1. Các nghĩa vụ bắt buộc của quốc gia

Về tổng thể, vấn đề xác định các nghĩa vụ thành viên của các công ước quốc tế về quyền con người chủ yếu sẽ tiếp cận dựa vào tính chất của từng loại nghĩa vụ theo các thỏa thuận quốc tế mà các quốc gia đã cam kết, cụ thể là:

1.1 Các nghĩa vụ thuộc hoạt động lập pháp

Cũng như mọi điều ước quốc tế, yêu cầu thực thi các công ước quốc tế về quyền con người phải trên cơ sở các nguyên tắc của Luật điều ước quốc tế. Nhưng do đặc thù của công ước về quyên con người nên nghĩa vụ của quốc gia thành viên đối với các hoạt động nhằm đưa các công ước này vào thực hiện trong điều kiện pháp luật quốc gia về phương diện lập pháp lại có những yêu cầu riêng:

Quốc gia thành viên phải có nghĩa vụ xây dựng cơ chế pháp luật quốc gia phù hợp với yêu cầu của việc thực hiện các cam kết quốc tế về quyền con người. Đối với các công ước quốc tế về quyền con người, đây là một trong những nghĩa vụ thiết yếu của quốc gia thành viên vì những chuẩn mực quốc tế về các quyền và tự do cơ bản của con người không thể nằm ngoài khuôn khổ của pháp luật quốc gia. Việc chuẩn hoá các tiêu chí có tính chất quốc tế về quyền con người theo quy định của từng công ước đối với mỗi quốc gia là một trong số các nghĩa vụ bắt buộc, mặc dù công ước chấp nhận có những hạn chế nhất định, do sựkhác biệt về điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội, pháp luật của từng nước. Theo quy định của nhiều công ước quốc tế phổ cập về nhân quyền, các quốc gia thành viên phải có nghĩa vụ thực hiên các hoạt động mang tính chất lập pháp như hoạt động ban hành văn bản pháp luật trong nước để thực hiện công ước tại mỗi quốc gia thành viên. Điều 2 Công ước về các quyền dân sự-chính trị 1966 quy định:

…” 1. Mỗi quốc gia thành viên của công ước này cam kết tôn trọng và bảo đảm cho mọi người trong phạm vi lãnh thổ và thẩm quyền pháp lý của mình các quyền đã được công nhận trong Công ước này, không phân biệt chủng tộc màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến hoặc mọi quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc và xã hội…

2. Trong trường hợp quy định trên đây chưa được thể hiện bằng các biện pháp lập pháp hoặc các biện pháp khác thì mỗi quốc gia thành viên của công ước này cam kết sẽ tiến hành các biện pháp cần thiết phù hợp với quy trình nêu trong hiến pháp của mình và những quy định của Công ước này để ban hành pháp luật và những biện pháp cần thiết khác nhằm mục đích thực hiện có hiệu quả các quyền được công nhận trong công ước này”.

Cách quy định của Công ước về các quyền dân sự và chính trị 1966 đối với nghĩa vụ phải ban hành văn bản pháp luật trong nước để thực thi các cam kết quốc tế về nhân quyền của quốc gia thành viên được thể hiện ở nhiều điều ước quốc tế về quyền con người, do các chuẩn mực quốc tế về quyền con người trong các công ước là các chuẩn mực chung, phổ cập nhưng việc thực hiện các chuẩn mực này lại yêu cầu phải được hiên thực hoá tại từng quốc gia, trước hết là thông quã công cụ pháp luật quốc gia. Mặt khác, do có sự khác biệt về các điều kiện có tính chất bảo đảm của pháp luật trong nước đã buộc trong các thỏa thuận quốc tế về quyền con người phải có sự cam kết của từng quốc gia thành viên. Đây là một trong số các hoạt động pháp lý thuộc nghĩa vụ thành viên các công ước quốc tế về quyền con người. Nhưng hoạt động nhằm xây dựng cơ chế pháp luật quốc gia đảm bảo cho việc thực thi các cam kết quốc tế về quyền con người tại các quốc gia thành viên không chỉ bó hẹp trong động thái pháp lý của nhà nước để ban hành văn bản pháp luật. Nghĩa vụ này còn được thực hiện với yêu cẩu cao hơn, đó là việc quốc gia thành viên bằng các hoạt động pháp lý của nhà nước tạo ra sự tương thích giữa hệ thống các quy phạm pháp luật trong nước về quyền con người với các cam kết quốc tế của quốc gia tại các cồng ước quốc tế về lĩnh vực này. Đây thực chất là quá trình đưa các công ước quốc tế về quyền con người vào khuôn khổ pháp luật trong nước để tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện nghĩa vụ thành viên các điều ước quốc tế về quyền con người.

1.2 Các nghĩa vụ thuộc hoạt động hành pháp

Nghĩa vụ này của quốc gia được thực hiện bằng việc xây dựng cơ chế quốc gia nhằm phát triển, bảo vê các quyền, tự do cơ bản của con người và thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quyền con người. So với các nghĩa vụ thuộc lĩnh vực hoạt động lập pháp thì những nghĩa vụ thuộc lĩnh vực này của các quốc gia liên quan đến nhiều đôì tượng và nhiều lĩnh vực khác nhau trong phạm vi điều chỉnh của công ước quốc tế về quyền con người. Hơn nữa, đo việc thực thi loại nghĩa vụ này của quốc gia thường phải trên cơ sở các tiêu chí và tiến độ mà công ước đã quy định nên không thể có sự độc lập với tính chất là hoạt động pháp lý thuộc chức năng của các cơ quan quốc gia được thực thi trên cơ sở chủ quyền của từng quốc gia thành viên. Còn về tính chất, đây là các hoạt động thực hiện công ước quốc tế về quyền con người trong thực tiễn thực thi công ước nên xét về tổng thể, nó cũng bao hàm cả hoạt động có tính chất nội luật hoá các công ước quốc tế về quyền con người. Chính vì vậy, hoạt động này hoàn toàn có thể tạo ra các căn cứ để các thiết chế và cộng đồng quốc tế có cơ sở giám sát việc thực thi các nghĩa vụ thành viên điều ước quốc tế về quyền con người đối với các quốc gia. Cần lưu ý rằng, vấn đề thực hiện các nghĩa vụ thành viên công ước quốc tế về quyền con người trong các hoạt động hành pháp bao hàm cả các hoạt động thực thi công ước trong lĩnh vực tư pháp. Riêng một số công ước, quốc gia thành viên còn có nghĩa vụ làm và bảo vệ báo cáo quốc gia về việc thực thi công ước, ví dụ, nghĩa vụ làm báo cáo quốc gia theo quy định của CEDAW (Công ước về chống phân biệt đối xử với phụ nữ).

2. Các nghĩa vụ mang tính chất khuyến nghị của quốc gia

Từ phương diện là thành viên các công ước quốc tế về quyền con người, vấn đề hoàn thiện pháp luật quốc gia phù hợp với quy định của hệ thống công ước quốc tế về quyền con người luôn là yêu cầu đặt ra cho mỗi quốc gia. Bên cạnh đó, quốc gia thành viên còn có những nghĩa vụ, tuy không hoàn toàn bắt buộc nhưng vẫn hết sức cần thiết như vấn đề xây dựng thể chế và chính sách nhà nước nhằm tạo ra các đảm bảo cho việc thực hiên quyền con người, song song vói đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục hiểu biết cần thiết trong cộng đồng các kiến thức khoa học và pháp lý về quyền con người.


Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.