Nguồn của Tư pháp quốc tế
Là các hình thức chứa đựng và thể hiện của quy phạm của tư pháp quốc tế nhằm điều chỉnh các quan hệ quốc tế phát sinh. Bao gồm:
- Điều ước quốc tế: ĐUQT song phương và đa phương
- Pháp luật quốc gia: văn bản luật, Vb dưới luật, án lệ và nguồn khác
- Tập quán quốc tế: Incoterms, UCP
Đặc điểm nguồn của Tư pháp quốc tế:
- Nguồn của tư pháp quốc tế là điều ước quốc tế và tập quán quốc tế, nó mang tính chất điều chỉnh quốc tế
- Nguồn của tư pháp quốc tế là luật pháp của mỗi quốc gia, mang tính chất điều chỉnh quốc nội.
Phân loại nguồn Tư pháp quốc tế; gồm có 4 loại sau
Thứ nhất, về nguồn điều ước quốc tế
Điều ước quốc tế được coi là nguồn của Tư pháp quốc tế khi các Điều ước quốc tế đó chứa đựng các nguyên tắc, các quy phạm điều chỉnh các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài
Điều ước quốc tế là một trong những nguồn luật quan trọng của tư pháp quốc tế, đây là hệ thống những quy phạm pháp luật được xác lập bởi hai hoặc nhiều chủ thể của tư pháp quốc tế thỏa thuận và ký kết nhằm làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quan hệ giữa các bên trong quan hệ quốc tế.
Đối với điều ước quốc tế song phương Việt Nam đã kí kết với nhiều nước điều chỉnh các mối quan hệ đa dạng của nước toà án với nước ngoài.
Các hiệp định tương trợ và hợp tác tư pháp, các hiệp định lãnh sự với nước ngoài, các hiệp định thương mại và hàng hải, các hiệp định về lao động; hợp tác, khoa học, kỹ thuật, đào tạo chuyên gia; hiệp định về bảo hộ và khuyến khích đầu tư
Thứ hai, về nguồn pháp luật trong nước
Luật pháp của mỗi quốc gia là một hệ thống văn bản pháp quy (kể cả luật không thành văn) của 1 quốc gia bao gồm Hiến Pháp, luật và các văn bản dưới luật cùng với những tập quán và án lệ, thực tiễn tư pháp.
Do điều kiện đặc thù riêng của mỗi quốc gia cả về kinh tế, xã hội và chính trị,…Đồng thời cùng với tính chất đặc thù của tư pháp quốc tế là điều chỉnh mối quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài. Đây là các mối quan hệ có tính chất đa dạng và phức tạp.
Do vậy, để đảm bảo toàn diện việc điều chỉnh của tư pháp quốc tế, mỗi quốc gia đều tự ban hành trong hệ thống pháp luật của nước mình những quy phạm để điều chỉnh các vấn đề này.
Việc áp dụng pháp luật quốc gia trong giải quyết xung đột liên quan đến tư pháp quốc tế được thực hiện khi các bên có thỏa thuận hoặc cơ quan tài pháp lựa chọn áp dụng. Cần lưu ý, luật được lựa chọn không được trái với trật tự công cộng của nước có Tòa án giải quyết.
Thứ ba, nguồn tập quán quốc tế
Tập quán quốc tế là những quy tắc xử sự được hình thành trong một thời gian dài, được áp dụng khá liên tục và một cách có hệ thống, đồng thời được sự thừa nhận của đông đảo các quốc gia. tập quán quốc tế đôi khi vừa là nguồn của công pháp quốc tế và cả tư pháp quốc tế.
Các loại tập quán
- Tập quán mang tính chất nguyên tắc: là nền tảng cơ bản có tính chất bao trùm.
- Tập quán mang tính chất chung: là tập quán được nhiều nước thừa nhận và áp dụng.
- Tập quán mang tính chất khu vực: là các tập quán được sử dụng ở từng khu vực, từng nước, từng cảng biển riêng biệt, hoặc cảng hàng không riêng biệt.