Thứ nhất, về phương pháp thực chất:
- Ưu điểm: Các mối quan hệ tư pháp quốc tế khi sử dụng phương pháp thực chất có thời gian điều chỉnh nhanh chóng, vấn đề cần chú trọng được xác định rõ, thời gian tiết kiệm hơn cho các chủ thể tham gia vào quan hệ và cơ quan có thẩm quyền giải quyết, tránh được việc phức tạp khi tìm hiểu luật pháp nước ngoài.
- Hạn chế: số lượng ít (vì vấn đề dân sự là quá rộng lớn, các nhà làm luật không thể lường trước được mọi tình huống phát sinh để đưa ra các điều luật phòng ngừa trước) nên không đáp ứng được yêu cầu điều chỉnh quan hệ TPQT.
Về áp dụng tập quán và áp dụng tương tự pháp luật:
- Ưu điểm: Được áp dụng khi quan hệ tư pháp quốc tế phát sinh nhưng không có quy phạm pháp luật nào điều chỉnh, giúp cho các nước chưa đủ điều kiện kí kết các điều ước quốc tế, quy phạm xung đột có thể tham gia và giải quyết các vụ án liên quan đến tư pháp quốc tế.
- Nhược điểm: Quan hệ dân sự quốc tế phát sinh nhưng chưa có quy định điều chỉnh mà phải áp dụng quy phạm khác để điều chỉnh 1 loại quan hệ tương tự sẽ làm cho két quả giải quyết thiếu chính xác.
Thứ hai, về phương pháp xung đột:
- Ưu điểm: Hài hòa được lợi ích của các quốc gia khi mang tính bao quát và toàn diện, bên cạnh đó, việc xây dựng các quy phạm xung đột đơn giản và dễ dàng hơn quy phạm thực chất. Phương pháp này còn mang tính chất đặc thù của Tư pháp quốc tế, giúp các cơ quan có thẩm quyền giải quyết quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài xác định được hệ thống pháp luật nào cần áp dụng cho quan hệ cụ thể đó.
- Nhược điểm: Là một trung gian dẫn chiếu đến một hệ thống pháp luật của một nước khác nên có tình trạng không giải quyết cụ thể quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ của tư pháp quóc tế.