Phân tích các nguyên tắc cơ bản của trọng tài quốc tế?

Thứ nhất, nguyên tắc thỏa thuận

Nguyên tắc này được coi là nguyên tắc nền tảng của trọng tài. Nguyên tắc thoả thuận được ghi nhận với hai nội dung, đầu tiên là các yêu cầu về trọng tài viên. Trong Luật mẫu của UNCITRAL, các bên có quyền tự do thoả thuận về số lượng trọng tài viên cũng như cách thức bổ nhiệm trọng tài viên, khoản 1 Điều 10 quy định:

“Các bên được tự do quyết định số lượng trọng tài viên”’

và khoản 2 Điều 10 quy định thêm:

“Nếu các bên không quyết định, số lượng trọng tài viên sẽ là ba người”.

Nguyên tắc thoả thuận không chỉ liên quan tới vấn đề trọng tài viên và lập hội đồng trọng tài mà còn liên quan tới các thủ tục tố tụng điều chỉnh toàn bộ quá trình trọng tài như địa điểm trọng tài được xác định như thế nào, ngôn ngữ sử dụng trong trọng tài là ngôn ngữ gì, phiên toà trọng tài diễn ra theo cách thức nào, cách xác định luật áp dụng điều chỉnh nội dung hanh chấp, thủ tục ra phán quyết ….

Về điểm này, Luật mẫu của UNCITRAL cho phép các bên tự do thoả thuận về các thủ tục mà hội đồng trọng tài phải thực hiện khi tiến hành tố tụng, mặt khác họ cũng có quyền thoả thuận về nơi tiến hành trọng tài (địa điểm trọng tài), ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài (Điều 19.1; Điều 20.1; Điều 22).

Theo Luật trọng tài của Thụy Sỹ, các bên có thể trực tiếp sử dụng hoặc dựa hên những quy tắc trọng tài xác định thủ tục trọng tài. Họ cũng có quyền “đặt quá trình trọng tài vận hành theo những thủ tục được quy định trong Luật tố tụng được xác định bởi họ ” (Điều 182.1).

Thứ hai, nguyên tắc độc lập và vô tư

Nguyên tắc này liên quan trực tiếp tới các trọng tài viên. Một trọng tài viên chỉ được xem là độc lập nếu không có bất kì lợi ích tài chính nào trong kết quả giải quyết vụ việc (chẳng hạn như ông ta là một cổ đông của một công ty đang là một bên tham gia tranh chấp) và cũng không có bất kì mối quan hệ nghề nghiệp nào với bất kì một bên tranh chấp nào. Trong mọi trường hợp, khi nhận ra nhũng yếu tố làm ảnh hưởng tới “tính độc lập” của mình, trọng tài viên có nghĩa vụ thông báo ngay cho các bên. Nếu ông ta không hành động như vậy, các bên khi tìm thấy những yếu tố ảnh hưởng tới sự độc lập của trọng tài viên có thể quyết định thay đổi trọng tài viên.

Hơn nữa, để được xem là độc lập, một trọng tài viên cần tránh các cuộc tiếp xúc với duy nhất một bên, chẳng hạn như các cuộc trao đổi miệng trực tiếp giữa trọng tài viên với một bên mà không có mặt bên kia, hoặc trao đổi thông qua văn bản với một bên mà không đồng thời chuyển tới cho bên kia một bản sao.

Nguyên tắc này được coi là nguyên tắc trung tâm của trọng tài thương mại quốc tế. Nó được đặc biệt nhấn mạnh trong các quy định mẫu của UNCITRAL, ICC, các quy định là công dân, khả năng có thể tham gia và năng lực của trọng tài viên trước khi chỉ định. Đối với chỉ định trọng tài viên duy nhất hoặc chủ tịch hội đồng trọng tài, trọng tài viên được chỉ định sẽ không có quốc tịch giống các bên trừ các trường hợp đặc biệt khác.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *