Nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế (UNIDROIT Principles of International Commercial Contracts – Nguyên tắc UPICC)

Nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế (UNIDROIT Principles of International Commercial Contracts – Nguyên tắc UPICC)

Nguyên tắc Nguyên tắc UPICC – danh từ, trong tiếng Anh gọi là UNIDROIT Principles of International Commercial Contracts, viết tắt là Nguyên tắc UPICC.

Nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế hay còn gọi là Nguyên tắc UPICC, được qui định bởi Viện Thống nhất Tư pháp Quốc tế (UNITDROIT) – một tổ chức quốc tế liên chính phủ thành lập năm 1929, có trụ sở tại Roma – Italia.

Nguyên tắc UPICC được nghiên cứu và qui định để điều chỉnh các hợp đồng thương mại quốc tế sao cho có thể thích hợp trong nhiều hệ thống pháp luật của các nước khác nhau.

Cùng với công ước Vienna 1980, Nguyên tắc UPICC là tài liệu tham khảo được nhắc đến nhiều nhất trong luật thương mại quốc tế ở châu Âu. (Theo International Institute for the Unification of Private Law – UNIDROIT)

Mục đích của Nguyên tắc UPICC

1. Nguyên tắc UPICC trình bày những qui định chung cho các hợp đồng thương mại quốc tế.

2. Nguyên tắc UPICC sẽ được áp dụng trong trường hợp các bên kí kết hợp đồng thỏa thuận rằng hợp đồng của họ sẽ được Nguyên tắc UPICC điều chỉnh.

3. Nguyên tắc UPICC cũng có thể được áp dụng nếu các bên trong hợp đồng thỏa thuận hợp đồng sẽ được điều chỉnh bằng “những nguyên tắc cơ bản của luật”, “lex mercatiria” hoặc bằng những nguyên tắc tương tự.

4. Nguyên tắc UPICC có thể đưa ra giải pháp cho một vấn đề nảy sinh trong hợp đồng nhưng luật đang áp dụng không thể giải quyết được vấn đề này.

5. Nguyên tắc UPICC có thể được sử dụng để giải thích hoặc bổ sung cho các văn bản quốc tế nhằm thống nhất luật.

6. Nguyên tắc UPICC có thể được dùng làm mẫu cho các nhà làm luật của một quốc gia hoặc quốc tế. (Theo Quản trị Xuất nhập khẩu, NXB Lao động Xã hội)

Một số qui định chung của Nguyên tắc UPICC

Tự do hợp đồng

Các bên được tự do giao kết hợp đồng và thỏa thuận nội dung của hợp đồng.

Hình thức của hợp đồng

Nguyên tắc UPICC không bắt buộc hợp đồng, tuyên bố hay bất kì một hành vi nào khác phải được giao kết hay chứng minh bằng một hình thức đặc biệt. Chúng có thể được chứng minh bằng bất kì cách thức nào, kể cả bằng nhân chứng.

Tính chất ràng buộc của hợp đồng

Hợp đồng được hình thành hợp pháp ràng buộc các bên giao kết. Các bên chỉ có thể sửa đổi hoặc chấm dứt hợp đồng trên cơ sở các điều khoản của hợp đồng, thoả thuận giữa các bên hoặc bởi những lí do được qui định trong Nguyên tắc UPICC.

Những qui phạm bắt buộc

Nguyên tắc UPICC không hạn chế việc áp dụng những qui phạm bắt buộc, có nguồn gốc quốc gia, quốc tế hay siêu quốc gia, được áp dụng trên cơ sở các qui phạm của tư pháp quốc tế liên quan

Thiện chí và trung thực 

1. Các bên trong hợp đồng phải tuân theo những yêu cầu về thiện chí và trung thực trong thương mại quốc tế trong nguyên tắc UPICC.

2. Các bên trong hợp đồng không được loại trừ hay hạn chế nghĩa vụ này. (Theo International Institute for the Unification of Private Law – UNIDROIT)


Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *