BÀI 1 – KHÁI NIỆM LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM
I. ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT DÂN SỰ
Luật dân sự điều chỉnh hai nhóm quan hệ cơ bản là quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản trong các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (Điều 1 BLDS 2015).
1. Nhóm quan hệ tài sản
Khái niệm
Quan hê tài sản là quan hệ giữa người và người thông qua một tài sản nhất định. Quan hệ này bao giờ cũng gắn với một tài sản hoặc một quyền tài sản nhất định.
Tài sản theo quy định của Điều 105 BLDS 2015 bao gồm:
+ Vật: Bao gồm vật có thực và vật hình thành trong tương lai
Vật hình thành trong tương lai là quy định mới của BLDS 2015 so với BLDS năm 1995. Đây là quy định hòan toàn phù hợp vì việc ghi nhận này hòan toàn thích hợp với nhu cầu của xã hội. Hiện nay việc trao đổi, mua bán các vật hình thành trong tương lai này tương đối phổ biến.
Ví dụ: Mua bán các hạt điều, c=> phê, gạo…vẫn được ký kết mặc dù có thể những sản phẩm này còn chưa hình thành hoặc chưa đến mùa thu hoạch.
+ Tiền: là vật cùng loại, do ngân hàng nhà nước ban hành và có mệnh giá
Tiền và vật phải thỏa mãn các điều kiện:
- Là một bộ phận của thế giới khách quan nằm trong sự kiểm soát của con người.
- Mang lại lợi ích cho con người.
+ Các giấy tờ có giá: Bao gồm cổ phiếu, trái phiếu…
Các giấy tờ có giá phải đáp ứng được điều kiện:
+ Giá trị được bằng tiền:
Ví dụ: Mỗi cổ phiếu có giá trị là 35.000 VNĐ hoặc trái phiếu giáo dục do nhà nước ban hành năm 2004 có các mệnh giá 50.000 VNĐ, 100.000 VNĐ, 150.000 VNĐ…
+ Trao đổi được trong giao lưu dân sự: Tức là các giấy tờ có giá này hoàn toàn có thể dùng để trao đổi trong giao lưu dân sự như mua, bán, tặng cho, thừa kế…
+ Các quyền về tài sản: Các quyền này bao gồm quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, quyền đòi nợ…Các quyền này đều được coi là tài sản bởi bản thân các quyền này đều mang lại lợi ích cho chủ sở hữu và đều có thể trở thành đối tượng trong giao lưu dân sự như Mua bán quyền sử dụng đất, ủy quyền cho người khác đòi nợ. mua bán bản quyền tác phẩm văn học…
Các quan hệ tài sản do Luật dân sự điều chỉnh: Thông qua các tài sản này, các chủ thể có yêu cầu có quyền xác lập các quan hệ tài sản và những quan hệ tài sản do Luật dân sự điều chỉnh bao gồm:
+ Quan hệ về quyền sở hữu:
+ Quan hệ về nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự
+ Quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
+ Quan hệ về thừa kế
+ Quan hệ về chuyển quyền sử dụng đất
+ Quan hệ về quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ
Đặc điểm
– Đặc điểm thứ nhất: quan hệ tài sản do Luật dân sự điều chỉnh rất đa dạng và phức tạp.
Sự đa dạng và phức tạp này là vì:
Đặc điểm thứ hai: Quan hệ tài sản do Luật dân sự điều chỉnh luôn mang tính ý chí, phản ánh ý thức của các chủ thể tham gia. Những tài sản trong quan hệ này luôn thể hiện được động cơ, mục đích của các chủ thể tham gia.
– Đặc điểm thứ ba của quan hệ tài sản là tính chất hàng hóa tiền tệ:
Xuất phát từ chính tính chất của tài sản là giá trị và phải được tính bằng tiền. Hầu hết các tài sản theo như quy định tại Điều 163 BLDS đều được thể hiện dưới dạng hàng hóa và có giá trị trao đổi. Điều này được biểu hiện sâu sắc trong thời buổi cơ chế thị trường.
– Đặc điểm thứ tư: quan hệ tài sản mà pháp luật dân sự điều chỉnh thể hiện rõ tính chất đền bù tương đương trong trao đổi.
+ Đổi tài sản lấy tài sản (thông thường thể hiện qua việc trao đổi)
Ví dụ: đổi 10kg thóc lấy 8kg gạo
+ Đổi tài sản lấy một khoản tiền (thông thường là hoạt động mua bán
Ví dụ: mang tiền mua tivi, tủ lạnh…
+ Đổi khoản tiền lấy dịch vụ hoặc tài sản
Ví dụ: Trả tiền phí dịch vụ cho các dịch vụ gửi giữ, thuê dịch vụ…
2. Nhóm quan hệ nhân thân
Khái niệm
Quan hệ nhân thân là quan hệ giữa người với người về các giá trị nhân thân của chủ thể (có thể là cá nhân hay tổ chức) và luôn gắn liền với cá nhân và tổ chức khác.
+ Cá nhân: Như tên gọi, hình ảnh, dân tộc, tôn giáo, danh dự, nhân phẩm, uy tín, kết hôn, ly hôn, tín ngưỡng…
+ Tổ chức: Như tên gọi của tổ chức, về uy tín…
Luật dân sự sẽ điều chỉnh các quan hệ nhân thân và bảo vệ các lợi ích nhân thân gắn liền với các chủ thể. Những giá trị nhân thân này là cơ sở và nền tảng đã thiết lập nhiều quan hệ dân sự khác.
Phân loại quan hệ nhân thân
Khoa học Luật dân sự đã phân quan hệ nhân thân thành hai nhóm cơ bản:
– Nhóm quan hệ nhân thân không gắn với tài sản: Tức là những quan hệ gắn với giá trị nhân thân mà không thể quy đổi ra một giá trị vật chất.
Đặc điểm của nhóm quan hệ này:
+ Nó không có nội dung kinh tế, không gắn với quyền lợi tài sản của chủ thể
+ Không thể chuyển giao cho người khác dưới bất kỳ hình thức nào, không thể là đối tượng của hợp đồng trao đổi, mua bán, tặng cho…
– Nhóm quan hệ nhân thân không gắn với tài sản này bao gồm các nhóm:
+ Nhóm 1: Nhóm quyền nhân thân gắn với mỗi cá nhân cụ thể nhằm cụ thế hóa chủ thể này với chủ thể khác
Ví dụ: quyền với đối với họ tên, hình ảnh…
+ Nhóm 2: Nhóm quan hệ nhân thân gắn liền với giá trị nhân thân mà được ghi nhận và bảo đảm phụ thuộc vào chế độ chính trị – kinh tế – xã hội, các nguyên tắc cơ bản và hệ tư tưởng của chế độ đó
Ví dụ: quyền xác định dân tộc, quyền tự do tín ngưỡng, quyền tự do tôn giáo, quyền tự do ngôn luận…
+ Nhóm 3: Nhóm quyền nhân thân do chủ thể tự xác lập. Đó là quyền nhân thân thuộc về tác giả.
Ví dụ: Khi tác giả sáng tác một tác phẩm (truyện, tranh, bản nhạc…) thì đương nhiên được hưởng các quyền nhân thân đó đối với tác phẩm như quyền được đặt tên cho tác phẩm, quyền đứng tên tác giả, bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm.
Nhóm quyền nhân thân gắn liền với tài sản: Đó là những quyền mà giá trị nhân thân làm tiền đề để phát sinh những lợi ích vật chất, những quyền lợi về tài sản cho chủ thể khi có một sự kiện pháp lý nhất định.
Ví dụ 1: Kiến trúc sư hoàn thành bản vẽ thiết kế một khu công viên trước tiên được quyền đặt tên, được quyền đứng tên tác giả…Nhưng nếu bản vẽ ấy được mua lại thì kiến trúc sư đó được trả tiền thù lao hoặc tiền bản quyền.
Đặc điểm của quan hệ nhân thân
Các quan hệ nhân thân do luật dân sự điều chỉnh đều có chung những đặc điểm sau đây:
- Đó là một quan hệ luôn gắn liền với một chủ thể nhất định và về nguyên tắc thì quyền nhân thân không thể chuyển giao cho chủ thể khác. Trong những trường hợp nhất định thì được chuyển giao cho người khác theo quy định của pháp luật như quyền công bố tác phẩm của tác giả, các đối tượng của sở hữu công nghiệp…
- Đa số các quyền nhân thân do luật dân sự điều chỉnh thì đều không có giá trị kinh tế và không có nội dung tài sản. Quyền nhân thân không xác định bằng tiền, kể cả các quyền nhân thân gắn với tài sản.
II. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT DÂN SỰ
1. Khái niệm phương pháp điều chỉnh
Phương pháp điều chỉnh được hiểu là cách thức tác động lên các quan hệ xã hội do ngành luật đó điều chỉnh. Cách thức tác động này nhằm hướng tới việc điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh, thay đổi hay chấm dứt sao cho phù hợp với điều kiện chính trị- kinh tế- xã hội cũng như đặc điểm của nhóm quan hệ xã hội đó.
2. Đặc điểm của các phương pháp điều chỉnh của Luật dân sự
Phương pháp điều chỉnh của Luật dân sự có đặc điểm đặc trưng là khi điều chỉnh các quan hệ pháp luật dân sự thì luôn đảm bảo sự bình đẳng về địa vị pháp lý và độc lập về tổ chức và tài sản.
+ Bình đẳng về địa vị pháp lý: Tức là không có bất kỳ sự phân biệt nào về địa vị xã hội, tình trạng tài sản, giới tính, dân tộc…giữa các chủ thể.
Ví dụ: Sẽ không có sự phân biệt nào khi một người có chức danh Tổng giám đốc của một công ty và bảo vệ công ty đó cùng đi mua xe máy tại một cửa hàng bán xe máy. Vị tổng giám đốc và người bảo vệ sẽ có quyền và nghĩa vụ giống nhau (quyền và nghĩa vụ của người mua hàng) và cửa hàng bán xe máy sẽ không có sự phân biệt nào.
+ Độc lập về tổ chức và tài sản:
- Tổ chức: không có sự phụ thuộc vào quan hệ cấp trên – cấp dưới, các quan hệ hành chính khác
- Tài sản: Khi tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự, cá nhân, tổ chức hoàn toàn độc lập với nhau, không có sự nhầm lẫn hay đánh đồng giữa tài sản của cá nhân với tài sản của tổ chức…
+ Các chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự có quyền tự định đoạt và pháp luật bảo đảm cho họ thực hiện quyền.
Thế nào là tự định đoạt: Tự định đoạt có nghĩa tự do ý chí và thể hiện ý chí khi tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự.
Biểu hiện của quyền tự định đoạt trong quan hệ pháp luật dân sự là:
- Thứ nhất, chủ thể tự lựa chọn quan hệ mà họ muốn tham gia:
- Thứ hai, chủ thể tự lựa chọn chủ thể tham gia quan hệ dân sự với mình
- Thứ ba, được tự do lựa chọn biện pháp, cách thức để thực hiện , quyền và nghĩa vụ: Biện pháp và cách thức là những phương thức mà các bên sử dụng để thực hiện nghĩa vụ của mình cho bên có quyền.
- Thứ tư, các chủ thể tự lựa chọn và thỏa thuận với nhau các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, cách thức xử lý tài sản khi có sự vi phạm.
– Trách nhiệm tài sản là điểm đặc trưng của phương pháp điều chỉnh của luật dân sự:
Mặc dù pháp luật dân sự điều chỉnh cả quan hệ nhân thân với quan hệ tài sản nhưng các quan hệ tài sản chiếm phần lớn, đại đa số. Các quan hệ tài sản này mang tính chất hàng hóa tiền tệ nên sự vi phạm của một bên thường dẫn đến sự thiệt hại về tài sản của bên còn lại. Nên bên cạnh các loại trách nhiệm khác như cải chính, xin lỗi công khai…thì trách nhiệm tài sản là loại trách nhiệm phổ biến nhất trong phương pháp điều chỉnh của luật dân sự. Bên vi phạm nghĩa vụ thường bị bên bị xâm phạm yêu cầu bồi thường thiệt hại để khôi phục tình trạng tài sản như lúc chưa bị vi phạm và thông thường được hưởng một khoản tiền bồi thường, hoặc một tài sản cùng loại …(dựa trên thỏa thuận của các bên).
– Đặc trưng của phương pháp giải quyết các tranh chấp dân sự là tự thỏa thuận và hòa giải:
Tự thỏa thuận và hòa giải được luật hóa tại Điều 4 của BLDS “Nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận” và Điều 12 của BLDS “Nguyên tắc hòa giải”.
Đặc trưng của phương pháp giải quyết các tranh chấp này xuất phát từ chính tính chất của các quan hệ pháp luật dân sự. QHDS là sự bình đẳng và tự định đoạt nên các chủ thể thường lựa chọn phương pháp thỏa thuận để giải quyết tranh chấp. Hơn nữa, chỉ có phương pháp thỏa thuận và hòa giải giữa các bên tham gia QHDS mới đảm bảo một cách tối ưu nhất lợi ích giữa các bên. Với phương pháp này sẽ tạo điều kiện các bên dung hòa được lợi ích của mình với lợi ích của chủ thể kia. Khi lợi ích được dung hòa ở mức độ tối đa thì sẽ tạo điều kiện để các bên thực hiện nghĩa vụ của mình và chính vì thế mà đảm bảo cho lợi ích của bên kia.
III. NHỮNG NGUYÊN TẮC CỦA LUẬT DÂN SỰ
1. Khái niệm chung về nguyên tắc của luật dân sự
Theo lý luận chung về nhà nước và pháp luật thì những nguyên tắc chung chính là khung pháp lý nói chung, những quy tắc chung được pháp luật ghi nhận có tác dụng định hướng và chỉ đạo cho toàn bộ các QPPL của ngành luật đó => Ý nghĩa: Có ý nghĩa rất lớn, đặc biệt đối với việc ADTTPL.
Những nguyên tắc của LDS được ghi nhận tại Điều 3 BLDS : “Những nguyên tắc cơ bản”. Tuy nhiên, trong từng chế định riêng biệt thì cũng có những nguyên tắc riêng, song trong phần này chúng ta chỉ đề cập đến những nguyên tắc cơ bản của BLDS.
2. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự
- Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.
- Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.
- Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực.
- Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
- Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.
Nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận
Đây là nguyên tắc được đưa lên vị trí đầu tiên trong hệ thống các nguyên tắc trong những nguyên tắc cơ bản của BLDS 2015 => Nguyên tắc có ý nghĩa rất lớn trong việc điều chỉnh các quan hệ dân sự – những quan hệ mang tính chất “tư” và rất cá nhân.
Biểu hiện của nguyên tắc này:
+ Các bên có quyền tự do thể hiện ý chí
+ Tự do chọn lựa đối tác
+ Tự do lựa chọn hình thức và các loại giao dịch
+ Tự do lựa chọn các điều kiện của giao dịch (phụ thuộc vào nhu vầu và khả năng của mình)
+ Chủ thể khác không có quyền áp đặt, cưỡng ép, đe dọa, ngăn cản các chủ thể trong việc tự do cam kết, thỏa thuận.
Nguyên tắc bình đẳng
Biểu hiện của nguyên tắc bình đẳng:
+ Sự bình đẳng giữa các chủ thể: Tức là mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật như nhau hoặc cùng một dạng pháp nhân thì cũng có năng lực pháp luật giống nhau…
+ Ngang bằng về dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, hoàn cảnh kinh tế, tôn giáo, tín ngưỡng, trình độ văn hóa, nghề nghiệp của các chủ thể=> không được dùng các yếu tố này để phân biệt đối xử với các chủ thể => Cùng một quy định pháp luật ds khi áp dụng cho các chủ thể sẽ như nhau, nếu là cá nhân thì không được dùng yếu tố dtộc, tôn giáo…để phân biệt, đồng thời cũng không phân biệt giữa cá nhân với pháp nhân, các cơ quan nhà nước hay cá thể độc lập (lấy ví dụ: Giao dịch mua bán một chiếc bàn làm việc thì dù người mua là cá nhân hay pháp nhân, là cqnn hay cá thể độc lập thì đều có các quyền và nghĩa vụ như nhau)
Nguyên tắc thiện chí, trung thực
Đây là một nguyên tắc quan trọng của LDS, không chỉ của VN mà của nhiều quốc gia trên thế giới => Cho thấy QHDS chỉ đạt được hiệu quả cao nhất (tức là vì lợi ích của các bên tham gia QHDS) khi các bên đảm bảo yếu tố thiện chí, trung thực.
Biểu hiện của nguyên tắc thiện chí, trung thực:
+ Các bên không được lừa dối nhau trong việc xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.
+ Không được lừa dối, lợi dụng lòng tin của người khác trong GDDS mà các bên đều phải có thiện chí mong muốn sự tốt đẹp đối với các chủ thể cùng tham gia trong GDDS.
+ Không vụ lợi, không vì lợi ích của người khác làm thiệt hại đến lợi ích của người khác.
+ Khi một bên cho rằng bên kia không trung thực thì phải chứng minh được điều này.
Nguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự
Biểu hiện của việc chịu trách nhiệm dân sự:
+ Các bên có trách nhiệm thực hiện đúng những điều khoản do các bên thỏa thuận. Các điều khỏan do các bên thỏa thuận là nghĩa vụ buộc các bên phải thực hiện.
+ Các bên cũng phải tuân thủ việc thoả thuận, nếu một bên có nghĩa vụ không được thực hiện một công việc mà lại thực hiện công việc đó thì phải chịu trách nhiệm khôi phục lại tình trạng ban đầu và bồi thường thiệt hại.
+ Nguyên tắc chịu TNDS được biểu hiện rõ ràng trong phần BTTH ngoài hợp đồng, tức là người gây ra thiệt hại phải bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại.
Đặc điểm của nguyên tắc chịu TNDS mang tính đền bù bằng tài sản, thể hiện phương pháp điểu chỉnh bằng tài sản. Đặc điểm này xuất phát vì hầu hết các QPLDS là quan hệ tài sản, hơn nữa những hành vi gây thiệt hại chủ yếu trong quan hệ tài sản nên hầu hết đều gây thiệt hại về vật chất…
Chịu TNDS luôn yêu cầu các bên cần tự nguyện thực hiện nhưng khi các bên không tự nguyện thực hiện thì sẽ bị cưỡng chế thực hiện theo quy định của PL.
Nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự
Để thực hiện nguyên tắc này có hai cách thức:
+ Các bên trong QHDS áp dụng các biện pháp tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
+ Cơ quan NN có thẩm quyền bảo vệ quyền cho chủ thể quyền trogn QHDS theo đúng quy định của PL.
Tự bảo vệ quyền:
Bảo vệ quyền lợi các bên trong GDDS do cơ quan NN có thẩm quyền tiến hành: Khi bên có quyền lợi bị vi phạm không thể hoặc không đủ khả năng bảo vệ quyền DS của mình trước hành vi vi phạm thì có quyền yêu cầu cơ quan NN có thẩm quyền tiến hành các họat động để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho mình. Cơ quan NN có thể tiến hành các hoạt động:
+ Yêu cầu công nhận quyền công dân hợp pháp:
+ Buộc chấm dứt hành vi vi phạm: Biện pháp này được áp dụng phổ biến với mọi loại GDDS như bảo vệ quyền sở hữu, quyền nhân thân, quyền tác giả, quyền sở hữu CN hoặc quyền DS khác.
+ Buộc xin lỗi, cải chính công khai:
+ Buộc thực hiện nghĩa vụ DS:
+Buộc bồi thường thiệt hại:
Phạt vi phạm thì chỉ áp dụng khi 2 bên có thỏa thuận hoặc PL quy định.
Nguyên tắc hòa giải
Đây là nguyên tắc đặc thù của PLDS Vnam. Nguyên tắc này xuất phát điểm từ chính trong truyền thống, trong lễ giáo => được nâng lên thành nguyên tắc.
Nguyên tắc hòa giải thể hiện trong các giai đoạn của việc thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự và đặc biệt trong giải quyết tranh chấp dân sự.
Nguyên tắc này thể hiện các bên không phép được dùng vũ lực, các biện pháp cưỡng ép buộc các bên phải thực hiện các hành vi theo mong muốn của mình.
Khi có tranh chấp xảy ra, các bên phải ưu tiên việc tiếp tục tự thỏa thuận để tìm ra phương án tối ưu nhất cho việc giải quyết tranh chấp, để đảm bảo lợi ích cho các bên cũng như thúc đẩy tối đa việc các bên tự nguyện thực hiện các nội dung do mình tự thỏa thuận.
Các tranh chấp khi không thể hòa giải thì các bên mới có thể yêu cầu cơ quan NN có thẩm quyền giải quyết. Nhưng kể cả trong giai đoạn cơ quan NN giải quyết các tranh chấp thì khi các bên tự hòa giải được thì vẫn được cquan nhà nước công nhận.
BÀI 2: QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ
I. KHÁI NIỆM
1. Khái niệm
QHPLDS là quan hệ xã hội do các QPPL DS điều chỉnh, tức là QHXH phát sinh trong lĩnh vực dân sự, các quan hệ liên quan đến yếu tố nhân thân và tài sản trong các lĩnh vực dân sự, HN-GĐ, lao động, thương mại…=> Các QHXH này rất đa dạng và rất rộng.
2. Đặc điểm
2.1. Chủ thể tham gia QHPLDS rất đa dạng nhưng độc lập về tài sản và tổ chức:
Lý do tại sao lại đa dạng: Bởi vì QHPL DS là các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản phát sinh thường nhật đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng, cho hoạt động sản xuất và kinh doanh => Đây là những quan hệ xã hội phát sinh thường nhật trong một phạm vi rất rộng, đáp ứng nhu cầu của bất cứ chủ thể nào trong xã hội.
– Biểu hiện của sự đa dạng: Chủ thể trong QHPLDS bao gồm:
+ Cá nhân;
+ Pháp nhân;
+ Tổ hợp tác;
+ Hộ gia đình;
+ nhà nước.
– Độc lập về tổ chức: Chủ thể khi tham gia vào QHDS đều độc lập, không lệ thuộc về mặt tổ chức => Tránh trường hợp đổ lỗi trách nhiệm cho nhau.
– Độc lập về tài sản: Có sự rành rẽ, độc lập về tài sản (chú ý: Nếu vợ và chồng tiến hành một qh mua bán tài sản thì chỉ được áp dụng với tài sản riêng, không nằm trong tài sản hợp nhất của cả hai vợ chồng).
2.2 Địa vị pháp lý của các chủ thể dựa trên cơ sở bình đẳng và không phụ thuộc vào các yếu tố xã hội khác
– Các chủ thể luôn bình đẳng với nhau về địa vị pháp lý, không có sự phân biệt về thành phần xã hội, tôn giáo, dân tộc, trình độ văn hóa, nghề nghiệp…
– Thể hiện của đặc điểm này trong QHPLDS:
+ Các chủ thể bình đẳng về tài sản: Các bên bình đẳng với nhau, thực hiện quyền và nghĩa vụ bằng tài sản của mình.
+ Bình đẳng về mặt tổ chức: Các chủ thể không lệ thuộc với nhau về mặt tổ chức, phải tự chịu trách nhiệm về những thiệt hại do mình gây ra.
2.3 Lợi ích (chủ yếu là lợi ích kinh tế) là tiền đề cho các QHPLDS
– Lý do để khẳng định lợi ích (chủ yếu là lợi ích kinh tế) là tiền đề cho các QHPLDS: Có hai lý do:
+ Thứ nhất là các quan hệ PLDS chủ yếu là QH tài sản nên nó cũng mang các đặc điểm là có tính chất hàng hóa – tiền tệ và tính chất đền bù tương đương nên lợi ích về vật chất là một biểu hiện phổ biến trong QHDS.
+ Các bên thiết lập một QHDS nhằm một mục đích nhất định, tức là đều hướng đến một lợi ích nhất định (có thể là lợi ích tinh thần hoặc lợi ích vật chất từ các QH nhân thân hay QH tài sản).
2.4 Các biện pháp cưỡng chế đa dạng không chỉ do PL quy định mà có thể các bên trong QHPLDS quy định các biện pháp (không trái với PL)
– Các biện pháp cưỡng chế trong QHDS có nhiều biện pháp:
+ Các biện pháp mang tính chất tinh thần như xin lỗi, cải chính công khai…=> Chủ yếu nhằm mục đích khắc phục các vấn đề thuộc về đời sống tinh thần, về các giá trị nhân thân.
+ Các biện pháp mang tính chất tài sản như: Bồi thường thiệt hại, phạt vi phạm hợp đồng…=> Những biện pháp này lại nhằm vào mục đích vật chất, buộc các bên phải bồi thường các giá trị vật chất.
– Ngoài ra, các chủ thể có thể tự thỏa thuận các biện pháp khác để cưỡng chế việc thực hiện QHPLDS (phải đảm bảo không xâm phạm tới lợi ích của bên có nghĩa vụ cũng như đảm bảo việc thực hiện quyền cho bên có quyền).
II. CÁC THÀNH PHẦN QHPLDS
1. Chủ thể
Cũng giống như QHPL nói chung, chủ thể của QHPLDS là những người tham gia vào một QHPLDS và có quyền, nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ ấy.
Chủ thể của QHPLDS bao gồm:
+ Cá nhân: là những người có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự
+ Pháp nhân: Pháp nhân là tổ chức thống nhất, độc lập, hợp pháp và có tài sản riêng và chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình, nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
+ Tổ hợp tác: là loại hình được thành lập dựa trên hợp đồng hợp tác kinh doanh (có chứng thực của UBND cấp xã phường) của từ 3 cá nhân trở lên, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.
+ Hộ gia đình: Hộ gđ mà các thành viên có tài sản chung để hoạt động kinh tế chung trong quan hệ sử dụng đất, trong các hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và trong một số lĩnh vực kinh doanh khác do pháp luât quy định là các chủ thể của quan hệ PLDS (Đ106 BLDS).
+ nhà nước: là một chủ thể đặc biệt trong giao dịch dân sự. nhà nước là chủ thể của một số quan hệ như quan hệ thừa kế, quan hệ về quyền sở hữu…
2. Khách thể
Là cái mà các chủ thể hướng tới khi tham gia vào các giao dịch dân sự.
2.1 Tài sản: Theo Đ105 BLDS bao gồm: Vật, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản khác.
- Vật: là phạm trù pháp lý, là một bộ phận của thế giới vật chất có thể đáp ứng nhu cầu nào đó của con người.
- Tiền: Tiền là vật cùng loại đặc biệt có giá trị trao đổi với các hàng hóa, chỉ do NN ban hành và mang mệnh giá (những đồng tiền có giá trị lưu hành thì mới được coi là tiền).
- Giấy tờ có giá: là loại tài sản đặc biệt do NN hoặc các tổ chức phát hành theo trình tự nhất định. Có rất nhiều loại giấy tờ có giá có hình thức khác nhau như: Công trái, trái phiếu, kỳ phiếu, cổ phiếu, séc…Những giấy tờ có giá này là hàng hóa trong một thị trường đặc biệt đó là thị trường chứng khóan.
- Quyền tài sản: là quyền trị giá được bằng tiền, có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự: Quyền sở hữu trí tuệ, quyền đòi nợ, quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại…
2.2 Hành vi và các dịch vụ:
Là khách thể chủ yếu trong các quan hệ về nghĩa vụ và hợp đồng.
Hành vi có thể là hành động (làm một cái gì đó như trả tiền, giao vật, thực hiện dịch vụ…) nhưng có thể cũng là không hành động (không làm cái gì đó như không được công bố thông tin, không được gây mất trật tự vào một thời điểm nhất định…)
Các dịch vụ: là một hay nhiều công việc mà chủ thể phải làm để thỏa mãn lợi ích của chủ thể phía bên kia như dịch vụ tư vấn pháp lý, gửi giữ, du lịch
2.3 Kết quả của hoạt động tinh thần, sáng tạo
Hoạt động tinh thần sáng tạo: Thông thường kết quả của hoạt động tinh thần sáng tạo này là tạo ra các sản phẩm trí tuệ như các tác phẩm văn học nghệ thuật, khoa học hoặc các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp (kiểu dáng công nghiệp…)
2.4 Các giá trị nhân thân
Các giá trị nhân thân là khách thể trong các quyền nhân thân của công dân hay tổ chức. Các quyền nhân thân không phụ thuộc vào các quan hệ gia đình hay nghề nghiệp mà nó được luật pháp quy định và ngày càng mở rộng (từ Điều 24 đến Điều 51 của BLDS 2015).
Các quyền nhân thân luôn gắn với chủ thể và không thể dịch chuyển được trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2.5 Quyền sử dụng đất:
là một loại khách thể đặc biệt trong các QHPL dân sự vì đất đai thuộc sở hữu của nhà nước nhưng nhà nước giao cho các cá nhân, tổ chức và giao cho các chủ thể này có quyền năng của chủ sở hữu (có thể là quyển chiếm hữu, sử dụng và định đoạt).
3. Nội dung
Khái niệm: là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên tham gia và quan hệ đó.
3.1 Quyền dân sự
– là mức độ được phép xử sự mà luật dân sự quy định cho người có quyền được thực hiện.
* Nội dung của quyền dân sự:
- Chủ thể mang quyền có thể tự mình thực hiện một hoặc một số hành vi nhất định để bảo vệ và hưởng các quyền dân sự.
- Có quyền yêu cầu chủ thể phía bên kia phải thực hiện hoặc không thực hiện một hoặc một số hành vi nhất định vì lợi ích của mình.
- Chủ thể mang quyền khi bị chủ thể khác có hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích của mình có quyền tự bảo vệ hoặc yêu cầu tòa án hoặc cơ quan NN có thẩm quyền khác buộc chủ thể đó chấm dứt hành vi, bồi thường thiệt hại.
3.2 Nghĩa vụ dân sự:
– Được hiểu là những xử sự bắt buộc mà luật quy định cho người có nghĩa vụ phải thực hiện.
* Nội dung của NVDS:
– Người có nghĩa vụ phải thực hiện hành vi hoặc không được thực hiện hành vi nhất định vì lợi ích của người mang quyền.
– Người mang nghĩa vụ buộc phải gánh chịu một hậu quả pháp lý nhất định theo sự thỏa thuận của các bên hoặc cơ quan NN có thẩm quyền khi họ có hành vi không thực hiện nghĩa vụ xâm hại tới quyền và lợi ích của chủ thể mang quyền.
III. PHÂN LOẠI QHPL DS
QHDS rất đa dạng và phong phú, đa dạng cả về chủ thể, khách thể, nội dung, cách thức phát sinh…Việc phân loại này không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa rất lớn về mặt thực tiễn vì nó góp phần hiểu đúng về quan hệ giữa các bên và áp dụng đúng pháp luật nhằm giải quyết các tranh chấp có thể xảy ra.
1. Cơ sở phân loại
Khi tiến hành phân loại dựa trên nhiều căn cứ khác nhau, và từ mỗi căn cứ có thể phân QHPLDS thành các loại QH khác nhau.
Hiện nay việc phân loại QHPLDS dựa trên các tiêu chí:
- Dựa theo khách thể của QHPLDS (dựa vào nhóm điều chỉnh của QHPLDS).
- Dựa vào tính xác định của chủ thể quyền và chủ thể nghĩa vụ.
- Dựa vào nguồn gốc của quyền dân sự và cách thức thực hiện quyền DS.
2. Các loại QHDS cụ thể
Dựa vào khách thể của QHPLDS
QHPLDS được chia thành hai loại:
- Quan hệ nhân thân: là các liên quan đến các vấn đề nhân thân và về nguyên tắc là không thể dịch chuyển cho người khác (ví dụ: đứng tên tác giả trong một tác phẩm, quyền đối với danh dự, nhân phẩm, tên gọi…).
- Quan hệ tài sản: là QHPLDS luôn gắn với một tài sản nhất định hoặc việc chuyển dịch một tài sản từ chủ thể này sang chủ thể khác (quan hệ sở hữu, quan hệ hợp đồng hay quan hệ thừa kế…)
Dựa vào tính xác định của chủ thể quyền và chủ thể nghĩa vụ
Dựa vào tiêu chí này, QHPLDS được chia thành hai loại:
QHPLDS tuyệt đối: Trong QH này, chủ thể quyền được xác định, còn các chủ thể khác đều là chủ thể nghĩa vụ. Nghĩa vụ của các chủ thể nghĩa vụ được biểu hiện là dạng nghĩa vụ không hành động (tức là không thực hiện bất cứ hoạt động nào xâm phạm tới quyền của chủ thể quyền). Thông thường, các loại quyền tuyệt đối được pháp luật ghi nhận mà không phải do các bên thỏa thuận.
QHPLDS tương đối: là quan hệ pháp luật xác định cả chủ thể quyền và nghĩa vụ. Trong loại quan hệ này, nội dung quyền và nghĩa vụ thông thường do các bên thỏa thuận dựa trên các quy định của pháp luật. Nội dung các thỏa thuận này các nhà làm luật không thể quy định chi tiết mà chỉ đưa ra các quy định khung để các chủ thể dựa trên đó thỏa thuận.
Dựa vào nguồn gốc của quyền dân sự và cách thức thực hiện quyền dân sự
Dựa trên cơ sở này, QHPLDS được phân thành 2 loại:
- Quan hệ vật quyền:
- Quan hệ trái quyền:
+ là những quan hệ mà trong đó quyền của chủ thể bên này có được thực hiện hay không hoàn toàn thông qua hành vi mang tính nghĩa vụ của chủ thể bên kia
IV. CĂN CỨ PHÁT SINH, THAY ĐỔI và CHẤM DỨT QHPLDS
1. Sự kiện pháp lý
Các sự kiện pháp lý là những sự kiện xảy ra trong đời sống thực tế mà đã được pháp luật dự liệu các hậu quả pháp lý nhất định (có thể làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt QHPLDS).
2. Phân loại
Các sự kiện pháp lý được phân loại dựa trên nhiều tiêu chí.
- Thứ nhất, nếu dựa vào hậu quả pháp lý và các giai đoạn biến động của QHPLDS thì có thể phân sự kiện PLý thành sự kiện làm phát sinh, sự kiện làm thay đổi và sự kiện làm chấm dứt QHPLDS.
- Thứ hai, cách phân loại dựa trên nguồn gốc phát sinh sự kiện pháp lý. Đây là cách phân loại được áp dụng phổ biến nhất. Dựa theo cách phân loại này thì sự kiện PLý được phân thành 4 loại: Hành vi pháp lý, xử sự pháp lý, sự biến pháp lý và thời hạn.
BÀI 3: CHỦ THỂ QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ
A. CÁ NHÂN – CHỦ THỂ QHPLDS
Cá nhân – luôn được coi là chủ thể đầu tiên và cơ bản của LDS.
I. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân
1. Khái niệm
NLPL là khả năng được hưởng những quyền dân sự và khả năng gánh vác những nghĩa vụ dân sự do PL quy định (Khoản 1 Đ14 BLDS).
2. Đặc điểm của năng lực PLDS của cá nhân (4 đặc điểm)
- Mọi cá nhân đều bình đẳng về NLPL: “Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau” (khoản 2 điều 14 BLDS). NLPLDS của cá nhân sẽ không bị hạn chế bởi bất cứ yếu tố nào (giai cấp, trình độ, nghề nghiệp, dân tộc, tôn giáo…). Mọi cá nhân có điều kiện như nhau đều có khả năng hưởng quyền như nhau và gánh chịu nghĩa vụ như nhau.
- NLPLDS của cá nhân do NN quy định cho tất cả cá nhân nhưng NN không cho phép cá nhân tự hạn chế NLPLDS của mình cũng như của cá nhân khác. “NLPLDS của cá nhân không thể bị hạn chế, trừ trường hợp do PL quy định” (Đ16)
- Khả năng có quyền và có nghĩa vụ dân sự chỉ tồn tại là quyền khách quan và do PL quy định cho các chủ thể. Để biến nó thành những quyền dân sự cụ thể cần phải có những điều kiện đảm bảo thực hiện. ?
3. Nội dung NLPL dân sự của cá nhân
- Nội dung của NLPLDS của cá nhân là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ mà pháp luật quy định cho cá nhân.
- Nội dung của NLPLDS của cá nhân phụ thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội, vào đường lối chính sách của nhà nước…
4. Bắt đầu và chấm dứt NLPL dân sự của cá nhân
Theo quy định tại khoản 3 điều 14 của BLDS thì “NLPLDS của cá nhân bắt đầu khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết”
Ý nghĩa: Với quy định trên, pháp luật thừa nhận NLPLDS của cá nhân gắn liền với cá nhân đó suốt đời và không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như tuổi tác, tinh thần, tài sản…
5. Tuyên bố mất tích, tuyên bố chết
Quy định về tuyên bố chết và tuyên bố mất tích với mục đích bảo vệ quyền, lợi ích có liên quan đến cá nhân bị tuyên bố chết hoặc mất tích như quyền về tài sản, trách nhiệm dân sự hay quan hệ hôn nhân gia đình…
Nội dung | Tuyên bố mất tích | Tuyên bố là đã chết |
Khái niệm | Mất tích là sự thừa nhận của To=> án về tình trạng biệt tích của một cá nhân trên cơ sở có đơn yêu cầu của người có quyền và lợi ích liên quan. | Tuyên bố chết là sự thừa nhận của To=> án về cái chết đối với một cá nhân khi cá nhân đó đã biệt tích trong thời hạn theo luật định trên cơ sở đơn yêu cầu của người có quyền và lợi ích liên quan. |
Điều kiện | – Khi 1 người biệt tích 2 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm cần thiết theo quy định của PL tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết.– Theo yêu cầu của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
Chú ý: Pháp luật không quy định giới hạn về không gian cũng như chủ thể nhận biết các tin tức này nhưng có thể xác định theo Đ74 của BLDS có thể xác định: + Về không gian: Nơi cư trú cuối cùng của người đó (được xác định theo mục 3 chương III Phần thứ nhất của BLDS)* · Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan (tức là chủ thể có quyền yêu cầu cơ quan NN có thẩm quyền tuyên bố 1 người mất tích) thì được hiểu người phải có mối liên hệ nào đó như qua quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ hành chính, quan hệ lao động, quan hệ dân sự…) – – Người tiến hành thông báo tìm kiếm: có thể là Tòa án hoặc tòa án yêu cầu ng có yêu cầu thông báo, tìm kiếm. Việc thông báo như thời gian, hạn định…sẽ tuân theo quy định của PL TTDS. · Thời hạn 2 năm: được hiểu là ngày biết được tin tức cuối cùng của người đó. |
Quy định tại Đ81 BLDSBốn trường hợp sau, To=> án sẽ tuyên bố 1 người là đã chết:
* Sau 3 năm kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của TA có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức là người đó còn sống=> Thì TA có thẩm quyền tuyên bố một người là đã chết * Biệt tích đã 5 năm trở lên và không có tin tức nào chứng tỏ còn sống hay đã chết => Hậu quả: có thể tuyên bố mất tích sau 2 năm và tuyên bố chết sau 5 năm (được tính theo quy định của Đ78). * Biệt tích trong chiến tranh 5 năm (kề từ ngày chiến tranh kết thúc) mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống. * Sau 5 năm bị tai nạn hoặc thảm hoạ, hoặc thiên tai xảy ra mà không có tin tức là còn sống. àTuỳ từng trường hợp, TA có thể xác định ngày chết trong bản án hoặc trong quyết định của to=> án. Chú ý: Nếu không xác định ngày người chết thì ngày bản án hoặc quyết định của to=> án có hiệu lực được xác định là ngày chết. Thông thường, đối với người biệt tích trong các tai nạn, thảm họa, thiên tai thì ngày chết chính là ngày xảy ra các sự kiện. |
Hậu quả PLý | Tạm đình chỉ tư cách chủ thể của người bị tuyên bố mất tích (không làm chấm dứt tư cách chủ thể của họ).Tài sản của cá nhân bị tuyên bố mất tích sẽ được chuyển sang quản lý tài sản của người vắng mặt, của người bị tuyên bố mất tích (Đ75, 76, 77 và 79 BLDS)
Riêng với quan hệ hôn nhân thì nếu vợ/ chồng của người bị mất tích yêu cầu được ly hôn thì To=> Án cho phép họ được ly hôn. |
Chấm dứt tư cách chủ thể của người chết đối với mọi quan hệ pháp luật mà người đó tham gia với tư cách chủ thể.Tài sản của người bị tuyên bố chết được giải quyết theo pháp luật thừa kế. |
Hủy quyết định và hậu quả của hủy qđịnh | Có hai trường hợp xảy ra với người được tuyên bố mất tích: được phục hồi năng lực chủ thể hoặc bị tuyên bố chết/hoặc họ đã chết.* Phục hồi tư cách chủ thể của người bị tuyên bố mất tích khi người bị tuyên bố mất tích trở về hoặc có tin tức chứng tỏ người đó còn sống.
* Việc chấm dứt tư cách chủ thể khi họ đã chết hoặc bị tuyên bố là đã chết. – Thủ tục: Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan hoặc chính người đó làm đơn yêu cầu To=> án huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất tích. – Hậu quả pháp lý: * Nếu người đó trở về hoặc có tin tức chính xác thì sẽ được phục hồi tư cách chủ thể đối với các quan hệ do mình tham gia và được quyền yêu cầu người quản lý tài sản của mình trả lại các tài sản thuộc sở hữu của mình. * Nếu bị chết hoặc bị tuyên bố là chết thì sẽ xử lý như với người chết.
|
Điều kiện: người bị tuyên bố là đã chết trở về hoặc có tin xác thực là người đó còn sống.Theo yêu cầu của chính người đó hoặc người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan yêu cầu đến To=> án để ra quyết định huỷ bỏ tuyên bố là đã chết.
Hậu quả: Tư cách chủ thể của người bị tuyên bố chết sẽ được khôi phục lại. Tài sản nếu còn thì được trả lại cho người bị tuyên bố là đã chết
|
II. Năng lực hành vi của cá nhân
Tư cách chủ thể của cá nhân chỉ đầy đủ, hoàn thiện, độc lập khi họ có đầy đủ năng lực hành vi dân sự bên cạnh năng lực pháp luật vốn là thuộc tích đã được pháp luật ghi nhận.
- Khái niệm
– Theo quy định tại điều 17 BLDS thì: “Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự”
- Mức độ NLHV của các nhân
Mặc dù pháp luật quy định NLPL là như nhau nhưng khi xác định NLHV thì lại không như nhau.
- Năng lực hành vi đầy đủ
Người thành niên là người từ đủ 18t trở lên sẽ có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (trừ trường hợp bị tuyên bố mất năng lực hành vi hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự)
- Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có đầy đủ tư cách chủ thể, có quyền tham gia vào các quan hệ PLDS với tư cách chủ thể độc lập, tự chịu trách nhiệm về những hành vi do họ thực hiện.
- Người có NLHV đầy đủ (từ 18t trở lên) còn có quyền đăng ký kết hôn (đối với nữ)
- Người từ 18t trở lên được suy đoán có đủ NLHV trừ trường hợp có quyết định của TA về hạn chế hoặc mất NLHVDS.
- Năng lực hành vi một phần
KN: là những người chỉ có thể xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm trong một giới hạn nhất định do PLDS quy định.
- Độ tuổi: Người từ đủ 6t -dưới 18t.
- Khi NLHV một phần tham gia vào các GDDS đòi hỏi yêu cầu phải được người đại diện theo PL đồng ý, trừ GDDS phục vụ nhu cầu hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc PL có quy định khác.
Chú ý: Người từ đủ 15t đến dưới 18t có tài sản riêng đủ để thực hiện nghĩa vụ được xác lập, thực hiện giao dịch và phải chịu trách nhiệm trong phạm vi tài sản họ có, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác” (Đ20 BLDS).
- Không có năng lực hành vi
- Người chưa đủ 6t là người không có NLHV. Mọi giao dịch của người này đều phải thông qua người đại diện xác lập và thực hiện.
- Lý do: tại bởi người ở độ tuổi dưới 6t chưa thể và chưa đủ khả năng để nhận thức được hành vi của mình.
- Mất năng lực hành vi dân sự và hạn chế năng lực hành vi dân sự
- “Mất” NLHV được hiểu là đã có NLHV nhưng sau đó, sau một sự kiện nào đó khiến cho người đó không còn có NLHV nữa.
- Hạn chế NLHV tức là đã có NLHV đầy đủ nhưng sau đó theo quy định của Pl sẽ bị hạn chế bớt một phần.
- Mất NLHVDS:
Người thành niên có thể bị tuyên bố mất NLHVDS khi có những điều kiện, với những trình tự, thủ tục nhất định.
Điều kiện: Cá nhân bị bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ hành vi của mình thì bị coi là mất NLHVDS (Đ22 BLDS)
Trên cơ sở nào để khẳng định: Phải có kết luận của tổ chức giám định có thẩm quyền (như các bệnh viện..)
Thẩm quyền tuyên bố: Tòa án sẽ ra quyết định tuyên bố dựa trên yêu cầu của người có quyền và lợi ích liên quan.
Hậu quả pháp lý: Mọi giao dịch DS của người này đều do người đại diện của xác lập và thực hiện.
- Hạn chế NLHVDS
NLHVDS của người thành niên có thể bị hạn chế trên cơ sở những điều kiện và thủ tục được quy định tại Đ25.
Điều kiện: Được áp dụng đối với người nghiện ma túy và các chất kích thích khác dẫn đến hậu quả phá tán tài sản của gia đình (tức là nó tác động trực tiếp yếu tố kinh tế của gia đình, gây nên sự khó khăn trong gia đình.
Thẩm quyền: TA trực tiếp ra qđịnh hạn chế NLHVDS của người thành niên dựa trên yêu cầu của người có quyền và lợi ích liên quan.
Hậu quả PLý: Người bị hạn chế NLHVDS sẽ có người đại diện và TA sẽ quy định phạm vi đại diện (nếu các giao dịch liên quan đến tài sản của người bị hạn chế NLHVDS thì phải có sự đồng ý của người đại diện, trừ các giao dịch phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của người này).
- Giám hộ
- Khái niệm
Giám hộ là việc cá nhân, tổ chức hoặc cơ quan nhà nước được pháp luật quy định hoặc được cử thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ (Đ58 BLDS).
Mục đích của việc giám hộ: Nhằm khắc phục tình trạng của người có năng lực PLDS nhưng không thể bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện được quyền và nghĩa vụ của họ vì họ là những người không có NLHVDS đầy đủ hoặc bị hạn chế NLHVDS.
- Người được giám hộ
Theo quy định tại Đ58 thì những người được giám hộ bao gồm:
- Người chưa thành niên không còn cha, mẹ, không xác định được cha mẹ hoặc cha, mẹ đều mất NLHVDS, bị hạn chế NLHVDS, bị tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó và cha mẹ có yêu cầu;
- Người giám hộ
giám hộ sẽ có hai hình thức:
- Giám hộ đương nhiên: là hình thức giám hộ do PL quy định, người giám hộ đương nhiên chỉ có thể là cá nhân (Đ61 và Đ62 BLDS);
+ Đối với người chưa thành niên thì bao gồm: anh, chị; ông b=> nội, ngoại; chú, cậu, cô, dì…
+ Người mất NLHVDS: Vợ, chồng; con cả hoặc con tiếp theo giám hộ cho cha mẹ mất NLHV; đối với người thành niên mất NLHVDS mà chưa có vợ/ chồng thì cha, mẹ là người giám hộ đương nhiên.
- Giám hộ cử: là hình thức giám hộ theo trình tự do pháp luật quy định.
+ Người giám hộ có thể là cá nhân, tổ chức (Đ63, Đ64)
+ Thẩm quyền: UBND cấp xã nơi người đó cư trú có trách nhiệm cử hoặc đề nghị một tổ chức đứng ra đảm nhận việc giám hộ theo thủ tục quy định tại Đ64 BLDS
Người mất NLHVDS: Người chưa đủ 15t không còn cha, mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cha, mẹ đều mất NLHVDS, bị hạn chế NLHVDS, bị TA hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục => người chưa thành niên đó phải có người giám hộ.
- Quyền và nghĩa vụ của người giám hộ
- Được quy định tại Đ65, 66, 67 BLDS.
- Nghĩa vụ của người giám hộ:
+ Nhìn chung là phải bảo vệ quyền, lợi ích của người được giám hộ (quản lý tài sản, giám sát hoặc tự mình thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản của người đc giám hộ…).
+ Chăm sóc, giáo dục người được giám hộ nếu người đó là người có NLHV một phần; chăm sóc và bảo đảm việc điều trị bệnh cho người được giám hộ là người mất NLHVDS.
+ Quản lý tài sản cho người được giám hộ
+ Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự mà họ tham gia
- Nơi cư trú của cá nhân:
Quyền tự do đi lại và lựa chọn nơi cư trú trên lãnh thổ VN là một quyền quan trọng của cá nhân.
Cách xác định:
+ Nơi người đó thường xuyên sinh sống;
+ nơi người đó đang sinh sống (nếu không xác định được nơi người đó thường xuyên sinh sống);
+ nơi cư trú của cha mẹ hoặc của người giám hộ nếu người đó là người chưa thành niên hoặc người được giám hộ;
+ là nơi cư trú của người cha/mẹ mà người đó thường xuyên chung sống nếu cha/mẹ có nơi cư trú khác nhau;
+ nơi cư trú khác nếu cha/mẹ hoặc người giám hộ đồng ý hoặc theo quy định của pháp luật.
B. PHÁP NHÂN- CHỦ THỂ QHPLDS
I. Khái niệm
1. Khái niệm
Khái niệm PN ra đời với mục tiêu là để phân biệt với cá nhân (nó có ý nghĩa về mặt lý luận. Chính vì lẽ đó, khi tham gia vào QHPLDS, PN là chủ thể của quan hệ nhưng có tên gọi là PN.
Khái niệm: PN là một tổ chức thống nhất, độc lập, hợp pháp và có tài sản riêng và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình, nhân danh mình tham gia vào các QHPLDS một cách độc lập (theo Đ84 BLDS).
2. Các điều kiện của pháp nhân
Các điều kiện của PN là các dấu hiệu mà khi các tổ chức đáp ứng đầy đủ thì được công nhận là PN. Bao gồm:
2.1. Được thành lập một cách hợp pháp
Hợp pháp được hiểu là có mục đích, nhiệm vụ hợp pháp và được thành lập theo thủ tục luật định.
Hình thức được cho là hợp pháp (tức là được cơ quan NN có thẩm quyền cho phép thành lập) bao gồm:
+ Cơ quan NN thành lập;
+Cơ quan NN cho phép thành lập;
+ Cơ quan NN công nhận thành lập;
+ Cơ quan NN đăng ký thành lập;
2.2. Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ
– Tổ chức là một tập thể người được sắp xếp dưới một hình thái nào đó (công ty TNHH, công ty hợp danh, công ty cổ phần, bệnh viện…) phù hợp với chức năng, lĩnh vực hoạt động và phải đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động của loại hình tổ chức đó.
— Sự độc lập của PN thể hiện là PN không bị chi phối bởi các chủ thể khác khi tham gia vào các QHPLDS (kể cả kinh tế, lao động…); Ngòai ra sự tồn tại của PN không bị phụ thuộc vào sự thay đổi trong thành viên của PN.
2.3. Có tài sản độc lập và tự chịu trách nhiệm độc lập bằng tài sản đó
– Tài sản độc lập chính là tài sản của PN, tức là PN là chủ sở hữu và có đầy đủ quyền năng của chủ sở hữu. Tài sản của PN hòan toàn độc lập với tài sản của các thành viên của PN (mặc dù tài sản của PN có thể hình thành từ nguồn tài sản riêng của các thành viên PN).
– Tài sản này bao gồm: Tài sản riêng của PN và các tài sản được NN giao cho hoặc các tài sản PN được tặng cho. Biểu hiện của tài sản PN: vốn, các tư liệu sản xuất, các tài sản khác…
– PN phải chịu trách nhiệm trên cơ sở tài sản riêng độc lập của mình: tức là PN khi có nghĩa vụ tài sản tự mình phải thực hiện chứ không thể yêu cầu cơ quan chủ quản, cơ quan quản lý hay bất kỳ chủ thể nào khác thực hiện thay mình (trừ khi có sự đồng ý tự nguyện của các chủ thể khác). PN cũng không thể buộc các thành viên của PN chịu trách nhiệm tài sản thay mình (trừ khi có thỏa thuận khác).
2.4. Nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập, có thể là nguyên đơn hoặc bị đơn trước Tòa án
– PN tự mình tham gia vào các QHPLDS với đầy đủ quyền và nghĩa vụ phải thực hiện phù hợp với quy định của PL và điều lệ của PN.
– Khi PN không chịu thực hiện nghĩa vụ của mình thì có thể trở thành bị đơn trước tòa cũng như khi PN bị chủ thể khác xâm phạm đến lợi ích thì hòan toàn có quyền gửi đơn tới TA (lúc này sẽ có tư cách là nguyên đơn).
3. Phân loại PN
Việc phân loại PN dựa trên các đặc tính của riêng biệt của PN. Người ta phân PN ra làm 4 loại PN:
3.1 Các PN là cơ quan NN, đơn vị vũ trang
– là những PN được giao tài sản để thực hiện chức năng quản lý NN, các hoạt động khác trong lĩnh vực quản lý, điều hành xã hội vì lợi ích công cộng không nhằm mục đích kinh doanh.
– Cơ quan này hoạt động dựa vào nguồn kinh phí NN cấp và tự chịu trách nhiệm trong phạm vi kinh phí đó.
Ví dụ: Bộ tư pháp, trường ĐH Luật HN, bệnh viện, các trường học…
3.2 Các PN là các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức
chính trị – xã hội nghề nghiệp
– Các PN này được thành lập vì mục đích xã hội. Khi tham gia vào các QH thì các tổ chức này phải tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình.
Ví dụ: Tổ chức chính trị: Đảng cộng sản Việt Nam
Tổ chức chính trị xã hội: Mặt trận tổ quốc, Công đoàn, Hội LHPN, Hội liên hiệp thanh niên, Hội cựu chiến binh…
Tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp:
3.3 Các PN là các tổ chức kinh tế
– Loại PN này tồn tại rất nhiều, biểu hiện là các doanh nghiệp NN, công ty, các HTX…
– Các PN này hoạt động vì mục đích kinh tế và chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình.
3.4 Các PN là tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, các quỹ xã hội, quỹ từ thiện
– PN này cũng hoạt động với mục đích được quy định trong Điều lệ của PN và không trái với các quy định của PL.
– Tài sản của PN dạng này được hình thành từ sự đóng góp của các thành viên và các nguồn tài trợ khác phù hợp với điều lệ và quy định của PL.
– Nếu PN này không còn hoạt động thì tài sản của PN không được phân chia cho các thành viên mà giải quyết theo quy định trong Điều lệ của PN hoặc theo quy định của PL (bởi vì nó bị chi phối bởi mục đích hoạt động của PN).
II. Địa vị pháp lý và các yếu tố lý lịch của pháp nhân
1. Năng lực chủ thể của PN
NL chủ thể của PN thì phụ thuộc vào mục đích hoạt động của PN (dựa vào quy định của PL và Điều lệ của PN) => Thế nên NL chủ thể của PN là không bình đẳng vì mỗi một PN sẽ có NLPL và NLHV khác nhau. Đặc biệt, nếu PN thay đổi mục đích, nội dung hoạt động thì dẫn đến NL chủ thể của PN cũng thay đổi.
2. Hoạt động của PN
Để tham gia vào các QHPLDS thì PN phải thông qua hoạt động của mình (phân biệt với hoạt động bên trong là các hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý cán bộ, lao động…) mà là các hoạt động bên ngoài với các chủ thể khác.
Hoạt động của PN thì thông qua hành vi của người đại diện cho PN hoặc các thành viên khác của PN
Người đại diện cho PN: Bao gồm người đại diện đương nhiên hoặc người đại diện theo PL của PN.
+ Người đại diện đương nhiên: Được hiểu là người đứng đầu PN theo quy định của điều lệ PN hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Đ141 BLDS).
+ Người đại diện theo ủy quyền: là người mà được người đại diện đương nhiên ủy quyền lại, được nhân danh PN thực hiện các hành vi nằm trong phạm vi ủy quyền.
. Việc ủy quyền phải được thực hiện bằng văn bản.
- Hành vi của thành viên PN: Thành viên Pn khi thực hiện những nghĩa vụ lao động dựa trên hợp đồng lao động thì cũng được coi là hành vi của PN chứ không phải hành vi của cá nhân và nó sẽ tạo nên quyền và nghĩa vụ của PN (trong khuôn khổ nhiệm vụ được giao)
3. Các yếu tố lý lịch của PN
KN: là tổng hợp các sự kiện Plý để cá biệt hóa PN khi tham gia vào các QHPL.
Những yếu tố lý lịch của PN được xác định trong điều lệ của PN hay quyết định thành lập PN.
Những yếu tố này bao gồm:
+ Quốc tịch của PN: là mối liên hệ pháp lý giữa Pn với NN (có ý nghĩa trong việc xác định pháp luật chi phối tới hoạt động của PN).
+ Cơ quan điều hành PN: phụ thuộc vào loại hình của PN
+ Trụ sở của PN: Nơi đặt trụ sở chính của PN => liên quan đến việc xác định cơ quan quản lý trực tiếp, cơ quan tố tụng khi xảy ra tranh chấp, địa chỉ liên lạc của PN..
Ngoài ra PN có thể có văn phòng đại diện hoặc chi nhánh.
+ Tên gọi của PN: cá thể hóa PN và có những yêu cầu nhất định (không trùng, không gây hiểu lầm…và tên gọi này được sử dụng trong mọi giao dịch mà PN tham gia.
+ Ngoài ra còn một số yếu tố như: nhãn hiệu hàng hóa, biểu tượng…(phải được đăng ký tại cơ quan NN có thẩm quyền).
III. Thành lập và đình chỉ pháp nhân
1. Thành lập PN
Việc thành lập PN phải tuân theo các quy định của PL.
Thành lập PN có thể chia thành các loại sau:
Trình tự mệnh lệnh: Thành lập PN dựa trên quyết định đơn hành của cơ quan NN
Trình tự cho phép: Tức là việc cơ quan NN sẽ cho phép một PN được hình thành và hoạt động dựa trên việc xem xét nội dung, lĩnh vực hoạt động của PN
Trình tự công nhận: PL sẽ công nhận việc thành lập PN dựa trên chính những quy định do NN dự liệu trước, sau khi xem xét các điều kiện cần thiết xem có hợp pháp không. Thông thường được áp dụng với các tổ chức kinh tế như các công ty, HTX…
2. Chấm dứt PN
là chấm dứt sự tồn tại của một PN với tư cách là chủ thể của QPPLDS (được quy định tại Đ99 BLDS).
Thời điểm chấm dứt là thời điểm PN bị xóa tên trong sổ đăng ký hoặc là thời điểm được xác định trong quyết định của cơ quan NN có thẩm quyền.
Hình thức chấm dứt PN: Giải thể và cải tổ PN
Giải thể PN:
+ Căn cứ để giải thể PN được quy định tại Đ98 BLDS bao gồm những căn cứ như: được quy định trong điều lệ của PN; theo quyết định của cơ quan NN có thẩm quyền; hết thời hạn hoạt động theo giấy phép hoạt động (hoặc trong điều lệ của PN).
+ Việc giải thể PN tuân theo thủ tục theo luật định.
+ PN còn có một hình thức giải thể đặc biệt khác là phá sản (dành cho các PN lâm vào tình trạng phá sản được quy định trong Luật phá sản – thường áp dụng cho các doanh nghiệp kinh tế, kinh tế xã hội…).
Cải tổ PN: Hình thức chấm dứt PN thông qua việc tổ chức lại PN đó.
+ Cải tổ PN được thực hiện thông qua các hình thức sau: Hợp nhất PN, sáp nhập PN, chia PN, tách PN.
* Hợp nhất PN: là việc các PN cùng loại có thể hợp nhất lại tạo thành PN mới và PN mới sẽ thừa hưởng các quyền và nghĩa vụ từ các PN cũ (chú ý: phân biệt với liên kết PN => không tạo ra PN mới). A + B = C;
* Sáp nhập PN: A + B = A/B => vẫn tạo ra một PN mới nhưng thừa hưởng lại tên gọi của 1 trong các PN cũ nhưng vẫn là PN mới và thừa hưởng toàn bộ quyền và nghĩa vụ của các PN được sáp nhập.
* Tách PN: A = A+B tức là việc 1 PN được tách ra làm nhiều PN, hay chính là một phần của PN sẽ được tách ra và hoạt động độc lập, không bị chi phối bởi PN ban đầu.
* Chia PN: A:3= B+C+D.Quyền và nghĩa vụ của PN ban đầu được chia nhỏ cho các PN mới được tách từ PN ban đầu ra.
=> Cải tổ PN về bản chất là sự kế quyền tổng hợp giữa PN mới hình thành và PN ban đầu.
C. HỘ GIA ĐÌNH – CHỦ THỂ QHPLDS
1. Khái niệm
Xuất phát từ chế độ công hữu về tư liệu sản xuất do NN là đại diện chủ sở hữu đất đai, cho các hộ gia đình thuê đất dẫn đến hình thành QHPL mà hộ gia đình làm chủ thể
Không phải hộ gia đình nào cũng có tư cách chủ thể của QHPLDS mà chỉ những hộ gia đình đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của PL thì mới trở thành chủ thể được.
Các điều kiện bao gồm:
+ Thành viên của hộ gia đình: phải từ 2 cá nhân trở lên và được thiết lập dựa trên quan hệ hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng. Các thành viên phải từ đủ 15t trở lên.
+ Tài sản chung của hộ gia đình là tài sản chung thuộc sở hữu của các thành viên trong hộ gia đình. Tài sản này có thể bao gồm quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, tài sản do các thành viên của hộ gia đình đóng góp hoặc được tặng cho chung, thừa kế chung hay tài sản khác do các thành viên thoả thuận là tài sản chung của gia đình.
+ Các thành viên của hộ gia đình chiếm hữu và sử dụng tài sản chung của hộ theo phương thức thoả thuận tức là khi sử dụng tài sản của hộ gia đình vào các hoạt động sản xuất kinh doanh thì yêu cầu cần có sự đồng thuận, thoả thuận giữa các thành viên (=> thực ra để đảm bảo tránh tranh chấp xảy ra cũng như đảm bảo lợi ích chung của các thành viên trong gia đình).
2. Năng lực chủ thể của hộ gia đình
– NLCT của hộ gia đình có rất nhiều điểm tương đồng với NLCT của PNhân, bao gồm:
+ NLPL và NLHV của hộ gia đình đều phát sinh đồng thời với việc hình thành hộ gia đình với tư cách chủ thể;
+ NL chủ thể của hộ gia đình được PL quy định và có tính chất hạn chế trong một số lĩnh vực (cụ thể hoạt động kinh tế chung trong quan hệ sử dụng đất, trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và trong một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác do PL quy định – Đ106 BLDS).
Cụ thể một số quan hệ như: chuyển quyền sử dụng đất NN, đất ở, vay vốn ngân hàng để sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ…
=> Nguyên nhân: vì nó xuất phát từ đặc thù của gia đình nói chung và hộ gia đình nói riêng: Tức là gia đình có truyền thống riêng nên có thể là một đại gia đình (với nhiều gia đình nhỏ bên trong) nhưng có thể là các gia đình tách biệt => Nên rất khó có thể để PL quy định về sự phát sinh, ra đời của một gia đình nói chung và hộ gia đình nói chung mà quan trọng là hộ gia đình có tài sản chung và có người đại diện hộ gia đình khi tham gia vào các QHPL với tư cách là chủ thể.
Hoạt động và trách nhiệm của hộ gia đình
Hộ gia đình hoạt động thông qua hành vi của chủ hộ gia đình (đại diện của hộ gia đình).
Chủ hộ là người đại diện của hộ gia đình trong các giao dịch dân sự vì lợi ích chung của cả hộ. Chủ hộ có thể ủy quyền cho một thành viên khác đã thành niên làm đại diện cho hộ (Đ107).
Hộ gia đình phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập nhân danh hộ gia đình.
Hộ gia đình chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản chung của hộ, nếu tài sản chung của hộ không đủ để thực hiện nghĩa vụ của hộ thì các thành viên phải chịu trách nhiệm liên đới bằng tài sản riêng của mình (trách nhiệm vô hạn).
D. TỔ HỢP TÁC – CHỦ THỂ QHPLDS
1. Khái niệm
là sự liên kết của từ 3 cá nhân trở lên, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng hoa lợi và cùng chịu trách nhiệm, hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác có chứng thực của UBND cấp xã, phường, thị trấn.
Nếu tổ hợp tác có đủ điều kiện để trở thành pháp nhân thì sẽ đăng ký hoạt động với tư cách PN theo trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
Tài sản do các thành viên trong tổ hợp tác đóng góp, cùng tạo lập và được tặng cho chung là tài sản chung của tổ hợp tác.
2.Năng lực chủ thể của tổ hợp tác
NLCT của tổ hợp tác bị giới hạn trong những công việc nhất định được ghi nhận trong hợp đồng hợp tác. Bởi vậy, NLCT của tổ hợp tác được gọi là NLCT chuyên biệt vì nó bị giới hạn trong phạm vi của hợp đồng hợp tác.
NLCT của tổ hợp tác phát sinh từ thời điểm UBND cấp xã, phường, thị trấn chứng thực vào bản hợp đồng hợp tác của các tổ viên và chấm dứt khi tổ hợp tác chấm dứt tồn tại.
3. Hoạt động của tổ hợp tác
Tổ hợp tác hoạt động thông qua đại diện của tổ mà các tổ viên bầu ra. Tổ trưởng tổ hợp tác có quyền ủy quyền lại cho một tổ viên khác trong tổ hợp tác thực hiện các công việc nhất định của tổ hợp tác.
Giao dịch dân sự do người đại diện của tổ hợp tác xác lập, thực hiện vì mục đích của tổ hợp tác theo quyết định của đa số thành viên của tổ hợp tác sẽ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự cho tổ hợp tác.
Tổ hợp tác phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập nhân danh tổ hợp tác.
Chú ý: Theo quy định tại Đ114-khoản 3 thì “Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất của tổ hợp tác thì phải được toàn thể tổ viên đồng ý; đối với các tài sản khác phải được đa số tổ viên đồng ý” => có hai cách hiểu: Một là giao dịch liên quan đến tư liệu sản xuất thì đại diện tổ hợp tác chỉ được tham gia sau khi có được sự đồng ý của các tổ viên, nếu không có sự đồng ý của các tổ viên thì giao dịch đó coi như vô hiệu; Hai là người đại diện của tổ sẽ mặc nhiên suy đoán là mọi thành viên của tổ đều đồng ý => đại đa số ý kiến theo phương án 1 nhưng nó tạo ra sự hạn chế trong cơ chế thị trường vì luôn đòi hỏi sự nhanh nhạy, chớp lấy cơ hội…Đây cũng là một trong những vấn đề cần được xem xét tiếp.
E. nhà NƯỚC – CHỦ THỂ ĐẶC BIỆT CỦA QHPLDS
nhà nước CHXHCNVN là NN của dân, do dân, vì dân. NN là chủ thể đặc biệt bởi nó cũng tham gia vào các QHPLDS nhưng nó có những đặc thù riêng mà không giống như bất cứ một chủ thể nào khác, chính vì thế mà nó trở thành chủ thể đặc biệt của QHPLDS nói riêng và các QHPL khác:
- NN là chủ thể mà nắm quyền lãnh đạo thống nhất trên tất cả các mặt như chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội…
- NN là chủ sở hữu đối với tài sản thuộc chế độ sở hữu toàn dân (vì là NN của dân, do dân, vì dân, là NN đại diện cho toàn dân).
- NN tự quy định các quyền cho mình khi tham gia vào các QHPLDS cũng như cách thức thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.
- NN là chủ thể của tất cả các ngành luật trong hệ thống PL Việt Nam
- NN chuyển giao quyền cho các cơ quan NN thực hiện quyền quản lý tài sản, giao cho các chủ thể khác (cơ quan NN, tổ chức, cá nhân…) thực hiện các quyền năng của chủ sở hữu như chiếm hữu, sử dụng, định đoạt.
- NN cũng là chủ sở hữu đối với các tài sản vô chủ, tài sản không có người thừa kế, tài sản bị trưng thu, trưng mua.
BÀI 4: GIAO DỊCH DÂN SỰ, ĐẠI DIỆN, THỜI HẠN, THỜI HIỆU
I. Giao dịch dân sự
– Quy định từ điều 121 đến điều 138 của BLDS (chương VI phần 1 của BLDS)
1. Khái niệm và ý nghĩa của GDDS
GDDS là một trong các hình thức cơ bản, phổ biến của QHPLDS.
Theo Đ121 BLDS: “Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”.
2. Phân loại GDDS
Căn cứ vào các bên tham gia vào giao dịch dân sự thì có thể phân biệt giao dịch dân sự thành hai loại:
* Hợp đồng dân sự:– là GD trong đó thể hiện ý chí của hai hay nhiều bên nhằm làm phát sinh, thay đổi chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
– Thông thường HĐDS là loại giao dịch phổ biến nhất trong đời sống hàng ngày. HĐ thường có 2 hoặc nhiều hơn 2 bên tham gia (và mỗi bên lại có thể có nhiều chủ thể tham gia).
– HĐ là sự thỏa thuận ý chí và thống nhất ý chí của hai hay nhiều bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ DS.
– Thỏa thuận vừa là nguyên tắc đặc trưng của HĐDS vừa được thể hiện trong tất các giai đọan của hợp đồng.
* Hành vi pháp lý đơn phương
– HVPLĐP là GD trong đó thể hiện ý chí của một bên nhằm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ DS
– Hành vi pháp lý đơn phương thông thường do một chủ thể thể hiện ý chí và thực hiện như Lập di chúc, từ bỏ quyền sở hữu…
– Hành vi pháp lý đơn phương cũng có thể do nhiều chủ thể cùng thực hiện:
Ví dụ: Hai chủ thể cùng đứng ra tổ chức cuộc thi sáng tác, cuộc thi có giải,
3. Điều kiện có hiệu lực của GDDS
Quy định tại Đ122 BLDS.
Có 4 điều kiện, cụ thể:
3.1 Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự
– “Người” tham gia giao dịch phải có năng lực hành vi dân sự. “Người” được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm là cá nhân, PN, Hộ gia đình, tổ hợp tác, nhà nước.
* Cá nhân: Giao dịch chỉ được xác lập khi nó phù hợp với mức độ NLHVDS của cá nhân:
* Pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác:
– Chủ thể này tham gia vào giao dịch thông qua người đại diện của họ.
– các chủ thể này tham gia vào giao dịch phải phù hợp với phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình.
3.2 Mục đích và nội dung giao dịch không trái pháp luật, trái đạo đức xã hội
– Mục đích của giao dịch DS là lợi ích hợp pháp của các bên mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch đó. Lợi ích này không được gây phương hại đến lợi ích của cá nhân và các chủ thể khác.
– BLDS quy định rõ một số giao dịch dân sự sau đây không có sự tự nguyện hoặc thiếu sự tự nguyện dẫn đến vô hiệu:
+ Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo (Đ129)
+ Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn (Đ131)
+ Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa (Đ132)
3.4 Hình thức của giao dịch phải phù hợp với quy định của pháp luật
– Hình thức của giao dịch là phương tiện thể hiện nội dung của giao dịch.
-Theo khoản 2 Điều 122 BLDS quy định hình thức giao dịch là điều kiện có hiệu lực của giao dịch như BLDS 1995. Tuy nhiên, về bản chất nếu pháp luật có yêu cầu về hình thức thì giao dịch bắt buộc phải tuân theo quy định đó, nếu không tuân theo thì sẽ bị vô hiệu.
– Ý nghĩa của hình thức:
+ Thông qua hình thức biết được các bên tham gia vào giao dịch dân sự, biết được nội dung giao dịch;
+ là chứng cứ xác nhận các quan hệ đã và đang tồn tại giữa các bên;
+ là căn cứ xác định quyền, nghĩa vụ va trách nhiệm dân sự nếu có vi phạm xảy ra.
- Các hình thức của giao dịch:
+ Lời nói:
là giao dịch dân sự được diễn ra thông qua trao đổi trực tiếp bằng miệng giữa các bên và thông thường được áp dụng trong các trường hợp:
# Các giao dịch nhỏ: mua bán vật ít có giá trị, những giao dịch giữa những người có quen biết, tin cậy lẫn nhau.
# Những giao dịch mà các bên thực hiện xong ngay tại thời điểm giao kết và giao dịch cũng chấm dứt ngay tại thời điểm đó;
+ Văn bản:
là hình thức phổ biến được các bên chủ thể áp dụng, gồm:
# Văn bản thường: hình thức phổ biến nhất được áp dụng trong mọi trường hợp trừ các trường hợp pháp luật yêu cầu khác về hình thức hay các bên chủ thể thỏa thuận khác. Thông thường được áp dụng với các trường hợp: Pháp luật yêu cầu phải bằng văn bản thường như hợp đồng giữa các pháp nhân với nhau, hợp đồng đặt cọc, thế chấp…
Những giao dịch có giá trị lớn;
Những giao dịch mà quyền và nghĩa vụ thông thường không thực hiện ngay tại thời điểm giao kết.
# Văn bản có công chứng, chứng thực: là hình thức văn bản phải có công chứng do cơ quan công chứng thực hiện, được áp dụng trong các trường hợp:
Các giao dịch được pháp luật quy định như chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
+ Hành vi cụ thể:
là các hành vi cụ thể chưa còn phổ biến nhưng mới chỉ áp dụng trong mua bán tự động.
4. GDDS vô hiệu và hậu quả pháp lý của GDDS vô hiệu
4.1 Khái niệm:
– Quy định tại Đ127 BLDS
– Giao dịch dân sự vô hiệu khi vi phạm vào 1 trong 4 điều kiện được quy định tại Đ122 BLDS.
– Ý nghĩa của việc xác định giao dịch dân sự vô hiệu:
+ Giáo dục ý thức chấp hành quy định của pháp luật của các chủ theer khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự;
+ Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân và các chủ thể PLDS khác;
+ Bảo đảm an toàn pháp lý cho chủ thể khi tham gia giao dịch dân sự;
+ Thiết lập kỷ cương xã hội, trật tự xã hội.
– Thẩm quyền tuyên bố giao dịch dân sự thuộc về Tòa án.
4.2 Phân loại:
Dựa vào các căn cứ khác nhau có sự phân loại khác nhau:
a. Căn cứ vào mức độ vi phạm pháp luật, giao dịch dân sự được chia thành giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối và giao dịch dân sự vô hiệu tương đối.
* Giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối: Đây là những giao dịch mà có sự vi phạm rất lớn, thường là vi phạm những điều cấm của pháp luật hoặc trái với đạo đức xã hội.
* Giao dịch dân sự vô hiệu tương đối:
– là những giao dịch dân sự mà mức độ vi phạm không nghiêm trọng, các bên có thể khắc phục, sửa chữa và thường chỉ xâm phạm tới lợi ích của một bên chủ thể nhất định chứ không ảnh hưởng nhiều tới lợi ích của nhà nước, của xã hội hay của cộng đồng, cũng như lợi ích các chủ thể khác.
b. Căn cứ dựa vào mức độ vô hiệu có giao dịch dân sự vô hiệu toàn bộ và giao dịch dân sự vô hiệu từng phần.
* Giao dịch dân sự vô hiệu toàn bộ:
một giao dịch dân sự vô hiệu toàn bộ khi nội dung của giao dịch dân sự đó vi phạm điều cấm của pháp luật, xâm phạm lợi ích công cộng, trái với đạo đức xã hội hoặc một trong các bên tham gia vào giao dịch đó không có quyền xác lập giao dịch, gồm:
+ Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội (Đ128)
+ Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện (Đ130)
+ Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập giao dịch không nhận thức được hành vi của mình (Đ133).
* Giao dịch dân sự vô hiệu một phần: là các giao dịch dân sự mà chỉ có một số phần của giao dịch đó vô hiệu nhưng không ảnh hưởng tới toàn bộ giao dịch.
Ví dụ: Giao dịch thoả thuận bị vô hiệu về thanh toán hoặc địa điểm…
Hậu quả pháp lý:
- Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên kể từ thời điểm xác lập giao dịch;
- Khi giao dịch dân sự vô hiệu, các bên phải hòan trả cho nhau những gì đã nhận nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu. Nếu không hoàn trả lại được bằng hiện vật thì có thể hoàn trả bằng tiền. Bên có lỗi nếu gây thiệt hại còn phải bồi thường thiệt hại.
- Tùy từng trường hợp, xét tính chất của giao dịch dân sự vô hiệu, tài sản hoặc hoa lợi, lợi tức thu được từ giao dịch sẽ bị tịch thu sung quỹ nhà nước.
II. Đại diện
1. Khái niệm
Đại diện là một quan hệ pháp luật.
+ Chủ thể là bên đại diện và bên được đại diện.
+ Người đại diện: là người nhân danh người được đại diện xác lập với với người thứ 3 vì lợi ích của người được đại diện.
+ Người được đại diện:
# Cá nhân không có năng lực hành vi
# Chưa đủ năng lực hành vi dân sự.
# Cá nhân có đủ năng lực hành vi dân sự có thể ủy quyền cho người khác làm đại diện cho mình (đại diện theo ủy quyền).
Quan hệ đại diện có thế được xác định theo quy định của pháp luật.
Hình thức: phải thể hiện bằng giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền.
2. Phân loại đại diện
Đại diện theo pháp luật
Quy định tại Đ140 BLDS
Đại diện theo pháp luật là đại diện theo quy định của pháp luật hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Nhận xét: đại diện này được hiểu là đại diện đương nhiên, mặc nhiên có thẩm quyền đại diện cho người được đại diện
Các trường hợp đại diện đương nhiên:
+ cha mẹ đại diện cho con chưa thành niên (vị thành niên)
+ Người đứng đầu pháp nhân, chủ hộ trong hộ gia đình, tổ trường tổ hợp tác.
+ Người giám hộ đương nhiên với người được giám hộ
Đại diện theo ủy quyền
Quy định tại Điều 142 BLDS
Đại diện theo ủy quyền là đại diện được xác lập theo sự ủy quyền giữa người đại diện và người được đại diện.
Biểu hiện: qua hợp đồng đại diện hoặc giấy ủy quyền (nội dung của nó phụ thuộc vào sự thỏa thuận của người đại diện và người được đại diện).
3. Phạm vi thẩm quyền đại diện
* Đại diện theo pháp luật:
Thẩm quyền được pháp luật quy định hoặc thể hiện trong quyết định cử người đại diện của cơ quan NN có thẩm quyền.
* Đại diện theo ủy quyền:
– Phạm vi sẽ được xác định trong văn bản ủy quyền.
– Người đại diện theo ủy quyền phải thông báo cho bên thứ 3 biết về phạm vi của mình.
– Người đại diện theo ủy quyền không được thực hiện các giao dịch với chính mình hoặc với người thứ 3 mà mình cũng là đại diện của người đó
4. Chấm dứt đại diện
Nó xảy ra khi có sự kiện pháp lý xảy ra.
Cá nhân | Pháp nhân |
– Người đại diện đã thành niên hoặc năng lực hành vi dân sự đã được khôi phục (khỏi bệnh tâm thần…).– Người đại diện hoặc được đại diện chết => chấm dứt tư cách chủ thể của họ
– Các trường hợp do pháp luật quy định: + Thời hạn ủy quyền đã hết hoặc công việc ủy quyền hòan thành. + Người ủy quyền hủy bỏ việc ủy quyền hoặc người được đại diện từ chối việc ủy quyền. + Người ủy quyền đại diện hoặc được ủy quyền chết. + Người đại diện ủy quyền hoặc được ủy quyền mất NLHV, hạn chế NLHV, bị tuyên bố mất tích, tuyên bố chết. => Khi chấm dứt đại diện theo ủy quyền thì người đại diện phải thanh toán các nghĩa vụ tài sản với người được đại diện hoặc với người thừa kế của người này. |
– Đại diện cho PN chấm dứt khi PN chấm dứt hoạt động (phá sản, giải thể, sáp nhập, chia tách PN, hợp nhất PN).– Đại diện theo ủy quyền chấm dứt trong các trường hợp:
+ Khi thời hạn ủy quyền đã hết hoặc công việc ủy quyền hòan thành. + Khi người đại diện cho PN từ bỏ việc ủy quyền đại diện. + Khi PN chấm dứt hoạt động hoặc người được ủy quyền chết.
– |
III. Thời hạn, thời hiệu
1. Thời hạn
a. Khái niệm và ý nghĩa của thời hạn
– Thời hạn là khoảng thời gian có điểm đầu, điểm cuối xác định.
b. Phân loại thời hạn
Căn cứ vào trình tự xác lập:
Thời hạn do luật định: Pháp luật quy định
Ví dụ: thời hạn khởi kiện các tranh chấp về thừa kế là 10 năm kể từ ngày mở thừa kế; thời hạn tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu là 2 năm…
- Thời hạn do cơ quan NN có thẩm quyền ấn định:
Ví dụ: Thời hạn cho phép các bên khắc phục những sai phạm về hình thức (Đ134 BLDS);…
- Thời hạn do các chủ thể tự xác định.
- Dựa vào tính xác định của thời hạn:
- Thời hạn xác định: là loại thời hạn được quy định rõ ràng bằng cách xác định chính xác thời điểm bắt đầu, kết thúc
- Thời hạn không xác định: là khoảng thời gian tương đối không xác định chính xác, và thường gắn với thuật ngữ “kịp thời”, “khoảng thời gian hợp lý”, “khi có yêu cầu”…
Cách tính thời hạn:
- Quy định tại Đ158: Thời hạn có thể được tính bằng giờ, ngày, tuần, tháng, năm hoặc bằng một sự kiện xảy ra.
- Cách tính:
+ Nếu thời hạn xác định bằng giờ thì sẽ xác định giờ cụ thể (lấy ví dụ)
+ Nếu thời hạn xác định bằng ngày, tuần, tháng hoặc năm thì ngày đầu tiên sẽ không được tính vào thời hạn (lấy ví dụ).
+ Nếu xác định đầu tháng (mùng 1), giữa tháng (ngày 15), ngày cuối tháng (ngày cuối cùng của tháng: ví dụ tháng 2 là ngày 28, tháng 6 ngày 30…).
+ Khi thời hạn tính bằng sự kiện thì không tính ngày sự kiện đó diễn ra mà là ngày tiếp theo ngày xảy ra sự kiện. (lấy ví dụ)
+ Nếu thời hạn trùng vào ngày lễ, tết, ngày nghỉ thì không tính ngày đó vào ngày tính thời hạn.
– Thời hạn kết thúc: Theo điều 153 BLDS
2. Thời hiệu
a. Khái niệm và ý nghĩa của thời hiệu
– Quy định tại Đ155 BLDS.
– Thời hiệu là thời hạn do pháp luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó, thì chủ thể được hưởng quyền dân sự, đuợc miễn trừ dân sự hoặc mất quyền khởi kiện.
– Ý nghĩa: Nhằm đề cao ý thức pháp luật, trách nhiệm của các chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự thông qua việc thúc đẩy họ tích cực thực hiện các quyền và tranh chấp nghĩa vụ dân sự. Ngoài ra nó còn bảo vệ quyền khởi kiện – một quyền dân sự quan trọng của các chủ thể trong QHPLDS.
b. Phân loại thời hiệu
Theo quy định tại Đ155 BLDS thì thời hiệu được chia thành 3 loại:
* Thời hiệu hiệu hưởng quyền dân sự:
– là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó, chủ thể được hưởng quyền dân sự
Ví dụ: Theo khoản 1 Đ247 BLDS thì thời hiệu làm phát sinh quyền sở hữu tài sản của người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng đảm bảo điều kiện “ngay tình, liên tục, công khai”
Quy định tại các Điều 239, 241, 242, 243, 244…
* Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự:
– là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó thì người có nghĩa vụ đuợc miễn viêc thực hiện nghĩa vụ đó.
– Thời hiệu này chủ yếu được áp dụng cho các trường hợp miễn trừ nghĩa vụ của các chủ thể với nhà nước…
Ví dụ: Thời hạn bảo hành…
* Thời hiệu khởi kiện:
– là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm. Nếu thời hạn đó kết thúc, các chủ thể không có quyền khởi kiện.
Ví dụ: Thời hiệu khởi kiện với vụ việc thừa kế là 10 năm
Thời hiệu khởi kiện các tranh chấp giao dịch dân sự là 1 năm
Thời hiệu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu là 2 năm (với các giao dịch có thể bị tuyên dân sự …
c. Cách tính thời hiệu
– Thời hiệu hưởng quyền dân sự và miễn trừ nghĩa vụ dân sự được tính từ thời điểm bắt đầu ngày đầu tiên và chấm dứt tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hiệu (Đ156 BLDS).
Nếu có sự gián đoạn thì thời hiệu được tính lại từ đầu sau khi sự kiện làm gián đoạn chấm dứt (Đ158 BLDS).
– Thời hiệu khởi kiện được bắt đầu tính từ thời điểm quyền, lợi ích bị xâm phạm, trừ trường hợp pháp luật quy định khác. (Khoản 1 Đ159 BLDS)
Ví dụ: Các bên thỏa thuận thời hạn trả tiền vay trong hợp đồng vay nhưng hết thời hạn mà không trả nợ thì sẽ phát sinh quyền khởi kiện của bên cho vay.
=> Thời điểm quyền và lợi ích bị xâm phạm là thời điểm người có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình.
+ Thời hiệu khởi kiện cũng có thể bị gián đoạn nên trong trường hợp này, khởi kiện có thể tạm dừng:
Có sự kiện bất khả kháng xảy ra hoặc trở ngại khách quan khác làm cho người có quyền khởi kiện không thể khởi kiện trong phạm vi thời hiệu (bị tai nạn, ốm đau…)
Người có quyền khởi kiện chưa thành niên, đang bị mất NLHVDS, đang bị hạn chế NLHVDS nhưng chưa có người đại diện.
BÀI 5: TÀI SẢN, QUYỀN SỞ HỮU
A. SỞ HỮU và QUYỀN SỞ HỮU
I. Khái niệm sở hữu và quyền sở hữu
Sở hữu và quan hệ sở hữu
2. Khái niệm quyền sở hữu
Cơ sở ra đời quyền sở hữu:
+ cơ sở kinh tế: Việc ra đời khái niệm quyền sở hữu và chế định về quyền sở hữu với mục đích khẳng định việc sở hữu của giai cấp thống trị (giai cấp nắm trong tay phần lớn TLSX => sẽ nắm phần lớn thành quả lao động)
+ Cơ sở chính trị: Luật pháp về sở hữu được sử dụng với vai trò như một công cụ có hiệu quả của giai cấp thống trị để bảo vệ cơ sở kinh tế của giai cấp mình.
Theo nghĩa rộng: Quyền sở hữu là luật pháp về sở hữu trong một hệ thống PL nhất định.
Nghĩa hẹp: Quyền sở hữu được hiểu là mức độ xử sự mà pháp luật cho phép một chủ thể được thực hiện các quyền năng chiếm hữu, sử dụng, định đoạt trong những điều kiện nhất định
Theo một phương diện khác SH còn được hiểu là một quan hệ PLDS – quan hệ PLDS về sở hữu.
II. Quá trình phát triển của PL về SH ở nước ta
B. QUAN HỆ PHÁP LUẬT VỀ SỞ HỮU
I. Chủ thể của quyền sở hữu
CT của quyền SH là những người tham gia quan hệ pháp luật dân sự về sở hữu.
Tài sản hữu hình | Tài sản vô hình |
– Quy định tại chương X, phần 2 của BLDS.– Chủ SH rất đa dạng (tương ứng với hình thức SH):
* nhà nước (TS thuộc SH tòan dân). * Các tổ chức CT, CT-XH * Các tập thể (HTXã). * Các công dân * Tổ chức XH, XH nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân Chú ý: + Một số trường hợp quy định điều kiện trở thành chủ SH. Ví dụ: cá nhân trở thành chủ SH khi có NLPL, một số trường hợp phải có NLHV (giao quyền sử dụng đất…) + Một số tài sản thuộc SH chủ thể riêng biệt (liên quan đến SH toàn dân như đất đai, sông ngòi, rừng tự nhiên, rừng trồng có vốn từ ngân sách…) |
– TS vô hình chính là quyền sở hữu trí tuệ.– Chủ SH: tác giả, đồng tác giả, cơ quan tổ chức giao nhiệm vụ cho tác giả…(Đ740 BLDS).
– Xác định chủ SH: Qua văn bằng bảo hộ (sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp…). – Chủ Sh của TS vô hình cũng có đủ quyền năng là chiếm hữu, sử dụng, định đọat. |
II. Khách thể của quyền sở hữu
là một trong 3 bộ phận cấu thành nên QHPLDS về SH.
Khách thể là đối tượng trong thế giới vật chất hoặc kết quả của hoạt động tinh thần sáng tạo (sản phẩm trí tuệ của con người)
1. Khái niệm tài sản
Quy định tại Đ163 BLDS.
TS gồm: Vật, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản.
TS khác với “hàng hóa”:
Vật | Tiền | Giấy tờ trị giá được bằng tiền | Quyền tài sản |
– KN: Vật là phạm trù pháp lý, là bộ phận của thế giới vật chất đáp ứng được nhu cầu nào đó của con người (tinh thần hoặc vật chất).– Vật có thực và vật chắc chắn hình thành trong tương lai (tức là nó hòan toàn phải có cơ sở tự nhiên và khoa học để đảm bảo sự hình thành của vật trong thời gian xác định trong tương lai). .
– Vật với tính cách là TSản phải đảm bảo là nằm trong sự chiếm hữu của con người, có đặc trưng giá trị và trở thành đối tượng của giao lưu dân sự. |
– Do cơ quan NN có thẩm quyền ban hành, có khả năng lưu thông.Ví dụ: VNĐ do NHNN VN phát hành…
– Tiền là vật ngang giá đặc biệt và có giá trị trao đổi. – Tiền là vật cùng loại, được xác định bằng mệnh giá in trên mỗi loại tiền |
– Có giá trị trao đổi và có khả năng lưu thông trong các giao dịch dân sự.Ví dụ: Séc, ủy nhiệm chi, cổ phiếu, công trái… | – QĐ tại Đ181 BLDS.– Quyền tài sản là quyền giá trị được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao lưu dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ.
– Quyền TS đã được coi là TS (quy định mới trong BLDS 2015). – Đặc điểm: Luôn gắn liền với tài sản; trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự. Ví dụ: Quyền đòi nợ, quyền của chủ sở hữu đối với các đối tượng thuộc SHCN, quyền sử dụng đất… |
Phạm vi TS rất là rộng thể hiện NN bảo hộ quyền Sh đối với bất kỳ loại TS nào, miễn là PL không cấm lưu thông dân sự.
2. Khái niệm động sản và bất động sản
Đây là tiêu chí để phân loại tài sản trong khoa học pháp luật dân sự.
Hai khái niệm ĐS và Bất động sản ra đời từ lâu (và được ghi nhận ngay tại các văn bản đầu tiên của thời kỳ pháp luật thành văn).
Bất động sản theo các quy định của PL trước có thể hiểu:
- là những vật dụng không thể chuyển rời do bản chất tự nhiên như điền địa, ao hồ…
- Bất động sản vì công dụng riêng, được xem như là Bất động sản vì mục đích làm tăng giá trị cho Bất động sản như Gia súc, hạt giống cây trồng, cá trong ao…
- Bất động sản bao gồm quyền đối với Bất động sản như quyền sở hữu, quyền dụng ích…
Động sản là tất cả tài sản không phải là Bất động sản bao gồm những quyền có được với động sản và quyền truy sách trên một động sản…
Theo quy định của BLDS 2015:
Dùng phương pháp loại trừ để phân biệt TS nào là Động sản hay Bất động sản
Quy định tại Đ107 BLDS 2015.
Bất động sản bao gồm:
- Đất đai;
- Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó;
- Các tài sản khác gắn liền với đất đai (lấy VD???)
- Các tài sản khác do PL quy định (Ví dụ: Tàu, thuyền…)
Động sản: là các loại TS còn lại
3. Phân loại vật và chế độ pháp lý đối với vật
* Phân loại vật
– Dựa trên việc “gia tăng tự nhiên” của vật:
Hoa lợi | Lợi tức |
– là những sản vật tự nhiên có tính chất hữu cơ do tài sản mang lại cho chủ sở hữu. Ví dụ: Hạt thóc của cây lúa, trứng của gia cầm đẻ ra… | – là khoản lợi mà chủ sở hữu thu được từ việc khai thác công dụng của tài sản => Lợi tức tính ra thành tiền nhất định. Ví dụ: Tiền cho thuê nhà, tiền lãi… |
- Dựa trên phương diện vật lý: các vật này có thể tách rời nhau nhưng về giá trị và ý nghĩa kinh tế thì một vật chỉ có thể có giá trị khi đi k=>m với vật kia.
Vật chính | Vật phụ |
– là vật độc lập, có thể khai thác công dụng theo tính năng.Ví dụ: Ti vi, điều hòa, điện thoại… | – là vật trực tiếp phục vụ cho việc khai thác công dụng của vật chính.Ví dụ: điều khiển tivi, điều hòa, sạc điện thoại… |
– Về nguyên tắc: vật chính và vật phụ là đối tượng thống nhất, nếu các bên không có thỏa thuận gì khác thì vật phụ phải đi k=>m với vật chính khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật.– Với các bộ phận cấu thành nên vật chính thì không thể coi là vật phụ được.
Ví dụ: Gương của xe máy, lốp ôto… => Ý nghĩa lớn nhất của cách phân loại này là đảm bảo nghĩa vụ chuyển giao tài sản trong giao dịch dân sự. |
- Dựa vào khả năng chia được của vật: Cách phân loại này có ý nghĩa trong giao dịch dân sự, đặc biệt là trong quá trình trao đổi tài sản…
Vật chia được | Vật không chia được |
– là những vật được phân chia ra thành các phần nhỏ thì mỗi phần đó giữ nguyên tính năng sử dụng của vật đó.Ví dụ: Gạo, dầu, nước, đường… | – là những vật được phân chia ra thành các phần nhỏ thì mỗi phần đó không giữ nguyên tính năng sử dụng ban đầu của vật đó.Ví dụ: Giường tủ, xe máy, xe đạp, ti vi, ấm chén… |
Dựa vào tính chất vật lý “hao mòn” trong quá trình sử dụng:
Vật tiêu hao | Vật không tiêu hao |
– là những vật khi qua 1 lần sử dụng thì mất đi hoặc không còn giữ nguyên hình dáng, tính chất và tính năng sử dụng ban đầu.Ví dụ: Đường, x=> phòng, xăng dầu, thực phẩm các loại…
=> Vật tiêu hao không thể là đối tượng của hợp đồng cho thuê hoặc hợp đồng mượn |
là vật mà khi qua quá trình sử dụng nhiều lần mà cơ bản vẫn giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu của nó.Ví dụ: nhà cửa, máy móc… |
- Dựa vào việc có cùng tính chất => Vật cùng loại, vật đặc định
Vật cùng loại | Vật đặc định |
là những vật có cùng hình dáng, tính chất, tính năng sử dụng và thường được xác định bằng những đơn vị đo lường như kilogam, lít, mét…Ví dụ: gạo, xăng dầu, sắt…
=> Vật cùng loại có thể thay thế nhau |
Khi vật có thể phân biệt với vật khác bằng các dấu hiệu đặc trưng riêng biệt của nó như ký hiệu, hình dáng, màu sắc, chất liệu…Ví dụ: Áo “độc”…
=> Vật không thể thay thế được => Đặc định hóa: là việc con người tách vật ra khỏi vật cùng loại bằng một dấu hiệu cụ thể (lấy ví dụ). |
Vật đồng bộ: là một tập hợp các vật mà chỉ có đầy đủ nó mới có giá trị sử dụng đầy đủ (lấy VD).
Có thể vật đồng bộ là những vật có “đôi” như: Giày, dép, găng tay
=> Vật đồng bộ là đối tượng thống nhất trong các giao dịch dân sự.
Quyền tài sản: Quyền TS cũng được coi là TS nhưng có tính chất đặc thù tức là phải trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao cho người khác trong giao lưu dân sự thì mới gọi là quyền TS.
Năng lượng: Được coi là TS đặc biệt vì không có hình dạng và không thể quan sát được. Nó được coi là vật cùng loại được xác định bằng kilowat/giờ và là đối tượng trong hợp đồng cung ứng điện năng
* Chế độ pháp lý đối với vật
– Chế độ pháp lý đối với vật là tổng hợp các quy phạm pháp luật quy định trình tự, phương thức dịch chuyển vật.
Phân loại chế độ pháp lý với vật: có 3 loại
Vật cấm lưu thông | Vật hạn chế lưu thông | Vật tự do lưu thông |
là những vật đóng vai trò to lớn đối với nền kinh tế quốc dân hoặc đối với an ninh, quốc phòng…Ví dụ: phương tiện kỹ thuật quân sự, chất nổ…
=> Không thể là đối tượng trong giao lưu dân sự. |
là những vật có ý nghĩa quan trọng khác nhau đối với nền KTQD, an ninh quốc phòng…Ví dụ: Các loại vũ khí thể thao, súng săn, thanh toán bằng ngoại tệ với số lượng lớn…
=> Có thể trờ thành đối tượng của giao lưu dân sự nhưng bắt buộc phải tuân theo các trình tự chặt chẽ do PL quy định |
là những vật còn lại và không có quy định cụ thể nào của pháp luật.=> Việc dịch chuyển hòan toàn tự do không phải qua khâu xin phép hay đăng ký (lấy VD) |
III. Nội dung của quyền sở hữu
1. Quyền chiếm hữu
Căn cứ PL: Đ182 BLDS.
Quyền chiếm hữu là quyền năng của chủ sở hữu tự mình nắm giữ, quản lý tài sản thuộc sở hữu (cũng được hiểu nắm quyền kiểm soát, làm chủ và chi phối vật theo ý chí của mình, không bị hạn chế và gián đoạn về thời hạn – Đ184 BLDS)
Chủ sở hữu thường tự bằng hành vi của mình để thực hiện quyền chiếm hữu nhưng cũng có thể chuyển quyền này dựa trên ý chí của mình (dựa trên hợp đồng…) hoặc không theo ý chí của mình (mất, rơi, bỏ quên, thất lạc…).
Chủ thể của quyền chiếm hữu TS: Chủ SH, người được chủ SH ủy quyền hoặc Người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.
Chiếm hữu có căn cứ pháp luật
+ là hình thức chiếm hữu TS một cách hợp pháp.
+ Chủ thể: * Chủ sở hữu
* Người được chủ SH ủy quyền quản lý TS (Đ185 BLDS)
* Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với ý chí của chủ SH (Đ186 BLDS) (lấy VD).
* Người phát hiện và giữ các tài sản vô chủ, tài sản bị đánh rơi, bỏ quên, bị chìm đắm phù hợp với quy định của PL (Đ187 BLDS).
* Các trường hợp khác như chiếm hữu dựa trên quyết định của cơ quan NN có thẩm quyền…
Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật
+ là việc chiếm hữu với TS mà không dựa trên những cơ sở pháp luật => Người chiếm hữu không phải là chủ SH.
+ Việc chiếm hữu không có căn cứ PL có thể xảy ra hai trường hợp:
* Người chiếm hữu không có căn cứ PL ngay tình:
. QĐ tại Đ189 BLDS;
. Người chiếm hữu theo quy định tại Đ189 BLDS nhưng không thể biết hoặc không biết việc chiếm hữu đó là không có căn cứ PL.
Ví dụ: Mua phải hàng do trộm cắp mà có; Mua phải hàng mà người bán không phải chủ SH (tức là không có quyền định đoạt…
. Người chiếm hữu không có căn cứ PL ngay tình có quyền khai thác, hưởng hoa lợi, lợi tức từ TS theo quy định của PL (Khỏan 2 Đ194 BLDS).
. Trường hợp này còn có thể xác lập quyền SH theo quy định của PL (từ Đ239 đến Đ244 BLDS) => Việc chiếm hữu phải công khai, liên tục và trong thời hạn 10 năm với ĐS và 30 năm với Bất động sản thì họ có quyền xác lập quyền SH.
* Người chiếm hữu không có căn cứ PL không ngay tình:
. Không có điều luật quy định nhưng dựa theo quy định của Đ189 thì có thể hiểu việc chiếm hữu không có căn cứ PL không ngay tình là người chiếm hữu hòan toàn biết là chiếm hữu bất hợp pháp hoặc tuy không biết nhưng cần phải biết người chuyển dịch tài sản cho mình là người không có quyền chuyển dịch.
2. Quyền sử dụng
là quyền khai thác công dụng và khai thác những lợi ích vật chất của tài sản trong phạm vi PL cho phép => Mục đích: Thỏa mãn nhu cầu nào đó của mình.
Khai thác TS dựa trên 2 yếu tố: Tính năng của vật và thu nhận kết quả của TS do tự nhiên mang lại. (Ví dụ: G=> với trứng, Bò với sữa…)
Chủ thể có quyền sử dụng:
+ Chủ SH;
+ Người được chủ SH chuyển giao cho quyền sử dụng (dựa trên HĐDS hay quyết định của cơ quan NN có thẩm quyền).
+ Một số trường hợp chủ SH phải thông qua người thứ 3 mới khai thác được các giá trị của TS (Ví dụ: thông qua người lái xe, người sử dụng máy vi tính…)
+ Người chiếm hữu không có căn cứ PL ngay tình: Được quyền sử dụng và khai thác TS, hưởng hoa lợi, lợi tức từ TS.
3. Quyền định đoạt
Được hiểu là quyền năng của chủ SH để “định đoạt” cho số phận của TS.
Biểu hiện của định đoạt: Hai góc độ, số phận thực tế và số phận pháp lý.
* Số phận thực tế: Làm cho vật không còn trong thực tế nữa (tiêu dùng hết, hủy bỏ hoặc từ bỏ quyền SH đối với vật) => Chủ SH bằng chính hành vi của mình để tác động trực tiếp lên TS.
* Số phận pháp lý: là việc làm chuyển giao quyền SH đối với vật từ người này sang người khác
C. CĂN CỨ XÁC LẬP và CHẤM DỨT QUYỀN SỞ HỮU
I. Căn cứ xác lập quyền sở hữu
1. Khái niệm
– Quy định tại Đ170 BLDS.
– Căn cứ làm phát sinh quyền SH là những sự kiện xảy ra trong thực tế nhưng có ý nghĩa pháp lý do BLDS quy định, mà thông qua đó làm phát sinh quyền SH của một hoặc nhiều chủ thể đối với một tài sản nhất định.
– Các căn cứ cụ thể:
* Do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp;
* Được chuyển quyền SH theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan NN có thẩm quyền;
* Thu hoa lợi, lợi tức;
* Được thừa kế TS;
* Chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với vật vô chủ, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu; gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên.
* Chiếm hữu TS không có căn cứ PL nhưng ngay tình một cách công khai, liên tục, phù hợp với quy định của PL (Đ274 BLDS);
* Các trường hợp khác do PL quy định.
2. Các căn cứ xác lập quyền sở hữu
Các căn cứ xác lập quyền SH dựa trên các góc độ khác nhau thì có sự phân loại khác nhau:
* Dựa trên nguồn gốc của những sự kiện pháp lý, người ta phân thành:
- Xác lập theo HĐ hoặc giao dịch một bên:
- Xác lập theo quy định của PL:
Tức là việc xác lập dựa trên các căn cứ đã được PLDS dự liệu trước.
Các căn cứ này bao gồm:
+ Kết quả lao động sản xuất: là sự hoạt động của con người trong quá trình tác động vào thế giới tự nhiên để tạo ra của cải vật chất cho XHội mà trước tiên là cho bản thân chủ thể đó (Đ233); Hoa lợi, lợi tức cũng được xác lập theo quy định của PL.
+ Kết quả của sự kiện sáp nhập, trộn lẫn, chế biến: là sự hợp nhất TS của nhiều chủ SH khác nhau => TS chung đó sẽ được xác lập quyền SH cho các chủ thể.
+ Do sự kiện không xác định được chủ SH hoặc do bị chôn giấu, đánh rơi, bỏ quên: Với hành vi phát hiện được và yêu cầu sau một thời gian nhất định thì quyền SH được xác lập.
+ Do sự kiện gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc thì sau khi thông báo công khai và sau thời hạn nhất định thì được xác lập quyền SH đối với người tìm được gia súc, gia cầm.
+ Do được thừa kế theo Pluật.
Xác lập theo căn cứ riêng biệt:
+ Quyền SH có thể xác lập theo những căn cứ khác, riêng biệt trong từng trường hợp cụ thể.
+ Chủ SH được xác lập sau thời hiệu nhất định:
+ TS bị tịch thu, trưng mua (Đ254, 253 BLDS) làm phát sinh quyền SH của NN.
* Dựa trên quy trình hình thành và thay đổi quyền SH
– Căn cứ đầu tiên: Người SH được xác lập đầu tiên với vật.
Ví dụ: nhà sản xuấqt là chủ SH đầu tiên đối với sản phẩm được tạo ra; người nông dân là chủ SH đối với nông sản được sản xuất trên mảnh đất của mình…
– Căn cứ kế tục: là các sự kiện pháp lý xác lập quyền SH trên cơ sở dịch chuyển quyền theo ý chí của chủ SH thông qua các HĐDS hợp pháp hoặc do thừa kế.
II. Căn cứ chấm dứt quyền sở hữu
Về nguyên tắc chung thì căn cứ xác lập quyền SH cũng đồng thời là căn cứ chấm dứt quyền SH. Theo đó có thể thấy:
* Chấm dứt quyền SH theo ý chí của chủ SH (thông qua hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương của chủ SH).
* Chấm dứt quyền SH theo những căn cứ do PL quy định (lấy VD).
D. CÁC HÌNH THỨC SỞ HỮU
I. Sở hữu nhà nước
1. Khái niệm
SHNN là S của nhân dân đối với với các TLSX quan trọng nhất của đất nước và những TS mà PL quy định thuộc SH toàn dân.
Các căn cứ để xác lập quyền SHNN.
+ Dựa vào các căn cứ chung (áp dụng cho mọi chủ SH):
. Thông qua việc thừa kế, tặng cho;
. Xác lập quyền SH đối với vật vô chủ, vật không xác định được ai là chủ SH, vật bị chôn giấu, chìm đắm.
+ Dựa vào các căn cứ riêng (chỉ áp dụng cho SHNN).
. Quốc hữu hóa: Việc cưỡng đoạt các tài sản của giai cấp bóc lột, giai cấp đối kháng thành TS của NN.
. Tịch thu TS: là một biện pháp hành chính mang tính chất trừng phạt những người vi phạm chế độ quản lý kinh tế của NN hoặc vi phạm pháp luật hành chính, hình sự, dân sự mà theo đó TS buộc phải giao cho NN không có bồi hoàn.
. Trưng mua: là việc cưỡng chế chuyển dịch tài sản của cá nhân, tổ chức thành TS của NN thông qua hình thức mua bán
2. Chủ thể
nhà nước là đại diện chủ SH đối với SH toàn dân.
+Phương thức NN thực hiện:
+ Thành lập các cơ quan quyền lực, cơ quan quản lý ở trung ương, địa phương, thành lập các doanh nghiệp NN.
+ NN giao cho các tổ chức, doanh nghiệp NN những tài sản phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức này;
+ Các đơn vị và cá nhân được sử dụng các TS thuộc SH toàn dân do NN giao cho .
3.Khách thể của sở hữu nhà nước
Đất đai
– Tất cả đất đai nằm trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
– NN sẽ giao đất cho các cơ quan NN, các tổ chức và cá nhân theo đúng trình tự, quy định của PL.
– Đất đai gồm: đất nông nghiệp (trồng cây lâu năm, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm lúa, đất trồng cỏ…); đất phi nông nghiệp (đất ở nông thông, thành thị, đất xây dựng trụ sở cơ quan và các loại đất phi nông nghiệp khác…); đất chưa sử dụng (đất hoang, đất trống, đồi trọc…)
– NN thống nhấy quản lý các loại đất đai và khi giao cho các chủ thể khác thì yêu cầu phải sử dụng đúng mục đích khi NN giao cho.
Rừng
– Rừng bao gồm rừng tự nhiên, rừng trồng bằng vốn NN thì thuộc SH NN (Điều 3 Luật bảo vệ và phát triển rừng).
– Các loại rừng:
+ Rừng tự nhiên: Gồm cả cây rừng và môi trường rừng (thảm cỏ tự nhiên, thảm thực vật trung gian…)
+ Rừng được trồng: Rừng do các chủ thể khác trồng thì những động vật quý hiếm sống trong rừng này thuộc SH NN.
Phân loại rừng theo mục đích sử dụng:
+ Rưng phòng hộ: để bảo vệ đất, nguồn nước…
+ Rừng đặc dụng: để bảo vệ, bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái…
+ Rừng sản xuất: khai thác, kinh doanh gỗ, các lâm sản và động vật rừng
Chú ý tới việc yêu cầu bảo vệ rừng (NN quy định).
Nước
– Bao gồm mặc biển, sông, hồ, ngòi, rạch…
– Nước có ý nghĩa quan trọng trong đời sống, sản xuất cũng như phát triển các ngành kinh tế liên quan đến thủy, hải sản => cần được bảo vệ.
Hầm, mỏ
– là những loại tài nguyên trong lòng đất, dưới thềm lục địa có giá trị kinh tế phục vụ cho sự phát triển công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và công nghiệp quốc phòng.
– Hầm: là nơi cung cấp các khoáng chất đẻ xây dựng và các ngành công nghiệp phục vụ cho việc xây dựng, sản xuất phân bón…
– Mỏ: là nơi cung cấp các khoáng chất như kim loại, đá quý, than, nhiên liệu lỏng…
Các loại vũ khí quốc phòng, an ninh
4. Nội dung sở hữu nhà nước
Quyền chiếm hữu
nhà nước thực hiện quyền chiếm hữu bằng cách ban hành ra các văn bản pháp quy quy định về việc bảo quản, thể lệ kiểm kê tài sản thuộc sở hữu toàn dân mà nhà nước giao cho các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức sử dụng.
Quyền sử dụng
nhà nước giao qkuyền sử dụng tài sản cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp sử dụng lâu dài.
Quyền định đoạt
nhà nước chuyển giao một phần quyền định đọat cho các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức trong phạm vi nghĩa vụ, quyền hạn của họ. Ngoài ra, nhà nước thành lập ra các cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương và địa phương để trực tiếp quyết định việc định đoạt tài sản của nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
5. Căn cứ xác lập quyền sở nhà nước (sở hữu tòan dân)
* Căn cứ riêng: Chỉ làm phát sinh quyền sở hữu nhà nước
Quốc hữu hóa: là việc cưỡng đoạt tài sản của giai cấp bóc lột, giai cấp đối kháng thành tài sản của nhà nước.
Tịch thu tài sản: là một biện pháp hành chính mang tính chất trừng phạt những người vi phạm chế độ quản lý kinh tế của nhà nước hoặc vi phạm pháp luật hình sự, hành chính, dân sự theo đó tài sản buộc phải giao cho nhà nước không có bồi hoàn.
Trưng mua: là việc cưỡng chế chuyển dịch tài sản của cá nhân, tổ chức thành tài sản của nhà nước thông qua hình thức mua bán.
* Căn cứ chung: Không chỉ phát sinh quyền sở hữu cho nhà nước mà cho các chủ thể khác.
- Xác lập quyền sở hữu qua việc thừa kế, tặng cho
- Xác lập quyền sở hữu đối với vật vô chủ, vật không xác định được ai là chủ sở hữu, vật bị chôn giấu, chìm đắm…
II – Sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội
1. Khái niệm chung
- Các tổ chức chính trị này là những tổ chức được thành lập theo nguyên tắc tập trung, dân chủ. Mục đích được thành lập không phải vì mục tiêu lợi nhuận.
- Để phục vụ cho nhu cầu hoạt động của mình thì các tổ chức có tài sản riêng biệt như cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị, vốn, các loại quỹ…và nó là sở hữu của một pháp nhân => Nó hòan toàn khác so với hình thức sở hữu tập thể và sở hữu chung thông thường => Biểu hiện: Tài sản được quản lý theo nguyên tắc dân chủ và được sử dụng không vì mục tiêu lợi nhuận.
- Quyền SH của các tổ chức là một phạm trù pháp lý được hiểu là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ về chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản của tổ chức.
- Nguồn gốc hình thành tài sản của tổ chức: Nhiều nguồn như sự đóng góp của các thành viên, được tặng cho chung hoặc do nhà nước chuyển giao quyền sở hữu…
2. Chủ thể quyền sở hữu của các tổ chức
- Các tổ chức là chủ sở hữu trong quan hệ pháp luật dân sự về sở hữu và luôn nhân dân tổ chức mình khi tham gia vào các quan hệ liên quan đến tài sản thuộc sở hữu của mình.
- Sự khác biệt với các chủ thể khác trong pháp luật dân sự ở chỗ:
- Các tổ chức này là tổ chức tự nguyện, thống nhất của người lao động cùng chung lợi ích hay cùng giai cấp hoặc cùng một nghề nghiệp.
- Các tổ chức này được tổ chức và hoạt động theo điều lệ do các thành viên trong tổ chức xây dựng nên hoặc theo quy định của nhà nước.
- Chủ sở hữu của loại hình thức sở hữu này được thực hiện đầy đủ các quyền năng của chủ SH đối với tài sản của mình.
3. Khách thể sở hữu của các tổ chức
- là những tái ản cụ thể, xác định của một tổ chức: cơ sở vật chất kỹ thuận, trang thiết bị, vốn, các loại quỹ…
- Nhìn chung phạm vi khách thể rất đa dạng và phong phú (chỉ trừ những tài sản thuộc sở hữu nhà nước)
4. Nội dung sở hữu của các tổ chức
- Thể hiện việc làm chủ, chi phối và quản lý tài sản.
- Nội dung sở hữu của các tổ chức:
- Quyền chiếm hữu: Thể hiện việc chiếm hữu thông qua việc ban hành các nội quy, quy định nội bộ về việc quản lý, kiểm kê, kiêm soát tài sản…
- Quyền sử dụng: Tổ chức có quyền khai thác công dụng của tài sản của tài sản không được trái với quy định của nhà nước và mục đích hoạt động đã được quy định trong điều lệ.
Các tổ chức cũng có quyền chuyển giao tài sản cho một bộ phận, một đơn vị trực thuộc để đầu tư vào sản xuất hoặc trực tiếo khai thác giá trị của tài sản.
- Quyền định đoạt: Chuyển giao, mua bán, hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân cần giúp đỡ…(phù hợp với mục đích hoạt động của tổ chức).
III – Sở hữu tư nhân
1. Khái niệm
– là hình thức sở hữu của từng cá nhân công dân đối với thu nhập hợp pháp, của cải để dành, vốn, tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng và các tài sản khác mà pháp luật quy định.
2. Các mức độ của sở hữu tư nhân
- Sở hữu cá thể: là hình thức sở hữu của các cá nhân và hộ gia đinh sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp, làm muối, những người bán hàng rong, qu=> vặt hoặc những người làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký kinh doanh.
- Sở hữu tiểu chủ: là hình thức sở hữu của hộ kinh doanh cá thể do một cá nhân hoặc hộ gia đình làm chủ kinh doanh tại một địa điểm cố định không thường xuyên thuê lao động, không có con dấu hoặc chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản.
- Sở hữu tư bản tư nhân: đây là mức độ sở hữu tư nhân nhưng tập trung vốn và tự liệu sản xuất, có quy mô; phải đăng ký kinh doanh tùy từng lĩnh vực ngành nghề hoạt động và có sử dụng lao động làm thuê.
* Căn cứ phân biệt: Căn cứ chung là quy mô (vốn,tư liệu sản xuất, tổ chức)
+ Mức độ tập trung vốn, tư liệu sản xuất, kinh doanh
+ Có đăng ký kinh doanh hay không
+ Có sử dụng làm thuê hay không?
3. Đặc điểm của sở hữu tư nhân
- Chủ thể: là cá nhân công dân có tài sản theo quy định của pháp luật
- Khách thể: Tài sản thuộc sở hữu tư nhân bao gồm: thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn, hoa lợi, lợi tức và các tài sản hợp pháp khác.
- Nội dung: cá nhân có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng, sản xuất, kinh doanh.
IV – Sở hữu tập thể
1. Khái niệm
Sở hữu tập thể là hình thức sở hữu của các hợp tác xã hoặc các hình thức kinh tế khác do cá nhân, hộ gia đình cùng góp vốn, góp sức hợp tác sản xuất, kinh doanh nhằm thực hiện mục đích chung được quy định tại trong Điều lệ theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, dân chủ, cùng quản lý và cùng hưởng lợi.
2. Đặc điểm của sở hữu tập thể
Chủ thể
là các hợp tác xã hoặc các hình thức kinh tế tập thể khác.
Khách thể
Gồm các tư liệu sản xuất, các công cụ lao động, vốn góp của các xã viên, các loại quỹ…
Nội dung
* Quyền chiếm hữu: Thông qua cơ quan quyền lực cao nhất là Đại hội xã viên và cơ quan đại diện là Ban chủ nhiệm HTX thực hiện việc quản lý tài sản thuộc sở hữu của HTX.
* Quyền sử dụng: HTX giao tài sản cho các cá nhân, hộ gia đình trực tiếp sử dụng để thực hiện nhiệm vụ được giao.
* Quyền định đoạt: Ban chủ nhiệm HTX với tư cách là người đại diện có quyền định đoạt tài sản của HTX nhưng phải theo ý kiến của Đại hội xã viên và Điều lệ HTX.
Khi HTX giải thể, tài sản được phân chia theo quy định của pháp luật. Trước tiên, HTX phải thanh toán các khỏan nợ và chi phí cho giải thể, số còn lại được chia cho các xã viên. Trong mọi trường hợp, HTX không được chia cho các xã viên phần vốn do nhà nước trợ cấp, các công trình công cộng hoặc kết cấu hạ tầng phục vụ chung cho cộng đồng dân cư.
V – Sở hữu chung
1. Khái niệm
– Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ sở hữu đối với tài sản
2. Đặc điểm sở hữu chung
- Chủ thể: Có nhiều chủ sở hữu và được gọi là đồng chủ sở hữu, những người này có tư cách độc lập khi tham gia các quan hệ pháp luật dân sự.
=> (?) Phân biệt với chủ thể của sở hữu tập thể?
- Khách thể: là khối tài sản thống nhất bao gồm 1 tài sản hoặc 1 tập hợp tài sản nhưng mang đặc điểm là mang tính thống nhất. Nếu tách riêng tài sản thành các bộ phận thì không đạt hiệu quả trong việc khai thác công dụng từ tài sản.
=> Hậu quả là các chủ thể phải thỏa thuận về cách chiếm hữu, sử dụng tài sản.
- Nội dung quyền sở hữu: Các đồng sở hữu cùng chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản dựa trên tính chất, công dụng và điều kiện hoàn cảnh của chủ sở hữu.
3. Các loại sở hữu chung
3.1 Sở hữu chung hợp nhất và sở hữu chung theo phần
(phân biệt sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất)
Tiêu chí | Sở hữu chung theo phần (Đ216) | Sở hữu chung hợp nhất (Đ217) |
Khái niệm | là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung | là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu không được xác định đối với tài sản chung |
Nội dung | – Mỗi đồng chủ sở hữu có quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản chung đồng thời phải chịu rủi ro tương ứng với phần mình đóng góp.– Mỗi đồng chủ sở hữu có quyền định đoạt phần tài sản của mình trong khối tài sản chung. Khi định đoạt thông qua bán tài sản thì các đồng chủ sở hữu khác có quyền ưu tiên mua. | – Các đồng chủ sở hữu cùng chiếm hữu, sử dụng, định đoạt– Khi định đoạt phải được sự đồng ý các chủ sở hữu. |
Căn cứ xác lập | – Do cùng chung sức tạo ra tài sản.– Cùng góp tiền mua sắm tài sản
– Cùng được tặng cho, thừa kế chung – Thông qua các sự kiện: sáp nhập, trộn lẫn, chế biến |
– Sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng phát sinh do sự kiện kết hôn.– Sở hữu chung của cộng đồng phát sinh do tập quán hoặc theo huyết thống.
– sở hữu chung nhà chung cư: do sự kiện mua nhà. |
3.2 Sở hữu chung của cộng đồng
Khái niệm: là hình thức sở hữu của dòng họ theo huyết thống, theo cộng đồng, tôn giáo hoặc cộng đồng dân cư đối với tài sản được hình thành theo tập quán hoặc do các thành viên của cộng đồng quyên góp tạo nên.
Ví dụ: nhà thờ họ, sân kho, đình làng…
- Là sở hữu chung hợp nhất không thể phân chia => Các thành viên của cộng đồng cùng quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản theo thỏa thuận hoặc theo tập quán.
- Tương tự với sở hữu chung trong nhà chung cư.
3.3 Sở hữu chung hỗn hợp
- Khái niệm: là phạm trù kinh tế để chỉ một hình thức sở hữu tài sản của các chủ sở hữu đối với tài sản của các chủ sở hữu thuộc các thành phần kinh tế khác nhau góp vốn để sản xuất kinh doanh thu lợi nhuận.
- Bản chất: là sở hữu chung nhưng do các đồng chủ sở hữu không phải là cá nhân, mà thuộc các thành phần kinh tế khác nhau nên gọi là chủ sở hữu hỗn hợp. Thực chất là một hình thức huy động vốn ở mức độ cao khi có yêu cầu về vốn trên cơ sở đa dạng hóa các hình thức sản xuất, kinh doanh. Việc góp vốn này dựa trên cơ sở các quy định của các luật chuyên ngành như Luật doanh nghiệp, luật đầu tư…
- Chủ thể: Vốn, tài sản do các chủ thể đóng góp: tài sản cố định, tài sản vô hình…
- Khách thể: Vốn, tài sản do các chủ thể đóng góp như tài sản cố định, tài sản vô hình…
- Nội dung: Việc quản lý, định đoạt tài sản tiến hành theo các quy định của pháp luật chuyên ngành.
E – BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU
1. Khái niệm bảo vệ quyền sở hữu
- Quyền sở hữu là một chế định quan trọng trong pháp luật nói chung và pháp luật dân sự nói riêng. Việc nhà nước công nhận các quyền năng của chủ sở hữu đã tạo điều kiện cho các chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp được thực hiện các quyền năng của mình đối với tài sản thuộc sở hữu của mình, hay có thể nói là được pháp luật bảo hộ.
- Việc bảo vệ quyền sở hữu được đặt ra khi chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp đối với tài sản bị các chủ thể khác có hành vi xâm phạm, làm tổn hại đến việc chiếm hữu, sử dụng và khai thác tài sản của chủ sở hữu/người chiếm hữu hợp pháp. Việc bảo vệ này được thực hiện do chính chủ thể bị xâm hại hoặc chủ thể bị xâm hại sẽ yêu cầu các chủ thể (tuân theo quy định của pháp luật) bảo vệ quyền sở hữu cho mình.
- Nhìn từ góc độ luật pháp thì bảo vệ quyền sở hữu chính là biện pháp tác động bằng pháp luật đối với hành vi xử sự của con người, ngăn ngừa những hành vi xâm hại đến chủ sở hữu khi người này hành xử quyền của mình.
- nhà nước sẽ dùng pháp luật như một công cụ pháp lý để bảo vệ các quyền năng đã được pháp luật công nhận và ngăn ngừa những hành vi xâm phạm đến quyền của các chủ sở hữu => Mọi hành vi xâm phạm của người không phải là chủ sở hữu đều bị voi là hành vi vi phạm pháp luật.
- Bảo vệ quyền sở hữu không chỉ có pháp luật dân sự mà có nhiều ngành luật khác, cụ thể như:
- Luật hành chính: Bảo vệ quyền sở hữu bằng việc quy định những thể lệ nhằm quản lý và bảo vệ tài sản của nhà nước, tổ chức và cá nhân công dân.
II – Các phương thức bảo vệ quyền sở hữu
1. Kiện đòi lại tài sản (kiện vật quyền)
là việc chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp yêu cầu tòa án buộc người có hành vi chiếm hữu bất hợp pháp phải trả lại tài sản cho mình (Điều 256 BLDS).
2. Kiện yêu cầu ngăn chặn hoặc chấm dứt hành vi cản trở pháp luật đối với việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiễm hữu hợp pháp
3. Kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại (kiện trái quyền)
BÀI 6: QUYỀN THỪA KẾ
I – Khái niệm quyền thừa kế
1. Khái niệm thừa kế
– Thừa kế là một phạm trù kinh tế có mầm mống và xuất hiện ngay trong thời kỳ sơ khai của xã hội loài người.
– Quan hệ thừa kế là một QHPL và luôn gắn với QHSH và phát triển cùng xã hội loài người:
+ Là QHPL: Vì là QHXH đã được PL điều chỉnh
+ Gắn với QHSH: Vì chính QHSH là nền tảng cho QHXH.
+ Phát triển cùng xã hội loài người: QHXH luôn gắn với sự phát triển của xã hội, phản ánh sự phát triển của xã hội.
2. Khái niệm quyền thừa kế
- Theo nghĩa rộng: là PL về TK, là tổng hợp các QPPL quy định trình tự dịch chuyển TS của người chết cho những người còn sống.
- Theo nghĩa hẹp: là quyền của người để lại di sản và quyền của người nhận di sản.
3. Mối quan hệ giữa thừa kế và quyền sở hữu
- Giải thích khái niệm
- QSH được hiểu là tổng hợp các QPPL do NN quy định nhằm điều chỉnh những QHPL về SH đối với các lợi ích vật chất trong xã hội.
- QTK được hiểu là tổng hợp các QPPL do NN quy định điều kiện, trình tự dịch chuyển những TS của người đã chết cho những người còn sống.
- Mối quan hệ:
- Đều là phạm trù pháp lý có mối quan hệ khăng khít, chặt chẽ.
- QSH là tiền đề cho QTK
- PL quy định cho các chủ thể (cá nhân) có quyền SH thì cũng quy định các cá nhân có quyền TK.
4. Bản chất của quyền thừa kế
- TK có mối quan hệ sâu sắc, chặt chẽ với SH (đây là cơ sở khách quan cho TK) nên nó sẽ bị chi phối bởi quyền SH, các hình thức SH => Quyền TK mang bản chất giai cấp sâu sắc (vì QSH mang bản chất giai cấp).
- Bản chất quyền TK tại VN:
- là phương tiện củng cố sở hữu công dân, củng cố quan hệ hôn nhân và gia đình; bảo vệ lợi ích của những người chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng không có khả năng lao động.
- Bảo vệ lợi ích trên cơ sở tôn trọng lợi ích của nhà nước, lợi ích chung của toàn xã hội, góp phần xóa bỏ những tàn tích của chế độ thừa kế do xã hội thực dân phong kiến để lại.
- TK phải bảo vệ quyền lợi chính đáng của từng thành viên và sự ổn định của từng gia đình; giáo dục tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên đối với gia đình.
II – Sơ lược quá trình hình thành và phát triển pháp luật thừa kế của Việt Nam
III – Các nguyên tắc của quyền thừa kế
1. Pháp luật bảo hộ quyền thừa kế tài sản của cá nhân
- Quyền hiến định và được cụ thể hóa trong BLDS 2015 (điều 631).
- Nội dung nguyên tắc:
- PL bảo đảm chuyển quyền định đoạt của cá nhân đối với tài sản sau khi cá nhân đó chết thông qua việc lập di chúc, nếu không lập di chúc để định đoạt tài sản của mình thì việc thừa kế được giải quyết theo quy định pháp luật;
- Người thừa kế (theo di chúc hoặc theo pháp luật) được pháp luật bảo đảm cho việc hưởng di sản của người chết để lại;
- Thừa kế sẽ được thực hiện dưới hai hình thức: thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.
- Mọi tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của cá nhân sẽ trở thành di sản thừa kế khi người đó chết.
2. Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền thừa kế
- Nguyên tắc Hiến định (Điều 52 HP 1992) và Điều 5 BLDS.
- Thể hiện của nguyên tắc:
- Mọi cá nhân không phân biệt nam, nữ, tuổi tác, thành phần, tôn giáo, địa vị chính trị xã hội…đều có quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật;
- Vợ chồng đều được thừa kế của nhau;
- Phụ nữ và nam giới đều hưởng thừa kế ngang nhau theo quy định của pháp luật;
- Con trong giá thú và con ngoài giá thú đều được thừa kế bằng nhau nếu chia di sản thừa kế theo luật.
3. Nguyên tắc tôn trọng quyền định đoạt của người có tài sản, người hưởng di sản.
- Quy định tại Đ631 BLDS.
- Nội dung: Nếu người chết để lại di chúc (hợp pháp) thì việc thừa kế sẽ tiến hành theo di chúc, theo sự định đoạt của người để lại di sản trước khi chết, họ đã thể hiện ý nguyện của mình trong việc phân chia tài sản thuộc quyền sở hữu của người đó.
4. Củng cố, giữ vững tình thương yêu và đòan kết trong gia đình
- Cơ sở của nguyên tắc: Xuất phát từ nguyên tắc chung trong quan hệ dân sự trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tinh thần đòan kết tương thân tương ái…
- Ý nghĩa của nguyên tắc này: Quan trọng trong việc xác định diện và hàng thừa kế theo pháp luật (dựa trên quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng), bảo vệ quyền lợi người đã thành niên nhưng không có đủ khả năng lao động.
V – Một số quy định chung về thừa kế
1. Người để lại di sản thừa kế
- Người để lại di sản thừa kế là người có tài sản sau khi chết để lại cho người còn sống theo ý chí của hộ được thể hiện trong di chúc hay theo quy định của pháp luật.
- Người để lại di sản thừa kế chỉ có thể là cá nhân vì nếu là Pháp nhân hay tổ chức thì khi chấm dứt hoạt động, tài sản của các Pháp nhân, tổ chức được giải quyết theo thủ tục, quy định của pháp luật (nhưng người thừa kế lại có thể là tổ chức).
2. Người thừa kế
- Quy định tại Điều 635 BLDS.
- KN: là người hưởng di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Thừa kế theo di chúc | Thừa kế theo pháp luật |
– Cá nhân;– Tổ chức;
– nhà nước |
– Cá nhân (diện và hàng thừa kế) |
- Điều kiện của người thừa kế:
Cá nhân | Tổ chức, pháp nhân. |
– Phải còn sống tại thời điểm mở thừa kế hoặc đã thành thai tại thời điểm mở thừa kế và sinh ra còn sống cũng là người được thừa kế. | – Phải tổn tại vào thời điểm mở thừa kế. |
- Quyền và nghĩa vụ của người thừa kế:
Quyền của người thừa kế | Nghĩa vụ của người thừa kế |
– Quy định tại Điều 642 BLDS.– Quyền hưởng hoặc từ chối nhận di sản thừa kế (trừ trường hợp từ chối để trốn tránh thực hiện nghĩa vụ tài sản (lấy ví dụ).
+ Hình thức: Từ chối nhận di sản phải thể hiện bằng văn bản; + Thời hạn để từ chối nhận di sản: 6 tháng kể từ ngày mở thừa kế. – |
– Có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác (NN khuyến khích người thừa kế thực hiện đầy đủ nghĩa vụ mặc dù phạm vi di sản thừa kế được hưởng không đủ để thanh toán vì nó có ý nghĩa đạo lý).+ Nếu di sản thừa kế chưa chia thì sẽ do người quản lý di sản thực hiện việc trả các nghĩa vụ tài sản.
+ Nếu di sản đã chia thì nghĩa vụ tài sản sẽ được thực hiện dựa trên tỷ lệ di sản họ được hưởng. + nhà nước hay tổ chức, pháp nhân nếu là người thừa kế thì cũng thực hiện giống như các quy định dành cho cá nhân. |
3. Thời điểm, địa điểm mở thừa kế
Thời điểm mở thừa kế
– Là thời điểm phát sinh quan hệ thừa kế (khoản 1 Điều 71 BLDS), trường hợp người bị tuyên bố chết sẽ áp dụng theo quy định tại khỏan 2 Điều 72 BLDS.
– Ý nghĩa của thời điểm mở thừa kế:
+ Xác định chính xác tài sản, quyền và nghĩa vụ tài sản của người để lại thừa kế gồm có những gì và đến khi chia di sản thừa kế còn bao nhiêu;
+ là căn cứ xác định những người thừa kế của người đã chết (điều kiện là người thừa kế được đề cập tại mục 2 vừa trên);
Địa điểm mở thừa kế
– Quy định khoản 2 Điều 633 BLDS.
– Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ hoặc phần lớn di sản.
– Địa điểm mở thừa kế được xác định theo đơn vị hành chính cấp cơ sở (cấp xã, phường, thị trấn).
– Ý nghĩa của địa điểm mở thừa kế:
+ là nơi sẽ kiểm kê ngay tài sản của người chết (trong trường hợp cần thiết);
+ Xác định ai là người thừa kế theo di chúc hoặc theo luật;
+ Nếu có người từ chối nhận di sản thì xác định chính quyền địa phương nào có thẩm quyền chứng nhận việc từ chối nhận di sản.
4. Di sản thừa kế
Tài sản riêng của người chết
– Là tài sản do người đó tạo ra bằng thu nhập hợp pháp (như tiền lương, tiền được trả công lao động, tiền thưởng…); tài sản được tặng cho, được thừa kế, tư liệu sinh hoạt riêng.
– Biểu hiện của tài sản riêng:
+ Tiền, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý được dùng làm đồ trang sức hoặc dùng làm của để dành (của tiết kiệm);
+ nhà ở
+ Vốn, cổ phần, vật tư, tư liệu sản xuất của những người sản xuất cá thể hoặc của các tư nhận được sản xuất kinh doanh hợp pháp;
+ Tài liệu, dụng cụ máy móc của người làm công tác nghiên cứu;
+ Cây cối mà người được giao sử dụng đất trồng và hưởng lợi trên đó.
Phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác
– Sở hữu chung theo phần: Khi một người chết thì phần tài sản mà họ sở hữu trong khối tài sản chung cũng là di sản thừa kế của họ.
– Sở hữu chung thống nhất: Tài sản chung giữa vợ và chồng thì về nguyên tắc thì một nửa số tài sản trong khối tài sản chung này thuộc về sở hữu của người đã chết (trở thành di sản thừa kế của người đã chết) và sẽ xử lý theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Quyền về tài sản do người chết để lại
– Đó là quyền dân sự được phát sinh từ các quan hệ hợp đồng hoặc hoặc do việc bồi thường thiệt hại mà trước khi chết họ đã tham gia vào quan hệ này (như quyền đòi nợ, đòi lại tài sản cho thuê hoặc cho mượn, chuộc lại tài sản đã thế chấp, cầm cố…)
– Quyền sở hữu công nghiệp, quyền tác giả cũng là di sản thừa kế.
– Quyền sử dụng đất cũng là quyền tài sản và là di di sản thừa kế.
5. Người quản lý di sản
Quy định tại Đ616 BLDS 2015.
Người quản lý di sản là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thỏa thuận cử ra (nếu chưa cử ra được thì người đang quản lý di sản sẽ tiếp tục quản lý di sản).
Nếu chưa xác định được người thừa kế và di sản chưa có người quản lý thì sẽ do NN quản lý.
Nghĩa vụ của người quản lý di sản
– Lập danh mục di sản, thu hồi tài sản thuộc di sản của người chết mà người khác đang chiếm hữu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác (lấy VD);
– Bảo quản di sản, không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp và định đoạt tài sản bằng các hình thức khác nếu không được những người thừa kế đồng ý bằng văn bản
– Thông báo về di sản cho những người thừa kế (chi tiết về di sản thừa kế và quyền, nghĩa vụ của họ liên quan đến việc thừa kế);
Bồi thường thiệt hại nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại (Lý do: Buộc người quản lý di sản thừa kế phải có trách nhiệm hơn trong việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình);
– Giao lại tài sản theo thỏa thuận trong hợp đồng với người để lại di sản hoặc theo yêu cầu của người thừa kế.
Quyền của người quản lý di sản
– Quy định tại Khỏan 1 Điều 618 2015.
– Quyền cụ thể:
* Đại diện cho những người thừa kế trong quan hệ với người thứ 3 liên quan đến di sản thừa kế;
* Được hưởng thù lao theo thỏa thuận với những người thừa kế;
* Ngòai ra, nguời đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản quy định tại khỏan 2 Điều 638 BLDS có các quyền sau:
+ Được tiếp tục sử dụng di sản theo thỏa thuận trong hợp đồng với người để lại di sản hoặc được sự đồng ý của những người thừa kế;
+ Được hưởng thù lao theo thỏa thuận với những người thừa kế;
+ Được hưởng thù lao nếu người để lại di sản cho phép trong di chúc hoặc những người thừa kế có thỏa thuận khác.
– Người quản lý di sản cũng được thanh toán các chi phí hợp lý khi tự mình bỏ ra để quản lý di sản.
6. Việc thừa kế của những người có quyền thừa kế của nhau mà chết cùng một thời điểm
- Về nguyên tắc thì nếu chết cùng thời điểm thì họ không có quyền hưởng thừa kế của nhau
- Áp dụng thừa kế thế vị (quy định tại Điều 677 BLDS) => vẫn đảm bảo quyền được hưởng di sản thừa kế và cũng đảm bảo cho người đã mất cùng thời điểm với người để lại di sản thừa kế (khi con, cháu thậm chí chắt của họ được hưởng di sản thừa kế).
7. Những người không được hưởng di sản
- Lý do có quy định này: Đảm bảo nguyên tắc tôn trọng truyền thống tốt đẹp của dân tộc cũng như đạo đức xã hội.
- Trường hợp không được hưởng di sản (quy định tại Đ643 BLDS)
8. Thời hiệu khởi kiện về thừa kế
- Là khoảng thời gian do pháp luật quy định mà trong khoảng thời gian này, các chủ thể có quyền kiện, yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp liên quan đến vấn đề thừa kế.
- Thời hiệu cụ thể:
- Đối với những người thừa kế (Điều 645 BLDS): Thời hiệu là 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế => yêu cầu Tòa án giải quyết các tranh chấp về TK (xác nhận quyền thừa kế, bác bỏ quyền thừa kế của người khác…);
- Đối với các chủ nợ của người để lại di sản (Đ637 BLDS): Thời hiệu là 3 năm kể từ thời điểm mở thừa kế
V – Thừa kế theo di chúc
1. Khái niệm di chúc và thừa kế theo di chúc
Khái niệm di chúc:
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm dịch chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết
Thừa kế theo di chúc:
– TK theo di chúc là việc dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người khác còn sống theo quyết định của người đó trước khi chết được thể hiện trong di chúc.
2. Người lập di chúc
– Người lập di chúc có các quyền sau (Quy định tại Đ648 BLDS):
Chỉ định người thừa kế, truất quyền hưởng di sản của người thừa kế
– Bất cứ cá nhân hoặc chủ thể nào cũng có thể được là người hưởng thừa kế (phụ thuộc vào ý chí của người để lại di sản);
– Truất quyền được hưởng di sản thừa kế của bất cứ chủ thể nào (mà không cần phải nêu lý do cụ thể);
Phân định phần di sản cho từng người thừa kế
– Chia cho những người thừa kế các phần di sản cụ thể (người thừa kế từ 2 người trở lên).
– Người để lại di sản thừa kế có thể phân định di sản thừa kế cho những người thừa kế không bằng nhau.
– Nếu người để lại di sản không phân định phần di sản thì có thể hiểu là chia thành các phần bằng nhau cho những người hưởng thừa kế.
Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng
Giao nghĩa vụ cho người thừa kế trong phạm vi di sản
– Giao cho người hưởng di sản thừa kế một hoặc nhiều nghĩa vụ tài sản (trong phạm vi di sản họ được hưởng);
Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản
– Người giữ di chúc, người quản lý tài sản, người phân chia di sản có thể là cùng một người mà cũng có thể là nhiều người (mỗi người thực hiện 1 nhiệm vụ riêng rẽ).
– Người được chỉ định có quyền thực hiện hoặc không thực hiện (đây là quyền chứ không phải là nghĩa vụ của họ).
Người lập di chúc có quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy di chúc
Sửa đổi di chúc
Sửa đổi: Thay một phần nội dung của di chúc bằng một nội dung mới (Ví dụ: Nội dung về người thừa kế, phần di sản được nhận, quyền và nghĩa vụ của người thừa kế, sửa đổi câu chữ cho rõ ràng…)
Bổ sung di chúc
Bổ sung: Vẫn giữ nguyên nội dung di chúc cũ nhưng bổ sung thêm những phần nội dung mới (lấy ví dụ).
Điều kiện: Người lập di chúc phải minh mẫn, nội dung bổ sung không trái với quy định của PL…
Thay thế di chúc
Lập hẳn một di chúc mới thay thế di chúc cũ => di chúc trước coi như chưa có và không có hiệu lực pháp luật.
Hủy bỏ di chúc
Người lập di chúc có thể từ bỏ di chúc của mình, không công nhận di chúc của mình lập là có giá trị => Hậu quả pháp lý: Coi như chưa có di chúc và sẽ chia theo thừa kế theo pháp luật.
Hình thức của hủy bỏ di chúc:
+ Người lập di chúc tự hủy tất cả di chúc đã lập;
+ Người lập di chúc lập 1 di chúc khác tuyên bố hủy di chúc đã lập.
3. Người thừa kế theo di chúc
– Không có điều luật nào quy định về người thừa kế theo di chúc nhưng người thừa kế theo di chúc có thể hiểu đó là người được nhận di sản thừa kế mà được định đoạt trong di chúc.
– Người thừa kế theo di chúc bao gồm: cá nhân (trong hoặc ngoài hàng thừa kế), tổ chức, nhà nước.
– Điều kiện của người thừa kế theo di chúc:
+ Cá nhân: Phải là người còn sống tại thời điểm mở di chúc.
+ Cơ quan, tổ chức: vẫn còn tồn tại tại thời điểm mở di chúc.
- Người thừa kế theo di chúc có quyền nhận hoặc từ chối nhận di sản thừa kế.
- Cơ quan, tổ chức khi nhận di sản thừa kế cũng phải thực hiện các nghĩa vụ tài sản như các cá nhân khác (là người nhận di sản thừa kế).
4. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc
- QĐịnh tại Đ669 BLDS.
- Ý nghĩa của quy định này: Đảm bảo quyền lợi của những người có mối quan hệ mật thiết với người để lại di sản thừa kế khi họ không có khả năng lao động.
- Cụ thể:
+ Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ/chồng;
+ Con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động
5. Các điều kiện có hiệu lực của di chúc
Người lập di chúc phải có năng lực chủ thể
– Người lập di chúc phải là người có NLCT đầy đủ tức là người 18t trở lên;
Người lập di chúc tự nguyện
– Tự nguyện tức là ý chí và bày tỏ ý chí (nội dung di chúc) là phải thống nhất.
+ Không bị lừa dối (làm cho người lập di chúc hiểu sai vấn đề như làm cho người lập di chúc tưởng người thừa kế đã bị chết…); không bị cưỡng ép (cưỡng ép thể chất như giam giữ, đánh đập, cưỡng ép tinh thần như buộc phải thực hiện nếu không có thể sẽ làm điều gì đó bất lợi…); bị đe dọa tức là buộc người lập di chúc phải làm hoặc không được làm nếu không có thể gây tổn hại về vật chất, tinh thần…
Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội
Ý chí của người lập di chúc phải phù hợp với ý chí nhà nước (theo quy định của pháp luật), đạo đức xã hội…).
Hình thức của di chúc không trái quy định của pháp luật
– Hình thức di chúc là phương thức biểu hiện ý chí ra bên ngoài của người lập di chúc; là căn cứ pháp lý để làm phát sinh quan hệ thừa kế theo di chúc, là chứng cứ để bảo vệ quyền lợi của những người được chỉ định trong di chúc.
– Hình thức di chúc: Có 2 loại.
* Hình thức miệng: Di chúc miệng (chúc ngôn)
+ Toàn bộ ý chí của người lập di chúc thể hiện bằng lời nói.
+ Điều kiện: . Người lập di chúc có sự đe doạ nghiêm trọng về tính mạng mà không thể lập di chúc viết được.
. Có mặt ít nhất 2 người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ; trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày tuyên bố ý chí, di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực.
. Sau 3 tháng kể từ ngày lập di chúc, nếu người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miện hủy bỏ (mất hiệu lực)
Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng (Đ633 BLDS):
Di chúc bằng văn bản có người làm chứng (Đ634 BLDS):
Di chúc bằng văn bản có chứng thực của ủy bân nhân dân cấp xã, phường, thị trấn, chứng nhận của công chứng nhà nước (Đ635 BDLS)
Ngoài ra còn có các loại di chúc sau cũng có giá trị như di chúc bằng văn bản được công chứng, chứng thực, bao gồm:
^ Di chúc của quân nhân tại ngũ có xác nhận của thủ trưởng đơn vị từ cấp đại đội trở lên nếu quân nhân không thể yêu cầu công chứng nhà nước chứng nhận hoặc ủy ban nhân dân cấp xã chứng thực;
^ Di chúc của người đang đi tàu biển, máy bay có xác nhận của chỉ huy phương tiện đó;
^ Di chúc của người đang điều trị tại bệnh viện, cơ sở chữa bệnh, điều dưỡng có xác nhận của người phụ trách bệnh viện, cơ sở đó;
^ Di chúc của người đang làm công việc khảo sát, thăm dò, nghiên cứu ở vùng rừng núi, hải đảo có xác nhận của người phụ trách đơn vị;
^ Di chúc của người VN đang ở nước ngoài có xác nhận của cơ quan lãnh sự, đại diện ngoại giao của VN tại đó;
^ Di chúc của người đang bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh có xác nhận của người phụ trách cơ sở đó.
6. Hiệu lực pháp luật của di chúc
- Di chúc có hiệu lực tính từ thời điểm mở di chúc.
- Di chúc có hiệu lực một phần hoặc di chúc vô hiệu tòan bộ.
7. Di sản dùng vào việc thờ cúng
– Người để lại di sản có quyền dành cho một phần di sản vào việc thờ cúng.
– Người quản lý di sản thuộc về:
+ người được chỉ định trong di chúc.
+ Do những người thừa kế thỏa thuận cử ra.
– Chỉ được định đoạt tài sản dùng vào việ thờ cúng khi nghĩa vụ tài sản nhỏ hơn tòan bộ di sản.
8. Di tặng
là việc người lập di chúc dành một phần tài sản để tặng cho người khác nhưgn việc tặng cho này chỉ có hiệu lực kể từ thời điểm người lập di chúc chết.
Người được tặng cho có quyền nhận tài sản nhưng không phải thực hiện nghĩa vụ tài sản mà người chết để lại trừ trường hợp tòan bộ di sản không đủ để thực hiện nghĩa vụ.
VI – Thừa kế theo pháp luật
1. Khía niệm
- Thừa kế theo pháp luật là việc thừa kế không phải theo ý chí của người để lại di sản mà theo ý chí của nhà nước thông qua các quy định về điều kiện thừa kế, hàng thừa kế và trình tự theo luật định.
- Các trường hợp phát sinh:
- Không có di chúc đối với tòan bộ di sản hoặc những tài sản chưa định đoạt trong di chúc.
- Di chúc không hợp pháp.
- Những người thừa kế theo di chúc đều chết hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế.
- Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
- Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản:
- Phần di sản không được định đoạt trong di chúc.
- Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật.
- Phần di sản có liên quan đến người thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối quyền nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên qan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc nhưng không còn vào thời điểm mở thừa kế.
2. Diện và hàng thừa kế
Diện thừa kế
Diện thừa kế được hiểu là giới hạn phạm vi những người có quyền được thừa kế di sản mà người chết để lại theo quy định của pháp luật. Họ được xác định dựa trên cơ sở 3 mối quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng và huyết thống.
- Quan hệ hôn nhân: Hôn nhân hợp pháp (độ tuổi, các trường hợp cấm kết hôn – đặc biệt là hôn nhân đồng giới, PL VN chưa cho phép
- Quan hệ huyết thống
- Quan hệ nuôi dưỡng: Con nuôi => chú ý không đương nhiên là con nuôi và cháu nuôi…
Tất cả những người có mối quan hệ với người chết dựa trên 3 quan hệ trên đều thuộc diện thừa kế nhưng dựa vào mức độ quan hệ gần gũi mà được phân chia thành các hàng thừa kế.
Hàng thừa kế
– Quy định tại Đ676 BLDS.
* Hàng 1: Vợ, chồng, cha mẹ đẻ/cha mẹ nuôi, con đẻ/con nuôi của người chết
* Hàng 2: Ông b=> nội/ngoại và anh chị em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông b=> nội ngoại
* Hàng 3: Các cụ nội/ngoại, cô/dì/chú/bác ruột của người chết và ngược lại chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội/ngoại, cháu ruột của người chết là dì/cô/chú/bác.
Chú ý: – Mỗi người thừa kế trong cùng một hàng thì hưởng phần di sản ngang nhau.
– Việc hưởng thừa kế theo hàng tuân theo trình tự, khi hàng thừa kế thứ nhất không còn ai thì mới đến hàng thứ 2 và tiếp tục khi hàng thừa kế thứ hai không còn ai thì hàng thừa kế thứ 3 mới được hưởng di sản thừa kế.
– Nhà nước không phải là đối tượng thuộc hàng thừa kế nào => Có quan điểm cho rằng, vì khi cả ba hàng thừa kế không còn ai thì di sản của người chết thuộc về nhà nước tức là nhà nước là đối tượng nằm trong hàng thừa kế thứ 4 => nhà nước là người thừa kế lại toàn bộ di sản (dựa trên nguyên tắc: nhà nước là người được xác lập quyền sở hữu đối với vật/tài sản vô chủ, tài sản không có người làm chủ sở hữu).
Thừa kế thế vị
- Thừa kế thế vị được quy định tại Đ677 BLDS.
- Thừa kế thế vị là việc khi con của người chết để lại di sản chết trước người để lại di sản thì cháu của người đó được hưởng phần di sản mà cha/mẹ của cháu được hưởng nếu người đó còn sống. Nếu cháu của người chết chết trước người để lại di sản thì chắt của người đó được hưởng di sản mà cha/mẹ chắt được hưởng nếu còn sống.
- Trường hợp đặc biệt: chết cùng thời điểm => Cha, mẹ chết cùng thời điểm với ông/b=> thì cháu thay thế vị trí của cha/mẹ nhận di sản của ông bà.
- Điều kiện: là cháu/ chắt phải còn sống vào thời điểm người chết là ông/b=> hoặc cụ nội/ngoại.
VII – Thanh toán và phân chia di sản
1. Thanh toán các nghĩa vụ tài sản của người chết để lại
Chủ thể phải thanh toán: là những người được hưởng di sản thừa kế có trách nhiệm thanh tóan các nghĩa vụ tài sản của người chết tương ứng với phần tài sản mà mình được nhận.
Thứ tự thanh tóan các nghĩa vụ tài sản như sau:
- Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng
- Tiền cấp dưỡng còn thiếu.
- Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ.
- TIền công lao động.
- Tiền bồi dưỡng thiệt hại.
- Thuế và các món nợ khác với nhà nước.
- Tiền phạt.
- Các khỏan nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân hoặc tổ chức khác.
- Chi phí cho việc bảo quản di sản
- Các chi phí khác.
Khi thanh tóan hết các nghĩa vụ tài sản thì số tài sản còn lại sẽ được chia cho người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật
2. Phân chia di sản thừa kế
Phân chia di sản theo di chúc (Đ659 BLDS)
- Việc phân chia di sản theo di chúc nếu di chúc đó là di chúc hợp pháp (điều kiện của di chúc: chủ thể, hình thức…).
- Chia theo di chúc thì chỉ những chủ thể nào được chỉ định trong di chúc mới được thừa kế theo pháp luật (đảm bảo điều kiện về người hưởng thừa kế).
Phân chia di sản theo pháp luật (Đ660 BLDS)
- Việc phân chia di sản có thể bằng hiện vật hoặc những người thừa kế thảo thuận về việc định giá vật => người thừa kế được thỏa thuận với nhau.
- Nếu không thỏa thuận được thì sẽ được bán để chia cho các người thừa kế theo pháp luật.
Hạn chế phân chia di sản
- Quy định tại Đ661 BLDS.
- Đặt ra hạn chế phân chia di sản: vì việc chia di sản sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống vợ/chồng của người chết hoặc của gia đình của người đã chết.
- Yêu cầu: Theo ý chí của người lập di chúc hoặc theo sự thỏa thuận của những người được hưởng thừa kế => di sản chỉ được chia sau một thời hạn nhất định.
- Thông thường gặp hạn chế chia di sản trong tài sản chung vợ chồng.
- Khi có yêu cầu chia di sản => tối đa sau 3 năm kể từ thời điểm mở thừa kế là phải chia; hoặc khi vợ/chồng của người chết kết hôn với người khác hoặc thời gian mà tòa án xác định hạn chế phân chia di sản đã hết.
4. Phân chia di sản trong một số trường hợp cụ thể
Quy định tại Đ662 BLDS.
Một số trường hợp cụ thể:
- Trong trường hợp xác định thêm người thừa kế mới:
- Người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế => Khi thừa kế đã chia thì người bị bác bỏ có nghĩa vụ hòan trả lại di sản hoặc thanh toán khoản tiền tương đương với giá trị di sản được hưởng tại thời điểm mở thừa kế cho những người thừa kế (trừ khi có thỏa thuận khác)
BÀI 7: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ NGHĨA VỤ DÂN SỰ
I – Khái niệm chung về NVDS
1. Khái niệm NVDS
Nghĩa vụ thông thường được hiểu là những cái buộc phải làm trong cuộc sống (nghĩa vụ chăm sóc cha mẹ, yêu thương anh chị em, nghĩa vụ tôn trọng người lớn tuổi…)
Nghĩa vụ dân sự được quy định tại Đ280 BLDS là “Việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi ch\ng là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện một công việc hoặc không được thực hiện một công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác” (gọi là người có quyền)
Đặc điểm của nghĩa vụ dân sự:
- NVDS là một quan hệ PLDS: Tức là nó là một quan hệ giữa các bên chủ thể và chịu sự điều chỉnh của các quy phạm pháp luật dân sự điều chỉnh. Quan hệ này sẽ có đầy đủ 3 yếu tố cấu thành: chủ thể, khách thể và nội dung.
- Luôn luôn có ít nhất 2 chủ thể thuộc về hai phía khác nhau: Bên mang quyền và bên mang nghĩa vụ => Chính vì lẽ đó mà NVDS được xác định là loại quan hệ PLDS tương đối.
- Quyền và NVDS của hai bên chủ thể đối lập nhau một cách tương ứng và chỉ có hiệu lực trong phạm vi đã được xác định giữa các chủ thể.
- Quyền dân sự của các bên là quyền đối nhân tức là quyền của người này chỉ được đảm bảo thông qua hành vi của chủ thể nghĩa vụ
2. Đối tượng của NVDS
Quy định tại Đ282 BLDS.
Đối tượng của NVDS là một tài sản, một công việc phải làm hoặc một công việc không được làm mà hành vi của các chủ thể sẽ tác động vào.
Đặc điểm của NVDS:
Phải được chỉ định đích xác:
=> Bởi vì quyền và nghĩa vụ của các chủ thể được xác định chính xác, cụ thể nên để thực hiện được nghĩa vụ của mình thì đối tượng của NVDS phải đích xác.
Phải đáp ứng lợi ích người cho người có quyền: Lợi ích có thể hiểu là lợi ích vật chất hoặc tinh thần.
Tài sản phải đem giao dịch được, công việc phải thực hiện được, không trái luật và đạo đức xã hội.
Cụ thể:
+ Tài sản:
+ Công việc phải thực hiện:
Công việc phải thực hiện được coi là đối tượng của NVDS nếu từ công việc đó, người ta xác lập với nhau một quan hệ nghĩa vụ, theo đó bên có nghĩa vụ phải thực hiện theo đúng nội dung công việc đã được xác định.
+ Công việc không được thực hiện:
Công việc không được thực hiện được coi là đối tượng của nghĩa vụ nếu từ công việc này, nhiều chủ thể xác lập với nhau 1 quan hệ nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ sẽ không thực hiện một công việc đã xác định nào đó để đem lại lợi ích cho bên có quyền.
3. Các yếu tố của Quan hệ NVDS
Chủ thể
- Là những người tham gia trong một quan hệ nghĩa vụ nhất định, bao gồm cá nhân, tổ chức, hộ gia đình, tổ hợp tác và có thể là cả nhà nước.
- Chủ thể của QHNVDS có các quyền và nghĩa vụ do LDS quy định.
- Phần lớn trong quan hệ NVDS thì chủ thể nào vừa là bên có quyền, vừa là bên có nghĩa vụ (đối nhân) nên để đảm bảo cho quyền và lợi ích của mình thì chính chủ thể phải thực hiện tốt nghĩa vụ cho bên kia.
Khách thể
là hành vi (có thể là hành động hoặc không hành động), có thể đem lại một lợi ích vật chất nhất định hoặc đem lại lợi ích tinh thần cho các bên chủ thể có quyền.
Nội dung
- Nội dung của QHNVDS là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể trong quan hệ này.
- Các quyền này sẽ do PL quy định hoặc do các bên tự thỏa thuận (nhưng không được trái với quy định của PL).
- Biểu hiện:
+ Quyền yêu cầu: Bên có quyền được phép yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện một số hành vi nhất định hoặc không được thực hiện một số hành vi nhất định.
+ Nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu: Bên có nghĩa vụ phải thực hiện hoặc không được thực hiện những hành vi nhất định theo yêu cầu của bên có quyền hoặc theo quyết định của cơ quan NN có thẩm quyền vì lợi ích của bên có quyền.
II. Căn cứ phát sinh, chấm dứt NVDS
1. Căn cứ làm phát sinh NVDS
Quy định tại Đ281 BLDS
Các căn cứ là phát sinh NVDS (cơ sở để có NVDS) bao gồm: Hợp đồng dân sự, hành vi pháp lý đơn phương, chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật, gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật và thực hiện công việc không có ủy quyền.
Hợp đồng dân sự
Hành vi pháp lý đơn phương
– Hành vi pháp lý đơn phương là hành vi thể hiện ý chí của một bên chủ thể nhằm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự.
– Hành vi pháp lý đơn phương thường là các tuyên bố đơn phương.
Chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.
– Việc chiếm hữu, sử dụng tài sản của một người chỉ được pháp luật thừa nhận và bảo đảm nếu
+ Người đó là chủ sở hữu của tài sản hoặc người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản.
+ Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với ý chí của chủ sở hữu;
+ Người có quyền chiếm hữu, sử dụng hay được xác lập quyền sở hữu đối với vật bị chìm đắm, bỏ quên, chôn giấu phù hợp với các điều kiện do pháp luật quy định;
+ Chiếm hữu trên cơ sở quyết định của cơ quan NN có thẩm quyền
=> Khi những người chiếm hữu, sử dụng không có các căn cứ nêu trên thì được coi là chiếm hữu, sử dụng không có căn cứ pháp luật và làm phát sinh quan hệ NVDS.
– Người chiếm hữu, sử dụng không có căn cứ pháp luật sẽ có các nghĩa vụ sau:
+ Hòan trả tài sản cho người chiếm hữu, sử dụng tài sản hợp pháp, cho chủ sở hữu;
+ Hòan trả hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản chiếm hữu, sử dụng không có căn cứ pháp lý từ thời điểm biết việc chiếm hữu là không có căn cứ pháp luật;
+ Nghĩa vụ BTTH nếu gây ra thiệt hại cho người chiếm hữu, sử dụng hợp pháp, cho chủ sở hữu;
+ Người được lợi về tài sản phải hòan trả tài sản kể từ thời điểm biết mình được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.
Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật
– Khi một người thực hiện hành vi trái pháp luật gây xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản của người khác sẽ làm phát sinh NVDS, cụ thể là nghĩa vụ bồi thường thiệt hại ngòai hợp đồng.
Thực hiện công việc không có ủy quyền
– Thực hiện công việc không có ủy quyền là việc một người không có nghĩa vụ thực hiện công việc, nhưng đã tự nguyện thực hiện công việc đó vì lợi ích của người khác khi người có công việc không biết hoặc biết mà không phản đối.
– Việc thực hiện công việc không có ủy quyền làm phát sinh quy định NVDS giữa người thực hiện công việc với người được thực hiện công việc, trong đó người được thực hiện công việc có nghĩa vụ thanh toán các chi phí hợp lý mà người thực hiện công việc đã bỏ ra để thực hiện công việc, đồng thời phải trả thù lao cho người thực hiện công việc.
Những căn cứ khác do PL quy định
2. Căn cứ chấm dứt NVDS
Các căn cứ chấm dứt NVDS gồm có:
+ NVDS được hòan thành
+ Theo thỏa thuận của các bên
+ Bên có quyền miễn việc thực hiện NVDS
+ NVDS được thay thế bằng NVDS khác
+ NVDS được bù trừ
+ Bên có quyền và Bên có nghĩa vụ được hòa nhập làm một
+ Chấm dứt NVDS khi người có nghĩa vụ là cá nhân chết, hoặc pháp nhân chấm dứt tồn tại.
Nghĩa vụ được hòan thành
- Thế nào là hòan thành: là khi bên có NVDS đã thực hiện tòan bộ NVDS theo yêu cầu của bên có quyền hoặc theo sự xác định của pháp luật.
- Thời điểm chấm dứt: Chính là thời điểm được coi NVDS hòan thành.
Theo thỏa thuận của các bên
- Cơ sở: Xuất phát từ nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết của các chủ thể trong QHPLDS.
- Nội dung: Các bên có thể thỏa thuận chấm dứt QH NVDS với điều kiện không được trái các quy định của PL, trái với đạo đức xã hội, xâm phạm tới lợi ích công cộng, lợi ích của các chủ thể khác.
Bên có quyền miễn việc thực hiện NVDS
– Trường hợp áp dụng: Thông thường một bên chỉ có quyền còn bên còn lại mang nghĩa vụ.
– Việc miễn thực hiện NVDS này hòan toàn phụ thuộc vào ý chí của bên có quyền nhưng phải được sự tiếp nhận của bên có nghĩa vụ => Nếu bên có nghĩa vụ không chấp nhận thì việc miễn NVDS này coi như không có hiệu lực.
– Thời điểm NVDS chấm dứt: Chính thời điểm bên có quyền miễn và bên có nghĩa vụ đồng ý.
NV được thay thế bằng NVDS khác
– Quy định tại Điều
– Các bên thỏa thuận để chấm dứt NVDS ban đầu và thực hiện NVDS theo sự thỏa thuận mới.
– Hình thức thực hiện NVDS:
NV được bù trừ
– Điều kiện:
+ Các bên có nghĩa vụ với nhau;
+ Nghĩa vụ đó là nghĩa vụ cùng loại;
+ Đều đến hạn thực hiện.
– Các trường hợp không được áp dụng NVDS bù trừ:
+ Nghĩa vụ đang có tranh chấp;
+ NV BTTH về tính mạng, sức khỏe;
+ NV cấp dưỡng;
+ Những trường hợp do PL quy định là không được bù trừ.
Bên có quyền và bên có nghĩa vụ được hòa nhập làm một
– Khi người có NVDS trở thành người có quyền đối với chính NVDS của mình thì đương nhiên NVDS đó chấm dứt.
– Trường hợp này thường gặp trong một số trường hợp như người có NVDS là người thừa kế duy nhất của người có quyền.
NVDS chấm dứt khi thời hạn khởi kiện đã hết
– Khi thời hạn khởi kiện (yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp dân sự đã hết) thì NVDS đương nhiên là chấm dứt dù NVDS có thể chưa được thực hiện.
NVDS chấm dứt khi một bên trong QHNV chết
– Điều kiện để chấm dứt NVDS trong trường hợp này là:
+ NVDS phải do chính người có nghĩa vụ thực hiện;
+ NVDS được thực hiện chỉ dành cho người mang quyền.
NVDS chấm dứt khi đối tượng là vật đặc định không còn
– Trường hợp này yêu cầu đối tượng của QHNVDS là vật đặc định nên khi vật đặc định không còn thì NVDS cũng chấm dứt.
– Tuy nhiên, các bên có thể thỏa thuận vật thay thế hoặc bồi thường thiệt hại.
NVDS trong trường hợp phá sản (áp dụng cho các tổ chức, pháp nhân)
Việc thực hiện NVDS sẽ tuân theo pháp luật về phá sản
III – Các loại NVDS
1. NVDS riêng rẽ
- Qđịnh tại Đ297 BLDS.
- NVDS riêng rẽ là loại NVDS nhiều người mà trong số những người mang quyền chỉ có quyền yêu cầu người mang nghĩa vụ thực hiện cho riêng phần quyền của mình; một trong số những người mang NVDS chỉ phải thực hiện NVDS của riêng mình đối với người mang quyền.
- Bản chất của loại NVDS này là loại NVDS nhiều người nhưng không có sự liên hệ nào giữa những người mang NVDS. Người có NVDS sẽ chấm dứt NVDS khi họ thực hiện xong NVDS của mình
2. NVDS liên đới
- Quy định tại Đ298 BLDS.
- NVDS liên đới là loại NVDS nhiều người mà trong đó một trong số những người có NVDS phải thực hiện tòan bộ nội dung NVDS hoặc chủ thể mang quyền có thể yêu cầu một trong số các chủ thể NVDS thực hiện tòan bộ NVDS.
- Căn cứ của NVDS liên đới:
+ Do các bên thỏa thuận;
+ Một số trường hợp do PL quy định
- Bản chất của NVDS liên đới: là loại NVDS nhiều người trong đó người mang quyền và người mang NVDS có quan hệ chặt chẽ với nhau.
- Nội dung:
+ Người có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số người mang nghĩa vụ phải thực hiện tòan bộ nghĩa vụ. Nếu một người mang nghĩa vụ chỉ thực hiện phần nghĩa vụ của mình đối với người có quyền thì quan hẹ NVDS vẫn chưa chấm dứt.
+ Nếu một người đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thì quan hệ NVDS đó hòan toàn chấm dứt (kể cả với người chưa thực hiện NVDS). Sau đó, những người có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ hòan lại đối với người đã thực hiện toàn bộ NVDS.
+ Nếu người có quyền chỉ định một trong số những người có NVDS thực hiện toàn bộ nội dung NVDS và sau đó miễn việc thực hiện NVDS đối với người đó thì NVDS chấm dứt toàn bộ. Mặt khác, nếu người có quyền chỉ miễn việc thực hiện NVDS cho một trong số những người mang NVDS thì phần của họ sẽ không phải thực hiện nhưng phần NVDS của các chủ thể khác vẫn phải thực hiện.
+ Trong quan hệ NVDS có nhiều người có quyền thì họ được gọi là quyền liên đới. Cho nên, một trong số những người có quyền đều có thể yêu cầu bên có NVDS phải thực hiện tòan bộ NVDS mà không cần sự ủy quyền của những người có quyền liên đới khác.
3. Nghĩa vụ dân sự hoàn lại
Thuật ngữ hòan lại dùng để chỉ những nghĩa vụ phát sinh từ sau một nghĩa vụ khác.
Là một loại quan hệ NVDS mà theo đó một bên có quyền yêu cầu bên kia (người có nghĩa vụ) thanh toán lại khoản tiền hoặc lợi ích vật chất mà người có quyền đã thay người có nghĩa vụ thực hiện cho người khác hoặc một bên có nghĩa vụ phải hòan trả cho bên có quyền khỏan tiền hay một lợi ích vật chất mà họ đã nhận được từ người khác trên cơ sở quyền yêu cầu của bên có quyền.
Các trường hợp phát sinh NVDS hòan lại:
- Từ nghĩa vụ dân sự liên đới:
Trong số những người có nghĩa vụ liên đới, có 1 người thực hiện toàn bộ NVDS thì những người có nghĩa vụ còn lại có trách nhiệm hòan lại phần NVDS tương ứng của mình.
- Từ NVDS có biện pháp bảo đảm: (Điều 367 BLDS)
Khi người bảo lãnh đã hòan thành nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu người được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với mình trong phạm vi đã bảo lãnh, nếu không có thỏa thuận khác.
- Từ quan hệ giữa người gây thiệt hại với pháp nhân (Đ618 BLDS):
PN phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được PN giao; nếu PN đã bồi thường thiệt hại thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hòan trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.
Đặc điểm của NVDS hòan lại:
- NVDS hòan lại bao giờ cũng phát sinh từ một NVDS khác;
- Trong NVDS hoàn lại bao giờ cũng có một người liên quan đến cả hai quan hệ NVDS (chú ý: Thông thường ở quan hệ trước nếu là người có quyền/nghĩa vụ thì quan hệ hòan lại lại là người có nghĩa vụ/quyền).
- Nếu NVDS hòan lại là NV nhiều người thì nó được xác định là NVDS riêng rẽ;
- Nếu một người thực hiện cho những người còn lại tòan bộ nghĩa vụ thì những người còn lại phải hòan lại phần tương ứng với phần của mình.
4. NVDS bổ sung
- NVDS bổ sung là loại nghĩa vụ nhằm hoàn thiện phần nội dung của nghĩa vụ chính trước đó khi đến thời hạn mà nghĩa vụ chính không được thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ.
- Đặc điểm của NVDS bổ sung: là luôn gắn với một NVDS khác (NVDS chính).
5. NVDS phân chia được theo phần
Tùy vào các trường hợp, các căn cứ cụ thể mà có thể coi là NVDS theo phần hoặc không (thông thường dựa trên thỏa thuận của các bên).
Chú ý: (chủ yếu dựa trên đặc điểm đối tượng của quan hệ)
+ Nếu là vật thì là vật chia được;
+ Nếu là công việc thì là công việc có thể chia được theo từng giai đoạn.
IV – Thực hiện NVDS
1. Khái niệm
– Thực hiện NVDS là việc người có nghĩa vụ phải làm hoặc không được làm một công việc theo một thời hạn nhất định đã được xác định trong nội dung NVDS qua đó thỏa mãn quyền dân sự tương ứng của phía bên kia.
2. Nguyên tắc thực hiện NVDS
Quy định tại Đ283 BLDS.
Nguyên tắc thực hiện NVDS là khi thực hiện NVDS phải tuân thủ các tiêu chí sau:
+ Trung thực
+ Tinh thần hợp tác
+ Đúng cam kết
+ Không trái pháp luật
+ Không trái đạo đức xã hội
3. Nội dung thực hiện NVDS
Thực hiện NVDS cần đảm bảo:
3.1 Thực hiện NVDS đúng địa điểm
- Địa điểm thực hiện NVDS được quy định tại Đ284 BLDS.
- Địa điểm thực hiện NVDS là nơi mà người có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ dân sự của mình. Khi các bên đã thỏa thuận, người có nghĩa vụ phải thực hiện NVDS đúng với địa điểm do hai bên thỏa thuận.
- Nếu các bên không thỏa thuận về địa điểm thì sẽ xác định theo quy định của pháp luật (là nơi cư trú, trụ sở của cơ quan, tổ chức hay nơi có bất động sản – nếu đối tượng là bất động sản)
- Việc xác định địa điểm thực hiện NVDS có ý nghĩa quan trọng vì nó là cơ sở để khẳng didnhj ai là người chịu chi phí vận chuyển cũng như chi phí tăng lên do việc thay đổi nơi cư trú của bên có quyền.
3.2 Thực hiện NVDS đúng thời hạn
– Thời hạn thực hiện NVDS là một thời điểm hoặc là một khoảng thời gian nhất định mà tại thời điểm hoặc trong khoảng thời gian đó người có NVDS phải hoàn thành NVDS của mình đáp ứng yêu cầu của người có quyền.
– Thời hạn cũng do các bên trong QH NVDS thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì NVDS sẽ được thực hiện bất cứ khi nào các bên có yêu cầu với điều kiện phải báo trước một thời gian hợp lý (Chú ý: Thế nào là thời gian hợp lý? => đảm bảo hài hòa lợi ích cho cả hai bên, phù hợp với điều kiện của cả các bên…).
– Nếu người có nghĩa vụ thực hiện trước thời hạn mà người có quyền đồng ý và đã tiếp nhận sự thực hiện cũng được coi là thực hiện đúng thời hạn. Ngược lại, khi bên có nghĩa vụ không thể thực hiện đúng thời hạn thì có thể hoãn việc thực hiện nghĩa vụ. Trong trường hợp này, NVDS hòan thành trong một thời hạn kéo dài đó cũng được coi là thực hiện đúng thời hạn.
– Ý nghĩa của việc thực hiện NVDS đúng thời hạn:
+ Xác định được thời hạn khởi kiện của các bên khi có tranh chấp về việc thực hiện nghĩa vụ.
+ Xác định hành vi vi phạm và trách nhiệm dân sự đối với người vi phạm NVDS.
+ Đáp ứng quyền lợi của các bên có quyền trong QHPLDS.
3.3 Thực hiện NVDS đúng đối tượng
– Đối tượng là vật, thì được coi là đúng đối tượng khi:
+ Nếu là vật đặc định thì phải đúng là vật do hai bên thỏa thuận.
+ là vật đồng bộ, cùng chủng loại thì bên có NVDS phải giao vật đó đồng bộ, đúng chủng loại như đã xác định.
+ Nếu là vật chưa xác định chất lượng thì được coi là đúng nếu đó là chất lượng trung bình.
– Nếu là công việc phải thực hiện hoặc không được thực hiện, sẽ chỉ được coi là đúng đối tượng nếu họ làm hoặc không làm công việc đó theo đúng cam kết của các bên.
– Nếu đối tượng là một khoản tiền thì được coi là đúng đối tượng nếu được giao đủ số lượng tiền đúng thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán (tiền mặt, séc…).
3.4 Thực hiện NVDS đúng phương thức
– Phương thức thực hiện chính là cách thức, biện pháp mà thông qua đó người có nghĩa vụ tiến hành các hành vi của mình nhằm đáp ứng lợi ích của bên mang quyền.
– Phương thức thực hiện NVDS trước hết là do các bên thỏa thuận (tôn trọng ý chí của các bên). Trong một số trường hợp các bên không thỏa thuận thì sẽ tuân theo quy định của pháp luật.
V – Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ
1. Khái niệm
Trách nhiệm dân sự (TNDS) do vi phạm NVDS là sự quy định của pháp luật mang tính cưỡng chế NNN buộc bên vi phạm NVDS phải tiếp tục thực hiện NVDS hoặc phải BTTH do hành vi vi phạm NVDS của mình gây ra.
TNDS do vi phạm NVDS chỉ áp dụng khi có hành vi trái pháp luật tức là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ NVDS mà các bên đã thỏa thuận.
Đặc điểm của TNDS:
Mang những đặc điểm chung của TNPL:
+ Chỉ áp dụng khi có hành vi trái pháp luật và đối với người vi phạm
+ là hình thức cưỡng chế của NN do cơ quan NN có thẩm quyền ban hành.
+ Luôn mang đến hậu quả bất lợi cho người có hành vi vi phạm.
Mang những đặc điểm riêng (vi áp dụng trong lĩnh vực dân sự):
+ Biểu hiện của hành vi vi phạm là người có nghĩa vụ không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ NVDS do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định.
+ Bao giờ cũng liên quan trực tiếp đến tài sản (vì QHTS là quan hệ phổ biến và chiếm số lượng đa số trong QHPLDS).
+ Được áp dụng đối với người vi phạm nhưng có thể áp dụng đối với người khác
+ Hậu quả của người có hành vi vi phạm là tiếp tục thực hiện hành vi hoặc phải BTTH (chế tài khác với các ngành luật khác => bị chi phối bởi tính chất của QHPLDS).
TNDS phát sinh khi người có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ của mình => NVDS là cái có trước, TNDS là cái có sau và nó là biện pháp cưỡng chế khi người có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ.
2. Phân loại trách nhiệm NVDS
TNDS phải tiếp tục thực hiện NVDS
- Trách nhiệm này chỉ phát sinh khi bên có NVDS không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ thì bên có NVDS phải tiếp tục thực hiện cho đúng, đầy đủ theo yêu cầu của bên có quyền.
Trách nhiệm BTTH
- Điều kiện phát sinh TN BTTH:
- Có hành vi trái PL
– Hành vi trái pháp luật là hành vi của chủ thể vi phạm các điều cấm của pháp luật, trái với thỏa thuận của các bên
– Nếu hành vi trái pháp luật này mà được thực hiện nhưng hòan tòan do lỗi của bên có quyền hoặc do sự kiện bất khả kháng thì cũng không phát sinh TN BTTH.
- Có thiệt hại xảy ra trên thực tế:
– Thiệt hại là những tổn thất vật chất có thể tính toán được bằng tiền bao gồm thiệt hại trực tiếp như tài sản bị hỏng, mất mát, hủy hoại…và thiệt hại gián tiếp là thu nhập thực tế bị giảm sút
- Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại với thiệt hại:
– Vấn đề này xuất phát từ góc độ triết học.
– Hành vi gây thiệt hại và thiệt hại có mối quan hệ nội tại, tất yếu trong đó hành vi vi phạm là nguyên nhân còn thiệt hại là hậu quả.
- Có lỗi của người vi phạm:
V – Thay đổi chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ
1. Chuyển giao quyền yêu cầu
- Quy định trong Đ309 BLDS
- Chuyển giao quyền yêu cầu là sự thỏa thuận giữa người có quyền và người mang NVDS với người thứ ba nhằm chuyển giao quyền yêu cầu tới người thứ ba (người thế quyền) trở thành người có quyền mới có quyền yêu cầu người thứ 3 thực hiện nghĩa vụ cho mình.
Đặc điểm của chuyển giao quyền yêu cầu:
+ Việc chuyển giao quyền yêu cầu phải thông báo cho người có nghĩa vụ bằng văn bản.
+ Việc chuyển giao quyền yêu cầu không cần sự đồng ý của người mang nghĩa vụ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc các bên thỏa thuận không chuyển giao quyền đó cho người thứ ba hoặc quyền đó luôn gắn với nhân thân
+ Kể từ khi chuyển giao quyền yêu cầu thì cũng phải chuyển giao các biện pháp bảo đảm.
+ Kể từ thời điểm chuyển quyền yêu cầu thì người đã chuyển quyền chấm dứt tư cách chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ.
Người đã chuyển giao không phải chịu trách nhiệm trước người thế quyền về khả năng thực hiện của người có nghĩa vụ.
- Hình thức: bằng văn bản hoạc bằng lời nói.
- Các trường hợp không được chuyển giao quyền yêu cầu:
+ Các quyền nhân thân: quyền yêu cầu cấp dưỡng, yêu cầu bồi thường thiệt hại khi xâm phạm đến tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín…
+ Các bên thỏa thuận không chuyển giao quyền yêu cầu
+ PL quy định không được chuyển giao
2. Chuyển giao nghĩa vụ
- Quy định Đ315 BLDS
- Chuyển giao NVDS là sự thỏa thuận giữa người có nghĩa vụ với người thứ ba trên cơ sở đồng ý của người có quyền nhằm chuyển nghĩa vụ cho người thứ 3 (người thế vụ) trở thành người có nghĩa vụ với người có quyền.
Đặc điểm:
+ Việc chuyển giao nghĩa vụ phải được bên có quyền đồng ý => Mục đích nhằm đảm bảo cho quyền và lợi ích của bên có quyền được đảm bảo tối đa khi người có quyền hòan toàn nắm được chủ thể phải thực hiện nghĩa vụ cho mình.
+ Khi chuyển giao biện pháp bảo đảm k=>m theo chấm dứt trừ trường hợp các bên thỏa thuận khác;
+ Kể từ thời điểm chuyển giao nghĩa vụ, bên đã chuyển giao chấm dứt tư cách chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ. Người có quyền chỉ được phép yêu cầu người thế vụ thực hiện nghĩa vụ cho mình.
- Hình thức: Văn bản hoặc bằng lời nói.
- Các trường hợp không được chuyển giao nghĩa vụ:
+ Nghĩa vụ gắn với nhân thân (nghĩa vụ cấp dưỡng…)
+ Pháp luật quy định không được chuyển giao nghĩa vụ.
* Phân biệt chuyển giao quyền yêu cầu với chuyển giao nghĩa vụ cho người thứ ba:
Chuyển quyền yêu cầu cho người thứ ba | Chuyển giao nghĩa vụ cho người thứ ba |
– Không cần sự đồng ý của người có nghĩa vụ.– Ba hình thức: Miệng, văn bản thường, văn bản có công chứng và chứng thực (khi PL có quy định).
– Phải chuyển giao biện pháp bảp đảm |
– Phải có sự đồng ý của bên có quyền.– HÌnh thức: văn bản và lời nói
– Chấm dứt biện pháp bảo đảm |
3. Thực hiện nghĩa vụ thông qua người thứ ba
Là sự thỏa thuận giữa người có quyền với người có nghĩa vụ, theo đó, người có nghĩa vụ ủy quyền cho người thứ ba thay mình thực hiện NVDS (ủy quyền thực hiện NVDS).
Phân biệt với chuyển giao nghĩa vụ:
+ Không làm thay đổi chủ thể thực hiện NVDS. Người có nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm trước người có quyền nếu người thứ ba không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ NVDS.
+ Quyền và NVDS của người thứ ba được xác định trong hợp đồng ủy quyền giữa người có nghĩa vụ và người thứ 3.
4. Thực hiện quyền yêu cầu thông qua người thứ ba
Là sự thỏa thuận giữa người có quyền với người thứ ba, theo đó người có quyền ủy quyền cho người thứ ba thay mình thực hiện quyền yêu cầu trước người có nghĩa vụ (ủy quyền yêu cầu).
Phân biệt với chuyển giao quyền yêu cầu:
+ Chủ thể quyền: không thay đổi
+ Quyền/nghĩa vụ của người thứ ba được xác định trong hợp đồng ủy quyền.
CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NVDS
***************
I – Khái niệm chung về BĐ thực hiện NVDS
1. Khái niệm bảo đản thực hiện NVDS
- Về mặt khách quan: Bảo đảm thực hiện NVDS là quy định của PL, cho phép các chủ thể trong giao dịch dân sự đặt các biện pháp để bảo đảm cho một nghĩa vụ chính được thực hiện, đồng thời xác định và bảo đảm quyền và nghĩa vụ của các bên trong biện pháp đó.
- Về mặt chủ quan: Bảo đảm thực hiện NVDS là việc thỏa thuận giữa các bên nhằm qua đó đặt ra các biện pháp tác động mang tính chất dự phòng để bảo đảm cho việc thực hiện NVDS, đồng thời ngăn ngừa và khắc phục những hậu quả xấu do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ NVDS gây ra.
2. Đặc điểm chung của các biện pháp bảo đảm thực hiện NVDS
- Các biện pháp bảo đảm NVDS mang tính chất bổ sung cho nghĩa vụ chính, tức là nó sẽ phụ thuộc vào nghĩa vụ chính
- Mục đích: Nâng cao trách nhiệm của các bên trong quan hệ NVDS. Cụ thể nâng cao trách nhiệm xác lập giao dịch dân sự (đặt cọc buộc các bên giao kết hợp đồng nâng cao trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ được thỏa thuận trong hợp đồng.
- Đối tượng của các biện pháp bảo đảm: thường là tài sản.
Tài sản là đối tượng của các biện pháp bảo đảm thường phải đáp ứng các điều kiện:
+ Thuộc sở hữu của bên bảo đảm.
+ Được phép giao dịch và không có tranh chấp
+ Bên bảo đảm phải mua bảo hiểm đối với tài sản theo quy định của pháp luật.
+ Phạm vi bảo đảm của các biện pháp bảo đảm không vượt quá phạm vi nghĩa vụ đã được xác định.
II – Cầm cố tài sản (từ Đ209 – Đ316 BLDS)
1. Khái niệm
- Cầm cố tài sản là sự thỏa thuận giữa các chủ thể trong quan hệ dân sự, theo đó bên có nghĩa vụ phải giao cho bên có quyền một tài sản dùng để đảm bảo thực hiện một NVDS.
- Đối tượng của cầm cố là tài sản.
2. Chủ thể của cầm cố tài sản
Chủ thể của cầm cố tài sản bao gồm:
+ Bên cầm cố: là bên phải giao tài sản để đảm bảo thực hiện NVDS
+ Bên nhận cầm cố: là bên được giữ tài sản để bảo đảm quyền lợi của mình.
Các bên trong quan hệ cầm cố có thể là cá nhân, pháp nhân của các chủ thể khác nhưng phải thỏa mãn các yêu cầu về năng lực chủ thể.
3. Đối tượng của cầm cố tài sản
Đối tượng của cầm cố tài sản đương nhiên phải là tài sản mà trong BLDS đã quy định tại Đ105.
Một cách khái quát có thể thấy đối tượng của cầm cố tài sản thỏa mãn các điều kiện:
+ Phải được chỉ định chính xác
+ tài sản có thể đem giao dịch được
+ Phải thuộc sở hữu của bên cầm cố
+ Đối tượng của cầm cố phải là một động sản => Nó liên quan đến việc chuyển giao cho bên nhận cần cố.
4. Nội dung của cầm cố tài sản
4.1 Quyền và nghĩa vụ của bên cầm cố tài sản
* Nghĩa vụ của bên cầm cố (Đ330 BLDS)
– Giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố theo đúng thỏa thuận;
– Bên cầm cố gửi thông báo cho bên nhận cầm cố biết về quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố (K3 – Đ332).
– Bên cầm cố thanh toán cho bên nhận cầm cố những chi phí để bảo quản tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác (K4-Đ332).
* Quyền của bên cầm cố tài sản: (Đ331)
– Yêu cầu bên nhận cầm cố đình chỉ việc sử dụng tài sản cầm cố do sử dụng mà tài sản cầm cố có thể giảm giá trị hoặc mất giá trị.
– Được bán tài sản cầm cố nếu được bên nhận cầm cố đồng ý.
– Được thay thế tài sản cầm cố bằng một tài sản khác nếu có thỏa thuận
– Yêu cầu bên nhận cầm cố và người thứ ba phải hoàn trả tài sản cầm cố sau khi nghĩa vụ đã được thực hiện
– Yêu cầu bên giữ tài sản cầm cố bồi thường thiệt hại xảy ra đối với tài sản cầm cố.
4.2 Quyền và nghĩa vụ của bên nhận cầm cố tài sản
* Nghĩa vụ của bên nhận cầm cố tài sản:
– Bảo quản, giữ gìn tài sản; nếu mất mát hư hỏng phải BTTH.
– Không được bán, trao đổi, tặng, cho, cho thuê, cho mướn tài sản cầm cố.
– Trả lại tài sản cầm cố khi nghĩa vụ bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt và thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
– Phải BTTH cho nhận cầm cố nếu làm mất mát, hư hỏng tài sản cầm cố. Người nhận cầm cố chỉ phải BTTH nếu họ có lỗi trong việc làm hư hỏng, mất mát tài sản.
* Quyền của bên nhận cầm cố:
– Yêu cầu người chiếm hữu, sử dụng tài sản cầm cố trái pháp luật, hòan trả tài sản cầm cố.
– Yêu cầu xử lý tài sản cầm cố theo phương thức đã thỏa thuận và theo quy định của pháp luật để thực hiện nghĩa vụ, nếu bên cầm cố không thực hiện, thực hiện nghĩa vụ không đúng, không đầy đủ.
– Được khai thác công dụng tài sản cầm cố và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, nếu có thỏa thuận.
– Được thanh toán các chi phí bảo quản tài sản cầm cố hợp lý khi trả lại tài sản cho bên cầm cố.
4.3 Hình thức của cầm cố tài sản
– Quy định tại Đ327 BLDS.
– Việc cầm cố được thực hiện thông qua một hình thức duy nhất là văn bản.
– Văn bản cầm cố trong mọi trường hợp đều phải có công chứng nhà nước, chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4.4 Thời hạn cầm cố
– Quy định tại Đ329 BLDS.
– Mục đích của cầm cố tài sản là nhằm bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ chính nên thời hạn được tính dựa trên thời hạn thực hiện nghĩa vụ chính. Việc cầm cố sẽ chấm dứt khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt (nếu các bên có thỏa thuận khác).
4.5 Xử lý tài sản cầm cố và chấm dứt việc cầm cố
* Xử lý tài sản cầm cố:
– Quy định tại Đ336 BLDS.
– Khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà hai bên cầm cố không thực hiện và thực hiện không đầy đủ, thực hiện không đúng thì bên nhận cầm cố tài sản có quyền xử lý tài sản cầm cố để bù đắp cho mình các khoản lợi ích mà bên kia không thực hiện, thực hiện không đúng hay thực hiện không đầy đủ.
– Phương thức xử lý tài sản do các bên thỏa thuận. Tùy thuộc vào sự thỏa thuận của các bên mà người nhận cầm cố tài sản có thể tự mình tiến hành các hành vi tác động trực tiếp tới tài sản để thỏa mãn lợi ích, quyền lợi của mình và các bên có thể cùng nhau tiến hành việc xử lý mà không cần sự can thiệp của cơ quan NN có thẩm quyền
– Trong trường hợp các bên chưa thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản cầm cố thì tài sản cầm cố sẽ được bán đấu giá.
* Chấm dứt cầm cố tài sản:
– Khi NVDS được bảo đảm bằng cầm cố đã chấm dứt.
– Việc cầm cố tài sản được hủy bỏ và thay thế bằng biện pháp khác.
– Khi tài sản cầm cố được xử lý như trên.
– Theo thỏa thuận của các bên
III – Thế chấp tài sản
1. Khái niệm
- Thế chấp tài sản là việc một bên dùng một tài sản của mình để thay thế chấp hành một nghĩa vụ trước đó.
- Đ342 quy định: Thế chấp tái sản là việc bên có nghĩa vụ dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ đối với bên có quyền và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp.
2. Chủ thể của thế chấp tài sản
- Chủ thể trong quan hệ thế chấp tài sản là Bên thế chấp và Bên nhận thế chấp (bên thế chấp là bên có nghĩa vụ phải dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của mình). Bên nhận thế chấp là bên có quyền dùng tài sản để đảm bảo cho quyền lợi cho mình.
- Chủ thể của quan hệ thế chấp phải có đầy đủ các điều kiện mà pháp luật quy định với người tham gia giao dịch dân sự nói chung.
3. Đối tượng của thế chấp tài sản
- Đối tượng của thế chấp là tài sản thuộc sở hữu của bên có nghĩa vụ, có thể là động sản, bất động sản hoặc tài sản hình thành trong tương lai.
- Thế chấp quyền sử dụng đất thực hiện theo quy định tại Đ715 – 721 của BLDS và các quy định khác của pháp luật đất đai.
- Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ, các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.
4. Hình thức thế chấp tài sản (Đ343 BLDS)
- Theo quy định Đ343 BLDS, việc thế chấp phải lập bằng văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính.
- Việc thế chấp bất động sản có đăng ký quyền sở hữu phải được đăng ký tại cơ quan đăng ký quyền sở hữu bất động sản thế chấp.
5. Nội dung của thế chấp tài sản
- Quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp:
- Nghĩa vụ của bên thế chấp:
Nếu bên thế chấp giữ tài sản thế chấp thì phải bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục, kể cả phải ngừng việc khai thác công dụng tài sản thế chấp, nếu do việc khai thác đó mà thế chấp tài sản có nguy cơ mất giá trị và giảm sút giá trị, không được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, trừ trường hợp thay đổi tài sản thế chấp bằng bảo lãnh theo quy định tại Đ358 BLDS.
- Quyền của bên thế chấp:
+ Nếu bên thế chấp giữ tài sản thế chấp, có quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản (trừ hoa lợi, lợi tức cũng thuộc tài sản thế chấp).
+ Được cho thê, cho mượn hoặc dùng tài sản đã thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác, nếu có thỏa thuận mà pháp luật có quy định.
+ Được đầu tư để làm tăng giá trị của tài sản thế chấp.
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận thế chấp:
- Nghĩa vụ của bên nhận thế chấp:
+ Quy định tại Đ350 BLDS.
+ Phải hòan trả cho bên thế chấp các giấy tờ về tài sản thế chấp khi quan hệ thế chấp chấm dứt nếu bên nhận thế chấp được thỏa thuận giữ giấy tờ của tài sản thế chấp.
+ Yêu cầu cơ quan NN có thẩm quyền đăng ký giao dịch bảo đảm xóa đăng ký trong các trường hợp xử lý tài sản bị thế chấp (Đ355), hủy bỏ việc thế chấp tài sản (Đ356) và chấm dứt thế chấp tài sản (Đ357).
- Quyền của bên nhận thế chấp tài sản (Đ351 BLDS):
+ Yêu cầu bên thuê, bên mượn tài sản thế chấp trong trường hợp quy định tại khoản 5 Đ349 của BLDS phải chấm dứt sử dụng tài sản thế chấp, nếu việc sử dụng làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản đó;
+ Được xem xét, kiểm tra trực tiếp tài sản thế chấp, nhưng không được cản trở hoặc gây khó khăn cho việc sử dụng, khai thác tài sản thế chấp;
+ Yêu cầu bên thế chấp phải cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp;
+ Yêu cầu bên thế chấp áp dụng các biện pháp bần thiết để bảo tòan tài sản thế chấp, giá trị tài sản trong trường hợp có nguy cơ làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản do việc khai thác, sử dụng;
+ Yêu cầu bên thế chấp hoặc người thứ ba giữ tài sản thế chấp giao tài sản đó cho mình xử lý trong trường hợp đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ;
+ Giám sát, kiểm tra quá trình hình thành tài sản trong trường hợp nhận thế chấp bằng tài sản hình thành trong tương lai;
+ Yêu cầu xử lý tài sản thế chấp theo quy định tại Đ355 hoặc khoản 3 Đ324 BLDS và được ưu tiên thanh tóan.
6. Xử lý tài sản thế chấp và chấm dứt việc thế chấp
Xử lý tài sản thế chấp
- Quy định tại Đ355 BLDS
- Nếu các bên đã thỏa thuận trước hoặc khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ chính, các bên thỏa thuận về phương thức tài sản thì tài sản thế chấp được xử lý theo sự thỏa thuận của các bên.
- Nếu không có phương thức xử lý thì tài sản sẽ thực hiện qua phương thức bán đấu giá theo quy định Nghị định 86/CP ngày 19 tháng 12 năm 1996 về bán đấu giá tài sản.
Chấm dứt việc thế chấp
- Quy định Đ357 BLDS
- Việc thế chấp tài sản chấm dứt khi:
+ Tài sản được xử lý;
+ Thế chấp bị hủy bỏ hay đã được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác;
+ Nghĩa vụ được bảo đảm bằng biện pháp thế chấp đã được thực hiện xong thì biện pháp bảo đảm đương nhiên chấm dứt.
+ Theo thỏa thuận của các bên.
IV – Đặt cọc
1. Khái niệm
- Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoậc kim khí quý, đá quý và các vật có giá trị khác (gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn nhất định để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện HĐDS.
- Như vậy, đặt cọc là sự thỏa thuận của các bên, theo đó một bên giao cho bên kia một tài sản trong một thời hạn nhất định nhằm xác nhận các bên đã thống nhất sẽ giao kết một HĐ và đã giao kết một HĐ và buộc các bên phải thực hiện đúng nội dung đã cam kết.
2. Một số nội dung đáng chú ý về biện pháp đặt cọc
- Việc đặt cọc phải lập thành văn bản.
- Việc đặt cọc có hiệu lực từ khi và chỉ khi hai bên đã chuyển giao thực tế một khoản tiền và hiện vật dùng làm tài sản đặt cọc
- Tài sản đặt cọc chỉ có thể là tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền hoặc một vật cụ thể chứ không thể là các quyền tài sản.
- Xử lý việc đặt cọc thực chất là việc phạt và khác với việc BTTH. Do đó, trong trường hợp bên đặt cọc từ chối việc giao kết hợp đồng trong thời hạn thỏa thuận thì bên đặt cọc mất tài sản đặt cọc, còn trong trường hợp bên nhận đặt cọc không thực hiện HĐ trong thời hạn thỏa thuận thì bên đặt cọc ngoài việc mất tài sản cho bên nhận đặt cọc, còn phải trả thêm một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc.
V – Bảo lãnh
1. Khái niệm
- Bảo lãnh là việc người thứ ba (gọi là người bảo lãnh) cam kết với người có quyền (còn gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho người có nghĩa vụ (gọi là người được bảo lãnh) nếu khi đến thời hạn mà người được bảo lãnh không thực hiện, thực hiện không đúng nghĩa vụ.
- Các bên cũng thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình.
2. Chủ thể
Trong quan hệ bảo lãnh bao gồm các quan hệ chủ thể sau:
+ Quan hệ nghĩa vụ chính giữa người có quyền và người có nghĩa vụ.
+ Quan hệ giữa người bảo lãnh – người có quyền trong quan hệ nghĩa vụ chính.
+ Quan hệ hoàn lại giữa người bảo lãnh với người nhận bảo lãnh.
Các chủ thể:
+ Người bảo lãnh: Người thứ ba dùng tài sản thuộc sở hữu của mình và thực hiện công việc thay cho bên có nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ chính.
+ Người nhận bảo lãnh: Người có quyền trong quan hệ nghĩa vụ chính. Phải có đủ năng lực hành vi, có tài sản trừ trường hợp pháp luật có quy định khác).
+ Người được bảo lãnh: là người có nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ chính.
3. Đối tượng và phạm vi bảo lãnh
- Đối tượng của bảo lãnh: Đối tượng của biện pháp bảo lãnh có thể là tài sản với điều kiện là thuộc sở hữu của bên bảo lãnh; và một công việc cụ thể. Nếu đối tượng của bảo lãnh là một công việc thì người nhận bảo lãnh phải là người có khả năng thực hiện công việc đó.
- Phạm vi bảo lãnh: Phạm vi bảo lãnh có thể chỉ là một phần hoặc tòan bộ nghĩa vụ. Nếu không thỏa thuận gì khác, thì người bảo lãnh phải bảo lãnh cả tiền lãi cũng như tiền nợ gốc trong phạm vi bảo lãnh. Đồng thời, bên bảo lãnh cũng phải bảo lãnh cả tiền phạt cũng như tiền BTTH. Như vậy, phạm vi bảo lãnh bao gồm nhiều phần so với tổng giá trị của nghĩa vụ chính tùy thuộc vào sự cam kết xác định của người bảo lãnh.
4. Nội dung của bảo lãnh
- Bên bảo lãnh phải dùng tài sản thuộc sở hữu của mình hoặc tự mình thực hiện công việc để chịu trách nhiệm thay cho người được bảo lãnh nếu người này không thực hiện nghĩa vụ hoặc gây ra thiệt hại cho bên nhận bảo lãnh. Khi bên bảo lãnh thực hiện xong những cam kết trước khi nhận bảo lãnh, thì quan hệ nghĩa vụ chính cũng như việc bảo lãnh được coi là chấm dứt. Khi đó, bên bảo lãnh có quyền yêu cầu người được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với mình trong phạm vi đã bảo lãnh, bên bảo lãnh được hưởng thù lao nếu có thỏa thuận giữa họ đối với người được bảo lãnh và pháp luật có quy định.
- Trong trường hợp nhiều người cùng bảo lãnh một nghĩa vụ thì họ phải liên đới thực hiện việc bảo lãnh.
- Nếu nhiều người cùng bảo lãnh một nghĩa vụ nhưng họ đã thỏa thuận và cam kết trước người có quyền về việc mỗi người chỉ bảo lãnh một phần nghĩa vụ độc lập và pháp luật đã quy định từng phần nghĩa vụ độc lập, thì mỗi người bảo lãnh chỉ phải thực hiện phần nghĩa v\ụ trong phạm vi mà mình đã cam kết bảo lãnh.
5. Hình thức của bảo lãnh (Đ362 BLDS)
– Việc bảo lãnh phải được lập thành văn bản có chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của UBND cấp có thẩm quyền, nếu có thỏa thuận và pháp luật quy định.
VI – Ký cược (Đ359 BLDS)
- Ký cược là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng thuê tài sản có đối tượng là động sản, theo đó bên thuê giao cho bên cho thuê một khoản tiền hoặc/ và kim khí quý, đá quý hoặc các vật khác có giá trị để bảo đảm việc trả lại tài sản thuê.
- Như vậy, biện pháp ký cược không đặt ra đối với hợp đồng thuê tài sản là bất động sản (như thuê nhà ở, thuê tàu, thuyền…)
- Mục đích của biện pháp ký cược là nhằm buộc bên thuê phải trả lại tài sản, qua đó để bảo đảm quyền lợi cho bên cho thuê. Vì vậy, nếu tài sản thuê được trả lại, thì bên cho thuê phải hoàn trả tài sản ký cược sau khi đã được bên ký cược (bên thuê tài sản) thanh toán tiền thuê. Nếu bên thuê không trả lại tài sản thuê, thì tài sản ký cược thuộc về bên cho thuê.
- Trong quan hệ hợp đồng thuê tài sản là động sản có áp dụng biện pháp ký cược, bên cho thuê tài sản đồng thời là bên nhận ký cược, bên thuê tài sản đồng thời là bên ký cược.
- BLDS không quy định về hình thức, biện pháp ký cược. Do đó, có thể hiểu: biện pháp ký cược có thể được các bên thỏa thuận trong HĐ thuê tài sản hoặc thỏa thuận riêng biệt, không nhất thiết phải lập thành văn bản.
- Có thể nói, biện pháp ký cược vừa mang tính chất của biện pháp cầm cố, vừa mang tính chất của biện pháp đặt cọc.
VII – Ký quỹ (Đ360 BLDS)
- Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi mọi khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ giá trị được bằng tiền vào tài khoản phong tỏa tại một ngân hàng để bảo đảm việc thực hiện NVDS.
- Tùy thuộc vào từng loại hợp đồng mà một hoặc cả hai bên phải mở một tài khỏan tại Ngân hàng, nhưng không được sử dụng tài khoản đó khi hợp đồng chưa chấm dứt. Nếu đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện, thực hiện không đúng nghĩa vụ thì ngân hàng nơi ký quỹ dùng tài khoản đó thanh toán cho bên có quyền và thanh toán khoản bồi thường thiệt hại cho bên có quyền nếu bên có quyền bị thiệt hại do bên kia không thực hiện nghĩa vụ, thực hiện không đúng nghĩa vụ gây ra.
- Ngân hàng có quyền thu một khoản chi phí dịch vụ ngân hàng từ tài khoản trước khi thực hiện việc thanh toán và bồi thường.
=> So sánh với bảo lãnh:
Bảo lãnh là việc người thứ ba dùng tài sản hoặc tự mình thực hiện công việc cho người có nghĩa vụ khi họ không thể thực hiện được, còn ký quỹ giao cho bên thứ ba (ngân hàng) một khoản tiền để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ => đều có ba quan hệ phát sinh.
VIII – Bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức chính trị – xã hội (Đ344 – 345 BLDS)
- Quy định này chủ trương xóa đói, giảm ngh=>o, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế hộ gia đình, cá nhân.
- Thông qua biện pháp này, tổ chức chính trị – xã hội tịa cơ sở có thể bảo lãnh cho cá nhân và hộ gia đình ngh=>o vay một khoản tiền nhỏ tại Ngân hàng và tổ chức tín dụng.
- Khoản vay từ ngân hàng, tổ chức tín dụng không được đảm bảo vằng tài sản thuộc sở hữu của bên thứ ba => do đó, để đảm bảo cho bên vay có thể thu hồi vốn, biện pháp này được quy định chặt chẽ hơn so với các biện pháp bảo đảm thông thường.
- Hình thức: Biện pháp này luôn luôn có hình thức bằng văn bản, với yêu cầu chi tiết nội dung như số tiền vay, mục đích vay, thời hạn vay, lãi suất, quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của người vay, tổ chức tín dụng cho vay và tổ chức bảo lãnh.
BÀI 8: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG DÂN SỰ
I – Lý luận chung về hợp đồng dân sự
1. Khái niệm
– Điều 385 BLDS 2015 quy định: Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự
2. Hình thức của HĐDS
Quy định tại Đ401 BLDS
Các hình thức cụ thể:
- Hình thức miệng (bằng lời nói):
+ Hình thức này được áp dụng trong những trường hợp các bên đã có độ tin cậy lẫn nhau hoặc đối với những hợp đồng mà ngay sau khi giao kết sẽ được thực hiện và chấm dứt
+ Đối với hình thức này, các bên giao kết hợp đồng chỉ cần thỏa thuận miệng với nhau về nội dung cơ bản của hợp đồng và thực hiện những hành vi nhất định đối với nhau.
+ Hợp đồng này thường có hiệu lực pháp luật ngay tại thời điểm giao kết.
- Hình thức viết (bằng văn bản)
+ Áp dụng đối với những hợp đồng mà việc thực hiện và giao kết thường không xảy ra cùng một lúc.
+ Đối với một số loại hợp đồng nhất định, pháp luật quy định phải lập thành văn bản như: hợp đồng thuê nhà có thời hạn dưới 6 tháng (Đ489 BLDS).
+ Đối với các hình thức hợp đồng được lập bằng văn bản, các bên phải ghi đầy đủ những nội dung cơ bản của hợp đồng và cùng ký tên xác nhận vào văn bản. Hợp đồng được ký kết thành nhiều văn bản và mỗi bên giữ 1 bản.
+ Khi tranh chấp hợp đồng xảy ra, hợp đồng được ký kết bằng văn bản là căn cứ pháp lý để giải quyết tranh chấp.
- Hình thức văn bản có công chứng, chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền:
+ Hợp đồng có hình thức này là hợp đồng có giá trị chứng cứ cao nhất
- Hành vi:
Thường được áp dụng đối với hợp đồng chỉ cần có một bên.
Ví dụ: Mua vé tàu, mua nước ngọt tự động, hợp đồng tặng cho tài sản (công đức)…
3. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự
- Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên:
- Về nguyên tắc, thời điểm có hiệu lực bắt buộc các bên tham gia giao kết chính là thời điểm có hiệu lực của hợp đồng. Tuy nhiên, tùy thuộc vào bản chất pháp lý, tính chất đặc trưng của các loại hợp đồng khác nhau mà thời điểm có hiệu lực của hợp đồng cũng khác nhau.
Điều 400 BLDS quy định thời điểm giao kết hợp đồng thì theo đó thời điểm có hiệu lực của hợp đồng được xác định như sau:
- Là thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết.
- Hợp đồng cũng được xem như được giao kết khi hết thời hạn trả lời mà các bên được đề nghị vẫn im lặng, nếu có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết.
- Hợp đồng miệng có hiệu lực từ thời điểm các bên đã thỏa thuận với nhau về những nội dung của hợp đồng.
- Hợp đồng bằng văn bản thường: có hiệu lực tại thời điểm bên sau cùng ký vào hợp đồng bằng văn bản.
- Hợp đồng bằng văn bản được công chứng, chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đăng ký và xin phép: có hiệu lực tại thời điểm hợp đồng được chứng nhận, công chứng, đăng ký và cho phép.
- Ngoài ra, hợp đồng còn có thể có hiệu lực sau và trước các thời điểm trên nếu các bên thỏa thuận và trong trường hợp pháp luật có quy định cụ thể.
- Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực pháp luật từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
4. Nội dung của hợp đồng dân sự (Đ398 BLDS)
- Nội dung của hợp đồng dân sự là tổng hợp các điều khoản mà các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng đã thỏa thuận xác định quyền và nghĩa vụ dân sự cụ thể của các bên trong hợp đồng.
- Nội dung của hợp đồng dân sự bao gồm các điều khoản sau: điều khoản cơ bản (được gọi là nội dung chủ yếu của hợp đồng), các điều khoản tùy nghi và các điều khoản thông thường.
- Điều khoản cơ bản
+ là những điều khỏan bắt buộc các bên phải thỏa thuận nếu thiếu những điều khỏan này thì hợp đồng không thể giao kết được.
+ Điều khỏan cơ bản của mỗi loại hợp đồng có thể do pháp luật quy định và các bên thỏa thuận.
Điều khoản thông thường:
+ là những điều khoản được pháp luật quy định trước. Nếu khi giao kết hợp đồng, các bên không thỏa thuận điều khoản này thì vẫn coi như hai bên đã mặc nhiên thỏa thuận và được thực hiện như pháp luật quy định. Khi có tranh chấp thì sẽ căn cứ vào quy định pháp luật để giải quyết.
Điều khỏan tùy nghi:
+ Điều khoản tùy nghi là những điều khoản mà các bên tham gia giao kết hợp đồng tự ý lựa chọn và thỏa thuận với nhau để xác định quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên.
5. Phân loại hợp đồng dân sự
- Dựa vào hình thức của hợp đồng:
- Hợp đồng miệng;
- Hợp đồng văn bản thường;
- Hợp đồng có chứng nhận, chứng thực;
- Hành vi.
- Dựa vào mối liên hệ về quyền và nghĩa vụ dân sự giữa các bên (K1,2 Điều 405 BLDS).
- Hợp đồng song vụ: là hợp đồng mà các bên đều có nghĩa vụ đối với nhau. Tức là mỗi bên hợp đồng vừa có quyền và vừa có nghĩa vụ.
Ví dụ: Hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê tài sản.
Hợp đồng đơn vụ: là hợp đồng mà chỉ có bên có nghĩa vụ nhưng không có quyền đối với bên kia và bên kia có quyền nhưng không phải thực hiện nghĩa vụ nào cả.
Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hiệu lực của hợp đồng khác.
Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực của hợp đồng phụ thuộc vào hợp đồng chính.
Dựa vào tính chất có đi có lại về lợi ích của các chủ thể:
Hợp đồng đền bù | Hợp đồng không có đền bù |
– là hợp đồng mà mỗi bên đều nhận được lợi ích từ phía bên kia. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp đều là lợi ích vật chất mà có thể cũng là lợi ích tinh thần.– Đa phần các hợp đồng dân sự đều là hợp đồng có đền bù vì xuất phát từ đặc điểm cơ bản của quan hệ dân sự (chủ yếu là quan hệ tài sản) mang tính chất ngang giá, đền bù tương đương.
– Hầu hết các hợp đồng mang tính chất đền bù là hợp đồng song vụ và ngược lại. Nhưng cũng có nhiều hợp đồng có đền bù nhưng lại là hợp đồng đơn vụ – Mặt khác, nhiều hợp đồng song vụ nhưng không mang tính đề bù |
– Chỉ có một bên được nhận lợi ích từ phía bên kia và ngược lại. |
Dựa vào thời điểm phát sinh hiệu lực
Hợp đồng ưng thuận: là những hợp đồng mà thời điểm có hiệu lực của nó được xác định vào thời điểm giao kết như hợp đồng mua bán…
Hợp đồng thực tế: là những hợp đồng mà sau khi thỏa thuận, hiệu lực của nó chỉ phát sinh tại thời điểm các bên đã chuyển giao cho nhau đối tượng của hợp đồng.
* Ngoài ra, hợp đông còn được chia thành các loại sau:
+ Hợp đồng có điều kiện: là những hợp đồng mà khi giao kết, bên cạnh việc thỏa thuận nội dung của hợp đồng, các bên còn thỏa thuận các điều kiện như khi xảy ra sự kiện nào thì hợp đồng mới phải thực hiện hoặc chấm dứt…
+ Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba: là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều phải có nghĩa vụ và người thứ ba là người được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó.
Ví dụ: Hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng thuê người chăm sóc người khác…
+ Hợp đồng hỗn hợp: là những hợp đồng mà khi cùng một lúc làm phát sinh những quyền, nghĩa vụ dân sự với nội dung của hai hay nhiều hợp đồng thông thường khác.
II. Giao kết và thực hiện hợp đồng dân sự
1. Giao kết hợp đồng dân sự
Giao kết hợp đồng dân sự là việc các bên bày tỏ ý chí với nhau những nguyên tắc và trình tự nhất định để qua đó xác lập với nhau các quyền và nghĩa vụ dân sự.
1.1. Nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự
– Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.
– Các bên tự nguyện và bình đẳng trong giao kết hợp đồng.
+ Tự nguyện: là sự thống nhất ý chí và bày tỏ ý chí => Như vậy, các hợp đồng được giao kết do bị lừa dối, đe dọa nhầm lẫn đều là những hợp đồng không đáp ứng được nguyên tắc tự do khi giao kết hợp đồng và bị coi là vi phạm.
1.2. Trình tự giao kết hợp đồng dân sự
– Đề nghị giao kết hợp đồng là việc một bên biểu lộ ý chí của mình muốn giao kết hợp đồng với chủ thể nào đó.
– Chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng:
+ Quy định tại khoản 1, 2 Đ394 BLDS.
– Chấp nhận đề nghị:
+ là việc bên được đề nghị nhận lời đề nghị và đồng ý tiến hành việc giao kết hợp đồng với người đã đề nghị.
2.Thực hiện hợp đồng dân sự
là việc các bên tiến hành các hành vi mà mỗi bên tham gia hợp đồng phai thực hiện nhằm đáp ứng những quyền dân sự tương ứng với bên kia.
Việc thực hiện hợp đồng dân sự cũng giống như việc thực hiện nghĩa vụ dân sự nói chung, tức là cũng phải thực hiện đúng địa điểm, thời gian, đối tượng và phương thức.
III. Sửa đổi, chấm dứt hợp đồng
1. Sửa đổi hợp đồng
Quy định tại Đ423 BLDS.
Hợp đồng giao kết theo hình thức nào thì sửa đổi cũng theo hình thức đó hoặc hình thức có giá trị pháp lý cao hơn so với hình thức giao kết hợp đồng.
Nghĩa vụ đã thực hiện rồi thì không được sửa đổi nhưng có thể bổ sung nghĩa vụ.
2. Chấm dứt hợp đồng
Quy định tại Đ424 BLDS.
Việc chấm dứt hợp đồng có thể xảy ra trong các trường hợp sau:
- Hợp đồng đã được hòan thành.
- Theo thỏa thuận của các bên.
- Hợp đồng sẽ chấm dứt khi cá nhân giao kết hợp đồng chết, cá nhân hoặc các chủ thể khác chấm dứt mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện.
- Hợp đồng chấm dứt khi bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện.
- Do đối tượng của hợp đồng không còn (khi đối tượng là vật đặc định).
- Các trường hợp khác do pháp luật quy định.
3. Đơn phương chấm dứt hợp đồng
Quy định tại Đ 426 BLDS.
4. Hủy bỏ hợp đồng dân sự
Quy định tại Đ425 BLDS.
Căn cứ | Đơn phương chấm dứt hợp đồng | Hủy bỏ hợp đồng dân sự |
Thời điểm chấm dứt hiệu lực | là thời điểm bên kia nhận được thông báo từ bên đơn phương chấm dứt hợp đồng | Hợp đồng không có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết. |
Hậu quả pháp lý | Các bên không tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ hợp đồng.Bên đã thực hiện có quyền yêu cầu bên kia thanh toán | Các bên hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.Nếu không hoàn trả bằng vật thì phải hoàn trả lại bằng tiền. |
Trường hợp áp dụng | Thông thường áp dụng trong trường hợp đối tượng thực hiện được kéo dài trong một thời gian dài. | Thông thường áp dụng với đối tượng thực hiện tại một thời điểm. |
BÀI 9: CÁC HỢP ĐỒNG DÂN SỰ THÔNG DỤNG
Các giao dịch dân sự, các hợp đồng được thiết lập rất nhiều trong đời sống công việc của chúng ta, có trường hợp ta tưởng chừng chẳng có mối liên hệ pháp lý nào tuy nhiên thực chất một hợp đồng dân sự đã được xác lập. Bài viết là sự tổng hợp về các đặc điểm tính chất của các hợp đồng dân sự thông dụng trên cơ sở bộ Luật dân sự 2015, bài viết còn phần nào đó giúp bạn đọc phân biệt được các loại hợp đồng dân sự, và lựa chọn đúng loại hợp đồng cho quan hệ mà mình thiết lập.
Hợp đồng mua bán tài sản | Hợp đồng trao đổi tài sản | Hợp đồng tặng cho tài sản | |
Khái niệm | Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán(Điều 430 Bộ Luật dân sự 2015) | Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán(khoản 1 Điều 455) | Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận.(Điều 457) |
Bản chất hợp đồng | + Song vụ+ Có đền bù, đèn bù bằng tiền
+ Chuyển quyền sở hữu tài sản |
+ Song vụ+ Có đền bù, không đền bù bằng tiền
+Chuyển quyền sở hữu tài sản |
+ Không đền bù+ Chuyển quyền sở hữu tài sản |
Hình thức hợp đồng | Bằng miệng hoặc bằng văn bản. trường hợp pháp luât quy định thì phải lập thành văn bản.Ví dụ trường hợp mua bán nhà ở thì hợp dồng mua bán nhà phải được lập thành văn bản (Điều 121 Luật nhà ở 2014) | Hợp đồng trao đổi tài sản phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực hoặc đăng ký, nếu pháp luật có quy định | + Bằng lời nói hoặc bằng văn bản (tự do về hình thức+ Hợp đồng tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký (khoản 1 Điều 459) |
Nội dung hợp đồng | + Quyền nghĩa vụ các bên, + Giá cả,+ Thời gian địa giao hàng, + Trách nhiệm các bên khi vi phạm hợp đồng | Tương tự hợp dồng mua bán | + Đối tượng tặng cho+Thời gian địa điểm tặng cho
+ Quyền nghĩa vụ các bên + Điều kiện tặng cho |
Đối tượng hợp đồng | + Tài sản theo quy định Bộ luật Dân sự (Điều 105 Bộ Luật dân sự 2015) trừ trường hợp tài cấm mua bán;+ Tài sản phải thuộc quyền sở hữu của của người bán, hoặc người bán có quyền bán | Tài sản là hiện vật | Tài sản |
Các bên trong hợp đồng | Bên mua và bên bán | Mỗi bên đều được coi là người bán đối với tài sản giao cho bên kia và là người mua đối với tài sản nhận về (hợp đồng mua bán kép) | Bên tặng cho và bên được tặng cho |
Quyền các bên | + Bên bán: Nhận tiền đúng số lượng đã thỏa thuận+ Bên mua: Nhận đúng loại, số lượng tài sản | Nhận tài sản trao đổi | + Bên được nhận tặng cho: nhận tài sản.+ Bên tặng cho: nhận kết quả thực hiện nghĩa vụ trong trường hợp tặng cho có điều kiện. Có quyền đòi lại tài sản nếu người nhận tặng cho không thực hiện nghĩa vụ |
Nghĩa vụ các bên | + Bên bán: Giao hàng đúng số lượng, chất lượng, đồng bộ, giao đúng thời gian địa điểm+ Bên mua: Trả tiền như thỏa thuận trong hợp đồng, trả lãi khi có phát sinh; thông tin về tài sản, | + Chuyển giao tài sản+ Thanh toán phần tiền chênh lệch nếu tài sản trao đổi có sự chênh lệch về giá trị
+ Có các nghĩa vụ giống các bên trong hợp đồng mua bán |
+Bên được tặng cho: Phải thực hiện nghĩa vụ trong trường hợp hợp đồng tặng cho có điều kiện+ Bên tặng cho: Giao tài sản, thông báo khuyế điểm tài sản tặng cho.
+ Chịu trách nhiệm trong trường hợp tặng cho tài sản không thuộc quyền sở hữu của mình ( Điều 460) + Thanh toán nghĩa vụ mà bên được đã thực hiện trường hợp không giao tài sản sau khi bên được tặng thực hiện nghĩa vụ |
Chuyển quyền sở hữu | Bộ luật dân sự 2015 không quy định về điều này trong phần hợp đồng mua bán, vậy nên áp dụng Điều 161 Bộ luật dân sự 2015. Theo đó chuyển giao quyền sở hữu tài sản theo luật định, luật không quy định thì chuyển giao theo thỏa thuận, trường hợp không có quy định và các bên cũng không có thỏa thuận gì thì chuyển giao quyền sở hữu thời điểm chuyển giao tài sản. | Điều 458 Bộ luật dân sự 2015 | |
Chuyển rủi ro | Điều 441 Bộ luật dân sự 2015+ Tài sản không đăng ký quyền sở hữu: Rủi ro chuyển giao khi giao tài sản
+ Tài sản phải đăng ký quyền sở hữu: Thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký |
||
Xét về bản chất hợp đồng trao đổi cũng là hợp đồng mua bán, nên có những quy định hợp đồng giống hợp đồng mua bán Điều 430 đến Điều 439, từ Điều 441 đến Điều 449 và Điều 454 của Bộ Luật dân sự 2015 |
Hợp đồng thuê tài sản | Hợp đồng thuê khoán tài sản | |
Khái niệm | Hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê(Điều 472) | Hợp đồng thuê khoán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê khoán giao tài sản cho bên thuê khoán để khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản thuê khoán và bên thuê khoán có nghĩa vụ trả tiền thuê(Điều 483) |
Đối tượng của hợp đồng | + Vật đặc định, không tiêu hao, không thuộc trường không được phép giao dịch | Vật, quyền tài sản với tính chất là tư liệu sản xuất (Điều 484) |
Bản chất hợp đồng | + Hợp đồng xong vụ, ưng thuận và có đền bù+ Chuyển giao quyền sử dụng tài sản | + Hợp đồng song vụ ưng thuân, có đền bù+ Chuyển giao quyền sử dụng |
Thời hạn hợp đồng | + Theo thỏa thuận,+ Không thỏa thuận thì thời hạn xác định theo mục đích thuê
(Điều 474) |
+ Theo thỏa thuận;+ Trường hợp không thỏa thuận, hoặc thỏa thuận không rõ thì thời hạn xác định theo chu kỳ sản xuất kinh doanh phù hợp với tính chất của đối tượng thuê khoán
(Điều 485) |
Hình thức hợp đồng | + Luật không quy định rõ hình thức hợp đồng, vậy hợp đồng có thể bằng miệng, bằng bản+ Trường hợp hợp đồng thuê nhà, thuê quyền sử dụng đất phải lập thành văn bản theo quy định luật nhà ở 2014, Luật đất đai 2013 | Bằng miệng hoặc bằng văn bản |
Các bên trong hợp đồng | Bên thuê và bên cho thuê | Bên thuê khoán và bên cho thuê khoán |
Quyền của các bên trong hợp đồng | + Bên cho thuê: Nhận tiền thuê tài sản+ Bên thuê: Nhận tài sản cho thuê, sử dụng tài sản cho thuê, cho thuê lại nếu được bên cho thuê đồng ý | + Bên cho thuê: Nhận tiền thuê tài sản, hưởng một nữa+ Bên thuê: Nhận tài sản thuê khoán, sử dụng khai thác và hưởng hợi hoa lợi, lợi tức, hưởng một nữa số gia súc trong trường hợp thuê khoán gia súc. |
Nghĩa vụ các bên trong hợp đồng | + Bên cho thuê: Giao tài sản , đảm bảo giá trị tài sản thuê, đảm bảo quyền sử dụng cho bên thuê+ Bên thuê: Trả tiền, bảo quản tài sản thuê, sử dụng tài sản thuê đúng mục đích, trả lại tài sản thuê sau thời hạn thuê | + Bên cho thuê: Chuyển giao quyền sử dụng tài sản thuê khoán, trường hợp thuê khoán gia súc phải chịu một nữa thiệt hại do gia súc gây ra do sự kiện bất khả kháng (Điều 491), thanh toán chi phí cải tạo, sửa chữa cho bên thuê theo thỏa thuận (khoản 2 Điều 490)+ Bên thuê: Trả tiền thuê khoán (Điều 493), bảo quản, bảo dưỡng tài sản thuê khoán, bồi thường thiệt hại (khoản 1 Điều 490) |
Hợp đồng vay | Hợp đồng mượn | |
Khái niệm | Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay, khi đến hạn trả bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ trả lãi nếu có thuận hoặc pháp luật có quy địnhĐiều 463 Bộ Luật dân sự 2015 | Là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt đượcĐiều 494 Bộ Luật dân sự 2015 |
Tính chất hợp đồng | Song vụ, chuyển giao quyền sở hữu tai sản | Song vụ, chuyển giao quyền sử dụng tài sản |
Đối tượng của hợp đồng | Tài sản tiêu hao | Tài sản không bị tiêu hao |
Các bên trong hợp đồng | Bên vay và bên cho vay | Bên mượn và bên cho mượn |
Quyền |
+ Được cho vay một số tiền sử dụng trong một thời gian nhất định
+ Được nhận lại tài sản gốc kèm theo một khoản lãi từ số tiền cho vay khi đến hạn hoàn trả, + Đòi lại tài sản vay trước thời hạn nếu bên vay sử dụng không đúng mục đích |
+ Được mượn tài sản, và sử dụng tài sản trong thời gian nhất định, theo mục đích nhất định + Yêu cầu thanh toán chi phí hợp lý; + Không chịu trách nhiệm về những hao mòn tự nhiên.
+ Được nhận lại chính tài sản đã cho mượn khi hết hạn mượn, + Đòi lại tài sản trong trường hợp sử dụng |
Nghĩa vụ |
+ Hoàn trả lại tài sản đã vay (tiền, nếu là vật thì hoàn trả vật cùng loại), + Trả lãi theo thỏa thuận, + Sử dụng tài sản vay đúng mục đích, + Bồi thường thiệt hại, + Không được đòi lại tài sản trước thời hạn trừ trường hợp pháp luật quy định khác
+ Phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng + Bồi thường thiệt hại + Không được yêu cầu bên vay trả lại tài sản vay trước thời hạn trừ trường hợp pháp luật có quy định khác |
+ Trả lại chính tài sản đã mượn khi hết hạn, + Bảo quản tài sản mượn, sử dụng đúng mục đích
+ Cung cấp thông tin cần thiết về việc sử dụng tài sản và khuyết tật của tài sản, nếu có. + Thanh toán cho bên mượn chi phí sửa chữa, chi phí làm tăng giá trị tài sản, nếu có thỏa thuận. + Bồi thường thiệt hại cho bên mượn nếu biết tài sản có khuyết tật mà không báo cho bên mượn biết dẫn đến gây thiệt hại cho bên mượn, trừ những khuyết tật mà bên mượn biết hoặc phải biết.
|
BÀI 10: NGHĨA VỤ NGOÀI HỢP ĐỒNG
I. Thực hiện công việc không có ủy quyền (Đ599 –Đ603)
1. Khái niệm thực hiện công việc không có ủy quyền
Thực hiện công việc không có ủy quyền là việc một người không có nghĩa vụ thực hiện công việc nhưng đã tự nguyện thực hiện công việc đó, hoàn toàn vì lợi ích của người có công việc được thực hiện khi người này không biết hoặc biết mà không phản đối.
2. Điều kiện làm phát sinh nghĩa vụ của các bên
Người thực hiện công việc không có nghĩa vụ thực hiện công việc đó: Công việc trong quan hệ pháp luật này không phải là nghĩa vụ pháp lý có tính chất bắt buộc đối với người thực hiện công việc. Trước thời điểm thực hiện công việc, giữa hai bên chủ thể không có sự thỏa thuận về việc thực hiện công việc. Cho nên, pháp luật quy định người thực hiện công việc có nghĩa vụ thực hiện công việc phù hợp với khả năng và điều kiện của mình.
Thực hiện công việc vì lợi ích của người có công việc: Việc thực hiện công việc phải xuất phát từ nhận thức: Nếu công việc không được thực hiện có thể sẽ gây thiệt hại cho chủ sở hữu hoặc người có công việc – người này sẽ mất đi lợi ích vật chất nhất định. Người thực hiện công việc coi đó là bổn phận của mình và xuất phát từ lợi ích vật chất của chủ sở hữu và người có công việc để thực hiện những hành vi phù hợp.
3. Nội dung, hậu quả của thực hiện công việc không có ủy quyền
Nghĩa vụ của người thực hiện công việc (Đ595)
- Phải thực hiện công việc như công việc của chính mình.
- Nếu biết trước và đóan trước được ý định của người có công việc thì phải thực hiện công việc phù hợp với ý định người đó. Khi đã thực hiện công việc, người thực hiện công việc không có ủy quyền có nghĩa vụ báo cho người có công việc biết quá trình, kết quả của thực hiện công việc nếu có yêu cầu, trừ khi người có công việc đã biết và người thực hiện công việc nếu có yêu cầu, trừ khi người có công việc đã biết và người thực hiện công việc không biết nơi cư trú của người có công việc.
- Khi người có công việc được thực hiện chết, người thực hiện công việc vẫn phải tiếp tục thực hiện công việc đó cho đến khi người thừa kế và người đại diện của người có công việc được thực hiện đã tiếp nhận
- Có thể từ chối việc tiếp tục đảm nhiệm công việc khi có lý do chính đáng nhưng phải báo cho người có công việc được thực hiện, người đại diện hoặc người thân thích của người này và có thể nhờ người khác thay mình đảm nhiệm việc thực hiện công việc.
- Phải bồi thường thiệt hại nếu do lỗi cố ý gây thiệt hại trong khi thực hiện công việc. Nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại trong khi thực hiện công việc, thì căn cứ vào hoàn cảnh đảm nhiệm công việc, người đó có thể được giảm mức bồi thường (Đ597).
- Trong khi thực hiện công việc tự mình chi phí và báo cho người có công việc. Sau khi thực hiện công việc, người đã thực hiện công việc có quyền yêu cầu người có thẩm quyền đối với công việc phải thanh toán mọi chi phí hợp lý đã bỏ ra và trả cho mình một khoản thù lao nhất định nếu đã thực hiện công việc chu đáo và có lợi cho người có công việc (Đ596).
Nghĩa vụ của người có công việc
- Người có công việc là chủ sở hữu của công việc hoặc người thừa kế của chủ sở hữu và người đại diện hợp pháp của người có công việc.
- Nghĩa vụ:
- Phải tiếp nhận công việc khi người thực hiện công việc không có ủy quyền bàn giao công việc và thanh toán các chi phí hợp lý mà người thực hiện công việc không có ủy quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc, kể cả trong trường hợp công việc không đạt được kết quả theo ý muốn của mình.
- Phải trả cho người đã thực hiện công việc một khỏan thù lao khi người này thực hiện công việc chu đáo, có lợi cho mình, trừ trường hợp người thực hiện công việc từ chối.
B. Nghĩa vụ hòan trả do chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật (Đ604 – Đ608)
I. Khái niệm nghĩa vụ hòan trả do chiếm hữu, sử dụng tài sản không có căn cứ pháp luật
1. Khái niệm
Người chiếm hữu, sử dụng tài sản không có căn cứ pháp luật ngay tình hay không ngay tình đều có nghĩa vụ hòan trả tài sản đó cho chủ sở hữu và người chiếm hữu hợp pháp. Ngoài ra, nếu việc sử dụng tài sản không ngay tình mà thu được những lợi ích nhất định (hoa lợi, lợi tức) thì cũng phải hòan trả những lợi ích đó cho chủ sở hữu và người chiếm hữu hợp pháp.
Nghĩa vụ hỏantả khác với nghĩa vụ bồi thường thiệt hại:
Trong nghĩa vụ BTTH, người có hành vi gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác (do lỗi của mình) phải BTTH đối với thiệt hại xảy ra theo nguyên tắc bồi thường tòan bộ.
Nghĩa vụ BTTH có thể theo hợp đồng và ngoài hợp đồng. Còn nghĩa vụ hòan trả trong trường hợp này xuất phát từ hành vi chiếm hữu, sử dụng tài sản không dựa trên những căn cứ pháp luật quy định.
2. Nghĩa vụ của người chiếm hữu, sử dụng tài sản không có căn cứ pháp luật
Người chiếm hữu, sử dụng tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình:
- là người không biết, không thể biết việc chiếm hữu của mình không có căn cứ pháp luật.
- Nghĩa vụ:
- Phải trả lại tài sản cho chủ sở hữu và người chiếm hữu hợp pháp kể từ thời điểm người chủ sở hữu và người chiếm hữu hợp pháp phát hiện được và từ thời điểm người chiếm hữu, sử dụng tài sản không có căn cứ pháp luật biết được hoặc phải biết mình đang chiếm hữu tài sản của người khác không có căn cứ pháp luật.
- Phải hòan trả hoa lợi, lợi tức thu được từ thời điểm người đó biết và phải biết việc chiếm hữu, sử dụng tài sản không có căn cứ pháp luật. Nếu người đó cố tình chiếm hữu, sử dụng tài sản phải hòan trả hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản kể từ thời điểm chiếm hữu và phải bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu (nếu có).
Nghĩa vụ của người chiếm hữu, sử dụng tài sản không ngay tình
- Chiếm hữu, sử dụng không ngay tình là việc chiếm hữu, sử dụng tài sản không có căn cứ pháp luật, trong đó người chiếm hữu, sử dụng tài sản biết và buộc phải biết hành vi chiếm hữu, sử dụng tài sản của mình là không có căn cứ pháp luật.
- Nghĩa vụ của người chiếm hữu, sử dụng tài sản không ngay tình:
- Hòan trả tài sản như trong tình trạng bị chiếm hữu bất hợp pháp.
- Hòan trả hoa lợi, lợi tức thu được kể từ thời điểm chiếm hữu, sử dụng tài sản bất hợp pháp.
- Nếu do việc chiếm hữu bất hợp pháp mà gây ra thiệt hại cho chủ sở hữu và người chiếm hữu hợp pháp thì phải bồi thường thiệt hại xảy ra theo nguyên tắc BTTH tòan bộ
1.3 Nghĩa vụ của chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp
– Khi chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp đã nhận được tài sản của mình phải thanh toán cho người chiếm hữu ngay tình nhưng chi phí cần thiết, hợp lý để bảo quản, sửa chữa tài sản.
– Khi nhận tài sản, phải thanh toán những chi phí làm tăng giá trị của tài sản cho người chiếm hữu bất hợp pháp ngay tình.
II. Nghĩa vụ hòan trả tài sản do được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật
- Khái niệm
Được lợi về tài sản không có căn cứ là sự phát sinh quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản của một chủ thể đối với tài sản nhưng không dựa trên những căn cứ do pháp luật quy định. Trong đó, người được lợi về tài sản không biết tài sản đó là của người khác mà coi đó là tài sản của mình.
2. Điều kiện phát sinh nghĩa vụ hòan trả do được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật
- Phải có thiệt hại về tài sản cho chủ sở hữu.
Thiệt hại được hiểu là sự mất mát, giảm sút, thiếu hụt tài sản của chủ sở hữu, chủ sở hữu không còn tài sản để sử dụng, khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản.
- Được lợi về tài sản không dựa trên căn cứ pháp luật.
- Người được lợi về tài sản không có lỗi
3. Nghĩa vụ của người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật
- Hoàn trả khỏan lợi đã nhận được là khoản lợi thực tế mà người được lợi đã hưởng và khỏan lợi tại thời điểm phát sinh nghĩa vụ
- Người được lợi chỉ phải trả hoa lợi, lợi tức thu được từ thời điểm biết và phải biết việc được lợi từ tài sản của người khác.
- Nếu trong thời gian chiếm giữ tài sản, người được lợi đã sử dụng tài sản đó và vô ý làm cho tài sản đó hư hỏng thì người được lợi phải trả tài sản đang còn và BTTH phần hư hỏng. Nếu tài sản bị tiêu hủy và mất mát, người được lợi phải đền bù bằng tiền theo giá trị đền bù tính tại thời điểm trả.
BÀI 11: TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG
I. Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
1. Khái niệm
Trách nhiệm BTTH là một biện pháp cưỡng chế của nhà nước áp dụng đối với người xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản và các quyền – lợi ích hợp pháp của người khác.
Trách nhiệm BTTH thể hiện trong nghĩa vụ BTTH ngoài hợp đồng còn được gọi BTTH ngoài hợp đồng.
2. Trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng và trách nhiệm BTTH theo hợp đồng
- Điểm giống nhau
- Chúng đều là trách nhiệm dân sự
- Người gây ra thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại
- Các điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTH theo hợp đồng và ngòai hợp đồng thì đều như nhau (4 điều kiện và đã được tìm hiểu trong phần thực hiện HĐ và BTTH theo hợp đồng).
- Điểm khác nhau:
- Căn cứ phát sinh TNDS: TNDS ngoài HĐ phát sinh giữa các bên không có quan hệ hợp đồng nhưng việc gây ra thiệt hại không liên quan đến việc thực hiện hợp đồng đó.
Trách nhiệm BTTH theo hợp đồng phát sinh dựa trên cơ sở những thỏa thuận của các bên tham gia vào hợp đồng đó.
Người phải bồi thường trong quan hệ hợp đồng là bên gây thiệt hại (luôn là một bên trong hợp đồng mà đã không thực hiện đúng, không thực hiện đầy đủ hoặc không thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng của mình).
3. Điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng
Trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng chỉ phát sinh khi thỏa mãn đầy đủ 4 điều kiện: Có thiệt hại xảy ra; hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật; có lỗi của người gây ra thiệt hại, có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật.
Có thiệt hại xảy ra
Thiệt hại là những tổn thất thực tế.
Thiệt hại này bắt buộc là phải khách quan và không được suy diễn chủ quan. Thiệt hại bao gồm:
Thiệt hại về tính mạng, sức khỏe làm phát sinh thiệt hại về vật chất bao gồm: chi phí cứu chữa, chi phí bồi dưỡng, chi phí cho chăm sóc, phục hồi chức năng bị mất, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút do thiệt hại về tính mạng, sức khỏe.
Thiệt hại do xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì bao gồm: chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại
Tổn thất tinh thần: thể hiện như sự xấu hổ, cảnh mồ côi, cảnh góa bụa, đau thương…
Thiệt hại về tài sản: Biểu hiện ở sự mất mát tài sản, giảm sút giá trị tài sản, những chi phí để ngăn chặn, hạn chế, thay thế, sửa chữa những lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác ứng dụng của tài sản.
Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật
Hành vi gây thiệt hại thông thường được biểu hiện dưới dạng hành động như hành vi đâm xe vào người khác, đánh người khác bị thương, nói xấu, phỉ báng người khác…
Có lỗi của người gây ra thiệt hại
Lỗi trong trách nhiệm dân sự có thể được suy đóan vì người có hành vi trái pháp luật về nguyên tắc chung là có lỗi.
Người có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại chỉ phải chịu TNDS khi họ có lỗi (trừ trường hợp bất khả kháng) và những trường hợp khác pháp luật quy định (tức là không có lỗi nhưng vẫn phải bồi thường thiệt hại).
Mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ phát sinh khi thiệt hại xảy ra là do chính kết quả trực tiếp, tất yếu của thiệt hại trái pháp luật => Đó là mối quan hệ của sự vận động nội tại, trực tiếp và về nguyên tắc phải xảy ra trước kết quả trong khoảng thời gian xác định.
4. Nguyên tắc và năng lực bồi thường thiệt hại
Nguyên tắc BTTH (Đ605)
BTTH thông thường tuân theo 2 nguyên tắc:
- Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời
- Bồi thường thấp hơn hoặc bồi thường một phần thiệt hại trong trường hợp do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của người gây thiệt hại.
Năng lực chịu trách nhiệm BTTH (Đ606)
BLDS chỉ quy định về năng lực chịu trách nhiệm BTTH của cá nhân mà không quy định về năng lực bồi thường của các chủ thể khác. Bởi vậy, các chủ thể khác luôn luôn có năng lực chịu trách nhiệm BTTH
- Năng lực chịu trách nhiệm BTTH của cá nhân được xác định trên cơ sở các căn cứ: lứa tuổi, năng lực hành vi và khả năng kinh tế của họ.
- Người từ đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi đầy đủ nếu gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.
- Người từ đủ 15 tuổi đến 18 tuổi: Trước tiên lấy tài sản riêng của người đó để bồi thường. Nếu không có và còn thiếu thì cha mẹ phải bồi thường bằng tài sản của mình.
- Người dưới 15 tuổi gây thiệt hại: Trước tiên lấy tài sản riêng của cha mẹ để bồi thường, nếu tài sản của cha mẹ không đủ mà con cái có tài sản riêng, thì lấy tài sản của con để bồi thường.
5. Xác định thiệt hại
Thiệt hại về tài sản (Đ586)
Thiệt hại do tài sản bị xâm hại được bồi thường bao gồm tài sản: “bị mất, bị hủy hoại và hư hỏng, lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại”
- Thiệt hại trực tiếp nhằm phục hồi tình trạng ban đầu của người bị thiệt hại
- Thiệt hại gián tiếp liên quan đến việc khai thác, sử dụng tài sản trong thời gian từ khi xảy ra thiệt hại đến khi bồi thường. Thiệt hại gián tiếp phải là những hoa lợi, lợi tức chắc chắn thu được nếu không có thiệt hại xảy ra và những chi phí cần thiết để hạn chế thiệt hại.
- Việc BTTH trực tiếp về tài sản có thể thực hiện bằng những cách sau: bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện công việc như sửa chữa, thay thế tài sản khác có giá trị tương đương. Nếu không thể bồi thường được bằng hiện vật, thì trị giá tài sản để bồi thường. Khi giá trị tài sản phải căn cứ vào giá thị trường của loại tài sản đó có tính đến khấu hao tài sản do đã sử dụng.
Thiệt hại về sức khỏe (Đ590)
– Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và các chức năng bị mất, bị giảm sút (tiền thuốc, tiền viện phí và các dịch vụ chữa bệnh khác, tiền bồi dưỡng, tiền tàu xe đi viện, tiền làm các bộ phận giả…).
– Thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút trong và sau quá trình điều trị của người bị thiệt hại và của người chăm sóc. Nếu họ không có thu nhập ổn định thì áp dụng mức trung bình của lao động cùng loại.
- Thu nhập thực tế bị mất: tiền lương, tiền công lương tháng
- Thu nhập bị giảm sút là khỏan chênh lệch giữa thu nhập trước khi xảy ra tai nạn và sau khi điều trị.
- Ngoài ra khỏan bồi thường còn bao gồm cả khỏan tiền cấp dưỡng cho những người mà bạn nhân theo quan hệ nghĩa vụ cấp dưỡng.
- Tổn thất về tinh thần, sức khỏe bị xâm hại: Đó là sự xấu hổ, cảnh đau thương, góa bụa, mồ côi…
Thiệt hại do tính mạng bị xâm hại (Đ591)
- Những chi phí do việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc nạn nhân trước khi chết, chi phí cho việc mai táng phù hợp với phong tục tập quán.
- Tiền cấp dưỡng cho những người mà người chết có nghĩa vụ phải cấp dưỡng nếu còn sống như: con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động.
- Ngoài ra khỏan BTTH còn bao gồm: khỏan tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích gần gũi của nạn nhân.
Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm (Đ592)
Thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín không thể xác định. Thực chất xác định thiệt hại trong trường hợp này là xác định những tổn thất những vật chất do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại, bao gồm:
- Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại (như khiếu kiện, đăng báo cải chính, thu thập chứng cứ…)
- Thu nhập thực tế bị giảm sút, bị mất.
- Tùy từng trường hợp, ngoài việc buộc phải chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai, Tòa án quyết định người gây thiệt hại do xâm hại danh dự, nhân phẩm, uy tín phải bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị xâm phạm.
6. Thời hạn được bồi thường
– Thời hạn được bồi thường là khoảng thời gian mà người được bồi thường được hưởng do tính mạng, sức khỏe bị xâm hại.
– Theo Điều 616, thời hạn bồi thường do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm được xác định cụ thể như sau:
+ Nếu người bị thiệt hại mất hòan toàn khả năng lao động: được hưởng bồi thường cho đến khi chết
+ Nếu người bị thiệt hại chết thì nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện như sau:
- Người chưa thành niên và người đã thành thai là con của người chết và còn sống sau khi sinh ra được hưởng bồi thường cho đến khi đủ 18 tuổi, trừ trường hợp từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi đã tham gia lao động và có thu nhập, nuôi sống được bản thân.
- Người đã thành niên nhưng không có khả năng lao đôngj được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi chết.
II. Bồi thường thiệt hại trong các trường hợp cụ thể
1. BTTH trong trường hợp phòng vệ chính đáng, vượt quá yêu cầu tình thế cấp thiết
1.1 Trong trường hợp phòng vệ chính đáng
- Xuất phát từ nguyên tắc được quy định tại Điều 10 BLDS => Mọi hành vi gây thiệt hại cho các đối tượng được pháp luật bảo vệ đều không được pháp luật thừa nhận.
- Thế nên, việc BTTH trong trường hợp BTTH do vượt quá phòng vệ chính đáng thì cần xác định rõ hành vi vượt quá phòng vệ chính đáng:
- Có hành vi trái pháp luật xâm phạm tới lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích của người khác hoặc của chính người phòng vệ chính đáng.
- Hành vi trái pháp luật này phải đang gây thiệt hại hoặc có nguy cơ gây thiệt hại cho đối tượng bị xâm hại
- Hành vi gây thiệt hại trong trường hợp phòng vệ chính đáng phải cần thiết và tương xứng với hành vi xâm hại.
- Nên, nếu hành vi được coi “vượt quá” phòng vệ chính đáng, tức là hành vi chống trả có sự sai lầm: đánh giá sai mức độ tấn công
- Việc xác định BTTH cần đảm bảo các điều kiện như có hành vi vi phạm pháp luật, có thiệt hại xảy ra, có lỗi và có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi với thiệt hại.
1.2 Trong trường hợp vượt quá tình thế cấp thiết
- Tình thiết cấp thiết theo quy định tại Đ16 BLHS 1999: “là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa lợi ích của nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn cần ngăn ngừa”.
2. BTTH do người dùng thuốc kích thích gây ra (Đ596)
- Một người do dùng chất kích thích mà lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi gây thiệt hại cho người khác: phải tự BTTH bởi vì họ đã tự đặt mình vào tình trạng đó và có lỗi trong việc gây ra thiệt hại.
- Một người cố ý dùng chất kích thích để đưa người khác lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi thì phải BTTH cho người đã dùng chất kích thích gây ra thiệt hại.
3. BTTH do nhiều người cùng gây ra (Đ587)
- Thiệt hại cho nhiều người cùng gây ra là trường hợp thiệt hại đã xảy ra phải là kết quả của một hành vi thống nhất => Những người cùng gây ra phải cùng liên đới chịu trách nhiệm.
- Trách nhiệm BTTH của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người.
- Nếu không xác định rõ ràng mức độ lỗi thì họ phải BTTH phần bằng nhau.
4. BTTH trong trường hợp người bị thiệt hại có lỗi (Đ617)
- Nếu người bị thiệt hại cũng có lỗi trong việc để thiệt hại xảy ra, thì người gây thiệt hại chỉ phải bồi thường phần thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình.
- Trong trường hợp này, người gây thiệt hại và người bị thiệt hại đều có lỗi và đều phải có trách nhiệm BTTH với thiệt hại đó.
- Nếu người gây thiệt hại có lỗi vô ý nặng thì họ vẫn phải BTTH toàn bộ mà không có trách nhiệm bồi thường hỗn hợp; Nếu người gây thiệt hại có lỗi vô ý nhẹ và người bị thiệt hại cũng có lỗi thì mới có trách nhiệm hỗn hợp.
- Nếu thiệt hại xảy ra hòan toàn do lỗi của người bị thiệt hại thì người gây thiệt hại không phải bồi thường.
5. BTTH do người của pháp nhận gây ra, do cán bộ – công chức, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra
- Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao; nếu có lỗi thì phải hòan trả pháp nhân số tiền đã bồi thường.
- Công chức viên chức, nhà nước là người trong biên chế nhà nước và hưởng lương do ngân sách nhà nước cấp.
- Người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng là người có thẩm quyền tiến hành các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.
- Cơ quan nhà nước, cơ quan tiến hành tố tụng phải BTTH do người của mình gây ra trong khi thi hành công vụ.
- Những cơ quan này có trách nhiệm yêu cầu người gây thiệt hại phải bồi hoàn nếu có lỗi trong khi thi hành nhiệm vụ được giao.
6. BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra (Đ601)
- Nguồn nguy hiểm cao độ là loại tài sản đặc biệt mà có khả năng gây ra thiệt hại cho những người xung quanh, việc bảo quản, vận hành sản xuất phải tuân thủ những quy định nghiêm ngặt về an toàn kỹ thuật, trình tự, quy trình vận hành, khai thác chúng.
- Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm: (Đ627)
- phương tiện giao thông vận tải cơ giới (là các loại xe tham gia giao thông trên đường bộ bằng động cơ của chính chiếc xe đó – trừ xe đạp máy);
- hệ thống tải điện;
- nhà máy công nghiệp đang hoạt động,
- vũ khí;
- chất nổ;
- chất cháy;
- chất độc;
- chất phóng xạ;
- thú dữ;
- và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.
- Trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thiệt hại cho những người xung quanh, trách nhiệm BTTH trước tiên thuộc về chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp trong cả khi không có lỗi, nếu không chứng minh được rằng: thiệt hại xảy ra hòan toàn do lỗi cố ý của bên bị thiệt hại và thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng, tình thế cấp thiết (khỏan 3 – Đ627)
- Mọi thiệt hại liên quan đến bản thân nguồn nguy hiểm cao độ không phải đều do bản thân nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, mà do người có trách nhiệm được giao sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ đã có lỗi trong việc giữ gìn, điều khiển…nguồn nguy hiểm cao độ đó
- Nếu chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp nguồn nguy hiểm cao độ đó có lỗi trong việc để người khác chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật nguồn nguy hiểm cao độ mà gây thiệt hại thì phải liên đới cùng người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật trong việc BTTH.
7. BTTH trong một số trường hợp khác
- Bồi thường thiệt hại do người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian trường học, bệnh viện, pháp nhân khác trực tiếp quản lý
- BTTH cho người làm công, người học nghề gây ra (Đ600).
- BTTH do làm ô nhiễm môi trường (Đ602)
- BTTH do súc vật gây ra (Đ603)
- BTTH do cây cối gây ra (Đ604)
- BTTH do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra (Đ605)
- BTTH do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng (Đ608) không tính đến yếu tố lỗi của người bị thiệt hại.
Ghi chú: Bài viết được được tặng hoặc được sưu tầm hoặc được biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện đáp án chưa chính xác, vui lòng góp ý tại phần Bình luận. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.