Nguyên tắc và thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO
Tranh chấp thương mại phát sinh giữa các quốc gia chủ yếu xuất phát từ việc không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các nghĩa vụ đã cam kết trong điều ước quốc tế. Ví dụ do vi phạm các hiệp định trong khuôn khổ WTO, vi phạm các hiệp định thương mại song phương hoặc đa phương,…
Nguyên tắc giải quyết
Việc giải quyết tranh chấp thương mại phát sinh giữa các quốc gia là thành viên của WTO sẽ được thực hiện theo các quy định về giải quyết tranh chấp của tổ chức thương mại lớn nhất thế giới này. Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại giữa các nước thành viên WTO được hình thành thành sau vòng đàm phán Uruguay và chính thức áp dụng từ tháng 12/1996.
Sau thời gian dài đấu tranh giữa các nước thành viên của hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch. Vòng đàm phán Uruguay đã kết thúc với việc thành lập WTO và bộ phận chức năng quan trọng của WTO là cơ quan giải quyết tranh chấp DSB (Dispute Settlement Body). Việc thông qua “Thỏa thuận về các quy tắc và thủ tục điều chỉnh và giải quyết tranh chấp” (Gọi tắt là DSU) đã tạo nền tảng, cơ sở pháp lý trong việc giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa các nước thành viên. Thỏa thuận DSU quy định các phương pháp, trình tư, thủ tục giải quyết tranh chấp, đảm bảo tính công bằng, thống nhất, khách quan trong thủ tục giải quyết tranh chấp cũng như đưa ra các biện pháp đảm bảo thi hành các khuyến nghị, phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của WTO – DSB
WTO không thành lập cơ quan giải quyết tranh chấp hoàn toàn độc lập và tách rời khỏi cơ cấu tổ chức chung của WTO, Khoản 3 Điều IV Hiệp định WTO quy định về cơ cấu tổ chức của WTO như sau:
Khi cần thiết đại hội đầu sẽ được triệu tập để đảm nhiệm phần trách nhiệm của cơ quan giải quyết tranh chấp được quy định trong thỏa thuận về giải quyết tranh chấp cơ quan giải quyết tranh chấp có thể có chủ tịch riêng và tự xây dựng ra những quy định về thủ tục và cơ quan này cho rằng cần thiết để hoàn thành trách nhiệm của họ.
Như vậy Đại Hội đồng WTO vừa là cơ quan thường trực vừa là cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) của WTO nghĩa là thành viên của DSB cũng chính là các đại diện của các nước thành viên trong Đại hội đồng. DSB có một chủ tịch riêng và được hỗ trợ bởi ban thư ký của WTO trong quá trình tiến hành các thủ tục giải quyết tranh chấp.
Tăng cường các quy tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO
Trong những kết quả chủ yếu của Vòng Uruguay là việc củng cố các quy tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp. Trong hệ thống GATT cũ, các thủ tục giải quyết tranh chấp không được xác định rõ ràng và mạch lạc về mặt pháp luật, để lại chỗ trống cho một số điều phải cân nhắc về chính trị khi thừa nhận, hồ sơ thực hiện và báo cáo của tiêu ban còn nghèo nàn. Việc không ấn định thời gian biểu cho phép bên thua kiện trong tranh chấp gây ngưng trệ đến phân quyết định của toà và kết quả là tiêu ban thủ tục hoặc nhận báo cáo vấp phải sự trì hoãn kéo dài, hoặc thường không có sự chấp thuận cuối cùng, là chủ đề của sự đồng thuận giữa khi ký két. Làm phức tạp thêm bức tranh này là một vài Hiệp định của Vòng Tokyo đã đề ra các thủ tục giải quyết tranh chấp riêng, thậm chí còn làm nản lòng hơn cả kết quả của GATT.
Bản ghi nhớ Giải quyết Tranh chấp của WTO đưa ra kỷ luật nghiêm khắc về thời gian cho một trường hợp cần được giải quyết, với hạn cuối cùng linh hoạt cho những bước thủ tục khác nhau. Do đó, chu trình của các thủ tục tranh chấp cho một trường hợp bình thường sẽ không vượt quá một năm, kể từ lúc bắt đầu tham khảo để chấp nhận báo câo của trọng tài. Trong trường hợp khẩn cấp liên quan đến hàng hoâ dễ hư hỏng, sẽ áp dụng một khung thời gian ngắn hơn (3 tháng). Bên thua kiện không thể trì hoãn việc chấp nhận phán quyết của toà án, vì các phán quyết của trọng tài được tự động chấp nhận, trừ phi có sự đồng thuận từ chối trong Cơ quan Giải quyết Tranh chấp của WTO (DSB). Việc gia tăng số vụ giải quyết tranh chấp đã chứng minh rằng các nước thành viên cũng muốn dựa vào WTO để phân xử tranh chấp thương mại.
Mặc dù các thủ tục giải quyết tranh chấp giống như thủ tục toà án, WTO còn là một tổ chức được định hướng chính sách, và các bên đối mặt với cuộc xung đột đều cố gắng tìm cách giải quyết thân thiện hoà giải trước khi viện dẫn đến thủ tục tó tụng. Thêm nữa – và có lẽ do kết quả của những quy tắc và các thủ tục có tính chất ràng buộc hơn nên các nhà đàm phán trong Vòng Uruguay đã thấy WTO là quan trọng, cho phép các bên kháng nghị lại phán quyết trọng tài.
Cơ quan Giải quyết Tranh chấp thành lập một ban phúc thẩm riêng biệt với 7 thành viên thường trực. Kinh nghiệm trong những năm đầu của WTO cho thấy rằng, hầu như không có trường hợp ngoại lệ nào mà bên thua kiện kháng nghị lại phán quyết. Kháng nghị có thể để xác nhận, sửa đổi hoặc trái ngược lại với những chứng lý và kết luận của trọng tài. DSB phải chấp nhận hoặc từ chối kháng nghị – bằng sự đồng thuận – trong vòng 30 ngày.
Việc thi hành phán quyết của trọng tài hoặc làm kháng nghị do bên thua kiện thực hiện, thường bằng việc đưa ra chính sách phù hợp với phán quyết hoặc những khuyến nghị trong một thời hạn hợp lý. Nếu không tìm thấy khả năng thi hành- vì các lý do thực tế hoặc các lý do chính trị trong nước – thành viên của WT0 có liên quan phải tiến hành đàm phán với thành viên bị tác động nhằm cùng nhau xác định mức đền bù có thể chấp nhận được. Trong những trường hợp nghiêm trọng, nếu không tìm được giải pháp nào, DSB có thể ấp dụng quyền hạn trừng phạt thương mại có giới hạn chống lại bên không thi hành. DSB tiếp tục theo dõi tất cả những trường hợp cho đến cuối cùng được giải quyết, hoặc những khuyến nghị của trọng tài hay của Cơ quan Phúc thẩm được thực hiện.
Các cuộc đàm phán của Vòng Uruguay dẫn đến một Hiệp định về Các Biện pháp Bảo vệ, làm tăng tính kỷ luật và các thủ tục trong việc đưa ra các biện pháp kiềm chế thương mại dựa theo Điều XIX của GATT. Việc gia tăng các biện pháp thuộc “lĩnh vực chất xám” như chủ động kìm chế xuất khẩu, đặt giá tối thiểu và các biện pháp bảo vệ có mục đích, có chọn lọc làm yếu sự kiểm soát của GATT đối với kho tàng các biện pháp thương mại của các Bên ký kết.
Những kinh nghiệm thực tế của các hiệp định Vòng Tokyo cũng gợi cho các nhà đàm phán Vòng Uruguay làm sáng tỏ và cải tiến các hình thức trùng phạt, thủ tục liên quan đến chống phá giá, trợ cấp, các rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT), định giá hải quan và cấp giấy phép nhập khẩu. Những kết quả, đặc biệt là trong các lĩnh vực chống phá giá, trợ cấp và TBT, không chỉ cải thiện các thủ tục và hình thức trừng phạt tiếp theo, mà còn đưa các thủ tục và cách thức trừng phạt vào các quy tắc chung giải quyết tranh chấp của WTO. Hiệp định về các Biện pháp An toàn và Kiểm dịch (SPS) giới thiệu các quy tắc đa phương trong lĩnh vực đang ngày càng trở nên quan trọng đê quản lý các luồng thương mại qua biên giới hàng ngày. Suốt những năm đầu của WTO, các quy tắc này đã được thử nghiễm và được diễn giải trong nhiều vụ giải quyết tranh chấp. Luật ấn lệ này, xuất phát từ việc không diễn giải các quy tắc hiện hành của trọng tài, là một bộ .phận truyền thống và thông thường “tạo ra quy tắc” của GATT, như trong bất cứ hệ thống luật pháp nào.
Điều rõ ràng là ngay khi bắt đầu Vòng Uruguay, cuộc đàm phán trọn gói cuối cùng phải hoà nhập vấn đề nông nghiệp và hàng dệt vào các kỷ luật chặt chẽ GATT với những cam kết tự do hoá đầy ý nghĩa. Thời kỳ 10 năm để đưa thương mại hàng dệt và may mặc vào kỷ luật thường xuyên của GATT, chỉ cho phép bảo hộ thuế quan, các quy tắc và các cam kết tự do hoá rõ ràng về hỗ trợ trong nước, trợ cấp xuất khẩu và bảo hộ biên giới của hàng nông sản là những thành tựu có tính lịch sử, nếu những kinh nghiệm đã qua của GATT được dùng để tham khảo trong những ngành này.
Những quy tắc cơ bản điều chỉnh thương mại dịch vụ có trong Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS) thiết lập một trụ cột thứ hai song song với các quy tắc “Thương mại Hàng hoá” trước đây trong GATT. Ngay cả khi những cam kết tự do hoá đạt được vào lúc kết thúc Vòng đàm phán cũng không nhất thiết phải tiến xa, giai đoạn đặt ra cho tự do hoá sau này trong phạm vi một chế độ dựa trên các quy tắc thương mại dịch vụ. Những hiệp định đạt được trên cơ sở dịch vụ tài chính và viễn thông trong cái gọi là “lịch trình lập sẵn” chứng tỏ rằng xu thế tự do hoá nữa cuốn theo sự lớn mạnh của ngành dịch vụ là một quá trình liên tục. Chương trình công tác của WTO về thương mại và đầu tư chuẩn bị cho các cuộc đàm phán khả thi về bộ quy tắc đa phương.
Một lĩnh vực “mới” khác nằm trong sự bảo hộ của các quy tắc WTO là Quyền sở hữu Trí tuệ (TRIPS) có liên quan đến thương mại. Trong hoạt động thương mại hàng ngày, các khía cạnh có liên quan dến thương mại gắn liền với việc bảo hộ bằng sáng chế, bản quyền hoặc các lĩnh vực khác của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tăng thêm tầm quan trọng trong những thập kỷ qua, trước đây không được giới kinh doanh chấp nhận đàm phân trong “lịch trình thưcmg mại của những năm 90” nếu không có một bộ quy tắc gắn liền với mạng lưới các hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ thế giới hiện có. Một cuộc tranh chấp tiếp sau dựa trên cơ sở các quy tắc TRIPS mới chứng tỏ tầm quan trọng về kinh tế gắn liền với việc thực hiện các quy tắc này của tất cả thành viên WT0.
Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.