Nguyên tắc xác định quyền sở hữu trong tư pháp quốc tế?

– Quyền sở hữu trong tư  pháp quốc tế là quyền sở hữu có yếu tố nước ngoài.

–    Quyền sở hữu là tổng hợp các quyền năng của các chủ thể được pháp luật thừa nhận trong quá trình chiếm hữu, sử dụng, định đoạt các tài sản.

–    Trong khoa học tư pháp quốc tế, quyền sở hữu của các chủ thể được đề cập đến là quyền sở hữu có yếu tố nước ngoài. Yếu tố nước ngoài trong quan hệ sở hữu được thể hiện ở những điểm sau:

–    Chủ thể tham gia quan hệ sở hữu là người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài, nhà nước nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài…Ví dụ: Một nước ngoài Việt Nam tham quan du lịch, mang theo tài sản cá nhân. Việc công nhận quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của người nước ngoài ở Việt Nam hay không sẽ dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật. Quan hệ sở hữu của người nước ngoài đối với tài sản tồn tại trên lãnh thổ Việt Nam được gọi là quan hệ sở hữu có yếu tố nước ngoài.

–    Khách thể của quan hệ sở hữu là tài sản tồn tại ở nước ngoài.

–    Sự kiện pháp lý làm phát sinh thay đổi chấm dứt quan hệ sở hữu xảy ra ngay ở nước ngoài. 

Ví dụ: Một công ty xuất nhập khẩu Việt Nam ký một hợp đồng mua bán ngoại thương với một pháp nhân nước ngoài về việc nhập khẩu linh kiện máy móc về Việt Nam. Hợp đồng này được ký trên lãnh thổ nước ngoài và đã phát sinh hiệu lực pháp lý, hàng hóa đang tồn tại trên lãnh thổ nước ta. Vậy trong trường hợp này, quyền sở hữu của công ty Việt Nam sẽ được xác định như thế nào sẽ dựa vào các quy phạm tư pháp quốc tế. Quan hệ sở hữu này cũng được gọi là quan hệ sở hữu có yếu tố nước ngoài.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *