Nguồn của luật tổ chức quốc tế?

Thứ nhất, Điều ước quốc tế

Trong hệ thống nguồn của luật tổ chức quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc có vị trí đặc biệt quan trọng. Do có sự tham gia rộng rãi của các quốc gia thành viên và có cơ cấu hợp tác đặc biệt với các tổ chức chuyên môn để thực hiện thẩm quyền cùa mình, vai trò của Hiến chương Liên hợp quốc đã vượt ra ngoài khuôn khổ điều lệ của một tổ chức quốc tế.

Hiến chương ghi nhận các nguyên tắc cơ bản của luật tổ chức quốc tế, các quyền và nghĩa vụ cơ bàn của tổ chức quốc tế cũng như thành viên của tổ chức quốc tế đồng thời điều chỉnh quan hệ giữa Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế khác, đặc biệt là với các tổ chức quốc tế chuyên môn và các tổ chức có quan hệ với Liên hợp quốc.

Trong nhóm các điều ước quốc tế giữa các quốc gia, quan trọng nhất là điều ước quốc tế hay điều lệ thành lập tổ chức quốc tế. Loại điều ước quốc tế này thường xác định tư cách chù thể luật quốc tế của tổ chức quốc tế (như trường hợp Hiệp định thành lập WTO) và quan trọng hơn là quy định thẩm quyền hoạt động của tổ chức hoặc nội dung các quyền năng chủ thể luật quốc tế của tổ chức quốc tế.

Ngoài ra, các điều ước giữa các quốc gia còn đỉều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia và các tổ chức quốc tế và giữa các tổ chức quốc tế với nhau, như Công ước Viên năm 1947 về ưu đãi và miễn trừ dành cho các tổ chức chuyên môn, Công ước Viên năm 1975 về cơ quan đại diện của quốc gia trong quan hệ với các tồ chức quốc tế phổ cập.

Nhóm điều ước quốc tế giữa các quốc gia và tổ chức quốc tế bao gồm các điều ước quốc tế về trụ sở của tổ chức, về đại diện của các quốc gia thành viên, các điều ước khác để thực hiện chức năng cùa tổ chức quốc tế. Các điều ước quốc tế giữa các tổ chức quốc tế thường điều chỉnh quan hệ hợp tác giữa các tổ chức quốc tế, cơ chế trao đổi đại diện của các tổ chức quốc tế…

Thứ hai, Tập quán quốc tế

Thực tiễn hoạt động của tổ chức quốc tế, các điều ước quốc tế phổ cập là cơ sở quan trọng nhất để hình thành các tập quán quốc tế. Qua thực tiễn hoạt động của Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế chuyên môn, quyền ký kết điều ước quốc tế, quyền hường các quyền ưu đãi miễn trừ trên lãnh thổ quốc gia, quyền có đại diện tại các tổ chức quốc tế… được khẳng định như là các quyền mang tính chất tập quán.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *