chiếm tỷ trọng rất lớn, tính chất phức tạp rất cao và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan. Nhóm này có tác động rất lớn đến quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước cũng như phát triển đô thị bền vững. Nhưng quan trọng hơn là nhóm BĐS này chiếm tuyệt đại đa số các giao dịch trên thị trường BĐS ở nước ta cũng như ở các nước trên thế giới.

+Bất động sản không đầu tư xây dựng: BĐS thuộc loại này chủ yếu là đất nông nghiệp (dưới dạng tư liệu sản xuất) bao gồm các loại đất nông nghiệp, đất rừng, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối, đất hiếm, đất chưa sử dụng v.v..

+Bất động sản đặc biệt là những BĐS như các công trình bảo tồn quốc gia, di sản văn hoá vật thể, nhà thờ họ, đình chùa, miếu mạo, nghĩa trang v.v.. Đặc điểm của loại BĐS này là khả năng tham gia thị trường rất thấp

18. Trình bày về bất động sản do mục đích

* Khái niệm:

Gọi là bất động sản do mục đích những động sản, nhưng được xem như bất động sản do mối liên hệ với một bất động sản do bản chất tự nhiên mà động sản này gắn liền với tư cách là một vật phụ.

* Điều kiện:

– Phải có mối liên hệ công dụng giữa hai tài sản. Mối liên hệ ấy phải khác quan không phụ thuộc vào ý chí con người.

– Cả bất động sản do bản chất tự nhiên và bất động sản do mục đích đều phải thuộc một chủ sở hữu.

* Ý nghĩa: nhằm xác định tài sản trong các giao dịch dân sự như thế chấp, cầm cố, …

19. Phân loại vật chính và vật phụ. Ý nghĩa của phân loại

  • Vật quyền chính yếu : quyền sở hữu tài sản và các quyền năng của quyền sở hữu như quyền sử dụng, quyền hưởng hoa lợi, quyền địa dịch.

Vật quyền chính là các quyền cho phép người có quyền không chỉ nắm giữ việc kiểm soát vật chất đối với tài sản mà còn có thể khai thác các khả năng và đặc biệt là giá trị kinh tế của tài sản. Quyền sở hữu đứng đầu nhóm vật quyền này do tính chất hoàn hảo của quyền năng: nó tạo điều kiện cho người có quyền thu được lợi ích từ việc khai thác một cách trọn vẹn các khả năng kinh tế của tài sản. Các vật quyền chính khác có mức độ hoàn hảo của quyền năng thấp hơn: quyền hưởng hoa lợi chỉ cho phép người có quyền thu hoa lợi từ việc khai thác tài sản, chứ không cho phép định đoạt tài sản; với quyền địa dịch, người có quyền chỉ được khai thác được tài sản ở một khía cạnh nào đó (chẳng hạn, sự tiện lợi về tầm nhìn, lối đi qua)

Ví dụ:  như ví dụ trên A là chủ của cái xe đạp đấy là vật quyền chính, A muốn vứt nó hay cho B cũng đc, không ai được can thiệp vào.

  • Vật quyền phụ : quyền đối với một tài sản là đối tượng nhằm bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ nào đó, quyền đc hưởng các biện pháp cầm cố, thế chấp đối với tài sản cầm cố thế chấp

Vật quyền phụ, còn gọi là vật quyền bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, chỉ có tác dụng tạo ra sự an toàn cho người có quyền trong quá trình tham gia vào một quan hệ nghĩa vụ với tư cách trái chủ. Thay vì phải lệ thuộc vào vai trò chủ động của thụ trái để có được sự thực hiện nghĩa vụ thoả đáng, người có vật quyền phụ thuộc có thể tác động vào giá trị của tài sản. Loại vật quyền này chỉ trao cho người có quyền năng hạn chế đối với vật; các quyền năng này chỉ phát huy tác dụng trong những trường hợp được ghi nhận trong luật .( Quyền của chủ nợ nhận thế chấp, nhận cầm cố là những ví dụ tiêu biểu cho các vật quyền thuộc nhóm này).

* Ý nghĩa: để đảm bảo rằng khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật chính thì phải chuyển giao cả vật phụ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

20. Phân loại vật tiêu hao và vật không tiêu hao. Ý nghĩa của phân loại

* Vật tiêu hao: là vật qua một lần sử dụng thì mất đi hoặc không giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu.(Khoản 1 Điều 113 BLDS 2015)

* Vật không tiêu hao: là vật khi đã qua sử dụng nhiều lần mà cơ bản vẫn giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu.

* Ý nghĩa: có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định đối tượng của các hợp đồng dân sự. Theo quy định của Luật Dân sự thì vật tiêu hao không thể là đối tượng của hợp đồng cho thuê hoặc hợp đồng vay mượn tài sản.Chỉ có vật không tiêu hao mới trở thành đối tượng của hợp đồng thuê hay mượn tài sản vì tính chất của hợp đồng này là người thuê hoặc mượn tài sản phải hoàn trả lại tài sản thuê, mượn khi hết hạn hợp đồng.( trừ có những thỏa thuận khác.

21. Phân loại vật cùng loại và vật đặc định. Ý nghĩa của phân loại.

*Vật cùng loại: là những vật có cùng hình dáng, tính chất, tính năng sử dụng và thường được xác định bằng những đơn vị đo lường.

* Vật đặc định: có thể phân biệt với các vật khác bằng các đặc tính riêng biệt của nó như hình dáng, kích thước, …Vật đặc định là vật không thể thay thế được bằng vật khác bởi vì nó là duy nhất.

* Ý nghĩa:

+ Xác định phương thức thực hiện nghĩa vụ giao vật.

+ Xác định việc áp dụng phương thức khời kiện để bảo vệ quyền sở hữu.

22. Phân loại vật phân chia được và vật không phân chia được. Ý nghĩa của phân loại.

* Vật chia được: là những vật được phân chia thành từng phần nhỏ thì mỗi phần giữ nguyên tính năng của vật đó.

* Vật không chia được: là những vật được phân chia thành các phần nhỏ thì mỗi phần đó không giữ được tính năng sử dụng ban đầu của vật.

* Ý nghĩa:

+ Xác định phương thức giao vật

+ Xác định chủ sở hữu đối với vật mới tạo ra

23. Hoa lợi, lợi tức là gì?

-Trước hết, về hoa lợi: Theo quy định tại khoản 1 Điều 109 BLDS năm 2015, thì hoa lợi là sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại. Trong quan hệ xã hội, từ hoa lợi còn được gọi là “quả thực”. Vì vậy, hoa lợi hay quả thực của một tài sản (vật chủ) theo một quy luật sinh học tự nhiên và có định kỳ sẽ làm phát sinh một sản vật mới.

Theo quy định tại Điều 224 BLDS năm 2015, về xác lập quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức: “Chủ sở hữu, người sử dụng tài sản có quyền đối với hoa lợi, lợi túc theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật, kể từ thời điểm thu được hoa lợi, lợi tức đó.” 

– Lợi tức, căn cứ vào khoản 2 Điều 109 BLDS thì lợi tức là khoản thu được từ việc khai thác tài sản.

Việc khai thác tài sản là quyền của chủ sở hữu tài sản, quyền khai thác tài sản chủ sở hữu có thể chuyển giao cho người khác thông qua các giao dịch. Khai thác tài sản là khai thác những lợi ích vật chất của tài sản. Việc khai thác này thông qua các hành vi có ý thức và có mục đích của chủ thể.

Những hành vi khai thác tài sản phổ biến như đầu tư vốn vào sản xuất kinh doanh dưới các hình thức của các chủ thể thuộc các hình thức sở hữu và thành phần kinh tế khác nhau nhằm mục đích thu lợi nhuận, khoản lợi nhuận thu được là lợi tức.

Chủ sở hữu của tài sản cho người khác vay tài sản trong một khoảng thời hạn nhất định và khoản vay có tính lãi suất, thì khoản lãi suất mà bên cho vay được hưởng trên tài sản cho vay, thời hạn vay và lãi suất cho vay thì khoản lãi suất mà bên cho vay thu được là lợi tức.

24. Phân loại vốn và hoa lợi, lợi tức. Ý nghĩa của phân loại.

* Vốn: là những tài sản được thể hiện dưới dạng tài sản gốc như ngôi nhà, đất đai- tài sản sinh ra hoa lợi, lợi tức.

*Hoa lợi: Khoản 1 điều 175 quy định:  Hoa lợi là sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại. Ví dụ : trái cây, trứng gà

*Lợi tức: Khoản 2 điều 175 quy định:  Lợi tức là các khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản. Ví dụ: tiền lãi, tiền thuê nhà, cổ tức

* Ý nghĩa:

-Vốn, hoa lợi, lợi tức đều thuộc về chủ sở hữu. Sự phân biệt này có ý nghĩa trong trường hợp người khai thác tài sản không phải là chủ sở hữu mà là người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật. (Theo điều 601 “Bộ luật dân sự 2015”, người chiếm hữu, sử dụng hay được lợi về tài sản không có căn  cứ pháp luật nhưng ngay tình không phải hoàn trả lại hoa lợi hay lợi tức thu được trong thời gian chiếm hữu, sử dụng, được lợi ngay tình…)

-Người không phải là chủ sở hữu nhưng nuôi giữ gia cầm bị thất lạc phù hợp với quy định của pháp luật được hưởng hoa lợi do gia cầm sinh ra (Điều 243 BLDS).-Người không phải là chủ sở hữu nhưng nuôi giữ gia súc bị thất lạc phù hợp với quy định của pháp luật được hưởng một nữa số gia súc sinh ra, nếu gia súc có sinh con (Điều 242 BLDS); Bên cầm giữ tài sản có quyền thu hoa lợi từ tài sản cầm giữ và được dùng để bù trừ nghĩa vụ (Điều 416 BLDS

25. Khái niệm vật – khách thể của vật quyền

* Vật được đưa vào giao lưu dân sự phải đảm bảo 3 điều kiện sau:

– Là một bộ phận của thế giới vật chất

– Đem lại lợi ích cho con người.

– Có thể chiếm giữ được.

Vật với tư cách là tài sản được hiểu là đối tượng của thế giới vật chất theo nghĩa rộng bao gồm cả động vật, thực vật, và tồn tại ở mọi trạng thái (rắn, lỏng, khí). Tuy nhiên, để được coi là tài sản thì vật cũng phải thỏa mãn được những đặc điểm của tài sản đã nêu ở trên. Ví dụ: nước trong một dòng sông, không khí ngoài khí quyển không thể nằm trong sự kiểm soát, chi phối của con người, do đó mặc dù cũng được coi là đối tượng tồn tại trong thế giới vật chất nhưng chúng không được xem xét với tư cách là tài sản. Khi nước được đóng vào chai, không khí được nén vào bình, con người có thể thực hiện việc kiểm soát, chi phối chúng, khi đó nước và không khí lại được coi là tài sản (tồn tại dưới dạng vật). Một điểm lưu ý nhất khi xem xét về vật đó là không sử dụng tiêu chí “được giao lưu trong dân sự” để khẳng định vật nào là tài sản. Ví dụ: ma túy là đối tượng bị cấm lưu thông, nhưng ma túy vẫn được xem xét là một loại tài sản (được thể hiện cụ thể dưới dạng vật).

26. Phân loại vật quyền

* Phân loại:

– Vật quyền chính

– Vật quyền hạn chế

+ Vật quyền hạn chế giúp ích

+ Vật quyền hạn chế phụ thuộc

27. Trình bày về vật quyền phụ thuộc (vật quyền bảo đảm)

Vật quyền bảo đảm (tiếng Pháp: sûreté réelle) là một khái niệm của hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa (Civil law), được dùng để chỉ quyền trực tiếp và ngay tức khắc của bên nhận bảo đảm trên một tài sản được chủ sở hữu của nó dùng để đảm bảo thực hiện một nghĩa vụ. Vật quyền bảo đảm chỉ một biện pháp làm tăng quyền năng của trái chủ, mà không phụ thuộc vào người khác, cho phép trái chủ có quyền lợi đặc biệt đối với tài sản của người thụ trái
Quan hệ bảo đảm hiện nay không chỉ bao gồm trái chủ và người thụ trái mà còn có thể có bên thứ ba dùng tài sản của mình để đảm bảo cho nghĩa vụ của người thụ trái. Như vậy, nói một cách rộng hơn, vật quyền bảo đảm phát sinh khi chủ sở hữu của tài sản đã tách quyền định đoạt cho bên nhận bảo đảm để nhằm mục đích dành cho chủ thể đó sự đảm bảo về mặt tài sản, quyền lợi đó trực tiếp thuộc về bên nhận bảo đảm mà không phụ thuộc vào bên nào khác.
Quan hệ vật quyền bảo đảm được xác lập trên nguyên tắc giải quyết mối quan hệ giữa hai yếu tố: chủ thể của quyền (con người) và đối tượng của quyền (tài sản). Theo đó, quan hệ vật quyền bảo đảm cho phép chủ thể có quyền “áp đặt” quyền của mình lên tài sản, mà không cần đến sự đồng ý hoặc không đồng ý của chủ thể khác. Đây chính là sự khác biệt cơ bản giữa vật quyền bảo đảm nói riêng và vật quyền nói chung với quan hệ trái quyền (trong quan hệ trái quyền thì quyền của chủ thế này, đồng thời là nghĩa vụ của chủ thể khác).
Các quan hệ trái quyền thường phụ thuộc nhiều vào ý thức của bên có nghĩa vụ có chủ động thực hiện nghĩa vụ không và thực hiện như thế nào. Quan hệ vật quyền cho chủ thể nắm quyền thực hiện quyền lực chủ động hơn. Vật quyền bảo đảm ở đây có tác dụng tạo ra sự an toàn cho người có quyền trong quá trình tham gia vào một quan hệ nghĩa vụ với tư cách trái chủ. Thay vì phải lệ thuộc vào vai trò chủ động của thụ trái để có được sự thực hiện nghĩa vụ thoả đáng, người có vật quyền có thể tác động vào giá trị tiền tệ của tài sản.

28. Phân loại các quyền khác đối với tài sản (vật quyền dụng ích)

* Quyền khác :

– Quyền đối với bất động sản liền kề

– Quyền bề mặt

– Quyền hưởng dụng

29. Phân biệt kiện vật quyền và kiện trái quyền

Định nghĩa vật quyền và trái quyền

Vật quyền

“Vật quyền” chính là quyền trên vật, hay cách gọi quen thuộc hơn là quyền sở hữu. Quyền đối với tài sản của mình là quyền sở hữu.

Ví dụ: Bạn có quyền đối với tài sản hợp pháp của mình, trong đó bao gồm quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản đó.

Vật quyền còn được hiểu theo nghĩa chủ quan và khách quan:

– Theo nghĩa chủ quan thì vật quyền được hiểu đơn thuần là quyền của một chủ thể đối với một tài sản nhất định.

– Theo nghĩa khách quan thì đó là toàn bộ các quy phạm pháp luật quy định về vật với tư cách là đối tượng của vật quyền.

Trái quyền

“Trái quyền” đối ngược lại với vật quyền. Tức là quyền của một người, được phép yêu cầu người khác phải thực hiện hoặc không thực hiện một hành vi nhất định nào đó. Và chỉ qua hành vi của người đó thì quyền và lợi ích của người có quyền mới được đáp ứng.

Vậy trái quyền có thể là nghĩa vụ làm hoặc không làm một việc hoặc chuyển quyền sở hữu tài sản.

Bộ luật Dân sự 2015 không sử dụng thuật ngữ “trái quyền” mà sử dụng thuật ngữ “quyền yêu cầu” để chỉ mối quan hệ giữa một người có quyền và một người có nghĩa vụ tương ứng.

Phân biệt kiện vật quyền và kiện trái quyền 

Tiêu chí Kiện vật quyền Kiện trái quyền
Phương pháp thực hiện Kiện đòi lại tài sản Kiện đòi bồi thường, kiện yêu cầu ngăn chặn hoặc chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật đối với việc thực hiện quyền với tài sản
Trọng tâm điều chỉnh Quy định cho người chủ tài sản có quyền đối với vật.Tức là tự thực hiện, thỏa mãn nhu cầu về tài sản của chính người đâm kiện Quy định cho người khác phải thực hiện hành vi vì lợi ích hợp pháp của người khác.Cụ thể là khi nào nguyện đơn kiện và đòi được bồi thường hoặc bên kia chấm dứt hành vi thì mới đáp ứng được yêu cầu của nguyên đơn
Phân loại Vật quyền được chia thành hai loại:(1) quyền sở hữu; và

(2) các loại vật quyền khác (mà các nước gọi là vật quyền hạn chế).

Trái quyền được chia thành hai loại:(1) trái quyền có đối tượng là công việc; và

(2) trái quyền có đối tượng là chuyển giao một vật quyền

Quan hệ điều chỉnh Giữa chủ sở hữu với tài sản Giữa các chủ thể với nhau. Cụ thể ở đây là giữa chủ thể có quyền và chủ thể thực hiện nghĩa vụ.

Khi phân biệt hai khái niệm về vật quyền và trái quyền, luật pháp của các nước trên thế giới hướng đến ý nghĩa trọng tâm điều chỉnh. Vật quyền thì trọng tâm điều chỉnh về việc quy định cho người chủ tài sản có những quyền gì đối với vật. Còn với trái quyền, trọng tâm lại là bắt chủ sở hữu phải làm những cái gì vì lợi ích hợp pháp của người khác.

30. Vật quyền là gì ? Quan hệ vật quyền là gì ? Cách phân loại vật quyền

1. Tìm hiểu về khái niệm vật quyền

Khái niệm vật quyển bắt đầu được xây dựng trong luật La Mã và được biết dưới tên gọi jus ín re (quyền trên vật). Đây là một quyền được đòi hỏi trong một loại án kiện mà trong đó bị đơn không được xác định, gọi là actio in rem, phân biệt với loại án kiện mà trong đó bị đơn được xác định rõ lai lịch, gọi là acfio in personam. Tuy nhiên, luật La Mã không đưa ra được một định nghĩa hoàn chỉnh về vật quyền như đối với trái quyền (/us ad rem) (Xt. Trái quyền).

Lí thuyết vật quyền được hoàn thiện trong học thuyết pháp lÍ Latinh vào đầu thế kỉ XIX, sau khi Bộ luật Napôlêông ra đời, song song với sự hoàn thiện của lí thuyết về trái quyền.

Có hai loại vật quyền:

1) Vật quyền chính là các vật cho phép người có quyền thụ hưởng các tiện ích vật chất của vật liên quan và việc thực hiện tác động một cách trực tiếp lên tình trạng vật chất của đối tượng. Luật la tinh ghi nhận khá nhiều quyền thuộc nhóm này: quyển sở hữu, quyền hạn chế việc thực hiện quyển sở hữu bất động gản (của người khác), quyển sở hữu bể mặt, quyển thuê đất dài hạn, quyển hưởng hoa lợi… Trừ quyển sở hữu, tất cả các quyền còn lại đều cho phép người có quyền khai thác lợi ích từ tài sản của người khác;

2) Vật quyền phụ là các vật quyền được thực hiện không phải nhằm thụ hưởng tiện ích vật chất của vật liên quan mà nhằm khai thác giá trị tiền tệ của vật đó. Các quyển này được gắn với một quyển chủ nợ nhằm tăng cường hiệu lực của quyền chủ nợ đó. Luật gọi chung các giao dịch làm phát sinh những quyền này là các biện pháp bảo đảm đối vật cho việc thực hiện nghĩa vụ.

Quyền trực tiếp trên đối tượng, quyền đối vật chỉ bao gồm hai yếu tố: con người, chủ thể của quyển và vật, khách thể của quyển.

Các quyền đối vật khác là quyền được xác lập trên tài sản của người khác. Quyển đối nhân cũng được xác lập trên tài sản của người khác. Nhưng, quyền đối vật mà không phải là quyển sở hữu cho phép người có quyền tự mình thực hiện các quyền đối với tài sản của người khác đó, mà không cần có sự tham gia bằng hành động của người sau này; đối nhân đồi hỏi người có quyền ười có tài sản thực hiện nghĩa vụ giao tài sản hoặc lợi ích vật chất gắn liền với tài sản cho mình.

Vật quyền có tính tuyệt đối đối kháng với tất cả mọi người (đối kháng erga omnes). Bất kì người nào cũng có nghĩa vụ tôn trọng việc thực hiện quyền năng của người có vật quyền đối với vật liên quan. Song, người có vật quyển chỉ có quyển đòi hỏi người khác phải tôn trọng vật quyền của mình, nghĩa là thực hiện nghĩa vụ không làm một việc, việc tôn trọng người có vật quyền không có quyền lấy tư cách đó để yêu cầu người khác làm một việc gì khác, nghĩa là có một hành vỉ tích cực, nhằm bảo đảm cho việc thực hiện vật quyền của mình.

Quyền đeo đuổi là hệ quả tự nhiên của vật quyền. Được thực hiện trực tiếp trên vật, quyển đối vật cho phép người có quyển chỉ quan tâm đến sự. tổn tại của vật mà không cẩn biết vật đang nằm trong tay ai. Chủ sở hữu có quyền kiện đòi lại tài sản thuộc quyền sở hữu của mình; chủ nợ nhận thế chấp có quyền yêu cầu kê biên và bán tài sản thế chấp để thu hồi nợ, dù ở thời điểm yêu cầu được đưa ra, tài sản có thể đã được người thế chấp bán cho người thứ ba và đang nằm trong sản nghiệp của » người sau này.

Quyền ưu tiên cũng là một quyền của người có quyền đối vật, khả năng loại tất cả những người có quyển đối nhân (và cả những người có quyền đối vật xếp sau mình trong thứ tự đăng kí) ra khỏi cuộc chạy đua nhằm thực hiện các quyền đối với tài sản liên quan. Người mua tài sản, sau khi quyển sở hữu tài sản mua đã được chuyển mà tài sản chưa được giao, có quyền ưu tiên đối với tài sản so với các chủ nợ của người bán trong trường hợp người bán lâm vào tình trạng phá sản: nếu người mua tuyên bố nhận tài sản, thì các chủ nợ của người bán không có quyển yêu cầu kê biên tài sản đó, Quyển ưu tiên của người có quyền đối vật phát huy tác dụng rõ nét nhất trong trường hợp quyền đối vật mang tính chất của một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ: người nhận thế chấp hoặc cầm cố có quyền ưu tiên được thanh toán bằng số tiền bán tài sản thế chấp hoặc cầm cố so với các chủ nợ không có bảo đảm của người thế chấp hoặc cầm cố.

Trong pháp luật Việt Nam có ghi nhận sự tồn tại của một số quyển mang ít nhiều tính chất cơ bản của vật quyển, song thuật ngữ vật quyển không được sử dụng trong các điều luật chứa đựng các quy tắc liên quan đến các quyền ấy. Hơn nữa, trong khung cảnh của pháp luật Việt Nam, chỉ một số quyển tương tự như vật quyển chính trong luật Latinh được thừa nhận, như quyền sở hữu, quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kể… mà không xây dựng các khái niệm vật quyền chính đặc biệt có nguồn gốc từ việc chia cắt quyền sở hữu như quyền hưởng hoa lợi… Riêng vật quyển phụ không được thừa nhận trong pháp luật thực định.

2. Quan hệ vật quyền là gì ?

Dựa vào cách thức thực hiện quyền, nghĩa vụ của các bên chủ thể, quan hệ pháp luật dân sự được chia thành quan hệ vật quyền và quan hệ trái quyền.

Quan hệ vật quyền là quan hệ mà bên có quyền bằng hành vi của chính mình thực hiện để thoả mãn lợi ích của mình. Quan hệ sở hữu là một ví dụ cho quan hệ vật quyền khi chủ sở hữu bằng hành vi của chính mình chiếm hữu, khai thác công dụng và định đoạt đối với tài sản của mình.

3. Bảo vệ quan hệ vật quyền theo luật dân sự

Trong Bản thuyết minh sửa đổi Bộ luật Dân sự của Bộ Tư pháp đã chỉ ra những điểm mới trong quy định về bảo vệ người thứ ba ngay tình như trên là xuất phát từ các căn cứ sau đây:

Thứ nhất, để bảo đảm công bằng, hợp lý đối với người thiện chí, ngay tình và bảo đảm sự ổn định trong các quan hệ dân sự thì các Bộ luật Dân sự trên thế giới đều ghi nhận việc bảo vệ người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự. Tuy nhiên, việc bảo vệ người thứ ba ngay tình theo nguyên tắc nào lại thuộc chính sách pháp luật của từng nước. Nhung nhìn chung, những nước quy định thời điểm xác lập, chấm dứt quyền sở hữu, vật quyền khác đối với bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu tính từ thời điểm đăng ký thì thường lựa chọn chính sách “hiệu lực công tín ” tức là, nếu người thứ ba ngay tình căn cứ vào việc tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà xác lập giao dịch thì người thứ ba ngay tình được bảo vệ;

Thứ hai, bảo vệ người thứ ba ngay tình trong trường hợp này sẽ đem lại nhiều lợi ích hơn, lâu dài, ổn định hơn cho các chủ thể, đặc biệt trong việc bảo đảm sự ổn định, minh bạch, công khai của nền kinh tế được vận hành theo quy luật thị trường, như:

1. Chủ sở hữu, người có vật quyền khác để hạn chế rủi ro pháp lý, bảo vệ được quyền, lợi ích của mình thì phải đi đăng ký tài sản;

2. Người thứ ba cũng quan tâm hơn đến việc áp dụng các biện pháp bảo đảm an toàn pháp lý, hạn chế rủi ro cho mình;

3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền về đăng ký tài sản có trách nhiệm hơn về tính chính xác, minh bạch, công khai trong đăng ký tài sản.

31. Tại sao nói chiếm hữu là tình trạng thực tế

 Chiếm hữu như một tình trạng – nhìn từ góc độ người đi kiện đòi tài sản

Có nhiều nguyên nhân ngoài ý muốn mà tình trạng chiếm hữu không còn nằm trong tay chủ sở hữu. Trong những tình huống đó, nếu chủ sở hữu biết được tài sản của mình đang nằm trong quan hệ chiếm hữu với một người cụ thể, chủ sở hữu có 2 lựa chọn để đòi lại vật.

Cách thứ nhất, chủ sở hữu có thể đâm một đơn kiện đòi bảo vệ quyền sở hữu (Petitory action), lúc này một tranh chấp về quyền sẽ xảy ra giữa chủ sở hữu và người đang chiếm hữu. Muốn được bảo vệ quyền sở hữu của mình, chủ sở hữu phải chứng minh mình có quyền sở hữu. Nếu quốc gia nơi xảy ra tranh chấp có hệ thống đăng ký vật quyền đã hoàn thiện, lúc đó thì chủ sở hữu chỉ cần trình ra chứng cứ đăng ký vật quyền, thì ngay lập tức sự chứng minh quyền sở hữu hoàn tất. Ngược lại, nếu không có một hệ thống đăng ký vật quyền hoàn thiện như thế, thì về nguyên tắc, chủ sở hữu sẽ phải đi ngược thời gian, lần về tới tận khi quyền sở hữu được xác lập lần đầu tiên trên tài sản đó, thậm chí, tới tận khi tài sản được tạo ra, để chứng minh mình thực sự là chủ sở hữu. Điều này là rất không khả thi trong thực tế. Sẽ đến một lúc nào đó, quá trình lần ngược về quá khứ này sẽ phải dừng lại. Do vậy, nếu chọn tranh chấp về quyền, thì chủ sở hữu sẽ rất khó khăn để đòi lại tài sản của mình.

Cách thứ hai, chủ sở hữu có thể kiện đòi bảo vệ chiếm hữu (possessory action), và tranh chấp giữa chủ sở hữu và người đang chiếm hữu là tranh chấp về tình trạng chiếm hữu. Trong lựa chọn này, chủ sở hữu không cần đi tìm hiểu và chứng minh quan hệ pháp lý của sự chiếm hữu, mà chỉ cần chứng minh: (1) tình trạng chiếm hữu của mình đã từng tồn tại; và (2) tình trạng chiếm hữu của mình bị chấm dứt một cách trái với ý chí. Nếu bên bị là người đang chiếm hữu tài sản không phản tố, thì chủ sở hữu sẽ đòi lại được tài sản mà không buộc phải chứng minh quyền của mình.

Như vậy, việc xem chiếm hữu là tình trạng đã mở ra cho các chủ thể một khả năng được bảo vệ tốt hơn tình trạng chiếm hữu ấy của mình. Khác với cách thức bảo vệ quyền (một khi chủ thể chứng minh được anh ta có vật quyền, anh ta sẽ được bảo vệ vật quyền ấy chừng nào anh ta còn vật quyền), pháp luật chỉ bảo vệ sự chiếm hữu như một giải pháp tạm thời: nghĩa là bất cứ khi nào mà sự chiếm hữu không vượt qua được thử thách, thì người chiếm hữu hiện tại phải “nhường bước” cho người có quyền và đã chứng minh được quyền, hoặc người đã có tình trạng chiêm hữu trước đó.

32. Khái niệm và ý nghĩa của chiếm hữu

* Khái niệm:

– Luật La Mã định nghĩa, chiếm hữu là nắm giữ, chi phối tài sản theo ý chí của mình mà không phụ thuộc vào ý chí người khác.

– Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản.

(Khoản 1 Điều 179 BLDS 2015)

* Ý nghĩa:

– Bảo vệ chủ sở hữu vật.

– Duy trì ổn định trật tự xã hội đã được xác lập

33. Phân loại chiếm hữu trực tiếp và chiếm hữu gián tiếp. Ý nghĩa của phận loại.

* Chiếm hữu trực tiếp:

– Chủ sở hữu trực tiếp chiếm hữu vật thuộc quyền sở hữu của mình.

* Chiếm hữu gián tiếp:

– Thông qua hợp đồng mượn thuê, chủ sở hữu vật chiếm hữu gián tiếp thông qua người thuê mượn vật, nhưng quyền sở hữu của chủ sở hữu đích thực không bị mất đi.

* Ý nghĩa : Bảo vệ quyền sở hữu của người có quyền sở hữu đích thực đối với vật.

34. Phân loại chiếm hữu như chủ sở hữu và chiếm hữu vật của người khác. Ý nghĩa của phân loại.

* Chiếm hữu như chủ sở hữu

_Là chủ sở hữu hợp pháp đối với vật có đầy đủ các quyền đối với vật: chiếm hữu, sử dụng, định đoạt .

* Chiếm hữu vật của người khác:

– Chiếm hữu của người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản.

– Chiếm hữu của người được giao tài sản thông qua giao dịch dân sự.

* Ý nghĩa:

– Xác định hiệu lực của chiếm hữu.

35. Phân loại chiếm hữu ngay tình và chiếm hữu không ngay tình. Ý nghĩa của phân loại.

* Chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu(Điều 184 BLDS năm 2015). Chủ thể chiếm hữu tài sản được suy đoán là ngay tình dựa trên cơ sở sự chiếm hữu thực tế đối với tài sản của chủ thể chiếm hữu, bao gồm: (1) Người chiếm hữu tài sản dựa trên cơ sở sự thỏa thuận với chủ sở hữu. Họ là người kiểm soát thực tế đối với tài sản đồng thời thừa nhận mình không có quyền sở hữu đối với tài sản đó. Họ chiếm hữu tài sản dựa trên ý chí của người khác. (2) Người chiếm hữu tài sản không dựa trên sự thỏa thuận với chủ sở hữu. Đó là những trường hợp chiếm hữu dựa trên quy định của pháp luật hoặc thông qua hành vi bất hợp pháp. Trong trường hợp này, ngoài việc chiếm giữ tài sản, họ còn mong muốn chiếm hữu tài sản theo ý chí của mình.

* Đối lập với chiếm hữu ngay tình, thì chiếm hữu không ngay tình là trường hợp đòi hỏi người chiếm hữu phải nhận thức được mình không có quyền đối với tài sản, và việc chiếm hữu này không có căn cứ pháp luật. Biết và buộc phải biết mình không có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu của người chiếm hữu là có căn cứ pháp lý để pháp luật buộc họ phải chấm dứt việc chiếm hữu thực tế bất hợp pháp đối với tài sản, hoàn trả lại tài sản cho chủ thể có quyền sở hữu đối với tài sản, đồng thời phải bồi thường thiệt hại (nếu có) do hành vi chiếm hữu bất hợp pháp của mình gây ra (Điều 579 và khoản 1 Điều 581 BLDS năm 2015).

* Ý nghĩa:

– Là căn cứ để xác lập quyền sở hữu, căn cứ bảo vệ quyền chiếm hữu của các chủ thể.

_Là căn cứ để áp dụng thời hiệu hưởng quyền và hưởng hoa lợi, lợi tức mà tài sản mang lại

36. Căn cứ xác lập chiếm hữu.

* Căn cứ xác lập nguyên sinh

* Căn cứ xác lập tái sinh: thông qua chuyển giao

– Thông qua cho tặng, hợp đồng

– Thông qua thừa kế

– Chuyển giao thực tế

– Chuyển giao rút gọn

– Chuyển giao thay đổi tư cách chiếm hữu

– Chuyển giao thông qua chỉ thị

37. Các hình thức xác lập chiếm hữu theo chuyển giao

– Thông qua cho tặng, hợp đồng

– Thông qua thừa kế

– Chuyển giao thực tế

– Chuyển giao rút gọn

– Chuyển giao thay đổi tư cách chiếm hữu

– Chuyển giao thông qua chỉ thị

38. Hiệu lực pháp lý của chiếm hữu

* Bảo vệ sự chiếm hữu

– Chiếm hữu pháp sinh hiệu lực pháp lý như một quan hệ giữa người chiếm hữu và vật được pháp luật thừa nhận, điều chỉnh.

Sự chiếm hữu được bảo vệ bởi một cơ chế riêng, phân biệt với việc bảo vệ quyền sở hữu.

Khi bảo vệ sự chiếm hữu, người ta bảo vệ tình trạng vốn có, bảo vệ mối quan hệ đang diễn ra một cách bình yên mà không cần quan tâm đến bản chất của mối quan hệ đó.

* Xác lập quyền theo thời hiệu

– Tài sản được chiếm hữu có thể được chuyển nhượng trong quá trình chiếm hữu. Tính liên tục của thời hiệu được bảo đảm bằng việc thừa nhận tính liên tục của sự chiếm hữu qua các vụ chuyển nhượng tiếp liền.

* Xác lập quyền sở hữu đối với hoa lợi cho người chiếm hữu ngay tình.

* Suy đoán có quyền và suy đoán ngay tình.

* Yêu cầu hoàn trả chi phí đã bỏ ra

* Nghĩa vụ bồi thường.

* Tố quyền dựa trên chiếm hữu

39. Tố quyền (quyền yêu cầu) để bảo vệ chiếm hữu

* Tố quyền tức là có quyền đi kiện. Tố quyền với vật hướng tới vật gì, động sản hay bất động sản. Tố quyền đối với nhân hướng tới một công việc cụ thể liên quan tới một người hay một trái vụ. Tố quyền hỗn hợp là vừa có tính đối vật vừa có tính đối nhân.

* Nhằm bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản của các chủ thể.

* Quy định trong BLDS 2015, khoản 2 Điều 164 :

– Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

40. Chấm dứt chiếm hữu do ý chí của chủ sở hữu

Chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu của mình cho người khác

Khi chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu của mình cho người khác thông qua hợp đồng mua bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, hợp đồng chuyển quyền sở hữu khác theo quy định của pháp luật hoặc thông qua việc để thừa kế thì quyền sở hữu đối với tài sản của người đó chấm dứt kể từ thời điểm phát sinh quyền sở hữu của người được chuyển giao.

Từ bỏ quyền sở hữu

– Chủ sở hữu có thể tự chấm dứt quyền sở hữu đối với tài sản của mình bằng cách tuyên bố công khai hoặc thực hiện hành vi chứng tỏ việc mình từ bỏ quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản đó. Như vậy đây là một trong những căn cứ mà chủ sở hữu tự mình chấm dứt quyền sở hữu đối với tài sản của mình.

– Đối với tài sản mà việc từ bỏ tài sản đó có thể gây hại đến trật tự, an toàn xã hội, ô nhiễm môi trường thì việc từ bỏ quyền sở hữu phải tuân theo quy định của pháp luật.

41. Chấm dứt chiếm hữu do luật định

Các căn cứ này được quy định trong điều 240 đến điều 244 của Bộ luật dân sự 2015

Tài sản đã được xác lập quyền sở hữu cho người khác

– Trường hợp 1:

Tài sản không xác định được chủ sở hữu; tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy; tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên; gia súc, gia cầm bị thất lạc; vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên đã được xác lập quyền sở hữu cho người khác theo quy định tại các điều từ Điều 228 đến Điều 233 của Bộ luật dân sự 2015 thì quyền sở hữu của những người có tài sản đó chấm dứt.

Đây là những trường hợp xác lập quyền sở hữu đặc biệt và phải qua một thời hạn nhất định thì người tìm thấy, người phát hiện,… tài sản mới có quyền xác lập quyền sở hữu đối với tài sản đó hoặc tài sản đó sẽ thuộc về Nhà nước (đối với tài sản là bất động sản hoặc là di tích lịch sử – văn hóa)

– Trường hợp 2:

Khi quyền sở hữu của người chiếm hữu, người được lợi về tài sản đã được xác lập theo các trường hợp dưới đây thì chấm dứt quyền sở hữu của người có tài sản bị chiếm hữu:

+ Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu (trừ trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác)

+ Quy định khác của luật có liên quan thì chấm dứt quyền sở hữu của người có tài sản bị chiếm hữu.

Xử lý tài sản để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu

– Quyền sở hữu đối với một tài sản chấm dứt khi tài sản đó bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu theo quyết định của Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác, nếu pháp luật không có quy định khác. Quyền sở hữu đối với tài sản bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu chấm dứt tại thời điểm phát sinh quyền sở hữu của người nhận tài sản đó.

– Lưu ý:  Việc xử lý tài sản để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu không áp dụng đối với tài sản không thuộc diện kê biên theo quy định của pháp luật.

Tài sản bị trưng mua

Trường hợp Nhà nước trưng mua tài sản theo quy định của luật thì quyền sở hữu đối với tài sản của chủ sở hữu đó chấm dứt kể từ thời điểm quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có hiệu lực pháp luật.

Tài sản bị tịch thu

Khi tài sản của chủ sở hữu do phạm tội, vi phạm hành chính mà bị tịch thu, sung quỹ nhà nước thì quyền sở hữu đối với tài sản đó chấm dứt kể từ thời điểm bản án, quyết định của Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác có hiệu lực pháp luật.

Tài sản được tiêu dùng hoặc bị tiêu hủy

– Tiêu dùng là việc sử dụng tài sản vào mục đích khai thác công dụng của tài sản đó và thường được dùng với tài sản có tính chất tiêu hao. Tiêu hủy là việc biến đổi hoàn toàn hình dạng, trạng thái, công dụng, tính chất,… của tài sản.

– Khi tài sản được tiêu dùng hoặc bị tiêu hủy, quyền sở hữu đối với tài sản đó chấm dứt.

42. Khái niệm và đặc tính của quyền sở hữu

* Khái niệm:

– Theo nghĩa khách quan, quyền sở hữu là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình chiếm hữu, sử dụng, định đoạt các tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng trong xã hội. Hay nói khác đi, quyền sở hữu chính là pháp luật về sở hữu.

– Theo nghĩa chủ quan, quyền sở hữu là khả năng được phép xử sự của chủ sở hữu trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của mình. Những quyền năng này cũng chính là nội dung của quyền sở hữu mà chủ sở hữu có được đối với tài sản.

* Đặc tính:

– Là quan hệ pháp luật: phản ánh sự tác động của pháp luật đến các quan hệ giữa các chủ thể trong quá trình chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản.

– Là phạm trù pháp lý

– Tồn tại gắn liền với sự tồn tại của Nhà nước và pháp luật.

– Thể hiện thông qua nhiều hình thức sở hữu khác nhau.

43. Trình bày về tính tuyệt đối của quyền sở hữu

* chủ sở hữu có đầy đủ các quyền năng đối với vật

Thứ nhất là quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ, quản lý tài sản thuộc sở hữu của mình. Trong trường hợp chủ sở hữu của mình. Trong trường hợp chủ sở hữu tự mình chiếm hữu tài sản của mình thì chủ sở hữu thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, quản lý tài sản. Việc chiếm hữu của chủ sở hữu là chiếm hữu có căn cứ pháp luật bị hạn chế giai đoạn thời gian.

Thứ hai, quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản, nghĩa là chủ sở hữu có quyền khai thác giá trị tài sản theo ý chí của mình bằng những cách thức khác nhau nhằm thoả mãn nhu cầu vật chất tinh thần của bản thân miễn là không gây thiệt hại và làm ảnh hưởng đến lợi ích Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Cũng như quyền chiếm hữu, quyền sử dụng không chỉ thuộc về chủ sở hữu tài sản mà còn thuộc về những người không phải chủ sở hữu nhưng được chủ sở hữu giao quyền hoặc theo qui định của pháp luật (người mượn tài sản, thuê tài sản thông qua các hợp đồng dân sự,…)

Thứ ba, quyền định đoạt theo quy định tại Điều 195 Bộ luật Dân sự “Quyền định đoạt là quyền  chuyển giao quyền sở hữu tài sản hoặc bỏ quyền sở hữu đó“. Như vậy chủ sở hữu thực hiện quyền định đoạt của mình thông qua việc quyết định “số phận“ pháp lý hoặc “số phận“ thực tế của tài sản. Người không phải chủ sở hữu cũng có quyền định đoạt tài sản theo uỷ quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật.

44. Phân loại căn cứ xác lập quyền sở hữu

* Xác lập dựa trên hành vi pháp lý đơn phương hoặc hợp đồng

* Xác lập theo quy định của pháp luật.

– Xác lập quyền sở hữu đối với vật vô chủ, vật không xác định dược chủ sở hữu;

– Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy;

– Xác lập quyền sở hữu đối với vật bị người khác đánh rơi, bỏ quên;

– Xác lập quyền sở hữu đối với gia súc bị thất lạc;

– Xác lập quyền sở hữu đối với gia cầm bị thất lạc;

– Xác lập quyền sở hữu đối với vật nuôi dưới nước.

45. Trình bày về căn cứ xác lập quyền sở hữu trực tiếp

* Xác lập quyền sở hữu trực tiếp: Do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, do hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ

Chủ sở hữu có quyền xác lập quyền sở hữu đối với những tài sản do mình lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp tạo ra, do mình sử dụng trí tuệ để tạo ra đối tượng thuộc quyền sở hữu trí tuệ. Ví dụ như: Mình sáng tác một bài hát, hoặc một bài thơ thì mình có quyền sở hữu đối với bài hát hay bài thơ đó hay mình tự làm một bình gốm sứ thì mình là chủ sở hữu bình gốm sứ đó.

46. Xác lập quyền sở hữu theo sáp nhập

* Xác lập quyền sở hữu theo sáp nhập

1. Trường hợp tài sản của nhiều chủ sở hữu khác nhau được sáp nhập với nhau tạo thành vật không chia được và không thể xác định tài sản đem sáp nhập là vật chính hoặc vật phụ thì vật mới được tạo thành là tài sản thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu đó; nếu tài sản đem sáp nhập là vật chính và vật phụ thì vật mới được tạo thành thuộc chủ sở hữu vật chính, kể từ thời điểm vật mới được tạo thành, chủ sở hữu tài sản mới phải thanh toán cho chủ sở hữu vật phụ phần giá trị của vật phụ đó, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
(Khoản 2 Điều 225 BLDS 2015)

47. Xác lập quyền sở hữu theo trộn lẫn

Trộn lẫn tài sản là trường hợp các tài sản thuộc về các chủ sở hữu khác nhau kết hợp lại với nhau tạo ra một tài sản mới (tài sản trộn lẫn). Quy định này là sự tiếp nối của quy định về trường họp các tài sản sáp nhập lại với nhau tạo ra tài sản mới tại Điều 225 Bộ luật dân sự. Nếu như thuật ngữ sáp nhập được sử dụng trong trường hợp liên kết giữa các đồ vật có định dạng cứng thì thuật ngữ trộn lẫn được áp dụng với các trường hợp liên kết giữa các đồ vật không có định dạng cố định (dầu ăn, gạo,…). Như vậy, trường hợp trộn lẫn chỉ có thể xảy ra đối với tài sản là động sản. Tương tự như với trường hợp sáp nhập, đây cũng được coi là một trong những căn cứ xác lập quyền sở hữu nguyên sinh bởi lý do tài sản mới được tạo ra chưa từng có chủ sở hữu. Theo Điều 226 BLDS Trường hợp tài sản của nhiều chủ sở hữu khác nhau được trộn lẫn với nhau tạo thành vật mới không chia được thì vật mới là tài sản thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu đó, kể từ thời điểm trộn lẫn”.

Khi một tài sản mới được tạo ra do hệ quả của việc trộn lẫn tài sản của các chủ sở hữu khác nhau thì cần thiết phải xác định chủ thể nào có quyền sở hữu đối với tài sản mới được tạo ra. Việc xác định chủ sở hữu của tài sản được hình thành do trộn lẫn phải dựa trên nguyên tắc bảo đảm sự tồn tại của thực thể tài sản trong tình trạng có thể sử dụng và khai thác một cách bình thường theo đúng chức năng vốn có của tài sản, trừ khi các bên có thỏa thuận khác.

Việc trộn lẫn các tài sản lại với nhau có thể diễn ra theo thỏa thuận của các chủ sở hữu hoặc ngoài ý chí của các chủ thể này. Sẽ có các trường hợp sau đây:

– Nếu việc trộn lẫn tạo ra tài sản mới có thể phân chia thì các bên hoàn toàn có thể yêu cầu phân chia lại tài sản trộn lẫn và nhận lại phần tài sản của mình.

– Nếu việc trộn lẫn tạo ra tài sản không thể phân chia thì thì vật mới là tài sản thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu. Sở hữu chung được xác lập kể từ thời điểm trộn lẫn tài sản.

48. Xác lập quyền sở hữu theo chế biến

Theo quy định hiện hành tại Bộ luật dân sự 2015 thì việc xác lập quyền sở hữu trong trường hợp chế biến được quy định như sau:

– Chủ sở hữu của nguyên vật liệu được đem chế biến tạo thành vật mới là chủ sở hữu của vật mới được tạo thành.

– Người dùng nguyên vật liệu thuộc sở hữu của người khác để chế biến mà ngay tình thì trở thành chủ sở hữu của tài sản mới nhưng phải thanh toán giá trị nguyên vật liệu, bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu nguyên vật liệu đó.

– Trường hợp người chế biến không ngay tình thì chủ sở hữu nguyên vật liệu có quyền yêu cầu giao lại vật mới; nếu có nhiều chủ sở hữu nguyên vật liệu thì những người này là đồng chủ sở hữu theo phần đối với vật mới được tạo thành, tương ứng với giá trị nguyên vật liệu của mỗi người. Chủ sở hữu nguyên vật liệu bị chế biến không ngay tình có quyền yêu cầu người chế biến bồi thường thiệt hại.

49. Xác lập quyền sở hữu đối với vật vô chủ

Việc chiếm hữu theo các điều kiện do pháp luật quy định đối với vật vô chủ; vật bị đánh rơi, bị bỏ quên; vật bị chôn giấu… được coi là một trong những căn cứ xác lập quyền sở hữu.

Khoản 1 Điều 239 Bộ luật Dân sự quy định:

“Vật vô chủ là vật mà chủ sở hữu đã từ bỏ quyền sở hữu đối với vật đó. Người đã phát hiện vật vô chủ là động sản thì có quyền sở hữu tài sản đó theo quy định của pháp luật; nếu vật được phát hiện là bất động sản thì thuộc Nhà nước.”

Như vậy, để khẳng định tài sản là vật vô chủ thì phải xác định được việc từ bỏ quyền sở hữu tài sản của chủ sở hữu. Trong đó thái độ chủ quan của chủ sở hữu đối với việc bỏ lại tài sản phải là cố ý. Nếu chủ sở hữu bỏ lại tài sản một cách vô ý thì tài sản được xác định là vật do người khác đánh rơi, bỏ quên. Việc xác lập quyền sở hữu cho người nhặt được tài sản trong trường hợp này được thực hiện theo quy định tại Điều 241 Bộ luật Dân sự.

Trong trường hợp không biết ai là chủ sở hữu và không có căn cứ để xác định việc chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu thì tài sản được coi là “vật không xác định được chủ sở hữu”. Việc xác lập quyền sở hữu đối với tài sản trong trường hợp này được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 239 Bộ luật Dân sự.

Đối với vật bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy: Vật bị chôn giấu được hiểu là vật bị chôn trong lòng đất hoặc bị cất giấu ở một nơi nào đó; vật bị chìm đắm được hiểu là vật chìm dưới sông, hồ, ao, biển. Vật bị chôn giấu, bị chìm đắm có thể là vật vô chủ (Ví dụ: chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu dưới hình thức chôn xuống đất hoặc ném xuống sông) hoặc là vật không xác định được chủ sở hữu (Ví dụ: phát hiện vật dược chôn dưới đất, chìm dưới biển nhưng không biết ai là chủ sở hữu, không xác định được chủ sở hữu đã từ bỏ quyền sở hữu hay chưa). Việc xác lập quyền sở hữu cho người phát hiện ra vật bị chôn giấu, bị chìm đắm được thưc hiện theo quy định tại điều 240 Bộ luật Dân sự.

Về tình huống bạn đưa ra, nếu một người tìm thấy vật bị lũ bùn vùi lấp thì việc theo quy định tại điều 240 Bộ luật Dân sự, việc xác lập quyền sở hữu cho người đó chỉ được thực hiện trong trường hợp vật đó không có chủ hoặc không xác định được ai là chủ sở hữu. Sau khi trừ chi phí tìm kiếm, bảo quản, quyền sở hữu đối với vật đó được xác định như sau:

– Nếu vật được tìm thấy là di tích lịch sử, văn hoá thì thuộc Nhà nước; người tìm thấy vật đó được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật;

– Nếu vật được tìm thấy không phải là di tích lịch sử, văn hoá, mà có giá trị đến mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định thì thuộc sở hữu của người tìm thấy; nếu vật tìm thấy có giá trị lớn hơn mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định thì người tìm thấy được hưởng giá trị bằng mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc Nhà nước

50. Xác lập quyền sở hữu đối với vật không xác định được chủ sở hữu

* Xác lập quyền sở hữu đối vật không xác định được chủ sở hữu

– Người phát hiện tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu phải thông báo hoặc giao nộp cho Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại.

Việc giao nộp phải được lập biên bản, trong đó ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người giao nộp, người nhận, tình trạng, số lượng, khối lượng tài sản giao nộp.

Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã đã nhận tài sản phải thông báo cho người phát hiện về kết quả xác định chủ sở hữu.

Sau 01 năm, kể từ ngày thông báo công khai mà không xác định được ai là chủ sở hữu tài sản là động sản thì quyền sở hữu đối với động sản đó thuộc về người phát hiện tài sản.

Sau 05 năm, kể từ ngày thông báo công khai mà không xác định được ai là chủ sở hữu tài sản là bất động sản thì bất động sản đó thuộc về Nhà nước; người phát hiện được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật.

(Khoản 2 Điều 228 BLDS 2015)

51. Các điều kiện của xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu

* Điều kiện của xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu:

– Chiếm hữu công khai, ngay tình, liên tục

– Thời hạn 10 năm đối với động sản

– Thời hạn 30 năm đối với bất động sản

52. Bảo vệ quyền sở hữu

– Quyền sở hữu là một trong các quyền cơ bản, quan trọng nhất của công dân, nên pháp luật của bất kỳ quốc gia nào cũng đều có những quy định để bảo vệ quyền sở hữu.

– Theo lý luận truyền thống của Luật Dân sự thì bảo vệ quyền sở hữu được hiểu là những biện pháp trong khuôn khổ pháp luật tác động đến hành vi xử sự của con người, nhằm phòng ngừa, ngăn chặn những hành vi xâm hại đến quyền sở hữu, khắc phục những thiệt hại vật chất cho chủ sở hữu.

* Các phương thức bảo vệ quyền sở hữu.

– Chủ sở hữu có quyền tự bảo vệ, ngăn chặn bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền của mình bằng những biện pháp không trái với quy định của pháp luật.

– Chủ sở hữu có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

53. Trình bày về hạn chế quyền sở hữu

* Hạn chế quyền sở hữu:

– Khi thực hiện quyền sở hữu phải đảm bảo không trái với quy định của pháp luật, không xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác.

54. Chấm dứt quyền sở hữu

* Căn cứ chấm dứt quyền sở hữu:

Quyền sở hữu chấm dứt trong trường hợp sau đây: (Điều 237 BLDS 2105)

1. Chủ sở hữu chuyển quyền sở hữu của mình cho người khác;

2. Chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình;

3. Tài sản đã được tiêu dùng hoặc bị tiêu huỷ;

4. Tài sản bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu;

5. Tài sản bị trưng mua;

6. Tài sản bị tịch thu;

7. Tài sản đã được xác lập quyền sở hữu cho người khác theo quy định của Bộ luật này;

8. Trường hợp khác do luật quy định.

55. Khái niệm và phân loại sở hữu chung

* Khái niệm:

– Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ thể đối với tài sản.

(Khoản 1 Điều 207 BLDS 2015)

* Phân loại sở hữu chung:

– Sở hữu chung theo phần.

– Sở hữu chung hợp nhất

– Sở hữu chung cộng đồng

– Sở hữu chung của các thành viên trong gia đình

– Sở hữu chung vợ chồng

– Sở hữu chung trong nhà chung cư

– Sở hữu chung hỗn hợp

56. Định đoạt tài sản sở hữu chung.

Định đoạt tài sản sở hữu chung: (Điều 218 BLDS 2015)

1. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền định đoạt phần quyền sở hữu của mình.

2. Việc định đoạt tài sản chung hợp nhất được thực hiện theo thoả thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của pháp luật.

3. Trường hợp một chủ sở hữu chung theo phần bán phần quyền sở hữu của mình thì chủ sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua.

Trong thời hạn 03 tháng đối với tài sản chung là bất động sản, 01 tháng đối với tài sản chung là động sản, kể từ ngày các chủ sở hữu chung khác nhận được thông báo về việc bán và các điều kiện bán mà không có chủ sở hữu chung nào mua thì chủ sở hữu đó được quyền bán cho người khác. Việc thông báo phải được thể hiện bằng văn bản và các điều kiện bán cho chủ sở hữu chung khác phải giống như điều kiện bán cho người không phải là chủ sở hữu chung.

Trường hợp bán phần quyền sở hữu mà có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua thì trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày phát hiện có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua, chủ sở hữu chung theo phần trong số các chủ sở hữu chung có quyền yêu cầu Tòa án chuyển sang cho mình quyền và nghĩa vụ của người mua; bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại.

4. Trường hợp một trong các chủ sở hữu chung đối với bất động sản từ bỏ phần quyền sở hữu của mình hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế thì phần quyền sở hữu đó thuộc về Nhà nước, trừ trường hợp sở hữu chung của cộng đồng thì thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu chung còn lại.

5. Trường hợp một trong các chủ sở hữu chung đối với động sản từ bỏ phần quyền sở hữu của mình hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế thì phần quyền sở hữu đó thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu còn lại.

6. Trường hợp tất cả các chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình đối với tài sản chung thì việc xác lập quyền sở hữu được áp dụng theo quy định tại Điều 228 của Bộ luật này.

57. Quản lý, sử dụng tài sản sở hữu chung

* Quản lý tài sản chung:

– Các chủ sở hữu chung cùng quản lý tài sản chung theo nguyên tắc nhất trí, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

(Điều 216 BLDS 2015)

* Sử dụng tài sản chung:

– Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

– Các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền ngang nhau trong việc khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản chung, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

(Điều 217 BLDS 2015)

58. Sở hữu chung theo phần

* Khái niệm:

–Khoản 1 Điều 209 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định: “Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung.” Trong sở hữu chung theo phần, mỗi đồng chủ sở hữu biết trước được tỷ lệ phần quyền của mình đối với khối tài sản chung. Phần quyền đó có thể bằng nhau hoặc không bằng nhau.

* Tính chất:

– Tính khép kín: các chủ sở hữu theo phần của tài sản thường có quan hệ nhất định (họ hàng, ruột thịt…).Khi một chủ sở hữu chung muốn bán phần quyền sở hữu của mình thì các chỉ sở hữu còn lại có quyền ưu tiên mua.

– Tính tạm thời: quyền yêu cầu phân chia tài sản sở hữu chung là quyền gắn chặt với tài sản sở hữu chung.

_Phần quyền được xác định trước này là đối với toàn bộ tài sản thuộc sở hữu chung của tất cả các đồng chủ sở hữu. Do vậy, phần tài sản của các đồng chủ sở hữu trong sở hữu chung theo phần bao giờ cũng phải được biểu hiện bằng những đơn vị số học cụ thể. Thông qua đơn vị số học mà thấy được phần quyền của mỗi đồng chủ sở hữu là bao nhiều trong khối tài sản chung. Ví dụ: 1/2; 1/3; 1/4 tổng số tài sản.

_Cùng với việc xác định tỷ lệ phần quyền, thì việc xác định nghĩa vụ của mỗi một đồng chủ sở hữu đối với tài sản chung cũng theo nguyên tắc: Nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền của chủ sở hữu chung dó (nếu các đồng chủ sở hữu chung không có thoả thuận khác).

59. Sở hữu chung hợp nhất

* Khái niệm:

– Sở hữu chung hợp nhất là hình thức sở hữu của hai hay nhiều chủ thể đối với một khối tài sản chung. Sở hữu chung hợp nhất bao gồm sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia và sở hữu chung hợp nhất không phân chia. Tính chất đặc thù của sở hữu chung hợp nhất được quy định tại khoản 1 Điều 210 BLDS: “Sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung mà trong đó, phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu chung không được xác định đối với tài sản chung.”

* Phân loại:

– Sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia

– Sở hữu chung hợp nhất không phân chia.

60. Sở hữu chung của vợ chồng

– Là sở hữu chung có thể phân chia.

– Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung; có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.

– Vợ chồng thoả thuận hoặc uỷ quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.

– Tài sản chung của vợ chồng có thể phân chia theo thoả thuận hoặc theo quyết định của Tòa án.

– Trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình thì tài sản chung của vợ chồng được áp dụng theo chế độ tài sản này.

61. Sở hữu chung của chung cư

1. Phần diện tích, trang thiết bị và các tài sản khác dùng chung trong nhà chung cư theo quy định của Luật nhà ở thuộc sở hữu chung hợp nhất của tất cả chủ sở hữu các căn hộ trong nhà đó và không phân chia, trừ trường hợp luật có quy định khác hoặc tất cả các chủ sở hữu có thoả thuận khác.

2. Chủ sở hữu các căn hộ trong nhà chung cư có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong việc quản lý, sử dụng tài sản quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp luật có quy định khác hoặc có thỏa thuận khác.

3. Trường hợp nhà chung cư bị tiêu huỷ thì quyền của chủ sở hữu căn hộ chung cư thực hiện theo quy định của luật.

(Điều 214 BLDS 2015)

62. Sở hữu toàn dân

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người dại diện cho nhân dân quản lý, nắm giữ những tư liệu sản xuất là chủ sở hữu đối với tài sản được quy định tại Điều 197 BLDS và Nhà nước thực hiện QUYỀN CHIẾM HỮU, SỬ DỤNG và ĐỊNH ĐOẠT đối với các tài sản đó.

Quyền sở hữu nhà nước, hiểu theo nghĩa khách quan (theo nghĩa rộng), là tổng hợp các quy phạm pháp luật nhằm:

– Xác nhận việc chiếm hữu cùa Nhà nước (gồm cả chiếm hữu pháp lý và chiếm hữu thực tế) đối với những tư liệu sản xuất chủ yếu, quan trọng nhất;

– Quy định vê nội dung và trình tự thực hiện các quyến năng chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với tài sản của Nhà nước;

– Xác định phạm vi, quyền hạn của các cơ quan nhà nước các doanh nghiệp do Nhà nước thành lập trong việc quản lý nghiệp vụ những tài sản do Nhà nước giao theo quy định của pháp luật để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kinh doanh, quản lý hoặc hoạt động công ích.

Các doanh nghiệp được giao vốn, tư liệu sản xuất để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kinh doanh hoặc hoạt động công ích do Nhà nước giao. Các doanh nghiệp có quyền chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản, được quyền quản lí, trừ những thiết bị, nhà xưởng quan trọng theo quy định của Chính phủ phải được cơ quan quản lí nhà nước có thẩm quyền cho phép trên nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn (ĐIều 200 BLDS)

Như vậy, Nhà nước giao tài sản cho các doanh nghiệp nhà nước, đồng thời cho phép doanh nghiệp được thực hiện các quyền năng của chủ sở hữu đối với tài sản đó trong một phạm vị theo quy định của pháp luật. Quyền chiếm hữu, sở dụng, định đoạt của các cơ quan, doanh nghiệp của Nhà nước được gọi là “quyền sở hữu hạn chế”. Nhà nước thực hiện các quyền năng của chủ sở hữu theo quy định tại Điều 201 BLDS.

63. Sở hữu chung của cộng đồng

* Khái niệm:

– Sở hữu chung của cộng đồng là sở hữu của dòng họ, thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc, cộng đồng tôn giáo và cộng đồng dân cư khác đối với tài sản được hình thành theo tập quán, tài sản do các thành viên của cộng đồng cùng nhau đóng góp, quyên góp, được tặng cho chung hoặc từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật nhằm mục đích thoả mãn lợi ích chung hợp pháp của cộng đồng.

* Tính chất:

–Các thành viên của cộng đồng cùng quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản chung theo thỏa thuận hoặc theo tập quán vì lợi ích chung của cộng đồng nhưng không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

_Tài sản chung của cộng đồng là tài sản chung hợp nhất không phân chia.

64. Chia tài sản sở hữu chung

* Chia tài sản sở hữu chung: (Điều 219 BLDS 2015)

1. Trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu tình trạng sở hữu chung phải được duy trì trong một thời hạn theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của luật thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó; khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì chủ sở hữu chung có yêu cầu chia có quyền bán phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp các chủ sở hữu chung có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp có người yêu cầu một người trong số các chủ sở hữu chung thực hiện nghĩa vụ thanh toán và chủ sở hữu chung đó không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thanh toán thì người yêu cầu có quyền yêu cầu chia tài sản chung và tham gia vào việc chia tài sản chung, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Nếu không thể chia phần quyền sở hữu bằng hiện vật hoặc việc chia này bị các chủ sở hữu chung còn lại phản đối thì người có quyền có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ bán phần quyền sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

65. Chấm dứt sở hữu chung

* Sở hữu chung chấm dứt trong trường hợp sau đây: (Điều 220 BLDS 2015)

1. Tài sản chung đã được chia;

2. Một trong số các chủ sở hữu chung được hưởng toàn bộ tài sản chung;

3. Tài sản chung không còn;

4. Trường hợp khác theo quy định của luật.

66. Khái niệm và đặc điểm của quyền đối với bất động sản liền kề (Quyền địa dịch)

* Khái niệm:

– Quyền đối với bất động sản liền kề là quyền được thực hiện trên một bất động sản (gọi là bất động sản chịu hưởng quyền) nhằm phục vụ cho việc khai thác một bất động sản khác thuộc quyền sở hữu của người khác (gọi là bất động sản hưởng quyền).
(Điều 245 BLDS 2015)

* Đặc điểm:

– Là quyền gắn liền, đi theo các bất động sản đặc định chứ không phải quyền theo chủ thể.

– Mục đích sử dụng bị hạn chế.

67. Phân loại quyền đối với bất động sản liền kề.

* Phân loại:

– Quyền về cấp, thoát nước qua bất động sản liền kề

– Quyền về tưới nước, tiêu nước trong canh tác

– Quyền về lối đi qua

– Mắc đường dây tải điện, thông tin liên lạc qua bất động sản khác

(Được quy định tại Điều 252, 253, 254, 255 BLDS 2015 )

68. Quyền đối với bất động sản liền kề theo pháp định được thể hiện như thế nào trong BLDS 2015

_Quyền đối với bất động sản liền kề là gì?

Điều 245 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định Quyền đối với bất động sản liền kề là quyền được thực hiện trên một bất động sản (BĐS chịu hưởng quyền) nhằm phục vụ cho việc khai thác một bất động sản khác thuộc quyền sở hữu của người khác (BĐS hưởng quyền).

_Nội dung của quyền đối với BĐS liền kề

Mục đích của quy định về nội dung này nhằm tạo cơ sở pháp lí về những điều kiện thuận lợi để chủ sở hữu có thể khai thác 1 cách có hiệu quả nhất công dụng của tài sản. Quyền đối với BĐS liền kề bao gồm:

*Quyền về lối đi qua

Chủ sở hữu BĐS ở trong hoặc bị vây bọc bởi các BĐS của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu BĐS liền kề dành cho mình một lối đi hợp lý và thuận tiện trên phần đất của họ ra đường công cộng.

Lối đi được mở trên BĐS liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của BĐS bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho BĐS có mở lối đi.

Về nguyên tắc, người được dành lối đi phải đền bù cho chủ sở hữu BĐS liền kề số tiền tương ứng với giá trị tài sản được sử dụng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Việc mở lối đi do các bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm thuận tiện việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên. Nếu BĐS được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu khác nhau thì khi chia cũng phải dành lối đi cần thiết cho người ở phía trong. Phần này được coi là lối đi chung và không có đền bù.

*Mắc đường dây tải điện, thông tin liên lạc qua BĐS khác

Chủ sở hữu BĐS có quyền mắc đường dây tải điện, thông tin liên lạc qua BĐS của các chủ sở hữu khác một cách hợp lý, nhưng phải bảo đảm an toàn và thuận tiện cho các chủ sở hữu đó; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Trong điều kiện kinh tế xã hội phát triển thì đây là một trong những quyền quan trọng và phổ biến nhằm nâng cao đời sống vật chất, inh thần cho công dân.

*Quyền về cấp, thoát nước qua BĐS liền kề

Trường hợp do vị trí tự nhiên của bất động sản mà việc cấp, thoát nước buộc phải qua một BĐS khác thì chủ sở hữu BĐS có nước chảy qua phải dành một lối cấp, thoát nước thích hợp, không được cản trở hoặc ngăn chặn dòng nước chảy.

Người sử dụng lối cấp, thoát nước phải hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua khi lắp đặt đường dẫn nước; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường. Trường hợp nước tự nhiên chảy từ vị trí cao xuống vị trí thấp mà gây thiệt hại cho chủ sở hữu BĐS có nước chảy qua thì người sử dụng lối cấp, thoát nước không phải bồi thường thiệt hại.

Đối với cuộc sống hàng ngày, nhu cầu về nước để dùng và lối để thoát nước thảo là thiết yếu. Khi sử dụng quyền này, chủ sở hữu cũng phải thỏa thuận với các chủ sở hữu BĐS liền kề dành cho mình một lối cấp, thoát nước thích hợp, đảm bảo cảnh quan và vệ sinh môi trường. Khi lắp đặt ống dẫn, cống hoặc khơi rãnh phải đảm bảo hạn chế mức thấp nhất thiệt hại cho chủ sở hữu BĐS liền kề.

*Quyền về tưới nước, tiêu nước trong canh tác

Người có quyền sử dụng đất canh tác khi có nhu cầu về tưới nước, tiêu nước, có quyền yêu cầu những người sử dụng đất xung quanh để cho mình một lối dẫn nước thích hợp, thuận tiện cho việc tưới, tiêu; người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó; nếu người sử dụng lối dẫn nước gây thiệt hại cho người sử dụng đất xung quanh thì phải bồi thường.

Đây được coi là nhu cầu cấp thiết trong canh tác và trong sản xuất. Khi người sử dụng đất canh tác có nhu cầu về nước tưới, tiêu nước thì có quyền yêu cầu những người sử dụng đất xung quanh phải để cho mình một lối dẫn nước thích hợp, thuận tiện cho việc tưới, tiêu.

*Một số quyền khác được pháp luật quy định

Ngoài quyền sử dụng hạn chế BĐS, người chiếm hữu bất hợp pháp ngay tình được pháp luật bảo vệ nếu giao dịch dân sự vô hiệu. Trong một số trường hợp, tài sản giao dịch đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch dân sự với người thứ ba vẫn có hiệu lực. Người thứ ba còn có quyền yêu cầu người đã xác lập giao dịch với mình phải bồi thường thiệt hại nếu tài sản bị tịch thu sung quỹ nhà nước hoặc phải trả lại cho người có quyền nhận tài sản đó.

Chủ sở hữu còn có quyền sở hữu đối với mốc giới ngăn cách BĐS. Quyền sở hữu này có thể là quyền sở hữu chung nếu được xây dựng hoặc tạo lập trên đất thuộc quyền sử dụng chung. Nếu mốc giới được tạo dựng do công sức của chủ sở hữu và trên đất thuộc quyền sử dụng của người đó thì không phải thuộc sở hữu chung. Trong trường hợp mốc giới là tường nhà chung thì những chủ sở hữu BĐS liền kề không được trổ cửa sổ, lỗ thông khí hoặc đục tường để đặt kết cấu xây dựng, trừ khi các bên có thỏa thuận và đồng ý.

69. Hiệu lực của quyền đối với bất động sản liền kề

* Hiệu lực :

– Quyền đối với bất động sản liền kề có hiệu lực đối với mọi cá nhân, pháp nhân và được chuyển giao khi bất động sản được chuyển giao, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

(Điều 246 BLDS 2015)

70. Tại sao nói quyền đối với bất động sản liền kề là vật quyền theo vật.

* Quyền đối với bất động sản liền kề là vật quyền theo vật. Trong quá trình sử dụng tài sản, đặc biệt là bất động sản, nhiều khi chủ sở hữu phải sử dụng bất động sản liền kề không thuộc sở hữu của mình thì mới có thể khai thác được công dụng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình. Điều 245 BLDS 2015 quy định: “Quyền đối với bất động sản liền kề là quyền được được thực hiện trên một bất động sản (gọi là bất động sản hưởng quyền) nhằm phục vụ cho việc khai thác một bất động sản khác thuộc quyền sở hữu của người khác (gọi là bất động sản hưởng quyền)”.

71. Chấm dứt quyền đối với bất động sản liền kề

* Chấm dứt quyền đối với bất động sản liền kề trong các trường hợp sau:

1. Bất động sản hưởng quyền và bất động sản chịu hưởng quyền thuộc quyền sở hữu của một người;

2. Việc sử dụng, khai thác bất động sản không còn làm phát sinh nhu cầu hưởng quyền;

3. Theo thỏa thuận của các bên;

4. Trường hợp khác theo quy định của luật.
(Điều 256 BLDS 2015)

72. Khái niệm, nội dung của quyền hưởng dụng

* Khái niệm:

Đối với tài sản, trong các quan hệ xã hội, có những chủ thể chỉ hướng tới nhu cầu được khai thác, hưởng hoa lợi, lợi tức từ di sản thay vì xác lập quyền sở hữu với tài sản. BLDS năm 2015 lần đầu tiên ghi nhận tại Điều 257 về khái niệm quyền hưởng dụng như sau: “Quyền hưởng dụng là quyền của chủ thể được khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác trong một thời hạn nhất định”.

Trong cuộc sống, có nhiều trường hợp tài sản thuộc sở hữu của một chủ thể nhưng việc hưởng lợi ích từ việc khai thác tài sản đó lại thuộc quyền của chủ thể khác. Ví dụ: Cha mẹ già muốn sang tên, chuyển quyền sở hữu nhà cho con để tránh những tranh chấp sau khi cha mẹ mất nhưng vẫn muốn được thu tiền cho thuê nhà để đảm bảo có nguồn thu nhập, sinh sống.

*Về nội dung của quyền hưởng dụng. Điều 261 BLDS năm 2015 quy định, người hưởng dụng có các quyền sau: “1. Tự mình hoặc cho phép người khác khai thác, sử dụng, thu hoa lợi, lợi tức từ đối tượng của quyền hưởng dụng; 2. Yêu cầu chủ sở hữu tài sản thực hiện nghĩa vụ sửa chữa đối với tài sản; 3. Cho thuê quyền hưởng dụng đối với tài sản”.

Như vậy, xuất phát từ bản chất vật quyền của quyền hưởng dụng, sự phân tách một phần nội dung của quyền sở hữu đối với tài sản, đó là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức…, chủ thể quyền hưởng dụng có toàn quyền được thực hiện các hoạt động này đối với tài sản. Vì đây là quyền của chính họ, được pháp luật ghi nhận và bảo hộ nên người hưởng dụng được quyền cho thuê quyền hưởng dụng, được quyền cho người khác thực hiện việc khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng. Ví dụ: Người con được bố mẹ chuyển giao quyền hưởng dụng đối với chiếc xe ô tô thuộc sở hữu của bố mẹ thì người con có quyền sử dụng chiếc xe hoặc cho phép người khác sử dụng hoặc cho thuê chiếc xe để thu tiền cho thuê, người thuê xe được quyền sử dụng chiếc xe hoặc người con có thể cho người khác thuê chính quyền hưởng dụng đối với chiếc xe đó để người thuê có thể sử dụng, khai thác lợi tức từ chiếc xe.

Tuy nhiên, việc thực hiện quyền hưởng dụng phải đảm bảo khai thác phù hợp với công dụng, mục đích sử dụng của tài sản, giữ gìn, bảo quản tài sản của mình. Nghĩa vụ này của người hưởng dụng để đảm bảo tài sản sau thời gian hưởng dụng không bị giảm sút nghiêm trọng về giá trị, chất lượng. Từ đó, quyền của chủ sở hữu tài sản cũng được đảm bảo.

Để đảm bảo chất lượng của tài sản, người hưởng dụng cũng phải thực hiện nghĩa vụ bảo dưỡng, sửa chữa tài sản theo định kỳ. Đối với việc sửa chữa tài sản để đảm bảo tài sản không bị suy giảm đáng kể dẫn đến tài sản không thể sử dụng được hoặc mất toàn bộ công dụng, giá trị của tài sản thuộc nghĩa vụ của chủ sở hữu. Trường hợp chủ sở hữu không thực hiện nghĩa vụ này, người hưởng dụng có thể thực hiện thay và đó yêu cầu chủ sở hữu hoàn trả chi phí mà người hưởng dụng đã thanh toán để thực hiện nghĩa vụ.

Khi hết thời hạn hưởng dụng, chủ thể có quyền hưởng dụng có nghĩa vụ hoàn trả tài sản cho chủ sở hữu. Trường hợp quyền hưởng dụng đã hết thời hạn nhưng chưa đến kỳ thu hoa lợi, lợi tức thì đến kỳ hạn thu hoa lợi, lợi tức, người hưởng dụng được hưởng giá trị của hoa lợi, lợi tức thu được tương ứng với thời gian người đó được quyền hưởng dụng.

Tuy không có quyền khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản trong thời gian quyền hưởng dụng của chủ thể hưởng dụng đang còn hiệu lực nhưng chủ sở hữu tài sản vẫn có những quyền nhất định đối với tài sản đó. Để đảm bảo giá trị của tài sản, tránh việc suy giảm nghiêm trọng chất lượng, chủ sở hữu có quyền yêu cầu Tòa án truất quyền hưởng dụng của người hưởng dụng nếu họ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của người hưởng dụng. Trong thời gian có hiệu lực của quyền hưởng dụng, chủ sở hữu tài sản không được cản trở, thực hiện hành vi khác gây khó khăn hoặc xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người hưởng dụng. Ví dụ: nếu người hưởng dụng cho thuê căn nhà, chủ sở hữu không có quyền yêu cầu người thuê phải thực hiện các nghĩa vụ hoặc điều kiện với mình mới cho phép người thuê nhà được quyền sử dụng căn nhà, bởi vì trong thời gian này, chủ sở hữu không có quyền sử dụng và khai thác các lợi ích kinh tế từ căn nhà đó.

Do quyền hưởng dụng chỉ là sự phân tách việc khai thác và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản, ngay cả trong thời gian hưởng dụng của chủ thể hưởng dụng, chử sở hữu vẫn có đầy đủ quyền định đoạt đối với tài sản. Do vậy, chủ sở hữu hoàn toàn được định đoạt tài sản theo ý chí của chủ sở hữu. Điều 263 BLDS năm 2015 quy định khi chủ sở hữu thực hiện quyền định đoạt tài sản phải bảo đảm không được làm thay đổi quyền hưởng dụng đã xác lập cho người hưởng dụng.

73. Tại sao nói quyền hưởng dụng là vật quyền theo người

* Quyền hưởng dụng là quyền gắn liền với tư cách chủ thể. Trong thời hạn của quyền sở hữu thì lợi ích kinh tế từ tài sản được xác lập cho chủ thể có quyền hưởng dụng chứ không phải cho chủ sở hữu của tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

74. Căn cứ phát sinh quyền hưởng dụng

*Về căn cứ phát sinh quyền hưởng dụng, Điều 258 BLDS năm 2015 quy định: “Quyền hưởng dụng được xác lập theo quy định của luật, theo thỏa thuận hoặc theo di chúc”. Như vậy, quyền hưởng dụng có thể phát sinh căn cứ vào quy định của luật, thỏa thuận của các bên hoặc di chúc của người chủ sở hữu tài sản.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, quyền hưởng dụng phát sinh theo quy định của luật chưa có căn cứ trong văn bản pháp luật. Trước đây, trong cổ luật, có thể thấy các trường hợp tương tự được xác lập cho cha mẹ già được quyền sử dụng nhà thuộc sở hữu của con hoặc con chưa thành niên được quyền ở nhà của cha mẹ. Thông thường, các trường hợp phát sinh quyền hưởng dụng theo quy định của pháp luật được hình thành trên yêu cầu cần đảm bảo quyền lợi của một số chủ thể cần được bảo vệ (như người nhà, trẻ nhỏ, người tàn tật…).

Trong các căn cứ phát sinh quyền hưởng dụng, thỏa thuận và di chúc là những căn cứ phổ biến. Theo đó, chủ sở hữu có thể bằng ý chí của mình xác lập hợp đồng với người được quyền hưởng dụng hoặc lạp di chúc trao quyền sở hữu tài sản và để lại quyền hưởng dụng cho những những người khác nhau được chủ sở hữu lựa chọn.

75. Hiệu lực pháp lý của quyền hưởng dụng

Về hiệu lực và thời hạn của quyền hưởng dụng. Quyền hưởng dụng được xác lập cho người có quyền hưởng dụng căn cứ trên thực tế họ đã nhận chuyển giao tài sản. Có nghĩa là kể từ thời điểm người này nhận chuyển giao tài sản, họ có quyền được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức đối với tài sản đó. Tuy nhiên, nếu luật liên quan có quy định khác hoặc các bên có thỏa thuận khác, quyền hưởng dụng sẽ được xác lập theo thời điểm được luật quy định hoặc thời điểm các bên thỏa thuận mà không căn cứ vào thời điểm nhận chuyển giao tài sản.

Với tính chất tuyệt đối của một vật quyền, kể từ thời điểm quyền hưởng dụng phát sinh hiệu lực, quyền hưởng dụng sẽ được bảo vệ, tôn trọng và có giá trị đối kháng với các chủ thể khác trong xã hội. Thời điểm quyền hưởng dụng có hiệu lực được xác định theo thời điểm xác lập, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

Thời hạn của quyền hưởng dụng do các bên thỏa thuận hoặc do luật quy định nhưng tối đa đến hết cuộc đời của người hưởng dụng đầu tiên nếu người hưởng dụng là cá nhân và đến khi pháp nhân chấm dứt tồn tại nhưng tối đa là 30 năm nếu người hưởng dụng đầu tiên là pháp nhân. Trường hợp một người được hưởng dụng suốt đời nhưng cho phép người khác khai thác, sử dụng đối tượng của quyền hưởng dụng thì thời hạn tối đa thực hiện quyền khai thác, sử dụng kết thúc khi người hưởng dụng đầu tiên chết.
Đối với pháp nhân khi được hưởng dụng đến khi giải thể hoặc 50 năm… nhưng sau đó cho phép pháp nhân khác khai thác, sử dụng đối tượng của quyền hưởng dụng thì thời hạn tối đa mà pháp nhân thứ hai khai thác, sử dụng là không quá 30 năm tính từ thời điểm pháp nhân đầu tiên bắt đầu hưởng dụng

76. Quyền và nghĩa vụ của người hưởng dụng

* Quyền:

– Tự mình hoặc cho phép người khác khai thác, sử dụng, thu hoa lợi, lợi tức từ đối tượng của quyền hưởng dụng.

– Yêu cầu chủ sở hữu tài sản thực hiện nghĩa vụ sửa chữa đối với tài sản theo quy định tại khoản 4 Điều 263 của Bộ luật này; trường hợp thực hiện nghĩa vụ thay cho chủ sở hữu tài sản thì có quyền yêu cầu chủ sở hữu tài sản hoàn trả chi phí.

– Cho thuê quyền hưởng dụng đối với tài sản.

(Điều 261 BLDS 2015)

* Nghĩa vụ:

– Tiếp nhận tài sản theo hiện trạng và thực hiện đăng ký nếu luật có quy định.

– Khai thác tài sản phù hợp với công dụng, mục đích sử dụng của tài sản.

– Giữ gìn, bảo quản tài sản như tài sản của mình.

– Bảo dưỡng, sửa chữa tài sản theo định kỳ để bảo đảm cho việc sử dụng bình thường; khôi phục tình trạng của tài sản và khắc phục các hậu quả xấu đối với tài sản do việc không thực hiện tốt nghĩa vụ của mình phù hợp với yêu cầu kỹ thuật hoặc theo tập quán về bảo quản tài sản.

– Hoàn trả tài sản cho chủ sở hữu khi hết thời hạn hưởng dụng

77. Mối quan hệ giữa chủ sở hữu và người hưởng dụng

* Định đoạt tài sản nhưng không được làm thay đổi quyền hưởng dụng đã được xác lập.

* Yêu cầu Tòa án truất quyền hưởng dụng trong trường hợp người hưởng dụng vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của mình.

* Không được cản trở, thực hiện hành vi khác gây khó khăn hoặc xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người hưởng dụng.

* Thực hiện nghĩa vụ sửa chữa tài sản để bảo đảm không bị suy giảm đáng kể dẫn tới tài sản không thể sử dụng được hoặc mất toàn bộ công dụng, giá trị của tài sản.

78. Chấm dứt quyền hưởng dụng.

Chấm dứt quyền hưởng dụng. Điều 265 BLDS năm 2015 xác định 7 trường hợp chấm dứt quyền hưởng dụng, gồm: (i) Thời hạn quyền hưởng dụng đã hết; (ii) Theo thỏa thuận của các bên (iii) Người hưởng dụng trở thành chủ sở hữu tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng; (iv) Người hưởng dụng từ bỏ hoặc không thực hiện quyền hưởng dụng trong thời hạn do luật định; (v) Tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng không còn; (vi) Theo quyết định của Tòa án; (vii) Các căn cứ khác theo quy định của pháp luật.

79. Khái niệm về quyền bề mặt

Theo Điều 267 BLDS năm 2015, “Quyền bề mặt là quyền của một chủ thể đối với mặt đất, mặt nước, khoảng không gian đối với mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất mà quyền sử dụng đất đó thuộc về chủ thể khác”. Cũng là một vật quyền phát sinh từ quyền sở hữu, quyền bề mặt là quyền của một chủ thể không phải là chủ sở hữu được tác động, khai thác trên tài sản. Đặc trưng của quyền này là chỉ áp dụng đối với đối tượng là quyền sử dụng đất đối với mặt đất, mặt nước với phạm vi quyền là khoảng không gian bên trên và bên trong của các đối tượng này

80. Căn cứ xác lập quyền bề mặt

* Căn cứ xác lập:

– Luật định: Điều 268 BLDS 2015

– Thỏa thuận

– Thừa kế

81. Nội dung quyền bề mặt

* Nội dung:

– Chủ thể quyền bề mặt có quyền khai thác, sử dụng mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất thuộc quyền sử dụng đất của người khác để xây dựng công trình, trồng cây, canh tác nhưng không được trái với quy định của Bộ luật này, pháp luật về đất đai, xây dựng, quy hoạch, tài nguyên, khoáng sản và quy định khác của pháp luật có liên quan.

– Chủ thể quyền bề mặt có quyền sở hữu đối với tài sản được tạo lập theo quy định tại khoản 1 Điều này.

– Trường hợp quyền bề mặt được chuyển giao một phần hoặc toàn bộ thì chủ thể nhận chuyển giao được kế thừa quyền bề mặt theo điều kiện và trong phạm vi tương ứng với phần quyền bề mặt được chuyển giao.
(Điều 271 BLDS 2015)

82. Hiệu lực pháp lý của quyền bề mặt

Về hiệu lực và thời hạn của quyền bề mặt, quyền bề mặt được xác lập cho người có quyền từ thời điểm chủ thể có quyền sử dụng đất chuyển giao mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất cho người có quyền bề mặt. Đây được xác định là thời điểm có hiệu lực của quyền bề mặt. Có nghĩa là kể từ thời điểm chủ sở hữu chuyển giao tài sản, người có quyền bề mặt có quyền được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức và các quyền khác đối với tài sản đó. Tuy nhiên, nếu luật liên quan có quy định khác hoặc các bên có thỏa thuận khác, quyền bề mặt sẽ được xác lập theo thời điểm được luật quy định hoặc thời điểm các bên thỏa thuận mà không căn cứ vào thời điểm chuyển giao tài sản.

Với tính chất tuyệt đối của một vật quyền, kể từ thời điểm quyền bề mặt phát sinh hiệu lực, quyền bề mặt sẽ được bảo vệ, tôn trọng và có giá trị đối kháng với các chủ thể khác trong xã hội. Theo Điều 270 BLDS năm 2015 thì “thời hạn của quyền bề mặt được xác định theo quy định của luật, theo thỏa thuận hoặc di chúc nhưng không vượt quá thời hạn của quyền sử dụng đất”.

Trường hợp thời hạn của quyền bề mặt không được xác định theo căn cứ xác lập (các bên không thỏa thuận, di chúc không quy định…) thì người có quyền bề mặt hoặc người có quyền sử dụng đất có thể chấm dứt quyền bề mặt bất cứ lúc nào với điều kiện phải thông báo bằng văn bản cho bên kia biết trước ít nhất là 06 tháng.

83. Chấm dứt quyền bề mặt

* Quyền bề mặt chấm dứt trong các trường hợp sau:

1. Thời hạn hưởng quyền bề mặt đã hết;

2. Chủ thể có quyền bề mặt và chủ thể có quyền sử dụng đất là một;

3. Chủ thể có quyền bề mặt từ bỏ quyền của mình;

4. Quyền sử dụng đất có quyền bề mặt bị thu hồi theo quy định của Luật đất đai;

5. Theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của luật.

(Điều 272 BLDS 2015)

84. Xử lý tài sản khi quyền bề mặt chấm dứt

* Xử lý tài sản khi quyền bề mặt chấm dứt:

1. Khi quyền bề mặt chấm dứt, chủ thể quyền bề mặt phải trả lại mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất cho chủ thể có quyền sử dụng đất theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

2. Chủ thể quyền bề mặt phải xử lý tài sản thuộc sở hữu của mình trước khi quyền bề mặt chấm dứt, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Trường hợp chủ thể quyền bề mặt không xử lý tài sản trước khi quyền bề mặt chấm dứt thì quyền sở hữu tài sản đó thuộc về chủ thể có quyền sử dụng đất kể từ thời điểm quyền bề mặt chấm dứt, trừ trường hợp chủ thể có quyền sử dụng đất không nhận tài sản đó.

Trường hợp chủ thể có quyền sử dụng đất không nhận tài sản mà phải xử lý tài sản thì chủ thể có quyền bề mặt phải thanh toán chi phí xử lý tài sản.

(Điều 273 BLDS 2015)

85. Mối quan hệ giữa quyền sở hữu và các vật quyền khác

Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản đều là các vấn đề quyết định về quyền sở hữu của các chủ thể; là những quy định về nguyên tắc xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản trong Bộ luật Dân sự năm 2015. Tuy nhiên, quyền sở hữu có phạm vi rộng hơn vì đó là tổng hợp các quy phạm pháp luật, điều chỉnh các quan hệ xã hội nảy sinh trong vấn đề chiếm hữu, sử dụng và định đoạt; còn quyền khác đối với tài sản là quyền của chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác.

86. Bảo vệ quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản.

* Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản được quy định tại Điều 164 BLDS 2015:

1. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền tự bảo vệ, ngăn chặn bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền của mình bằng những biện pháp không trái với quy định của pháp luật.

2. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

87. Khái niệm và đặc tính của cầm cố

* Khái niệm:

–Khoản 1 Điều 292 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định Cầm cố tài sản là một trong 9 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Điều 309 BLDS quy định Cầm cố tài sản là việc một bên ( bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia ( bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

* Đặc tính:

Quan hệ cầm cố tài sản có những đặc điểm pháp lý riêng so với các biện pháp bảo đảm khác như sau:

– Quan hệ cầm cố đòi hỏi phải có sự chuyển giao tài sản bảo đảm từ bên cầm cố sang bên nhận cầm cố quản lý trong thời hạn của hợp đồng cầm cố.

– Hợp đồng cầm cố tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

– Quan hệ cầm đồ là một hình thức phát triển của quan hệ cầm cố mang tính chất chuyên nghiệp dưới dạng là một dịch vụ kinh doanh tiền tệ có biện pháp bảo đảm là cầm cố; được gọi là cầm đồ. Bên nhận cầm đồ phải là chủ thể có đăng ký kinh doanh dịch vụ cầm đồ, phải tuân thủ các quy định của pháp luật về lãi suất cho vay, bảo quản và xử lý tài sản cầm đồ…

88. Phạm vi vật đối tượng của cầm cố

Đối tượng của cầm cố tài sản chỉ có thể là tài sản. Đối tượng của cầm cố tài sản được gọi là tài sản cầm cố.

Xét theo bản chất của cầm cố là việc bên cầm cố phải giao tài sản cho bên nhận cầm cố giữ nên tài sản cầm cố chỉ có thể là vật có sẵn vào thời điểm giao dịch cầm cố được xác lập. Giấy tờ có giá chỉ có thể là tài sản cầm cố nếu bản thân giấy tờ đó là một loại tài sản.

Vật dùng để cầm cố có thể là động sản hoặc bất động sản nhưng phải đáp ứng điều kiện sau đây:

– Vật cầm cố phải thuộc quyền sở hữu của bên cầm cố.

– Vật cầm cố phải là vật được phép chuyển giao.

89. Phạm vi nghĩa vụ được bảo đảm thông qua cầm cố

* Phạm vi nghĩa vụ bên cầm cố

– Giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố theo đúng thoả thuận như: đúng về số lượng, chất lượng, thời hạn, địa điểm…

– Báo cho bên nhận cầm cố về quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố, nếu có; trường hợp không thông báo thì bên nhận cầm cố có quyền hủy hợp đồng cầm cố tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố.

– Thanh toán cho bên nhận cầm cố chi phí hợp lý để bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thoả thuận khác

*Phạm vi nghĩa vụ bên nhận cầm cố

– Bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố; nếu làm mất, thất lạc hoặc hư hỏng tài sản cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố.

– Không được bán, trao đổi, tặng cho, sử dụng tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác.

– Không được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

– Trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.

90. Bản chất pháp lý của hợp đồng cầm cố

* Bản chất pháp lý của hợp đồng cầm cố là bảm đảm thực hiện nghĩa vụ.

91. Hiệu lực pháp lý của cầm cố

* Hiệu lực pháp lý:

1. Hợp đồng cầm cố tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

2. Cầm cố tài sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm bên nhận cầm cố nắm giữ tài sản cầm cố.
Trường hợp bất động sản là đối tượng của cầm cố theo quy định của luật thì việc cầm cố bất động sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.

(Điều 310 BLDS 2015)

92. Quyền và nghĩa vụ của người cầm cố

* Quyền của người cầm cố:

1. Yêu cầu bên nhận cầm cố chấm dứt việc sử dụng tài sản cầm cố trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 314 của Bộ luật này nếu do sử dụng mà tài sản cầm cố có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị.

2. Yêu cầu bên nhận cầm cố trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt.

3. Yêu cầu bên nhận cầm cố bồi thường thiệt hại xảy ra đối với tài sản cầm cố.

4. Được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản cầm cố nếu được bên nhận cầm cố đồng ý hoặc theo quy định của luật.

(Điều 312 BLDS 2015)

* Nghĩa vụ của bên cầm cố:

1. Giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố theo đúng thoả thuận.

2. Báo cho bên nhận cầm cố về quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố, nếu có; trường hợp không thông báo thì bên nhận cầm cố có quyền huỷ hợp đồng cầm cố tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố.

3. Thanh toán cho bên nhận cầm cố chi phí hợp lý để bảo quản tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

93. Quyền và nghĩa vụ của người nhận cầm cố

* Quyền của người nhận cầm cố: (Điều 314 BLDS 2015)

1. Yêu cầu người đang chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật tài sản cầm cố trả lại tài sản đó.

2. Xử lý tài sản cầm cố theo phương thức đã thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật

3. Được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng tài sản cầm cố và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, nếu có thoả thuận.

4. Được thanh toán chi phí hợp lý bảo quản tài sản cầm cố khi trả lại tài sản cho bên cầm cố.

* Nghĩa vụ của người nhận cầm cố: (Điều 313 BLDS 2015)

1. Bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố; nếu làm mất, thất lạc hoặc hư hỏng tài sản cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố.

2. Không được bán, trao đổi, tặng cho, sử dụng tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác.

3. Không được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

4. Trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.

94. Chấm dứt cầm cố

Cầm cố tài sản chấm dứt trong trường hợp sau đây:

– Nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt.

– Việc cầm cố tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.

Lưu ý, Khi việc cầm cố tài sản chấm dứt theo 2 quy định nêu trên hoặc theo thỏa thuận của các bên thì tài sản cầm cố, giấy tờ liên quan đến tài sản cầm cố được trả lại cho bên cầm cố. Hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản cầm cố cũng được trả lại cho bên cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

– Tài sản cầm cố đã được xử lý.

– Theo thỏa thuận của các bên.

95. Khái niệm và đặc tính của thế chấp

*Khái niệm:

Khoản 2 Điều 292 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định Thế chấp tài sản là một trong 9 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Điều 317 BLDS quy định Thế chấp tài sản là việc một bên ( bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (bên nhận thế chấp).

*Đặc điểm:Tài sản thế chấp có thể là vật, quyền tài sản, giấy tờ có giá, tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai. Tài sản đang cho thuê, cho mượn cũng được dùng để thế chấp.

96. Phân tích tính phụ thuộc của thế chấp

Tính phụ thuộc của thế chấp thể hiện ở chỗ tài sản thế chấp phải thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp. Cũng như luật các nước, luật Việt Nam đòi hỏi bên thế chấp phải có quyền sở hữu đối với tài sản thế chấp. Điều này hợp lý bởi trong trường hợp nghĩa vụ được bảo đảm không được thực hiện, thì chủ nợ có bảo đảm có quyền xử lý tài sản thế chấp, đặc biệt là bằng cách bán tài sản này để nhận tiền thanh toán.

97. Thế chấp tài sản là gì? Nội dung và hình thức của thế chấp tài sản

Thế chấp tài sản là gì?

Khoản 2 Điều 292 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định Thế chấp tài sản là một trong 9 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Điều 317 BLDS quy định Thế chấp tài sản là việc một bên ( bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (bên nhận thế chấp).

Hình thức của thế chấp tài sản

Việc thế chấp phải được lập thành văn bản, có thể là văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính.

– Nếu việc thế chấp được ghi trong hợp đồng chính thì những điều khoản về thế chấp là những điều khoản cấu thành của hợp đồng chính.

– Nếu việc thế chấp được lập thành văn bản riêng thì được coi là một hợp đồng phụ bên cạnh hợp đồng chính, hiệu lực của nó phụ thuộc vào hiệu lực của hợp đồng chính. Do đó, nội dung của văn bản thế chấp được lập riêng phải phù hợp với hợp đồng chính.

Văn bản thế chấp phải công chứng hoặc chứng thực nếu pháp luật có quy định hoặc các bên có thỏa thuận.

Nội dung của thế chấp tài sản

Bên thế chấp phải giao toàn bộ giấy tờ về tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp. Nếu tài sản thế chấp phải đăng kí giao dịch bảo đảm thì bên thế chấp phải đăng kí việc thế chấp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Bên thế chấp phải thông báo cho bên nhận thế chấp biết các quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp. Nếu tài sản được dùng để thế chấp nhiều nghĩa vụ thì bên thế chấp phải thông báo cho từng người nhận thế chấp tiếp theo về việc tài sản đã đem thế chấp các lần trước đó.

Nếu các bên không có thỏa thuận gì khác thì bên thế chấp vẫn giữ tài sản và được khai thác công dụng của tài sản, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thế chấp ( trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng thuộc tài sản thế chấp hoặc do việc khai thác công dụng mà tài sản thế chấp có nguy cơ bị mất hoặc bị giảm sút giá trị) Bên thế chấp phải bảo quản giữ gìn tài sản thế chấp và phải áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục nguy cơ thiệt hại tới tài sản. Bên thế chấp không được bán, trao đổi, tặng, cho tài sản thế chấp và chỉ được cho thuê, cho mượn hoặc dùng tài sản đã thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác.

Bên nhận thế chấp có quyền yêu cầu xử lí tài sản thế chấp khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, phải trả lại giấy tờ về tài sản thế chấp khi chấm dứt thế chấp

Nếu bên nhận thế chấp là người giữ tài sản thế chấp thì phải thực hiện đầy đủ, đúng nghĩa vụ của người giữ tài sản thế chấp. Bên nhận thế chấp khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thế chấp theo thỏa thuận với bên thế chấp. Nếu tài sản thế chấp bị người khác chiếm hữu, sử dụng bất hợp pháp thì bên nhận thế chấp có quyền yêu cầu người đó phải trả lại tài sản cho mình.

98. Phân biệt cầm cố và thế chấp theo quy định của pháp luật dân sự

1.Khái niệm

– Điều 309 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định Cầm cố tài sản là việc một bên (bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

– Khái niệm thế chấp tài sản được quy định tại Điều 317 BLDS, cụ thể: Thế chấp tài sản là việc một bên (bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (bên nhận thế chấp).

2. Điểm giống nhau

– Phải lập thành văn bản, là hợp đồng phụ mang tính chất bổ sung cho nghĩa vụ ở hợp đồng chính

– Đều là các biện pháp đảm bảo nghĩa vụ dân sự, tồn tại với mục đích nâng cao trách nhiệm của các bên trong quan hệ nghĩa vụ dân sự trong phạm vi đã thỏa thuận.

– Đối tượng là tài sản của bên cầm cố hoặc bên thế chấp được phép giao dịch và bảo đảm có giá trị thanh toán cao

– Có nghĩa vụ báo có cho bên nhận cầm cố hoặc nhận thế chấp về các quyền của người thứ ba đối với tài sản giao dịch (nếu có)

– Bên cầm cố hoặc bên thế chấp có quyền được bán và thay thế tài sản trong một số trường hợp nhất định

– Thời điểm chấm dứt: Khi nghĩa vụ bảo đảm chấm dứt.

– Có phương thức xử lý tài sản giống nhau theo quy định tại Điều 303 BLDS.

3. Điểm khác nhau

Tiêu chí

Cầm cố tài sản

Thế chấp tài sản

Bản chất

Là hình thức bắt buộc có sự chuyển giao tài sản (chuyển giao dưới dạng vật chất) Không có sự chuyển giao tài sản mà chỉ chuyển giao các giấy tờ chứng minh tình trạng pháp lý của tài sản (chuyển giao dưới dạng giấy tờ)

Đối tượng

Thường là động sản, các loại giấy tờ có giá như trái phiếu, cổ phiếu,.. Tài sản cầm cố phải là tài sản hiện tại có thể cầm, nắm và sử dụng, định đoạt,.. Thường là động sản, bất động sản, tài sản được hình thành trong tương lai, tài sản đang cho thuê cũng như lợi tức thu được từ việc cho thuê tài sản, tài sản thế chấp được bảo hiểm thì khoản tiền bảo hiểm cũng có thể được thế chấp.

Thời điểm có hiệu lực

Hợp đồng cầm cố có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Khi bên cầm cố chuyển giao tài sản cho bên nhận cầm cố.

– Hợp đồng thế chấp tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

– Khi bên thế chấp chuyển giao các giấy tờ chứng minh tình trạng pháp lý của tài sản cho bên nhận thế chấp.

Hình thức của hợp đồng Việc cầm cố phải được lập thành văn bản, không cần công chứng, chứng thực Việc thế chấp phải được lập thành văn bản. Trong trường hợp pháp luật có quy định thì văn bản này phải được công chứng, chứng thực hoặc đăng ký

Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo đảm

Bên nhận cầm cố sẽ được hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, phải có trách nhiệm bảo quản tài sản cho bên cầm cố Bên nhận thế chấp không được hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thế chấp, không phải bảo quản tài sản cho bên thế chấp nhưng phải chịu rủi ro về giấy tờ liên quan đến tài sản

Đăng ký giao dịch bảo đảm

Cầm cố tàu bay, tàu biển là phải đăng ký giao dịch bảo đảm, còn lại các loại cầm cố khác không cần. Hầu hết các loại thế chấp đều phải đăng ký giao dịch bảo đảm

Rủi ro

Rủi ro thấp hơn cho bên nhận cầm cố do đã nắm giữ tài sản và được quyền bán, đổi tài sản cầm cố khi bên cầm cố vi phạm nghĩa vụ. Rủi ro cao hơn cho bên nhận thế chấp do không nắm giữ trực tiếp tài sản. Ví dụ: trường hợp giấy tờ giả, tài sản bị thay đổi trong thời gian thế chấp,..

Đối tượng thực hiện

Là các cá nhân, tổ chức nhưng thực tế thường rất đa dạng, không chỉ là tổ chức tín dụng Là các cá nhân, tổ chức nhưng thực tế thì thường một bên là tổ chức tín dụng cho vay.

 

99. Phạm vi vật – đối tượng của thế chấp

– Phạm vi tài sản được dùng để thế chấp rộng hơn so với tài sản được dùng để cầm cố. Tài sản thể chấp có thể là vật, quyền tài sản, giấy tờ có giá, có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai. Tài sản đang cho thuê, cho mượn cũng được dùng để thế chấp.

– Tuỳ từng trường hợp, các bên có thể thoả thuận dùng toàn bộ hoặc một phần tài sản để thế chấp. Nếu người có nghĩa vụ dùng toàn bộ một bất động sản để thế chấp thì các vật phụ của bất động sản cũng thuộc tài sản thế chấp. Trong trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

– Khi đối tượng thế chấp là một tài sản được bảo hiểm thì khoản tiền bảo hiểm cũng thuộc tài sản thế chấp. Hoa lợi, lợi tức có được từ tài sản thế chấp chỉ thuộc tài sản thế chấp khi các bên có thoả thuận hoặc trong những trường hợp pháp luật có quy định.

100. Phạm vi nghĩa vụ được bảo đảm thông qua cầm cố

Điều 311. Nghĩa vụ của bên cầm cố

1. Giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố theo đúng thỏa thuận.

2. Báo cho bên nhận cầm cố về quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố, nếu có; trường hợp không thông báo thì bên nhận cầm cố có quyền hủy hợp đồng cầm cố tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố.

3. Thanh toán cho bên nhận cầm cố chi phí hợp lý để bảo quản tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

101. Bản chất pháp lý của hợp đồng thế chấp

Bên thế chấp phải giao toàn bộ giấy tờ về tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp. Nếu tài sản thế chấp phải đăng kí giao dịch bảo đảm thì bên thế chấp phải đăng kí việc thế chấp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Bên thế chấp phải thông báo cho bên nhận thế chấp biết các quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp. Nếu tài sản được dùng để thế chấp nhiều nghĩa vụ thì bên thế chấp phải thông báo cho từng người nhận thế chấp tiếp theo về việc tài sản đã đem thế chấp các lần trước đó.

Nếu các bên không có thỏa thuận gì khác thì bên thế chấp vẫn giữ tài sản và được khai thác công dụng của tài sản, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thế chấp ( trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng thuộc tài sản thế chấp hoặc do việc khai thác công dụng mà tài sản thế chấp có nguy cơ bị mất hoặc bị giảm sút giá trị) Bên thế chấp phải bảo quản giữ gìn tài sản thế chấp và phải áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục nguy cơ thiệt hại tới tài sản. Bên thế chấp không được bán, trao đổi, tặng, cho tài sản thế chấp và chỉ được cho thuê, cho mượn hoặc dùng tài sản đã thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác.

Bên nhận thế chấp có quyền yêu cầu xử lí tài sản thế chấp khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, phải trả lại giấy tờ về tài sản thế chấp khi chấm dứt thế chấp

Nếu bên nhận thế chấp là người giữ tài sản thế chấp thì phải thực hiện đầy đủ, đúng nghĩa vụ của người giữ tài sản thế chấp. Bên nhận thế chấp khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thế chấp theo thỏa thuận với bên thế chấp. Nếu tài sản thế chấp bị người khác chiếm hữu, sử dụng bất hợp pháp thì bên nhận thế chấp có quyền yêu cầu người đó phải trả lại tài sản cho mình.

102. Hiệu lực pháp lý của thế chấp

Hợp đồng thế chấp tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Thế chấp tài sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.

103. Quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp

* Quyền của bên thế chấp:

1. Khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thế chấp, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng là tài sản thế chấp theo thoả thuận.

2. Đầu tư để làm tăng giá trị của tài sản thế chấp.

3. Nhận lại tài sản thế chấp do người thứ ba giữ và giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp do bên nhận thế chấp giữ khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.

4. Được bán, thay thế, trao đổi tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hoá luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Trong trường hợp này, quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được, tài sản hình thành từ số tiền thu được, tài sản được thay thế hoặc được trao đổi trở thành tài sản thế chấp.
Trường hợp tài sản thế chấp là kho hàng thì bên thế chấp được quyền thay thế hàng hóa trong kho, nhưng phải bảo đảm giá trị của hàng hóa trong kho đúng như thỏa thuận.

5. Được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý hoặc theo quy định của luật.

6. Được cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp nhưng phải thông báo cho bên thuê, bên mượn biết về việc tài sản cho thuê, cho mượn đang được dùng để thế chấp và phải thông báo cho bên nhận thế chấp biết.

(Điều 321 BLDS 2015)

104. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận thế chấp

* Quyền của bên nhận thế chấp:

1. Xem xét, kiểm tra trực tiếp tài sản thế chấp, nhưng không được cản trở hoặc gây khó khăn cho việc hình thành, sử dụng, khai thác tài sản thế chấp.

2. Yêu cầu bên thế chấp phải cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp.

3. Yêu cầu bên thế chấp áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo toàn tài sản, giá trị tài sản trong trường hợp có nguy cơ làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản do việc khai thác, sử dụng.

4. Thực hiện việc đăng ký thế chấp theo quy định của pháp luật.

5. Yêu cầu bên thế chấp hoặc người thứ ba giữ tài sản thế chấp giao tài sản đó cho mình để xử lý khi bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

6. Giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp luật có quy định khác.

7. Xử lý tài sản thế chấp khi thuộc trường hợp quy định tại Điều 299 của Bộ luật này.

(Điều 323 BLDs 2015)

* Nghĩa vụ của bên nhận thế chấp

1. Trả các giấy tờ cho bên thế chấp sau khi chấm dứt thế chấp đối với trường hợp các bên thỏa thuận bên nhận thế chấp giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp.

2. Thực hiện thủ tục xử lý tài sản thế chấp theo đúng quy định của pháp luật.

(Điều 322 BLDS 2015)

105. Chấm dứt thế chấp

* Thế chấp tài sản chấm dứt trong trường hợp sau đây:

1. Nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt;

2. Việc thế chấp tài sản được huỷ bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác;

3. Tài sản thế chấp đã được xử lý;

4. Theo thoả thuận của các bên.

(Điều 327 BLDS 2015)

106. Phân biệt cầm cố và thế chấp

* Thứ nhất về bản chất:

– Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.”

– “Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp.”

* Thứ hai, về đối tượng cầm cố, thế chấp:

– Vì trong cầm cố có sự chuyển giao tài sản, nên trên thực tế, đối tượng của cầm cố thường là động sản, các giấy tờ có giá (trái phiếu, cổ phiếu, …).

– Trong khi đó đối tượng của hình thức thế chấp có thể là động sản, bất động sản, tài sản được hình thành trong tương lai, tài sản đang cho thuê cũng như hoa lợi, lợi tức thu được từ việc cho thuê tài sản (nếu pháp luật có quy định và các bên thỏa thuận), tài sản thế chấp được bảo hiểm thì khoản tiền bảo hiểm cũng có thể được thế chấp.

* Thứ ba, về thời điểm có hiệu lực:

– cầm cố có hiệu lực khi bên cầm cố chuyển giao tài sản cho bên nhận cầm cố.

– Đối với thế chấp, khi bên thế chấp chuyển giao các giấy tờ chứng minh tình trạng pháp lý của tài sản cho bên nhận thế chấp thì thế chấp có hiệu lực.

* Thứ tư, về quyền lợi và nghĩa vụ của bên nhận bảo đảm:

– Theo quy định Bộ Luật Dân sự 2015, bên nhận cầm cố sẽ được hưởng lợi tức, hoa lợi từ tài sản cầm cố; phải bảo quản tài sản cho bên cầm cố. Do bên cầm cố được nắm giữ trực tiếp nên rủi ro thấp hơn.

– Ngược lại, bên nhận thế chấp không được hưởng lợi tức, hoa lợi từ tài sản thế chấp, không phải lo bảo quản tài sản cho bên thế chấp. Tuy nhiên, dù có quyền kiểm tra tài sản nhưng do không nắm giữ trực tiếp tài sản nên thế chấp chịu rủi ro cao hơn trong trường hợp giấy tờ giả, tài sản bị thay đổi trong thời gian thế chấp, …

* Thứ năm, về hình thức hợp đồng:

– Đối với cầm cố, thì việc cầm cố phải được lập thành văn bản, không cần phải công chứng, chứng thực.

– Về hình thức thế chấp tài sản thì việc thế chấp phải được lập thành văn bản. Trong trường hợp pháp luật có quy định thì văn bản này phải được công chứng, chứng thực hoặc đăng ký.

107. Phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp

* Phương thức xử lý tài sản cầm cố:

– Nếu các bên có thỏa thuận trước thì bên nhận thế chấp sẽ xử lý tài sản thế chấp theo phương thức đã thỏa thuận.

– Nếu các bên không có thỏa thuận từ trước thì tài sản thế chấp được đấu giá theo quy định của pháp luật.Bên nhận cầm cố được thanh toán từ sổ tiền thu được do bán đấu giá sau khi trừ chi phí bảo quản tài sản và chi phí bán đấu giá.

* Phương thức xử lý tài sản thế chấp:

– Theo nguyên tắc tài sản sẽ được bán đấu giá.

– Nếu các bên có thỏa thuận từ trước trước hoặc khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ các bên tự thoả thuận về phương thức xử lý tài sản thì tài sản thế chấp được xử lý theo thoả thuận của các bên.

108. Vật quyền là gì? Vật quyền trong pháp luật dân sự Việt Nam

1. Khái niệm vật quyền 

Theo cuốn từ điển Luật học – Bộ tư pháp thì vật quyền là quyền trực tiếp trên vật  và có tác dụng mang lại cho người có quyền toàn bộ hoặc một phần tiện ích kinh tế đó.

Và cũng theo nội dung giải thích về vật quyền thì vật quyền bao gồm hai loại vật quyền chính và vật quyền phụ:

+ Vật quyền chính là những vật mà cho phép con người có quyền thụ hưởng các vật liên quan và thực hiện tác động một cách trực  tiếp lên vật ví dụ: quyền sở hữu tài sản,..

+Vật quyền phụ: là những vật quyền được thực hiện không phải nhằm thụ hưởng tiện ích vật chất của vật liên quan mà nhằm khai thác giá trị tiền tệ của vật đó. Các quyền này gắn với quyền chủ nợ mà theo luật nó là giao dịch pàm phát sinh các quyền bảo đảm đối với vật cho việc thực hiện nghĩa vụ.

Vật quyền được hiểu theo hai nghĩa khác nhau:

– Theo nghĩa chủ quan thì vật quyền là quyền của một chủ thể nhất định đối với một tài sản

Theo nghĩa này thì vật quyền là quyền đối với vật, khác với trái quyền là quyền của một người yêu cầu một người khác thực hiện hoặc không thực hiện một hành vi nhất định (quyền đối nhân).

– Theo nghĩa khách quan thì vật quyền là toàn bộ các quy phạm pháp luật quy định về vật với tư cách là đối tượng của vật quyền, nội dung của các loại vật quyền, căn cứ phát sinh, chấm dứt các loại vật quyền, nguyên tắc thực hiện, bảo vệ vật quyền, các hạn chế mà người có vật quyền phải tuân thủ khi thực hiện các quyền năng của mình,… Thừa kế những nội dung này thì Bộ luật dân sự 2015 có những quy định về vât quyền như sau

2. Nội dung về vật quyền trong pháp luật Việt Nam 

Theo quy định của pháp luật dân sự thì vật quyền được xác định theo hai nội dung: quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản

2.1 Quyền sở hữu 

Theo quy định tại điều 158 Bộ luật dân sự 2015 thì quyền sở hữu được quy định bao gồm: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu

Thứ nhất, quyền chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản (khoản 1 Điều 179 Bộ luật dân sự 2015). Và việc xác định chiếm hữu còn được xác định dựa trên việc nắm giữ tài sản của chủ sở hữu, do đó, chiếm hữu được xác định gồm chiếm hữu của chủ sở hữu và chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu.

  • Chiếm hữu của chủ sở hữu là việc nắm giữ chi phối tài sản gồm chủ sở hữu tài sản, người được chủ sở hữu quyền, người có quyền chiếm giữ tài sản dựa trên cơ sở một giao dịch hợp pháp, người được nhà nước giao quyền chiếm hữu thông qua một quyết định có hiệu lực hoặc bản án có  hiệu lực của tòa án. Các chủ thể nắm giữ chi phối tài sản thông qua việc trực tiếp tác động vào tài sản nhằm duy trì tài sản theo ý chí của mình hoặc thông qua hành vi của người khác
  • Chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu được Bộ luật dân sự quy định tại điều 228 đến điều 233 và điều 236 là căn cứ để các lập quyền sở hữu theo thời hiệu. Nếu trong trường hợp chiếm hữu khác của chủ thể không phải là chủ sở hữu không thuộc nội dung quy định tại các điều luật này thì không được pháp luật bảo vệ.

Căn cứ vào quyền đối với tài sản thì quyền chiếm hữu trong quan hệ sở hữu tài sản còn được chia làm chiếm hữu ngay tình và chiếm hữu không ngay tình

  • Chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu hoặc có căn cứ để chứng mình về việc người chuyển giao tài sản cho mình là chủ sở hữu hoặc có căn cứ tin rằng người chuyển giao tài sản cho mình có thẩm quyền chuyển giao
  • Chiếm hữu không ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có đủ căn cứ để biết việc chiếm hữu của mình để biết việc chiếm hữu của mình không tuân thủ quy định của pháp luật, ví dụ: trộm cắp, cướp,.. Trong trường hợp này, người chiếm hữu phải biết việc chiếm hữu của mình có căn cứ pháp luật hay không. Trường hợp này áp dụng đối với việc chiếm hữu là tài sản có đăng kí quyền sở hữu.

Thứ hai, quyền sử dụng. Quyền sử dụng là quyền thực hiện các hành vi khai thác công dụng hoa lợi lợi tức phát sinh từ tài sản. Việc khai thác ở đây có thể là khai thác công dụng, tính năng của tài sản nhằm đáp ứng lợi ích vật chất, tinh thần của chủ thể trong đời sống kinh tế -xã hội.

Quyền sử dụng có thể là đối tượng trong các giao dịch dân sự, do đó căn cứ vào chủ thể sử dụng tài sản thì chúng ta có quyền sử dụng của chủ sở hữu và quyền sử dụng không phải là chủ sở hữu. Quyền sử dụng của chủ sở hữu là việc chủ sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp khai thác tài sản của mình và phải đảm bảo việc khai thắc tài sản không làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia dân tộc. Còn quyền sử dụng của người không phải là chủ sở hữu được xác định dựa theo thỏa thuận của chủ sở hữu với người khác có thể thông qua các loại giao dịch thuê khoán, mượn tài sản,…

Thứ ba, quyền định đoạt. Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản. Hay nói cách khác quyền định đoạt là quyền định đoạt đối với số phận của tài sản về tính pháp lý hoặc thực tế. Quyền định đoạt được thực hiện thông qua các nội dung sau:

+ Quyền định đoạt là việc chuyển giao quyền sở hữu tài sản từ chủ thể này sang chủ thể khác.Chủ thể có quyền định đoạt gồm chủ sở hữu tài sản, người được chủ sở hữu ủy quyền hoặc người có quyền trên cơ sở quyết định của tòa án

+ Quyền từ bỏ tài sản là việc chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu theo quy định theo điều 239 Bộ luật dân sự 2015

+ Quyền định đoạt thể hiện qua việc tiêu dùng đối với tài sản nhằm khai thác công dụng của tài sản và đem lại lợi ích cho con người.

+ Quyền định đoạt thể hiện qua việc tiêu hủy tài sản, là việc của chủ sở hữu nhằm mục đích chấm dứt sự tồn tại của tài sản, chấm dứt, phá bỏ mọi công dụng và tính năng của tài sản.

Trong quá trình thực hiện quyền định đoạt của tài sản, chủ sở hữu có thể tự do thực hiện quyền định đoạt của mình đối với tài sản đó thông qua việc chuyển giao quyền sở hữu thông qua việc mua bán, chuyển nhượng, tặng cho,…Tuy nhiên việc tự đó  cũng phải được thực hiện trong “khuôn khổ” do luật quy định.

2.2 Các quyền khác đối với tài sản

Là quyền của chủ thể trực tiếp nắm giữ, chi phối tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác. Cụ thể quyền khác đối với tài sản gồm:

Một là, quyền đối với bất động sản liền kề. Theo đó, theo quy định tại điều 245 Bộ luật lao động 2015 thì

“Quyền đối với bất động sản liền kề là quyền được thực hiện trên một bất động sản (gọi là bất động sản chịu hưởng quyền) nhằm phục vụ cho việc khai thác một bất động sản khác thuộc quyền sở hữu của người khác (gọi là bất động sản hưởng quyền)”

Việc thực hiện đối với bất động sản liền kề để nhằm phục vụ cho việc khai thác bất động sản nhất định như: lối đi qua, về tưới tiêu nước trong canh tác, trong việc cấp thoát nước qua các bất động sản liền kề, mắc đường dây tải điện, thông tin liên lạc qua các bất động sản khác,…

Việc xác định căn cứ xác lập quyền đối với bất động sản liền kề được xác lập do địa thế tự nhiên từ quá trình vận động của tự nhiên, căn cứ dựa trên quy định của pháp luật – nếu trong trường hợp luật có quy định thì người có quyền với bất động sản liền kề bắt buộc phải  cho các chủ thể có quyền của bất động sản bị vây bọc được hưởng quyền, ví dụ: quyền về lối đi qua, việc xác lập quyền đối với bất động sản liền kề thì còn dựa theo sự thỏa thuận thống nhất ý chí giữa các chủ thể có quyền, và căn cứ theo di chúc.

Hai là quyền hưởng dụng. Căn cứ vào điều 257 Bộ luật dân sự 2015 thì quyền hưởng dụng là

“Quyền hưởng dụng là quyền của chủ thể được khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác trong một thời hạn nhất định”.

Quyền hưởng dụng là một quyền tài sản của người hưởng dụng có tính độc lập, người hưởng dụng là người co quyền khai thác tài sản của chủ sở hữu theo thỏa thuận, theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật nhưng không có nghĩa vụ hoàn trả các lợi ích cho chủ sở hữu, cho nên người hưởng dụng có một số quyền hạn chế như quyền chuyển giao cho người khác về việc chuyển giao cho người khác hưởng dụng hoặc cho thuê quyền hưởng dụng.

Và thời gian thực hiện quyền hưởng dụng là một khoảng thời gian nhất định trên cơ sở thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật, khoảng thời hạn tối đa có thể hết cuộc đời của người hưởng dụng đầu tiên nếu người hưởng dụng là cá nhân. Nếu trong trường hợp có thỏa thuận về thời hạn thì khi hết khoảng thời gian đó thì người hưởng dụng phải trả lại tài sản cho chủ sở hữu.

Thứ ba, quyền bề mặt.

“Quyền bề mặt là quyền của một chủ thể đối với mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất mà quyền sử dụng đất đó thuộc về chủ thể khác”. (Căn cứ điều 267 Bộ luật dân sự 2015)

Quyền bề mặt là một loại vật quyền  hình thành trong quan hệ vật quyền, đối tượng của quyền bề mặt có thể là vật cụ thể gắn với đất hoặc là phần không gian, theo đó vật gắn với đất sẽ được tạo lập, vật cụ thể gắn với đất có thể nằm trên bề mặt đất, nằm dưới bề mặt đất hoặc phần không gian trên mặt đất.

Căn cứ xác lập quyền bề mặt có thể dựa trên sự thỏa thuận, theo quy định của pháp luật hoặc theo di chúc. Để đảm bảo thuận lợi hơn cho việc khai thác, sử dụng thì thời hạn của quyền bề mặt thường tồn tại vài chục năm thì chủ sở hữu mới có thể khai thác hiệu quả quyền bề mặt. Còn đối với các loại hợp đồng thuê khoán thì thời hạn cho thuê không kéo dài quá thời gian sử dụng đất.

109. Khái niệm và đặc điểm quyền cầm giữ

* Khái niệm: 

Cầm giữ tài sản là việc bên có quyền (sau đây gọi là bên cầm giữ) đang nắm giữ hợp pháp tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ được chiếm giữ tài sản trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

* Đặc điểm cầm giữ tài sản:

Thứ nhất, đây là biện pháp bảo đảm duy nhất trong số các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được áp dụng mà không dựa trên sự thoả thuận của các bên liên quan.
Thứ hai, quyền cầm giữ tài sản chỉ được thực hiện nếu đồng thời hội đủ ba yếu tố sau: (i)Vật cầm giữ đang được bên có quyền nắm giữ nhưng vật ấy thuộc sở hữu của bên có nghĩa vụ, tức bên cầm giữ có nghĩa vụ phải chuyển giao cho chủ sở hữu(cho bên có nghĩa vụ) hoặc cho bên thứ ba theo chỉ định của chủ sở hữu; (ii)Nghĩa vụ được bảo đảm phải là nghĩa vụ của người chủ sở hữu vật ấy và nghĩa vụ ấy phải phát sinh trực tiếp từ vật ấy;(iii) Nghĩa vụ được bảo đảm bằng biện pháp cầm giữ tài sản chưa được thực hiện bởi người có nghĩa vụ đúng hạn cam kết.
Thứ ba, chiếm giữ tài sản là một biện pháp có những nội dung pháp lý đồng nhất với biện pháp cầm cố vì vậy các quy định về nghĩa vụ bảo quản tài sản trong cầm giữ, xử lý tài sản để thực hiện nghĩa vụ chính… có thể dẩn chiếu sang các điều luật tương tự trong phần cầm cố.

110. Hiệu lực của quyền cầm giữ

Về xác lập cầm giữ tài sản, Khoản 1 Điều 347 quy định “Cầm giữ tài sản phát sinh từ thời điểm đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ”. Khi có hành vi vi phạm nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ, cầm giữ tài sản ngay lập tức phát sinh. Quyền cầm giữ tài sản chỉ được thực hiện khi có các điều kiện như đã phân tích ở trên.

Hiệu lực đối kháng với người thứ ba phát sinh từ thời điểm bên cầm giữ chiếm giữ tài sản. Khi cầm giữ tài sản được xác lập một cách hợp pháp, bên cầm giữ có quyền truy đòi tài sản và được ưu tiên thanh toán theo quy định tại điều 308 BLDS 2015. Hiệu lực đối kháng với người thứ ba của biện pháp cầm giữ tài sản có khả năng đối kháng rất lớn, vì khi bên cầm giữ đã chiếm giữ tài sản thì chỉ phải trả lại tài sản khi bên có nghĩa vụ đã thực hiện xong nghĩa vụ với mình và không có bất kì một ngoại lệ nào.

111. Quy định về cầm giữ tài sản? Phân biệt cầm cố tài sản và cầm giữ tài sản?

Cơ sở pháp lý: Bộ luật dân sự 2015

1. Quy định về cầm giữ tài sản là gì? 

Cầm giữ tài sản là việc bên có quyền (sau đây gọi là bên cầm giữ) đang nắm giữ hợp pháp tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ được chiếm giữ tài sản trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 quy định:

– Về việc cầm giữ tài sản chỉ áp dụng cho chính hợp đồng song vụ mà tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ đang cần phải thực hiện, không thể lấy tài sản là đối tượng của một quan hệ nghĩa vụ khác để thực hiện quyền cầm giữ tài sản. Bởi vì, xác định hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng song vụ cụ thể, mà không thể gộp nghĩa vụ của hợp đồng song vụ này vào nghĩa vụ hợp đồng song vụ khác cho dù bên có nghĩa vụ trong các hợp đồng song vụ được xác lập trước hay được xác lập sau cùng là một chủ thể.

Theo đó, cầm giữ tài sản là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ do luật định, áp dụng trong trường hợp bên có quyền (bên cầm giữ) đang nắm giữ hợp pháp tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ có đặc điểm đền bù được chiếm giữ tài sản trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ phát sinh từ chính hợp đồng song vụ đó.

– Về xác lập cầm giữ tài sản theo quy định tại Điều 347 BLDS, căn cứ xác lập quyền cầm giữ được xác định từ thời điểm đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình.

+ Thời điểm đến hạn thực hiện nghĩa vụ, mà bên có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận trong hợp đồng song vụ là căn cứ để bên có quyền được quyền cầm giữ tài sản.

+ Thời hạn thực hiện nghĩa vụ do các bên thỏa thuận hoặc luật định hoặc do các bên yêu cầu thực hiện cho nhau quyền và nghĩa vụ trong một ngày được xác định, nếu hợp đồng không quy định thời hạn. Việc xác định thời điểm xác lập quyền của bên cầm giữ tài sản trong hợp đồng song vụ, là căn cứ phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm bên cầm giữ chiếm giữ tài sản

Theo đó, bên có quyền cầm giữ phải được xác định là người nắm giữ hợp pháp tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ. Mối liên hệ giữa trái quyền được bảo đảm phát sinh có quan hệ hữu cơ với đối tượng của quyền cầm giữ là tài sản.

– Về quyền của các bên cầm giữ theo quy định tại Điều 348 BLDS, bên cầm giữ tài sản có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng song vụ. Việc bên có quyền đang nắm giữ tài sản của bên có nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ là một lợi thế của bên có quyền

+ Trường hợp đối tượng của hợp đồng song vụ là động sản đang do người thứ ba chiếm hữu, khi bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, bên có quyền cầm giữ yêu cầu người thứ ba đang chiếm hữu động sản chuyển giao tài sản cho mình, nhưng người này không chuyển giao, thì quyền cầm giữ của bên có quyền có thể bị vi phạm bởi hành vi của người thứ ba. Khi đó, bên có quyền cầm giữ tài sản có quyền yêu cầu người thứ ba đang chiếm hữu tài sản giao tài sản cho mình cầm giữ hoặc chấp hành viên thực hiện quyền này.

Như vậy, trên thực tế bên có quyền phát sinh từ hợp đồng song vụ, mà đối tượng của hợp đồng lại đang do người thứ ba chiếm hữu, thì quyền của bên cầm giữ tài sản có nhiều nguy cơ bị xâm phạm hoặc không có tài sản để cầm giữ. Vì người thứ ba được xác lập quyền đối với tài sản đó, như xác lập quyền sở hữu hoặc quyền của người thứ ba đối với tài sản đã được đăng ký theo quy định của pháp luật.

Như vậy, quy định tại Điều 346 BLDS, bên có quyền đang nắm giữ hợp pháp tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ được chiếm giữ tài sản trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, là một quy định đã dự liệu được những tình huống có thể phát sinh trên thực tế.

Trường hợp đối tượng của hợp đồng song vụ là bất động sản, việc chuyển giao bất động sản phải tuân theo những hình thức, thủ tục nhất định do luật định, cho nên bên có quyền nắm giữ đang chiếm hữu bất động sản, thì người thứ ba có quyền đối với bất động sản này vẫn có thể tiến hành thủ tục bán đấu giá. Quyền của người nắm giữ có thể được thanh toán bằng phương thức khác.

2. Phân biệt cầm cố tài sản và cầm giữ tài sản

Sự giống nhau giữa cầm cố tài sản và cầm giữ tài sản là đều có mục đích là nhằm để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ với bên có quyền.

Sự khác nhau giữa cầm cố tài sản và cầm giữ tài sản:

Về khái niệm

– Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

– Cầm giữ tài sản là việc bên có quyền (sau đây gọi là bên cầm giữ) đang nắm giữ hợp pháp tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ được chiếm giữ tài sản trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

Về căn cứ phát sinh

– Đối với cầm cố tài sản: Các bên thực hiện cầm cố tài sản trước khi hoặc ngay từ khi hợp đồng giao kết, đến thời điểm bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng  nghĩa vụ tài sản cầm cố được đưa ra để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ tài sản cầm cố được đưa ra để xử lý để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

– Đối với cầm giữ tài sản: Cầm giữ tài sản chỉ bắt đầu khi bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ và nó kết thúc khi có một trong ba trường hợp được quy định tại khoản 3 điều 416 BLDS

Về đối tượng

– Đối với cầm cố tài sản: Tài sản: bên cầm cố giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình, sử dụng tài sản hình thành trong tương lai để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác

– Đối với cầm giữ tài sản: Theo quy định tại Điều 295 Bộ Luật Dân sự 2015 thì tài sản được phải thuộc quyền sở hữu của bên cầm cố, còn tài sản trong cầm giữ không quy định bắt buộc về tính sở hữu này. Tài sản cầm giữ là đối tượng của hợp đồng song vụ để bảo đảm cho chính việc thực hiện nghĩa vụ liên quan đến tài sản bị cầm giữ đó.

Về quyền chiếm giữ tài sản của người thứ ba

– Đối với cầm cố tài sản: Trong biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng các bên có thể thỏa thuận bên thứ ba hoặc người thứ ba giữ tài sản cầm cố.

– Đối với cầm giữ tài sản: Trong biện pháp bảo đảm hợp đồng trong cầm giữ tài sản bên bị cầm giữ tài sản không có quyền cầm giữ tài sản, bên có quyền có thể tự mình cầm giữ tài sản giao cho người thứ ba cầm giữ tài sản mà không cần sự thỏa thuận của bên bị cầm giữ tài sản.

Khoản 2 Điều 314 Bộ Luật dân sự 2015 quy định bên nhận cầm cố có quyền xử lý tài sản cầm cố theo phương thức đã thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Theo đó, Điều 303 quy định các bên có quyền thỏa thuận một trong các phương thức sau để xử lý tài sản cầm cố: Bán đấu giá tài sản; Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản; Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ; Phương thức khác

Xử lý tài sản khi biện pháp bảo đảm chấm dứt

– Đối với cầm cố tài sản: Bên nhận cầm cố tài sản có quyền xử lý tài sản cầm cố theo phương thức đã thỏa thuận, không được hưởng hoa lợi lợi tức từ tài sản cầm cố nếu không được bên cầm cố đồng ý.

– Đối với cầm giữ tài sản: Bên cầm giữ tài sản không có quyền xử lý tài sản cầm giữ, được thu hoa lợi và lợi tức từ tài sản cầm giữ và được dùng số hoa lợi, lợi tức này để bù trừ nghĩa vụ.

Về ý chí các bên

– Đối với cầm cố tài sản: Là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự được áp dụng mà phải dựa trên sự thỏa thuận giữa các bên ngay từ thời điểm thỏa thuận để ký kết hợp đồng.

– Đối với cầm giữ tài sản: Là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự được áp dụng mà không dựa trên sự thỏa thuận giữa các bên.  Đây là trường hợp duy nhất theo quy định của luật Việt Nam hiện hành mà biện pháp bảo đảm không được xác lập trên cơ sở thỏa thuận của các bên (hay hợp đồng) mà được xác lập bằng các quy định của pháp luật.

Như vậy, có thể thấy hai biện pháp cầm cố tài sản và cầm giữ tài sản mục đích chung là bảo vệ quyền và lợi ích thông qua hợp đồng nhưng khi phân tích riêng ra ta lại thấy hình thức, đối tượng và nghĩa vụ của mỗi bên là khác nhau. Cơ bản là về đối tượng của hai biện pháp cũng khác nhau. Trong cầm giữ tài sản thì đối tượng tài sản ở đây là bên cầm cố giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình còn đối với cầm cố tài sản thì tài sản được phải thuộc quyền sở hữu của bên cầm cố, còn tài sản trong cầm giữ lại không quy định bắt buộc người sở hữu.

112. Chấm dứt quyền cầm giữ

Cầm giữ tài sản chấm dứt trong trường hợp sau đây

– Bên cầm giữ không còn chiếm giữ tài sản trên thực tế.

– Các bên thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm khác để thay thế cho cầm giữ.

– Nghĩa vụ đã được thực hiện xong.

– Tài sản cầm giữ không còn.

– Theo thỏa thuận của các bên

113. Thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các vật quyền bảo đảm

Pháp luật dân sự Việt Nam xác định thứ tự ưu tiên thanh toán dựa trên nguyên tắc thời điểm đăng ký giao dịch bảo đảm và thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm. Theo đó, thứ tự ưu tiên thanh toán như sau:

  • Nếu có phát sinh đối kháng với người thứ ba thì xác lập theo hiệu lực đối kháng
  • Trường hợp các giao dịch bảo đảm đã được đăng ký thì thứ tự ưu tiên thanh toán được xác định theo thứ tự đăng ký.Nghĩa là, giao dịch bảo đảm nào có thời điểm đăng ký giao dịch trước thì sẽ được ưu tiên thanh toán trước và ngược lại.
  • Tiếp theo, trong số những giao dịch bảo đảm có giao dịch bảo đảm được đăng ký và có những giao dich bảo đảm không được đăng ký, thì ưu tiên thanh toán cho giao dịch bảo đảm được đăng ký trước và giao dịch bảo đảm không được đăng ký sẽ thanh toán sau.
  • Cuối cùng, trường hợp các giao dịch bảo đảm không có đăng ký thì thứ tự ưu tiên thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập giao dịch bảo đảm. Giao dịch bảo đảm có thời gian xác lập trước sẽ được thanh toán trước.

Lưu ý: Không phải mọi trường hợp các bên đều phải tuân thủ theo thứ tự ưu tiên trên. Pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận của các bên, theo đó các bên cùng nhận bảo đảm có thể thỏa thuận về việc thay đổi thứ tự ưu tiên thanh toán. Ngoài ra, nếu số tiền thu được từ việc xử lý tài sản bảo đảm không đủ để thanh toán cho tất cả các bên nhận bảo đảm, thì bên nhận bảo đảm sẽ được thanh toán tương ứng với tỷ lệ giá trị nghĩa vụ được bảo đảm, cùng với thứ tự ưu tiên đã được xác định theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

114. Khái niệm quyền sở hữu trí tuệ

Theo khoản 1 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2009, Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.

Có thể thấy việc một tổ chức hay cá nhân có công sức nghiên cứu, sáng tạo để hoàn thành một công trình, một sản phẩm mới sẽ được công nhận quyền sở hữu trí tuệ. Các tác phẩm sẽ được pháp luật bảo hộ trên các phương diện như quyền sở hữu trí tuệ của tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền sở hữu trí tuệ đối với giống cây trồng.

115. Tại sao nói quyền sở hữu trí tuệ là tài sản vô hình tuyệt đối

“Sở hữu trí tuệ” được hiểu là sự sở hữu đối với những tài sản trí tuệ đó. Cụ thể hơn, đó là các quyền hợp pháp xuất phát từ hoạt động trí tuệ trong các lĩnh vực công nghiệp, khoa học, văn học và nghệ thuật.

116. Ý nghĩa pháp lý của đăng ký bảo hộ trong chế định quyền sở hữu trí tuệ

Bảo vệ sở hữu trí tuệ khuyến khích sự sáng tạo

Đối với chủ thể nắm quyền sở hữu, việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ sẽ khuyến khích sự sáng tạo. Thúc đẩy những nỗ lực, cống hiến của họ vào các hoạt động nghiên cứu. Cải tiến kỹ thuật, tạo ra những sản phẩm tốt.

Bảo vệ sở hữu trí tuệ thúc đẩy kinh doanh

Việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ góp phần giảm thiểu tổn thất. Và thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh hợp pháp. Nhờ vào quyền sở hữu trí tuệ, các doanh nghiệp sẽ không phải đối mặt với những thiệt hại về mặt kinh tế do hành vi “chiếm đoạt” của các đối thủ cạnh tranh.

Bảo vệ sở hữu trí tuệ là bảo vệ lợi ích người tiêu dùng

Nếu không bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thì trên thị trường sẽ tràn lan những sản phẩm giả, kém chất lượng. Ảnh hưởng nghiêm trọng về cả uy tín và doanh thu cho các chủ thể đang sản xuất, kinh doanh những mặt hàng có chất lượng, có sự đầu tư trí tuệ vào sản phẩm.

Bên cạnh đó, việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ giúp cho người tiêu dùng có cơ hội lựa chọn. Và được sử dụng các hàng hóa, dịch vụ chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của họ.

Bảo vệ sở hữu trí tuệ tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ hiệu quả sẽ tạo được môi trường cạnh tranh lành mạnh. Là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Pháp luật sở hữu trí tuệ chống mọi hành vi sử dụng các dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đang được bảo hộ. Cũng như những hành vi sử dụng trái phép thông tin bí mật được bảo hộ.

Bảo vệ sở hữu trí tuệ tạo uy tín cho doanh nghiệp

Một cá nhân, tổ chức phải trải qua thời gian dài để có thể cho ra một sản phẩm mang thương hiệu riêng của mình. Họ phải đầu tư trong nhiều năm. Và có thể phải mất rất nhiều chi phí cho hoạt động nghiên cứu và triển khai (nghiên cứu để tạo ra, thử nghiệm…). Rồi mới có thể đưa một sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Nhờ vào bảo vệ sở hữu trí tuệ, công ty sẽ xây dựng được “uy tín thương hiệu”. Được nhiều người biết đến và tin dùng.

Bảo vệ sở hữu trí tuệ mang lại lợi ích quốc gia

Hơn nữa, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ còn có ý nghĩa về chính trị. Nếu muốn gia nhập làm thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới WTO thì điều kiện tiên quyết đối với các quốc gia là bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Như vậy, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đóng vai trò quan trọng trong việc hội nhập kinh tế nước ta với thế giới.

Luật Dương Gia là một công ty luật có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, với đội ngũ luật sư, cố vấn pháp lý tận tâm, nhiệt huyết luôn sẵn sàng hỗ trợ Quý khách hàng các dịch vụ về tư vấn, tra cứu, đăng ký và các dịch vụ khác có liên quan đến sở hữu trí tuệ. Liên hệ với luật Dương Gia để được hỗ trợ với chất lượng dịch vụ tốt nhất, chi phí hợp lý nhất.

117. Phân biệt giữa quyền sở hữu trí tuệ với quyền sở hữu tài sản thông thường

Quyền sở hữu gồm ba quyền: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt. Đối với quyền sở hữu tài sản thông thường, chủ sở hữu tự mình thực hiện các hành vi kiểm soát, sử dụng và định đoạt trực tiếp đối với tài sản của mình. Tuy nhiên, đối với quyền sở hữu trí tuệ, đối tượng của quyền là lợi ích vật chất mà khi khai thác sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ, đối tượng của quyền là lợi ích vật chất mà khi khai thác sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ sẽ mang lại cho chủ sở hữu, người sử dụng hợp pháp. Vì vậy, việc thực hiện ba quyền của chủ sở hữu quyền tác giả và chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng có tính đặc thù.

Hiện nay, theo quy định tại Điều 163 Bộ luật dân sự, tài sản thuộc quyền sở hữu của cá nhân, tổ chức là lợi ích vật chất thể hiện dưới dạng vật chất tự nhiên hay thể hiện bằng giá trị được tính bằng tiền như giấy tờ có giá hoặc quyền tài sản trị giá bằng tiền. Theo quy định tại Điều 181 Bộ luật dân sự thì quyền sở hữu trí tuệ là quyền tài sản. Quyền tài sản gồm quyền giá trị bằng tiền, quyền khai thác sử dụng các loại tài sản, quyền thực hiện hợp đồng,… Vậy, quyền sở hữu trí tuệ thuộc loại quyền khai thác sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ sẽ đem lại lợi ích vật chất cho chủ sở hữu.

Quyền sở hữu trí tuệ được tiếp cận là đối tượng của quyền dân sự (đối tượng của quyền sở hữu) thì chủ sở hữu có các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối tượng này.

Quyền sở hữu trí tuệ được tiếp cận dưới góc độ của Luật sở hữu trí tuệ thì quyền sở hữu trí tuệ là quyền của cá nhân, tổ chức đối với tài sản trí tuệ gồm quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. Đối với quyền tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có các quyền tài sản khi khai thác các tác phẩm. Đối với quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng mới có các quyền khai thác trực tiếp các đối tượng này trong sản xuất kinh doanh.

Đối với quyền tác giả thì chủ sở hữu có quyền sở hữu đối với các quyền tài sản được quy định tại Điều 20 Luật sở hữu trí tuệ. Quyền tài sản này có tính đặc thù so với các quyền tài sản thông thường khác. Quyền tài sản là quyền khai thác thương mại tác phẩm và chủ sở hữu sẽ kiểm soát quyền của mình bằng cách tự mình hoặc cho phép chủ thể khác phát hành đến công chúng một số lượng bản sao nhất định. Thông qua việc khai thác thương mại tác phẩm, chủ sở hữu sẽ hưởng khoản lợi ích vật chất. Chủ sở hữu cũng có thể khai thác tác phẩm  đồng thời chuyển quyền sở hữu tác giả của mình cho người khác để thu số tiền như thỏa thuận trong hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả.

Với tư cách là chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp, cá nhân, tổ chức có đầy đủ ba quyền của quyền sở hữu gồm: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng  và quyền định đoạt. Tuy nhiên, việc thực hiện các quyền này khác với quyền sở hữu tài sản là vật, giấy tờ có giá.

Chủ sở hữu thực hiện quyền chiếm hữu của mình bằng cách dùng biện pháp kiểm soát đối tượng sở hữu của mình như cho người khác sử dụng một thời hạn nhất định và kiểm soát hành vi khai thác của người sử dụng, hoặc dùng các biện pháp kỹ thuật công nghệ để ngăn chặn hành vi xâm phạm. Khi có hành vi xâm phạm, chủ sở hữu yêu cầu người vi phạm chấm dứt hành vi đó.

Đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp là sản phẩm thể hiện kết quả của hoạt động sáng tạo thì việc khai thác và sử dụng các đối tượng này là quá trình áp dụng kết quả nghiên cứu vào hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo ra hàng hóa. Đối với những đối tượng có tính thương mại như nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại thì chủ sở hữu, người sử dụng có quyền khai thác sử dụng các đối tượng đó bằng cách ghi tên thương mại hoặc gắn nhãn hiệu lên các sản phẩm, hàng hóa của mình. Như vậy, quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp và giống cây trồng là quyền áp dụng thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất hàng hóa và quyền khai thác tính thương mại của đối tượng.

Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp có quyền chuyển giao quyền sử dụng để nhận một số tiền hoặc chuyển quyền sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp thông qua hợp đồng chuyển nhượng hoặc để lại thừa kế theo di chúc cho cá nhân, tổ chức dược sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp đã đăng ký bảo hộ và còn thời hạn bảo hộ.

118. Khái niệm và đặc điểm của pháp luật thừa kế

* Khái niệm:

Quyền thừa kế là quyền của cá nhân về việc lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại di sản của mình cho ngời khác theo quy định của pháp luật; hưởng di sản theo pháp luật và quyền của mọi chủ thể trong việc hưởng di sản theo di chúc.

Quyền thừa kế của chủ thể không phải là cá nhân chỉ bao gồm quyền hưởng di sản theo di chúc.

* Đặc điểm:

– Là một quan hệ pháp luật giữa các chủ thể trong việc để lại di sản và nhận di sản thừa kế được sự điều chỉnh của pháp luật.

– Là phạm trù pháp luật, là sự ghi nhận của Nhà nước thông qua pháp luật về quyền của các chủ thể trong lĩnh vực thừa kế.

– Gắn liền với pháp luật, chỉ đến khi có sự xuất hiện của Nhà nước và pháp luật mới xuất hiện thừa kế.

119. Nguyên tắc của thừa kế theo pháp luật Việt Nam

* Các nguyên tác cơ bản:

– Bình đẳng về thừa kế của cá nhân (Điều 610 BLDS 2015)

– Tôn trọng quyền định đoạt của người để lại di sản

– Tôn trọng ý chí của người thừa kế

– Bảo đảm quyền hưởng di sản của một số người thừa kế theo pháp luật

120. Trình bày về người để lại di sản

– Người để lại di sản thừa kế là người có tài sản sau khi chết để lại cho người còn sống theo ý chí của họ được thể hiện trong di chúc hoặc theo quy định của pháp luật.

– Người để lại di sản chỉ có thể là cá nhân.

121. Trình bày về người thừa kế

* Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. (Điều 613 BLDS 2015)

122. Thai nhi được hưởng thừa kế vậy thai nhi có năng lực pháp Luật Dân sự hay không? Tại sao?

* Mặc dù thai nhi được hưởng thừa kế nhưng thai nhi không có năng lực pháp Luật Dân sự.

* Căn cứ pháp lý: khoản 3 Điều 16 BLDS 2015 “Năng lực pháp Luật Dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết.” Như vậy, tại thời điểm được hưởng thừa kế thai nhi vẫn chưa được sinh ra, nhưng để đảm bảo quyền được thừa kế tài sản của cá nhân thì BLDS đã quy định về quyền được hưởng thưa kế của thai nhi tại Điều 613 BLDS 2015 với điều kiện “sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.”

123. Trình bày về di sản thừa kế

* Được quy định tại Điều 612 BLDS 2015:

Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.

124. Thế nào là chết đồng thời? Những người chết đồng thời có được hưởng thừa kế của nhau không?

* Chết đồng thời được hiểu là người để lại di sản và người được thừa kế di sản chết cùng thời điểm hoặc được xem là chết cùng thời điểm vì không xác định được người nào chết trước.

* Những người chết đồng thời không được hưởng thừa kế của nhau, di sản của những người này do người thừa kế của họ hưởng.

(Quy định tại Điều 619 BLDS 2015)

125. Người quản lý di sản thừa kế được quyết định như thế nào?

* Quy định tại Điều 616 BLDS 2015:

1. Người quản lý di sản là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thỏa thuận cử ra.

2. Trường hợp di chúc không chỉ định người quản lý di sản và những người thừa kế chưa cử được người quản lý di sản thì người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những người thừa kế cử được người quản lý di sản.

3. Trường hợp chưa xác định được người thừa kế và di sản chưa có người quản lý theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì di sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý.

126. Quyền và nghĩa vụ của người quản lý di sản

Quyền của người quản lý tài sản:

1. Người quản lý di sản quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 616 của Bộ luật này có quyền sau đây:

a) Đại diện cho những người thừa kế trong quan hệ với người thứ ba liên quan đến di sản thừa kế;

b) Được hưởng thù lao theo thỏa thuận với những người thừa kế;

c) Được thanh toán chi phí bảo quản di sản.

2. Người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản quy định tại khoản 2 Điều 616 của Bộ luật này có quyền sau đây:

a) Được tiếp tục sử dụng di sản theo thỏa thuận trong hợp đồng với người để lại di sản hoặc được sự đồng ý của những người thừa kế;

b) Được hưởng thù lao theo thỏa thuận với những người thừa kế;

c) Được thanh toán chi phí bảo quản di sản.

3. Trường hợp không đạt được thỏa thuận với những người thừa kế về mức thù lao thì người quản lý di sản được hưởng một khoản thù lao hợp lý.

Quy định tại Điều 618 BLDS 2015

* Nghĩa vụ của người quản lý tài sản:

1. Người quản lý di sản quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 616 của Bộ luật này có nghĩa vụ sau đây:

a) Lập danh mục di sản; thu hồi tài sản thuộc di sản của người chết mà người khác đang chiếm hữu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

b) Bảo quản di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp hoặc định đoạt tài sản bằng hình thức khác, nếu không được những người thừa kế đồng ý bằng văn bản;

c) Thông báo về tình trạng di sản cho những người thừa kế;

d) Bồi thường thiệt hại nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại;

đ) Giao lại di sản theo yêu cầu của người thừa kế.

2. Người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản quy định tại khoản 2 Điều 616 của Bộ luật này có nghĩa vụ sau đây:

a) Bảo quản di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp hoặc định đoạt tài sản bằng hình thức khác;

b) Thông báo về di sản cho những người thừa kế;

c) Bồi thường thiệt hại nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại;

d) Giao lại di sản theo thỏa thuận trong hợp đồng với người để lại di sản hoặc theo yêu cầu của người thừa kế.

Quy định tại Điều 617 BLDS 2015

127. Quyền và nghĩa vụ của người thừa kế

* Quyền của người thừa kế:

– Quyền hưởng hoặc từ chối nhận di sản thừa kế.

* Nghĩa vụ của người thừa kế:

– Thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

– Nếu di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.

– Nếu di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

– Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.

(Quy định tại Điều 615 BLDs 2015)

128. Khái niệm và ý nghĩa của thời điểm mở thừa kế

Khái niệm:

Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.

* Ý nghĩa:

– Là mốc thời gian để xác định quyền thừa kế của người chết.

– Là căn cứ để xác định di chúc của người chết để lại có hiệu lực từ thời điểm nào.

– Là mốc xác định di sản thừa kế là tài sản của một người để lại sau khi họ chết.

– Là căn cứ xác định thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế.

– Là thời điểm xác định thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế.

129. Khái niệm và ý nghĩa của địa điểm mở thừa kế

130. Thời hiệu liên quan đến thừa kế

* Được quy định tại Điều 623 BLDS 2015:

1.Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;

b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.

2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

131. Phân tích đặc điểm pháp lý của di sản thờ cúng

* Đặc điểm pháp lý:

– Người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.

– Nếu người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng.

– Nếu tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.

– Nếu toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng.

– (Quy định tại Điều 645 BLDS 2015)

132. Khái niệm và ý nghĩa của thừa kế theo di chúc

Thừa kế theo di chúc là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm đến bởi lẽ đây là vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích đối với các chủ thể có quyền và nghĩa vụ liên quan đối với người để lại di chúc.

Di sản thừa kế theo di chúc sẽ được chia theo ý nguyện của người để lại di chúc, tức là trong di chúc quy định về việc phân chia tài sản như thế nào thì những người có quyền thừa kế phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo di chúc đó.

133. Bản chất pháp lý của di chúc

Di chúc là ý chí đơn phương của cá nhân

Di chúc bản chất là việc thể hiện ý chí của cá nhân nên nó được hình thành dựa trên ý chí đơn phương của người để lại di sản thừa kế mà không phụ thuộc vào ý chí của các chủ thể khác. Qua việc lập di chúc, cá nhân có ý định xác lập một giao dịch dân sự về thừa kế với quyết định chuyển giao một phần hoặc toàn bộ di sản của mình cho người đã được xác định trong di chúc. Việc xác định này không dựa trên việc người nhận di sản thừa kế chắc chắn sẽ nhận phần di sản được giao trong di chúc mà chỉ là ý chí đơn phương của người lập di chúc.

Di chúc nhằm dịch chuyển di sản của người chết cho những người khác đã được xác định trong di chúc

Đây là một căn cứ quan trọng để xác định việc dịch chuyển tài sản của người chết sang cho những người khác có hợp pháp không. Cho dù trước lúc chết, người đó có một khối tài sản và cũng lập di chúc nhưng không chứa đựng việc sẽ giao di sản đó cho ai thì không làm phát sinh việc thừa kế theo di chúc. Nói cách khác, di chúc chỉ đem lại ý nghĩa về mặt vật chất cho người thừa kế và chỉ là phương tiện để người để lại di sản thừa kế thực hiện quyền thừa kế của mình chỉ xuất hiện khi có nội dung trao một phần hoặc toàn bộ di sản của mình cho những người khác.

Thời điểm có hiệu lực của di chúc 

Di chúc sẽ có hiệu lực kể từ thời điểm mở thừa kế Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày Tòa án xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết.

134. Hình thức của di chúc

* Hình thức: 2 loại

– Di chúc miệng:

+ Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.

+ Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.

– Di chúc bằng văn bản:

+ Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng.

+ Di chúc bằng văn bản có người làm chứng.

+ Di chúc bằng văn bản có công chứng.

+ Di chúc bằng văn bản có chứng thực.

135. Điều kiện để di chúc có hiệu lực

* Di chúc là hành vi pháp lý đơn phương, vì vậy, để có hiệu lực thì di chúc phải tuân thủ các điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực quy định tại Điều 117 BLDS 2105:

1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Chủ thể có năng lực pháp Luật Dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

* Theo khoản 1 Điều 643 BLDS 2015, “di chúc có hiệu lực tại thời điểm mở thừa kế”.

136. Giải thích di chúc

Quy định cụ thể tại Điều 648 BLDS 2015

* Trường hợp nội dung di chúc không rõ ràng dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau thì những người thừa kế theo di chúc phải cùng nhau giải thích nội dung di chúc dựa trên ý nguyện đích thực trước đây của người chết, có xem xét đến mối quan hệ của người chết với người thừa kế theo di chúc. Khi những người này không nhất trí về cách hiểu nội dung di chúc thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

* Trường hợp có một phần nội dung di chúc không giải thích được nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của di chúc thì chỉ phần không giải thích được không có hiệu lực.

137. Các trường hợp di chúc không phát sinh hiệu lực

* Quy định tại khoản 2 Điều 643 BLDS 2015

2. Di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp sau đây:

a) Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;

b) Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực.

138. Hậu quả pháp lý của di chúc vô hiệu

* Di chúc hành vi pháp lý đơn phương, vì vậy nó cũng phải tuân thủ theo các điều kiện để giao dịch dân sự (hành vi pháp lý) có hiệu lực pháp luật quy định tại Điều 117 BLDS 2015.

* Di chúc vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ được thể hiện trong di chúc vô hiệu.

139. Người được hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung di chúc

* Người thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc

– Con chưa thành niên

– Cha, mẹ, vợ, chồng

– Con thành niên mà không có khả năng lao động.

– Được hưởng 2/3 suất thừa kế theo pháp luật.

(Quy định tại Điều 644 BLDS 2015)

140. Khái niệm thừa kế theo pháp luật

Điều 649 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định: Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.

Thừa kế theo pháp luật là việc dịch chuyển tài sản của người chết cho những người còn sống theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.

Cá nhân có quyền sở hữu với tài sản của mình, sau khi chết, số tài sản còn lại được chia đều cho những người thừa kế. Người được thừa kế theo pháp luật là những người có quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân và nuôi dưỡng.

Những người được hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật không phụ thuộc vào mức độ năng lực hành vi. Mọi người bình đẳng trong việc hưởng di sản thừa kế của người chết, thực hiện nghĩa vụ mà người chết chưa thực hiện trong phạm vi di sản nhận.

141. Các trường hợp thừa kế theo pháp luật

* Các trường hợp thừa kế theo pháp luật:

– Trong trường hợp không có di chúc hoặc được coi là không có di chúc.

– Di chúc không hợp pháp.

– Người thừa kế chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di chúc, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản không còn vào thời điểm mở thừa kế.

– Đối với phần di sản không được định đoạt trong di chúc.

– Trường hợp người thừa kế theo di chúc không có quyền hưởng di sản.

– Trường hợp người thừa kế theo di chúc từ chối quyền hưởng di sản.

(Quy định tại Điều 650 BLDS 2015)

142. Ý nghĩa của thừa kế theo pháp luật

* Ý nghĩa: Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho cá nhân không được chia thừa kế theo di chúc. Những người được hưởng thừa kế theo pháp luật được cho rằng là nhưng người thân thích, có quan hệ gắn bó đồng thời họ cũng có công lao vè mặt vật chất cũng như tinh thần để tạo ra khối di sản mà người chết để lại. Vì thế, dù không có tên trong di chúc họ vẫn sẽ nghiễm nhiên nhận được sự bảo hộ từ pháp luật.

143. Các hàng thừa kế theo pháp luật

* BLDS 2015 chia thành 3 hàng thừa kế theo pháp luật:

– Hàng thừa kế thứ nhất: vợ, chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

– Hàng thừa kế thứ hai: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết, cháu ruội của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.

– Hàng thừa kế thứ ba: bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

(Quy định tại Điều 651 BLDS 2015)

144. Trình bày về thừa kế thế vị

* Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

(Quy định tại Điều 652 BLDS 2015)

145. Trình bày về truất quyền thừa kế và mối liên hệ với nguyên tắc của thừa kế

Truất quyền có nghĩa là không cho hưởng cái quyền đáng được hưởng. Truất quyền thừa kế có thể hiểu là không cho hưởng quyền thừa kế. Nếu không có việc truất quyền này thì đương nhiên người đó sẽ được hưởng thừa kế.

Điều 648 Bộ luật dân sự có quy định người lập di chúc có quyền chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.

Người bị truất quyền hưởng di sản sẽ không được thừa kế dù họ có đầy đủ các điều kiện để hưởng di sản theo pháp luật.

Các trường hợp bị truất quyền thừa kế thường thuộc một trong hai trường hợp là truất quyền thừa kế theo di chúc và truất quyền thừa kế theo pháp luật. Sau đây là quy định chi tiết của mỗi trường hợp.

* Trường hợp bị người lập di chúc truất quyền thừa kế

Nguyên nhân bị truất quyền thừa kế theo di chúc là do người lập di chúc tự chỉ định người không được hưởng di sản. Có thể là do mâu thuẫn cá nhân, hoặc người thừa kế đó không tạo được niềm tin từ người lập di chúc.

* Trường hợp bị truất quyền thừa kế theo pháp luật

Trường hợp này có thể hiểu là việc bị tước quyền thừa kế tài sản của người chết. Nguyên nhân bị truất quyền thừa kế theo pháp luật là do người thừa kế phạm những lỗi sau:

– Bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản;

– Có hành vi xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người lập di chúc;

– Vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

– Bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm chiếm đoạt tài sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

– Có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc;

– Thực hiện giả mạo, sửa chữa di chúc, huỷ, che giấu di chúc nhằm hưởng di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

Tuy nhiên nếu người để lại di sản biết hành vi này và vẫn đồng ý cho họ hưởng di sản thì phải ghi rõ ràng trong di chúc.

146. Trình bày về quyền từ chối nhận nhận di sản trong mối liên hệ với nguyên tắc của thừa kế

Căn cứ vào Điều 642 Bộ luật Dân sự 2015, việc từ chối nhận di sản là quyền của người thừa kế. Theo đó, để từ chối nhận di sản, người thừa kế phải lập văn bản xác nhận việc từ chối nhận di sản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.
Người thừa kế trong trường hợp này có thể yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản. Khi yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản, người yêu cầu công chứng phải xuất trình bản sao di chúc trong trường hợp thừa kế theo di chúc hoặc giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người yêu cầu công chứng theo pháp luật về thừa kế; giấy chứng tử hoặc giấy tờ khác chứng minh người để lại di sản đã chết.
Từ chối nhận di sản là quyền của người thừa kế nhưng không được từ chối nhận di sản nếu việc từ chối nhằm trốn tránh ciệc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản. Nếu không từ chối nhận di sản trước thời điểm này thì được coi là đồng ý nhận thừa kế.

147. Bản chất pháp lý của quyền từ chối nhận di sản

Nếu người thừa kế đã từ bỏ quyền thừa kế của mình hợp pháp theo quy định của pháp luật, thì phần tài sản bị từ chối đó sẽ được đem chia theo pháp luật cho những đồng thừa kế còn lại. Cần lưu ý rằng, nếu đã từ chối nhận di sản thì đồng nghĩa với việc người từ chối sẽ không còn được hưởng di sản trong cả 2 hình thức thừa kế là theo di chúc và theo pháp luật (lưu ý rằng người từ chối nhận di sản có quyền từ chối toàn bộ hay một phần tài sản mà mình đáng lẽ được hưởng)

148. Trình bày về người không có quyền hưởng di sản

* Người không có quyền hưởng di sản:

– Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó

– Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản.

– Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng.

– Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

(Quy định cụ thể tại Điều 621 BLDS 2015)

149. Phân biệt di tặng và hợp đồng tặng cho có điều kiện.

* Di tặng:

– Khi người xác lập việc di tặng chết thì phần di sản được di tặng được chuyển cho người khác.

– Người được di tặng phải là cá nhân còn sống tại thời điểm mở thưa kế hoặc được sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di chúc chết.

* Hợp đồng tặng cho:

– Khi điều kiện xảy ra thì hợp đồng mới có hiệu lực pháp lý. Nếu điều kiện không xảy ra, xảy ra nhưng do bị tác động nhằm thúc đẩy điều kiện xảy ra hoặc không xảy ra thì hợp đồng đó bị vô hiệu.

150. Trình bày về phân chia di sản thừa kế.

* Phân chia di sản theo thừa kế: 3 cách

– Chia đều di sản cho những người thừa kế được chỉ định trong di chúc.

– Chia di sản theo tỉ lệ

– Chia di sản theo hiện vật.

* Phân chia di sản theo pháp luật: theo các nguyên tắc

– Di sản phải chia theo hiện vật nếu người thừa kế yêu cầu được hưởng di sản bằng hiện vật.

– Chia trước và chia hết cho những người thừa kế ở hàng thừa kế trước.

– Di sản được chia đều cho những người cùng hưởng thừa kế.

* Phân chia di sản khi có người thừa kế mới:

– Con của người để lại di sản và còn sống sau thời điểm di sản thừa kế được phân chia.

– Người được Tòa án xác nhận là con của người để lại di sản nhưng quyết định hoặc bản án có hiệu lực sau thời điểm phân chia tài sản.

– Người được Tòa án xác định là cha, mẹ của người để lại di sản nhưng quyết định hoặc bản án có hiệu lực sau thời điểm phân chia di sản.

– Con của người để lại di sản bị Tòa án tuyên bố đã chết trước thời điểm người để lại di sản chết nhưng có tin tức xác thực là còn sống hoặc đã trở về sau thời điểm phân chia di sản.

– Cha, mẹ của người để lại di sản đã bị Tòa án tuyên bố đã chết trước thời điểm người để lại di sản chết nhưng có tin tức xác thực còn sống hoặc đã trở về sau thời điểm phâm chia tài sản.

– Nếu di sản được chia cho hàng thừa kế thứ hai hoặc hàng thừa kế thứ ba thì người thừa kế mới ở các hàng này cũng được xác định như trên.

* Phân chia di sản khi có người bị bác bỏ quyền thừa kế:

– Người thừa kế đã nhận di sản nhưng có căn cứ để xác định họ là người thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 621 BLDs 2015.

– Người đã nhận di sản theo hàng thừa kế thứ nhất nhưng có căn cứ để xác định họ không phải là cha, mẹ, con của người để lại di sản.

– Người đã nhận di sản theo hàng thừa kế thứ hai nhưng có căn cứ để xác định họ không phải là ông, bà, cháu, anh chị, em ruột của người để lại di sản.

– Người đã nhận di sản theo hàng thừa kế thứ ba nhưng có căn cứ để xác định họ không phải là cụ, chắt, cháu, cô, dì, chú, bác, cậu ruột của người để lại di sản.


Ghi chú: Bài viết được được tặng hoặc được sưu tầm hoặc được biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện đáp án chưa chính xác, vui lòng góp ý tại phần Bình luận. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *