Luật hình sự: Tổng hợp 19 bài tập tình huống (có đáp án)

Tình huống 1: Xác định tội danh

X và P rủ nhau đi săn thú rừng, khi đi X và P mỗi người mang theo khẩu súng săn tự chế. Hai người thoả thuận người nào phát hiện có thú dữ, trước khi bắn sẽ huýt sáo 3 lần, nếu không thấy phản ứng gì sẽ bắn. Sau đó họ chia tay mỗi người một ngả. Khi X đi được khoảng 200 mét, X nghe có tiếng động, cách X khoảng 25 mét. X huýt sao 3 lần nhưng không nghe phản ứng gì của P. X bật đèn soi về phía có tiếng động thấy có ánh mắt con thú phản lại nên nhằm bắn về phía con thú. Sau đó, X chạy đến thì phát hiện P đã bị trúng đạn nhưng chưa chết hẳn. X vội đưa P đến trạm xá địa phương để cấp cứu, nhưng P đã chết trên đường đi.

Câu hỏi:

  1. Xác định tội danh của X? (5 điểm)
  2. Giả sử P không chết chỉ bị thương, tỷ lệ thương tật là 29%, X có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Tại sao? (2 điểm)

Lời giải:

1. Xác định tội danh của X?

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

2. Giả sử P không chết chỉ bị thương, tỷ lệ thương tật là 29%, X có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Tại sao?

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Tình huống 2: Cấu thành tội phạm

A, B, K uống rượu say, đi loạng choạng và ngã ở dọc đường, H và Q phát hiện chị B cùng với hai người bạn nằm bên đường. Thấy chị B đeo nhiều nữ trang bằng vàng, H và Q lấy đi toàn bộ tài sản trị giá 10 triệu đồng. Gần sáng cơn say hết, chị B tỉnh giấc mới biết mình bị mất tài sản và đi báo công an.

Về vụ án này có các ý kiến sau đây về tội danh của H và Q:

  1. H và Q phạm tội cướp tài sản;
  2. H và Q phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản;
  3. H và Q phạm tội trộm cắp tài sản.

Câu hỏi:  Hành vi của H, Q cấu thành tội gì? Tại sao?

Lời giải:

1. Ý kiến H và Q phạm tội cướp tài sản: Ý kiến này là sai, vì các tình tiết của vụ án không đủ yếu tố cấu thành tội cướp tài sản

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

2. Ý kiến H và Q phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản: ý kiến này cũng sai vì các tình tiết không cấu thành tội công nhiên chiếm đoạt tài sản.

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

3. Ý kiến H và Q phạm tội trộm cắp tài sản: ý kiến này đúng, vì đủ yếu tố cấu thành tội trộm cắp tài sản.

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Tình huống 3: Định tội danh

A là chủ kiêm lái xe chở xăng dầu. A ký hợp đồng với công ty X vận chuyển dầu chạy máy cho công ty. Sau vài lần vận chuyển, A đã học được thủ đoạn lấy bớt dầu vẫn chuyển của công ty X như sau:

Khi nhận được dầu A chạy xe tới điểm thu mua dầu của B và nhanh chóng rút dầu ra bán cho B mỗi lần 200 lít. Sau đó A đổ đầy nước vào chiếc thùng phi đúng 200 lít. Đến địa điểm giao hàng, chiếc xe được cân đúng trọng lượng quy định nên được nhập dầu vào kho. Trong thời gian chờ đợi cân trọng lượng của xe sau khi giao dầu, A đã bí mật đổ hết số nước đã chất lên xe để khi cân chỉ còn đúng trọng lượng của xe.

Bằng thủ đoạn trên A đã nhiều lần lấy dầu được thuê vận chuyển với tổng trị giá là 100 triệu đồng thì bị phát hiện.

Câu hỏi:

  1. Anh (chị) hãy xác định tội danh cho hành vi của A?
  2. B có phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi tiêu thụ dầu của A không? Nếu có thì tội danh cho hành vi của B là gì?

Lời giải:

1. Anh (chị) hãy xác định tội danh cho hành vi của A?

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

2. B có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi tiêu thụ dầu của A.

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Tình huống 4:

A là quốc tịch Canada. A có hành vi phạm tội giết người trên lãnh thổ Việt Nam và bị bắt tại Anh.

Câu hỏi:

  1. Hành vi phạm tội của A có bị xử theo Bộ luật Hình Sự Việt Nam không?
ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

2. Giả định A là người thuộc đối tượng được đặc miễn ngoại giao thì hành vi của A có bị coi là tội phạm không?

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

3. Hãy cho biết quan điểm cá nhân về quy định tại Điều 5 Bộ luật hình sự Việt Nam.

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Tình huống 5: 

Lợi dụng lúc gia đình B ngủ trưa không đóng cửa, A lẻn và nhà B lấy chiếc xe đạp mini Nhật ( trị giá khoảng hai triệu đồng). A dắt xe ra đến sân thì bị anh B phát hiện và đuổi theo giằng lại, A dùng chân đạp mạnh vào người anh B làm anh ngã ra sân. A vội lên xe và đạp ra ngoài đường để tẩu thoát nhưng đã bị mọi người bắt giữ. Anh B ngã chỉ bị xây xước. Về việc phạm tội của A có quan điểm cho rằng:

  1. A phạm tội trộm cắp tài sản với tình tiết hành hung tẩu thoát (điểm d khoản 2 Điều 173 BLHS)
  2. A phạm tội cướp tài sản

Theo anh (chị) quan điểm nào đúng và giải thích tại sao?

Lời giải:

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Tình huống 6:

A bị lôi kéo tham gia vào tổ chức phản động trong nước. Khi thấy tính hình xã hội có nhiều biến động, để gây thêm thanh thế của tổ chức, thu hút sự chú ý của dư luận trong và ngoài nước, A nhận nhiệm vụ ném lựu đạn vào nhà chủ tịch huyện K (huyện giáp biên giới) nhằm giết chết ông K và làm suy yếu chính quyền. A ném lựu đạn vào nhà nhưng lựu đạn không nổ. Sau đó A bị bắt.

Hỏi:

1. Hãy xác định các khẳng định sau là đúng hay sai và giải thích tại sao?

a. A phạm tội giết người?

b. Tội phạm do A thực hiện ở giai đoạn tội phạm hoàn thành?

2. Phân tích sự khác nhau giữa tội khủng bố và tội giết người?

Lời giải

1 . Hãy xác định các khẳng định sau là đúng hay sai và giải thích tại sao?

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

2. Phân tích sự khác nhau giữa tội khủng bố và tội giết người.

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Tình huống 7:

Trên đường đi uống rượu về, H và Q phát hiện ra chị B cùng với hai người bạn đang say rượu nằm mê mệt bên lề đường. Thấy chị B đeo nhiều nữ trang bằng vàng, H và Q lấy đi toàn bộ tài sản trị giá 10 triệu đồng. Gần sáng khi cơn say đã hết chị B tỉnh giấc mới biết mình bị mất tài sản và đi báo công an. Về vụ án này có các ý kiến sau đây về tội danh của H và Q :

  1. H và Q phạm tội cướp tài sản;
  2. H và Q phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản;
  3. H và Q phạm tội trộm cắp tài sản.

Anh (chị) hãy xác định ý kiến nào đúng, ý kiến nào sai và giải thích rõ tại sao?

Giả thiết rằng ngoài việc chiếm đoạt tài sản H và Q còn có hành vi giao cấu với chị B thì bị chị này phát hiện và kêu cứu, sợ bị lộ H và Q đã bóp cổ làm chị B chết thì H và Q có phải chịu TNHS về hành vi của mình hay không? Nếu có tội thì tội danh cho hành vi của H và Q là gì? Căn cứ pháp lý?

Lời giải

1. H và Q phạm tội cướp tài sản là khẳng định sai vì:

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

2. H và Q phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản là khẳng định sai vì:

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

3: H và Q phạm tội trộm cắp tài sản là khẳng định đúng vì:

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Tình huống 8:

T, H, K là cựu sĩ quan của chính quyền Sài gòn có sự thù ghét mất mãn với chính quyền mới. Thấy hoạt động chống phá chính quyền trong nước gặp nhiều khó khăn cần có sự dúp đỡ của nước ngoài. T, H, K đã liên hệ với một tổ chức phản động ở nước ngoài. Theo thoả thuân, tổ chức phản động nước ngoài sẽ đón cả bọn tại hải phận quốc tế. T, H, K thuê A ngư dân dùng thuyền đưa bọn chúng ra hải phân quốc tế với giá 15 cây vàng. Biết rõ mục đích chống chính quyền của chúng nhưng do tham tiền nên A vẫn chở bọn chúng đi.

Hỏi:

1. Các khẳng định sau đây đúng hay sai? giải thích?

  1. T, H, K phạm tội nhằm lật đổ chính quyền nhân dân?
  2. Tội phạm do T, H, K thực hiện ở giai đoạn phạm tội hoàn thành?
  3. A là người đồng phạm?

2. Phân tích các dấu hiệu pháp lý của tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.

Lời giải

1. Các khẳng định sau đây đúng hay sai? giải thích 

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

2: Phân tích các dấu hiệu pháp lý của tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân (Điều 109 BLHS)

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Tình huống 9:

C mua đc 2kg côcain. C thuê K chuyển số côcain này đến thị xã X cho một người tên là H với tiền công là 20 triệu đồng. Biết là hàng cấm nhưng đang cần tiền nên K đồng ý. Trên đường vận chuyển, vì lo sợ nên K có thái độ lấm lét khi cảnh sát kiểm tra giấy tờ xe và K đã bị đội đặc nhiệm bắt giữ cùng tang vật là gói hàng 2 kg côcain. K thành khẩn khai báo sự việc. Số hàng do K vận chuyển được đưa đi giám định. Kết quả giám định cho biết đó là chất ma tuý giả. Cơ quan điều tra cũng xác định được C mua lầm số hàng nói trên của một người tên là P. Mở rộng điều tra, cơ quan điều tra cũng xác định được rằng P biết số côcain bán cho C là giả nhưng P vẫn bán cho C.

Anh (chị) hãy:

  1. Xác định tội danh cho hành vi của C, K và P.
  2. Giả thiết rằng trên đường vận chuyển, biết được giá trị của ma tuý, K đã lấy khoảng 50 gam giấu đi và đánh tráo bằng 50 gam bột trắng (ma tuý) giả. Trong trường hợp này K có phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình không, tại sao?
  3. Số ma tuý lấy được, K dùng để thanh toán tiền công sửa chữa nhà vệ sinh cho thợ xây là anh S thì K có phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi này không, tại sao?

Lời giải

1. Xác định tội danh cho hành vi của C, K và P.

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

2. Trên đường vận chuyển, biết được giá trị của ma tuý, K đã lấy khoảng 50 gam giấu đi và đánh tráo bằng 50 gam bột trắng (ma tuý) giả. Trong trường hợp này K có phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình không, tại sao?

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

3. Số ma túy lấy được K đã dùng để thanh toán tiền công sửa chữa nhà vệ sinh cho thợ xây là anh S thì K có phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi này không? Tại sao?

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Tình huống 10:

Vì muốn có tiền tiêu xài, A nảy sinh ý định chiếm đoạt chiếc xe đạp của B, A đến gặp B (là người quen) ngỏ ý mượn xe để đèo người thân ra bến xe ô tô. B tin tưởng và giao xe đạp cho A (chiếc xe đạp trị giá 2.100.000 đồng). A đạp xe ra chợ để bán nhưng không được liền đem về nhà. Đợi mãi không thấy A trả xe, 2 ngày sau, B đến nhà A để đòi xe. Đến ngõ nhà A, B thấy A dắt xe đạp của mình từ trong nhà đi ra, B chạy đến đưa tay ngăn lại và nói: “trả tao xe đây, mượn gì mà mãi không trả”. A không giải thích mà lên xe định đạp xe đi, B liền giữ lại và tiếp tục đòi trả xe, A liền rút con dao găm giấu trong người ra, dí sát vào mặt B quát: “Tao vừa giết người trên phố về đây. Biết điều buông ngay xe ra, không tao đâm chết”. B sợ, rời tay khỏi ghi đông xe đạp. A nhảy lên xe phóng đi. Sau đó B tố cáo với cơ quan công an về hành vi của A. Một thời gian sau, A bị bắt.

Về vụ án này có các quan điểm sau:

  1. A phạm tội cướp tài sản.
  2. A phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với tình tiết tăng nặng định khung hình phạt “hành hung để tẩu thoát”.
  3. A phạm tội cướp tài sản thuộc trường hợp chuyển hóa từ lừa đảo thành cướp.

Anh  (chị ) hãy cho biết:

  • Các quan điểm trên có quan điểm nào đúng không? Tại sao?
  • Nếu các quan điểm trên đều sai thì quan điểm của nhóm anh (chị) cho rằng A phạm tội gì? Hãy phân tích rõ?

Lời giải

Đó là: tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (điều 174) và tội cướp tài sản (điều 168)

Để làm rõ quan điểm này trước tiên phải hiểu rõ dấu hiệu pháp lý của 2 tội này:

1. Tội cướp tài sản (điều 168)

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

2. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (điều 174)

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Các quan điểm khác xung quanh vụ án: 

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Tình huống 11:

Chị A đi xe máy thăm người quen, dọc đường bị chết máy. Đang loay hoay khời động lại xe thì thấy H đi qua. Chị A nhờ H sửa chữa xe máy. Sau một hồi sửa chữa H ngồi lên yên, khởi động xe và phóng đi mất. Chị A hô mọi người giữ lại nhưng không được. H đem xe máy đến nhà B (là người quen của H) gửi và sau đó đem đi bán được 12.000.000 đồng, H chia cho B 1.500.000 đồng

Hỏi

1. Hành vi của H cấu thành tội gì? Tại sao?

2. B có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Tại sao?

Lời giải

1. Hành vi cùa H cấu thành tội cướp giật tài sản theo Điều 171 BLHS 2015.

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

2. Việc B có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không cần phải chia ra hai trường hợp như sau:

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Tình huống 12:

A trộm cắp tài sản của B trị giá 100 triệu đồng. Hành vi của A cấu thành tội trộm cắp tài sản theo điểm e khoản 2 Điều 138 Bộ luật hình sự 1999 và bị Tòa án tuyên phạt 3 năm tù. Anh (chị) hãy xác định:

a. Căn cứ vào khoản 3 Điều 8 Bộ luật hình sự 1999, loại tội mà A thực hiện thuộc loại tội gì? Tại sao?(4 điểm)
b. Hành vi phạm tội của A thuộc trường hợp cấu thành tội phạm cơ bản, cấu thành tội phạm tăng nặng hay cấu thành tội phạm giảm nhẹ? Tại sao? (3 điểm)

Lời giải

a. Loại tội mà A đã thực hiện thuộc loại tội nghiêm trọng

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

b. Hành vi phạm tội của A thuộc trường hợp cấu thành tội phạm (CTTP) tăng nặng

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Tình huống 13:

Ngày 23/1/2009 A đã thực hiện hành vi hiếp dâm chị H. Do quá uất ức, chị H đã treo cổ tự sát. Ngày 7/7/2009, Tòa án nhân dân tỉnh H. xét xử A về tội hiếp dâm theo điểm c khoản 3 Điều 111 BLHS.

Hỏi:

1. Cấu thành tội phạm của tội hiếp dâm ( Điều 111 BLHS) là cấu thành tội phạm hình thức?
2. Theo phân loại tội phạm tại Điều 8 BLHS, hãy xác định tội hiếp dâm mà A đã thực hiện và bi xét xử thuộc loại tội phạm gì? Giải thích rõ tại sao?

Lời giải

1. Cấu thành tội phạm của tội hiếp dâm là cấu thành tội phạm hình thức.

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

2. Xác định tội hiếp dâm mà anh A thực hiện và bị xét xử thuộc loại tội phạm gì?

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Tình huống 14:

Một tên A ăn trộm chiếc SH sau đó mang tới gửi nhà B (bạn thân). B hỏi A xe ở đâu mà không mang về nhà. A bảo xe ăn trộm sau đó bảo B giữ hộ mai có người mua rồi sẽ cho B tiền. Nói xong A đi về, tới trưa ngày hôm sau A tới lấy xe sau đó đến chiều mang cho B 5 triệu.

Vậy trong trường hợp này B phạm tội gì? Đồng phạm tội trộm xe hay tội che dấu tội phạm?

Lời giải

1. Về tội danh:

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

2. Vì sao nó là chứa chấp?

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Tình huống 15:

B, C, D với động cơ chống chính quyền nhân dân đã lên vùng núi tập hợp một số thành phần bất mãn với chế độ XHCN đồng thời mua chuộc một số đối tượng thanh niên nhẹ dạ cả tin với số lượng trên 50 người lập nên tổ chức “Vì Dân Chủ và Nhân Quyền”. B, C, D trong tổ chức này đã có các hoạt động:

– Liên hệ với nước ngoài qua mạng Internet để xin vũ khí, tiền bạc nhưng chưa quan hệ được;

– Đặt mìn phá trụ sở UBND xã để gây niềm tin với nước ngoài;

– Bao vây UBND xã, huyện và bắn chết một số cán bộ công an xã, huyện.

Hỏi:

  1. Hành vi của nhóm B, C, D có dấu hiệu của các tội phạm nào?
  2. Theo quan điểm của anh, chị, hãy xác định tội danh của nhóm B, C, D và phân tích rõ cơ sở để định tội cho nhóm B, C, D.

Lời giải:

1. Hành vi của nhóm B, C, D có dấu hiệu của các tội phạm nào?

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

2. Theo quan điểm của anh, chị, hãy xác định tội danh của nhóm B, C, D và phân tích rõ cơ sở để định tội cho nhóm B, C, D.

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Tình huống 16: 

V là người buôn bán ma túy chuyên nghiệp đã thuê G với số tiền 500 nghìn đồng để G (15 tuổi) giúp vận chuyển số Heroin  từ chợ về nhà V. Số Heroin được gói trong bọc quà sinh nhật. G đang mang từ chợ về nhà V thì bị công an bắt giữ. Lượng Heroin mà G vận chuyển nếu bị coi là tội phạm có thể được xử lí theo khoản 2 Điều 194 BLHS.

Câu hỏi:

  1. Ông H là Bố của G đến hỏi: hành vi vận chuyển ma túy của G cho V có bị coi là tội phạm hay không? (2 điểm)
  2. Hiện tại con tôi đang bị cơ quan Công an tạm giữ, vậy tôi phải làm gì để giúp con tôi sớm được về nhà? (2 điểm)
  3. Tình huống bổ sung: Giả định V đã bị tạm giam về tội mua bán 2 bánh Heroin nhưng khi giám định thì số heroin đó hoàn toàn giả, ông F là bố của V đến tư vấn với câu hỏi “ V có bị truy tố về các tội liên quan đến ma túy” không? (2 điểm)

Lời giải:

1. Hành vi vận chuyển ma túy của G cho V có bị coi là tội phạm hay không?

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

2. Hiện tại con tôi đang bị cơ quan Công an tạm giữ, vậy tôi phải làm gì để giúp con tôi sớm được về nhà?

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

3. Giả định V đã bị tạm giam về tội mua bán 2 bánh Heroin nhưng khi giám định thì số heroin đó hoàn toàn giả, liệu “ V có bị truy tố về các tội liên quan đến ma túy” không?

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Tình huống 17:

Lê Thị L, 28 tuổi, lấy chồng là Phạm Văn K (sĩ quan quân đội). Trong những năm đầu họ chung sống với nhau rất hạnh phúc và đã có 2 con. Thế nhưng, kể từ đầu năm 2003 K bị đám bạn xấu lôi kéo vào cuộc sống xa đọa. Lương và tiền làm thêm K không đưa về nuôi gia đình mà mang đi bao một cô tiếp viên nhà hàng tên là Q. Mỗi khi về nhà K còn thường xuyên nhiếc mắng, đánh đập, hắt hủi L. L nhiều lần khuyên nhủ nhưng K vẫn không nghe. L rất ghen tức nên có ý định giết K và Q.

Ngày 24/4/2003, biết đôi tình nhân hẹn gặp nhau ở nhà trọ của Q, L lấy khẩu súng K54 K để ở nhà (khẩu súng này K được giao khi làm nhiệm vụ) đến đó phục. 23 giờ cùng ngày, thấy K đi cùng với Q  và một tiếp viên khác về nhà trọ, L dùng súng bắn K nhưng K chỉ bị thương, L lại dùng súng bắn Q, không ngờ Q lại không việc gì, mà cô tiếp viên đi bên cạnh là H bị trúng đạn chết.

Hỏi: Anh (Chị) hãy xác định tội danh do L thực hiện ?

Lời giải:

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Tình huống 18:

Chiều ngày 11/6/2001 Phạm Văn D đi lang thang thấy một người đang sửa xe Cub 70 đời 82-89 ở ven đường nên đứng lại xem. Người chủ xe máy chữa xe mãi không được nên nhờ D chữa giúp. D nhận lời. Sau khi chữa xe xong, D ngồi lên xe khởi động máy, máy nổ. Lợi dụng chủ xe đang lúi húi buộc hành lý vào sau xe D đã cài số phóng xe đi thẳng. Ngày hôm sau D đem xe đến một cửa hàng cầm đồ để bán thì bị Công an hình sự bắt giữ. Chiếc xe máy được Cơ quan công an giao trả cho người chủ xe tên là Trần Quang B.

Qua đấu tranh khai thác, Cơ quan công an còn được biết đêm ngày 14/7/1995, lợi dụng mọi người trong gia đình nhà ông Lê Quốc L (ở làng lân cận) đi vắng, D đã dùng kìm cộng lực cắt khoá cửa vào nhà lấy chiếc xe Dream II ông L mới mua với giá 5 lượng vàng mang lên thành phố Hồ Chí Minh bán tiêu sài. Nhưng trong quá trình điều tra, Cơ quan điều tra không phát hiện ra D là thủ phạm và trong thời gian từ đó cho đến khi bị bắt về vụ án ngày 11/6/2001 D vẫn làm ăn sinh sống bình thường ở nhà.

Hỏi: Hãy xác định trách nhiệm hình sự của D?

Lời giải

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Tình huống 19:

Ngày 2/10/2011, Nguyễn Văn H trộm cắp tài sản của người không quen biết (tài sản trị giá 49 triệu đồng – thuộc khoản 1 Điều 138 BLHS) nhưng không bị phát hiện. Ngày 5/10/2012, H lại phạm tội cướp giật tài sản (thuộc khoản 4 Điều 136 BLHS) bị phát hiện và Công an bắt giữ H.

Câu hỏi:

1. Các tội phạm mà H đã thực hiện thuộc loại tội phạm nào theo cách phân loại tội phạm tại khoản 3 Điều 8 BLHS.

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

2. Giả định H thực hiện cả hai tội nêu trên khi mới 17 tuổi thì hình phạt của H có thể phải chịu là bao nhiêu năm tù?

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

3. Giả định H bị xét xử 2 tội phạm nêu trên. Tội trộm cắp tài sản bị Tòa án tuyên phạt 3 năm cải tạo không giam giữ; tội cướp giật tài sản bị Tòa án tuyên phạt 15 năm tù thì hình phạt mà H còn phải chấp hành cho cả 2 tội này là bao nhiêu? Biết rằng H đã bị tạm giam 4 tháng về tội cướp giật tài sản.

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

4. Giả định H phạm tội cướp giật tài sản bị truy tố theo khoản 1 Điều 136 BLHS và tội trộm cắp anhư tình huống nêu trên thì H có khả năng được hưởng án treo không? hãy giải thích rõ vì sao?

ĐÁP ÁNBạn cần Đăng nhập và nâng cấp lên tài khoản Bạc/Vàng/Kim Cương để xem chi tiết...

Ghi chú: Bài viết được được tặng hoặc được sưu tầm hoặc được biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện đáp án chưa chính xác, vui lòng góp ý tại phần Bình luận. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.

2 bình luận về “Luật hình sự: Tổng hợp 19 bài tập tình huống (có đáp án)

    • Viện pháp luật ứng dụng Việt Nam bình luận:

      Được rồi đó bạn nhé. bạn nhận kb zalo 0947.296.306 để thuận tiện trao đổi nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *