Nguyên nhân và phương pháp giải quyết xung đột pháp luật về quan hệ sở hữu của các nước trên thế giới?

Xung đột pháp luật chủ yếu do hai nguyên nhân:

Thứ nhất : nguyên nhân đầu tiên là nguyên nhân liên quan đến nội tại của các quan hệ tư pháp quốc tế,đây là các quan hệ có tính chất quốc tế nên khi nào xã hội quốc tế hoá khả năng cao xuất hiện xung đột pháp luật,trong một xã hội luôn vận động và phát triển,sự di chuyển nguồn lực dòng vốn,sự phát triển khoa học công nghệ,sự xuất hiện của các cuộc hôn nhân ,các loại hợp đồng…các quan hệ này luôn tiền ẩm xung đột pháp luật vì các quan hệ này liên quan đến pháp luật của nhiều quốc gia khác nhau.

Thứ hai: nguyên nhân khách quan xuất phát từ sự đa dạng ,phong phú của hệ thống pháp luật hiện nay bởi thực tế trên thế giới có bao nhiêu quốc gia thì có bấy nhiêu hệ thống pháp luật, điều này cũng dẫn đến việc hệ quả của việc áp dụng nhiều hệ thống pháp luật khác nhau để giải quyết quan hệ tư pháp quốc tế gây ra hậu quả pháp lý khác nhau.

Mặc dù tồn tại nhiều điểm khác biệt nhưng pháp luật đa số các nước trên thế giới đều thống nhất nguyên tắc chung nhằm giải quyết xung đột pháp luật về sở hữu là áp dụng pháp luật nơi có tài sản. Luật nơi có tài sản không những quy định nội dung của sở hữu mà còn ấn định cả điều kiện phát sinh,chấm dứt và chuyển dịch quyền sở hữu nội dung này được quy định trong luật của nhiều nước. Pháp luật của nước có tài sản giữ vai trò nhất định trong việc xác định quyền sở hữu đối với tài sản đang trên đường vận chuyển,tài sản quá cảnh qua nhiều quốc gia, việc xác định quyền sở hữu đối với tài sản trên đường vận chuyển là vấn đề phức tạp được nhiều nước quan tâm giải quyết.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *