Phân biệt cơ quan tài phán quốc tế với cơ quan tài phán quốc gia?

Cơ quan tài phán quốc tế là cơ quan hình thành trên cơ sở sự thỏa thuận của các chủ thể Luật Quốc tế, nhằm thực hiện chức năng giải quyết bằng trình tự, thủ tục tư pháp các tranh chấp phát sinh trong quan hệ hợp tác giữa các chủ thể nhằm củng cố và duy trì trật tự pháp lý quốc tế.

Phân biệt

Tiêu chí Cơ quan tài phán quốc tế  Cơ quan tài phán quốc gia
Cơ quan hình thành Hình thành bởi sự thỏa thuận hoặc thừa nhận của các chủ thể luật quốc tế nhằm thực hiện chức năng giải quyết bằng trình tự thủ tục tư pháp các tranh chấp nảy sinh trong quá trình các chủ thể thực thi, tuân thủ luật quốc tế Do quốc gia đó thành lập nhằm thực hiện chức năng giải quyết các tranh chấp phát sinh theo một trình tự, thủ tục nhất định do quy phạm pháp luật quy định.
Chức năng thẩm quyền Có chức năng nổi bật nhất là giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể là quốc gia hoặc các tổ chức quốc tế. Ngoài ra, một số thiết chế tài phán còn có chức năng giải thích pháp luật (có giá trị pháp lý như quy phạm pháp luật); tư vấn; giải quyết khiếu nại (Tòa án liên minh châu Âu)….

  • không có thẩm quyền đương nhiên theo quy chế hoạt động mà trước hết phụ thuộc vào sự thỏa thuận của chủ thể có liên quan đến tranh chấp xảy ra
Có những chức năng sau: Với Tòa án, chức năng quan trọng nhất của nó là xét xử. Đối với trọng tài, chức năng của nó là giải quyết các tranh chấp phát sinh do luật quốc gia điều chỉnh.

Việc giải quyết tranh chấp bằng con đường trọng tài sẽ giảm bớt những thủ tục và nhanh chóng hơn so với việc giải quyết tranh chấp thông qua Tòa án. Cơ quan tài phán quốc gia không có chức năng giải thích luật như ở một số cơ quan tài phán quốc tế; cơ quan tài phán quốc gia chỉ giải quyết các tranh chấp do chủ thể của luật quốc gia gây nên…

  •  thẩm quyền của cơ quan tài phán quốc gia là đương nhiên và theo luật định

Cơ cấu tổ chức 

Đối với Tòa án quốc tế, cơ cấu tổ chức của nó bao gồm: thẩm phán, bộ phận hành chính văn phòng và bộ phận khác. Thiết chế tài phán quốc gia có cơ cấu, tổ chức theo luật quốc gia quy định.
Thủ tục tố tụng  Sử dụng trình tự thủ tục tư pháp để giải quyết các tranh chấp nảy sinh trong quá trình các chủ thể thực thi, tuân thủ luật quốc tế

Tòa trọng tài quốc tế cho phép các bên tranh chấp thỏa thuận về việc áp dụng thủ tục tại tòa. Nếu không thỏa thuận được các bên phải tuân thủ công ước Lahay 1899 và 1907.

Sử dụng trình tự, thủ tục tư pháp để giải quyết các tranh chấp do quy phạm pháp luật quốc gia điều chỉnh

Khi giải quyết tranh chấp các chủ thể này phải tuân thủ một thủ tục theo luật định, không có quyền thỏa thuận để lựa chọn một trình tự thủ tục khác.

Giá trị pháp lý của phán quyết Giá trị pháp lý của một phán quyết tại Tòa án quốc tế hoặc tại các thiết chế tài phán quốc tế khác được chủ thể tranh chấp thừa nhận và bảo đảm thi hành trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế mà không thông qua trình tự cưỡng chế do cơ quan tài phán quốc tế đã giải quyết tranh chấp thực hiện.

Vì vậy, hình thức thực hiện của bản án của cơ quan tài phán quốc tế gần với cơ chế thực thi, tuân thủ luật quốc tế và không có tính chất của việc thực hiện một bản án được đưa ra bởi một cơ quan tài phán theo cách thông thường tại cơ quan tài phán trong từng quốc gia.

Giá trị pháp lý của một phán quyết tại cơ quan tài phán quốc gia mang tính bắt buộc đối với các chủ thể tranh chấp. Tuy nhiên, các chủ thể đó có quyền kháng cáo khi không đồng ý với phán quyết đó. Tùy theo pháp luật của từng quốc gia mà các phán quyết sẽ bắt buộc thi hành ở giai đoạn nào.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *