1. Thương mại hàng hóa quốc tế là gì ?

Trước khi hiểu về thương mại hàng hóa quốc tế, cần hiểu thế nào là hàng hóa? Đến nay chưa có định nghĩa về hàng hóa được các nước trên thế giới thống nhất thừa nhận. Để xác định sản phẩm nào là hàng hóa thì các nước phải dựa vào các quy định trong công ước HS. Phần cấu thành quan trọng của công ước HS là danh mục HS. Bất cứ sản phẩm nào được liệt kê vào, được mô tả và được mã hóa trong danh mục HS của công ước HS thì sản phẩm đó được thừa nhận là hàng hóa trong giao dịch Thương mại quốc tế .

Thương mại hàng hóa quốc tế được hiểu là tổng thể các hoạt động thương mại liên quan đến hàng hóa được các nước tiến hành với nhau. Các quan hệ mang bản chất thương mại bao gồm những nhưng không chỉ giới hạn các giao dịch sau: mọi giao dịch nhằm cung cấp trao đổi hàng hóa dịch vụ, các thỏa thuận về phân phối hàng hóa, về đại diện hoặc đại lý thương mại, các giao dịch về sản xuất kinh doanh mọi sản phẩm, hoạt động nhờ người khác thuê mua, xây dựng công trình, hoạt động tư vấn, hoạt động thiết kế kỹ thuật, giao dịch li-xăng, hoạt động đầu tư, tài chính ngân hàng, bảo hiểm, hợp đồng khai thác hoặc đặt nhượng hợp đồng liên doanh và các hình thức hợp tác công nghiệp khác; các giao dịch vận tải hàng hóa vận chuyển hành khách bằng đường hàng không, đường biển, đường sắt hoặc đường bộ,…

2. Thuế quan

Thuế quan được hiểu là khoản thu của nhà nước đánh vào hàng hóa khi hàng hóa đó di chuyển được lãnh thổ hải quan này sang lãnh thổ hải quan khác nhằm tăng nguồn thu ngân sách quốc gia và bảo hộ hàng hóa tương tự ngành kinh tế hàng hóa tương tự trong nước.Thuế quan cũng được hiểu là danh mục thuế quan tức là danh mục HS quốc gia được xây dựng trên cơ sở danh mục HS quốc tế mà trong đó trên mỗi dòng HS quốc gia có ghi rõ các mức thuế suất nhập khẩu cụ thể của mỗi dòng HS.Thuế quan có tác dụng kép, vừa để tăng nguồn thu, vừa để giúp thực hiện một só mục tiêu về chính sách nội địa: trong trường hợp như thuế nhập khẩu bảo vệ nhà sản xuất trong nước và thuế xuất khẩu nhằm đảm bảo an toàn về cung cấp của một số nguồn lực khan hiếm trong nước.

Những vấn đề quan trọng liên quan tới thuế quan mà các nước thường quan tâm bao gồm:

– Danh mục thuế quan;

– Mức thuế trần

– Lộ trình giảm thuế quan

3. Các quy định về nông nghiệp và nông sản

khi ra đời, Hiệp định GATT 1947 vốn dĩ được áp dụng cho cả các sản phẩm nông nghiệp nhưng hiệp định này cũng có những kẽ hở. Ở vòng đàm phán Uruguay đã cho ra đợi Hiệp định đa biên đầu tiên về lĩnh vực nông nghiệp, đánh dấu bước phát triển đáng kể hướng tới lập lại trật tự và cạnh tranh lành mạnh trong lĩnh vực này.

Hiệp định về nông nghiệp cho phép các chính phủ được hỗ trợ ở khu vực nông thôn nhưng bằng các biện pháp tác động tối thiểu đến cạnh tranh. Các nước đang phát triển không bị buộc phải giảm trợ cấp hoặc thuế suất bằng với mức của các nước phát triển và có thêm thời gian để thực hiện các cam kết của mình. Còn các nước kém phát triển hoàn toàn không bị ràng buộc gì. Có một số điều khoản đặc biệt quy định về lợi ích của các nước bị buộc phải nhập khẩu lương thực thiết yếu và đề cập như mối quan tâm của các nước kém phát triển.

Đối với những sản phẩm trước kia bị hạn chế bằng hạn ngạch thì sẽ bị đánh thuế; các nước được phép áp dụng những biện pháp khẩn cấp đặc biệt gọi là ” biện pháp tự vệ đặc biệt” nhằm bảo vệ nông dân trước việc giá cả sụt giảm đột ngột hay việc hàng nhập khẩu tăng mạnh. Tuy nhiên, hiệp định cũng nêu rõ khi nào và như thế nào thì các biện pháp khẩn cấp này có thể được áp dụng.

Các biện pháp trợ giá trong nước hoặc trợ cấp sản xuất thường bị chỉ trích là phương thức sản xuất dư thừa dẫn tới đẩy lùi các sản phẩm nhập khẩu ra khỏi thị trường nội địa kéo theo trợ cấp xuất khẩu và bán phá giá trên thị trường thế giới. Hiệp định về nông nghiệp phân biệt rõ các chương trình hỗ trợ có tác dụng kích thích trực tiếp sản xuất với các chương trình bị coi là không có tác động trực tiếp.

Đối với trợ cấp xuất khẩu, Hiệp định về nông nghiệp cấm việc trợ cấp cho xuất khẩu nông sản trừ khi chúng được nêu rõ trong các danh mục cam kết của các nước thành viên. Trong trường hợp đó các nước sẽ bị buộc phải giảm đồng thời mức trợ cấp và khối lượng hàng hóa xuất khẩu được trợ cấp.

4. Các quy định về tiêu chuẩn và an toàn sản phẩm.

4.1 Các quy định về an toàn đối với lương thực động vật và thực vật.

Hiệp định SPS cho phép các nước xây dựng cho mình những tiêu chuẩn riêng xong cũng quy định các tiêu chuẩn này phải có căn cứ khoa học. Các quy định về vệ sinh dịch tễ chỉ có thể được áp dụng trong trường hợp cần thiết để bảo vệ sức khỏe con người và các loài động thực vật. Chúng cũng không được gây ra sự phân biệt đối xử tùy tiện hoặc vô căn cứ giữa các quốc gia có điều kiện giống hệt nhau hoặc tương tự như nhau. Cũng theo hiệp định này, các nước vẫn được áp dụng các tiêu chuẩn khác nhau và các phương pháp kiểm hóa khác nhau nếu nước xuất khẩu chứng minh được rằng các biện pháp mà nước này áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu có cùng mức độ bảo Vệ Vệ sinh dịch tễ với nước nhập khẩu thì nước nhập khẩu về nguyên tắc phải chấp nhận các tiêu chuẩn và phương pháp mà nước xuất khẩu áp dụng.

Hiệp định SPS còn có các điều khoản về thủ tục kiểm tra, giám định và công nhận độ an toàn. Ngoài ra, hiệp định cũng bổ sung cho hiệp định về những rào cản kĩ thuật đối với thương mại.

4.2. Các quy định về kỹ thuật và tiêu chuẩn.

Hiệp định về những rào cản kỹ thuật đối với thương mại (Hiệp định TBT) có mục đích làm sao để các quy định pháp luật, tiêu chuẩn và quy trình thử nghiệm và công nhận không gây ra những trở ngại không cần thiết.

Hiệp định TBT thừa nhận quyền của các nước được đưa ra những tiêu chuẩn mà họ cho rằng thích hợp để bảo vệ sức khỏe và cuộc sống của con người và động vật, để bảo tồn các loài thực vật, bảo vệ môi trường hay các quyền lợi khác của người tiêu dùng,… Các nước thành viên Hiệp định này không bị cấm thông qua các biện pháp cần thiết để bảo đảm việc tuân thủ các chuẩn mực này. Để tránh có sự chênh lệch quá lớn, Hiệp định khuyến khích các nước áp dụng theo tiêu chuẩn quốc tế khi chúng tỏ ra phù hợp.

5. Các quy định về dệt may.

Thương mại sản phẩm dệt may chịu sự điều chỉnh của hiệp định đa sợi (MFA). Hiệp Định này tạo khung pháp lý cho việc thiết lập các hạn ngạch nhập khẩu trên cơ sở các thỏa thuận song phương hoặc bằng các biện pháp đơn phương nhằm hạn chế nhập khẩu vào thị trường các nước mà sản xuất có nguy cơ bị rối loạn do sự lan tràn và hàng nhập khẩu.

6. Các quy định về chống bán phá giá trợ cấp tự vệ.

6.1. Các biện pháp chống bán phá giá.

Hiệp định GATT năm 1994 quy định về chống bán phá giá (AD) như sau: Các bên bên ký kết nhận thấy rằng bàn và giá với việc sản phẩm của một nước này được đưa vào kinh doanh trên thị trường của một nước khác với giá thấp hơn giá trị bình thường của sản phẩm này phải bị lên án nếu việc đó gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại vật chất đáng kể cho một ngành kinh tế tại lãnh thổ của một bên ký kết hay thực sự làm chậm trễ sự thiết lập một ngành kinh tế trong nước. (Điều VI)

6.2. Trợ cấp và biện pháp đối kháng (SCM)

Hiệp định SCM có chức năng kép là thiết lập kỷ cương đối với trợ cấp của quốc gia và quy định các biện pháp mà các nước có thể áp dụng nhằm bù đắp các hậu quả của trợ cấp.

Theo điều 1 hiệp định SCM, “trợ cấp” được hiểu là khoản tài chính được chính phủ hay các cơ quan công quyền cấp cho tổ chức thương mại hoặc doanh nghiệp thông qua: a) Chuyển kinh phí trực tiếp, b) Miễn giảm khoản thu của Nhà nước, c) Cung cấp miễn phí dịch vụ hay hàng hóa thay vì cơ sở hạ tầng chung hoặc chi khoản kinh phí để tài trợ cho các hoạt động liên quan đến việc thực hiện các mục a) b) c) nói trên với điều kiện là trong mỗi trường hợp đó lợi ích thuộc về tổ chức thương mại hoặc doanh nghiệp nhận khoản tài chính đó.

Hiệp định SCM quy định ba loại trợ cấp:

– Các trợ cấp bị cấm (hay còn gọi là trợ cấp đèn đỏ) là các khoản trợ cấp có kèm theo điều kiện buộc người hưởng trợ cấp phải đạt được một số yêu cầu về xuất khẩu hoặc ưu tiên sử dụng hàng sản xuất trong nước hơn là hàng nhập khẩu.

– Các trợ cấp có thể bị đối kháng (hay còn gọi là trợ cấp đèn vàng) tức là trợ cấp không bị cấm nhưng là đối tượng có thể bị áp dụng biện pháp đối kháng.

– Các trợ cấp không thể bị đối kháng (hay còn gọi là trợ cấp đèn xanh), tức là những trợ cấp không mang tính đặc thù hoặc những trợ cấp đặc thù nhưng đáp ứng một số điều kiện nhất định như: trợ cấp nghiên cứu, phát triển; trợ cấp phát triển khu vực; trợ cấp bảo vệ môi trường

6.3. Các biện pháp tự vệ trong trường hợp khẩn cấp.

Hiệp định tự vệ của WTO đưa ra khuôn khổ về các thủ tục trong nước mà theo đó có thể đem lại quyết định hạn chế nhập khẩu hàng hóa đã hoặc đang gây thiệt hại nghiêm trọng cho các nhà sản xuất các hàng hóa tương tự trong nước. Các thủ tục này cơ bản tương tự các thủ tục trong Hiệp định AD và SCM. Nhìn chung các biện pháp tự vệ được áp dụng đối với hàng nhập khẩu bất kể là từ nước nào. Nước xuất khẩu thông thường được phép phản ứng lại các hạn chế thương mại của nước xuất nhập khẩu. Một trong số các yêu cầu về thủ tục của Hiệp định tự vệ là yêu cầu nước thành viên khi xem xét sử dụng biện pháp tự vệ phải “đưa ra cơ hội thích hợp để tham vấn trước với các nước thành viên có quyền lợi đáng kể với tư cách là các nhà sản xuất sản phẩm liên quan”.

7. Các rào cản phi thuế quan.

Hàng rào phi thuế quan là khái niệm chỉ các rào cản đối với thương mại không phải thuế quan như: cơ chế cấp giấy phép nhập khẩu, các quy định về định giá hải quan đối với hàng hóa, kiểm hóa trước khi xuất, các quy tắc xuất xứ, Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại,…


Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.