Nguồn của luật tư pháp quốc tế
Nguồn là điều ước quốc tế
Bên cạnh pháp luật quốc gia, điều ước quốc tế cũng là nguồn quan trọng của tư pháp quốc tế. Sự xuất hiện ngày càng nhiều các điều ước quốc tế về tư pháp quốc tế cho thấy sự nỗ lực to lớn của các quốc gia trong việc thống nhất hoá luật nội dung của các nước nhằm làm đơn giản hoá và hài hoà hoá việc điều chỉnh các quan hệ tư pháp quốc tế, góp phần thúc đẩy giao lưu dân sự, thương mại quốc tế phát triển. Do sự khác biệt trong nội dung pháp luật của các nước, nên một số điều ước quốc tế đa phương tiêu biểu sau đây:
– Công ước La Haye 1961 về xung đột pháp luật liên quan đến hình thức định đoạt tài sản bằng di chúc.
– Công ước La Haye 1965 về tống đạt ra nước ngoài giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự và thương mại.
– Công ước La Haye 1971 về luật áp dụng đối với tai nạn giao thông.
– Công ước La Haye 1978 về luật áp dụng đối với chế độ tài sản hôn nhân.
– Công ước La Haye 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực con nuôi quốc tế.
– Hiệp định TRIPs 1994 về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền SHTT.
– Công ước Beme 1886 về bảo hộ quyền tác giả.
– Công ước Paris 1883 về bảo hộ quyền SHCN.
– Thoả ước Madrid 1891 và Nghị định thư Madrid 1989 về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hoá.
– Hiệp ước Washington 1970 về hợp tác đối với sáng chế (PCT).
– Công ước New York 1958 về công nhận và thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài.
– Công ước Vienna 1980 về mua bán hàng hoá quốc tế.
– Nghị định (Regulation) số 593/2008 của Liên minh châu Âu ngày 17/6/2008 về luật áp dụng đối với các nghĩa vụ hợp đồng (Rome I).
của toà án nước ngoài trong lĩnh vực dân sự và thương mại, thủ tục tố tụng dân sự, tống đạt giấy tờ, hợp pháp hoá giấy tờ nước ngoài, thu thập chứng cứ, hợp đồng, con nuôi quốc tế, li hôn, di chúc ….
Tính đến nay, đã có khoảng 70 quốc gia và 01 tổ chức (Liên minh châu Âu) trở thành thành viên của Hội nghị La Haye về tư pháp quốc tế. Hiện Việt Nam là thành viên của Hội nghị nàỵ và đã tham gia hai công ước của Hội nghị, cụ thể là Công ước La Haye 1993 về bào vệ trẻ em và họp tác trong lĩnh vực con nuôi quốc tế vào ngày 16/12/2010 và Công ước La Haye 1965 về tống đạt ra nước ngoài giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự và thương mại vào ngày 16/3/2016.
– Công ước Paris 1883 về bảo hộ quyền SHCN (Việt Nam gia nhập năm 1981).
– Thoả ước Madrid 1891 về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hoá (Việt Nam gia nhập năm 1981).
– Hiệp ước Washington 1970 về hợp tác đối với sáng chế (Việt Nam gia nhập năm 1993).
– Công ước năm 1966 của Liên hợp quốc về các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá (Việt Nam gia nhập năm 1982).
– Công ước năm 1966 của Liên hợp quốc về các quyền dân sự và chính trị (Việt Nam gia nhập năm 1982).
– Công ước Vienna 1961 về quan hệ ngoại giao và Công ước Vienna 1963 về quan hệ lãnh sự (Việt Nam gia nhập năm 1980).
– Hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN (Việt Nam ký kết cùng các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á năm 1998) ….
Bên cạnh việc tham gia ngày càng nhiều vào các điều ước quốc tế đa phương về tư pháp quốc tế, Việt Nam còn tích cực, chủ động ký kết các điều ước quốc tế song phương với nhiều nước có liên quan về lĩnh vực này, ví dụ:
– Các Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý ký kết giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt Nam với các nước như: với Tiệp Khắc năm 1982 (Cộng hoà Séc và Cộng hoà Slovakia kế thừa), Cu Ba năm 1984, Hungary năm 1985, Bungari năm 1986, Ba Lan năm 1993, Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào năm 1998, Cộng hoà Liên bang Nga năm 1998, Cộng hoà nhân dân Trung Hoa năm 1998, Cộng hoà Pháp năm 1999, Ucraina năm 2000, Mông cổ năm 2000, Belarus năm 2000, Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên năm 2002, ….
– Các hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư nước ngoài như: với Italia năm 1990, Vương quốc Thái Lan năm 1991, Cộng hoà Liên bang Đức 1993, Namibia năm 1993, Ba Lan năm 1994, Cu Ba tế là nguồn của tư pháp quốc tế xuất hiện chủ yếu trong lĩnh vực thương mại và hàng hải.
Có nhiều cách để phân loại tập quán quốc tế, song tập quán quốc tế thường được phân loại thành tập quán quốc tế chung và tập quán quốc tế vùng, khu vực. Tập quán quốc tế chung là loại tập quán có phạm vi áp dụng rộng lớn, hầu khắp trên thế giới, ví dụ: Các điều kiện thương mại quốc tế do Phòng Thương mại Quốc tế (ICC – international chamber of commerce) ban hành lần đầu năm 1936, tên tiêng Anh là Incoterms (international commercial terms), được sửa đổi nhiều lần qua các năm và mới đây nhất là phiên bản năm 2010. Incorterms quy định những điều kiện thương mại thông dụng nhất trong mua bán hàng hoá quốc tế như FOB, CIF, EXW, DAP, DAT, … nhằm giúp các bên trong mua bán hàng hoá quốc tế có cách hiểu thống nhất về tập quán mua bán hàng hoá quốc tế, từ đó giảm bớt những tranh chấp có thể xảy ra. Hoặc, các tập quán và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP – The uniform customs and practice for documentary credits) của Phòng Thương mại Quốc tế (ICC). Đây là tập hợp các tập quán và thực tiễn ngân hàng trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ được quốc tế thừa nhận rộng rãi. UCP được công bố lần đầu tiên vào năm 1993, được sửa đổi nhiều lần qua các năm, và mới đây nhất là UCP 600 được ICC thông qua ngày 25/10/2006 và có hiệu lực áp dụng từ 01/7/2007.
Tập quán quốc tế khu vực là tập quán quốc tế được sử dụng trong một khu vực địa lý xác định, thường bao gồm một số quốc gia. Chẳng hạn, các thương nhân của khu vực Bắc Hoa Kỳ (bao gồm Hoa Kỳ, Canada, và cả Mexico) đều rất ưa chuộng áp dụng các điều kiện thương mại theo tập quán của Bắc Hoa Kỳ (Các điều kiện thuơng mại này được quy định cụ thể trong Bộ luật thương mại thống nhất của Hoa Kỳ (UCC – Uniform Commercial Code) như FOB của Bắc Hoa Kỳ hay CIF của Bắc Hoa Kỳ …) trong buôn bán quốc tế. Các điều kiện thương mại này khác rất xa so với các điều kiện thương mại trong INCOTERMS 2010.
1. Thương mại mại quốc tế hoặc có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
2. Các bên trong giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài được thoả thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế nếu pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế đó không trải với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam
Nguồn là Án lệ và các nguồn khác
Bên cạnh các văn bản pháp luật, án lệ cũng được xem là nguồn quan trọng điều chỉnh các quan hệ pháp luật nói chung, quan hệ tư pháp quốc tế nói riêng. Ở các nước theo truyền thống Common Law, chẳng hạn Hoa Kỳ, Anh, Australia, mặc dù luật thành văn được áp dụng khi có xung đột, nhưng án lệ (tiền lệ án) vẫn giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong điều chỉnh pháp luật và được coi là nguồn chủ yếu của pháp luật. Nguyên tắc chung của tiền lệ án là, mọi quy tắc đã được đưa ra trong một phán quyết của toà án trước đó, đều có hiệu lực ràng buộc đối với toà án cùng cấp hoặc cấp dưới khi xét xử một vụ việc tương tự. Ở các nước theo truyền thống Civil Law, như Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Italia, án lệ cũng đang dần được toà án sử dụng thường xuyên hơn dù rằng mức độ ảnh hưởng của án lệ trong đời sống pháp luật ở mỗi nước có khác nhau.
Ở Tây Ban Nha, bên cạnh luật thành văn, án lệ được coi là một nguồn luật chính thống. Khoản 6 Điều 1 Bộ luật dân sự 1889 của Tâỵ Ban Nha quy định: “Án lệ có giá trị bổ sung trật tự pháp lý thông qua luận thuyết được toà án tối cao áp dụng nhiều lần trong quá trình giải thích và áp dụng luật, tập quán và các nguyền tắc chung của pháp luật”.
Ở Đức, ngày nay, án lệ đã được công nhận là một nguồn luật. Trong trường hợp luật thành văn không quy định hoặc quy định không đầy đủ thì toà án có thể giải quyết vụ việc theo nguyên tắc riêng cùa toà nhưng phải tuân theo các nguyên tắc chung của pháp luật và đảm bảo sự công bằng. Toà án bảo hiến liên bang và các toà án cấp liên bang khác có thẩm quyền xây dựng án lệ. Toà án cấp dưới có nghĩa vụ phải tuân theo các án lệ này, nếu không, bàn án của toà án cấp dưới có thể bị toà án cấp trên kháng nghị giám đốc thẩm;
Ở Pháp, án lệ là một thừa nhận, phù hợp với nguyên tắc nhân đạo, không thiên vị và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của các đương sự trong vụ việc dân sự đó. ”
Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.