Dẫn độ tội phạm là hành vi tương trợ pháp lý, được thoả thuận giữa các quốc gia hữu quan (quốc gia yêu cầu và quốc gia được yêu cầu dẫn độ) dựa trên cơ sở các quy định của luật quốc tế, trong đó một quốc gia được yêu cầu sẽ thực hiện việc chuyển giao cá nhân đang hiện diện trên lãnh thổ nước mình cho quốc gia có yêu cầu để tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành bản án đã có hiệu lực pháp luật đối với cá nhân đó
Nguyên tắc:
– Nguyên tắc có đi có lại: Nội dung của nguyên tắc này ghi nhận quốc gia được yêu cầu dẫn độ chỉ thực hiện dẫn độ theo yêu cầu nếu nhân được bảo đảm từ phía quốc gia yêu cầu dẫn độ rằng trong trường hợp tương tự, quốc gia này chắc chắn sẽ thực hiện dẫn độ tội phạm cho quốc gia đối tác hữu quan.
-Nguyên tắc định danh kép: Theo nguyên tắc này, cá nhân cần phải dẫn độ khi hành vi của họ được định danh là hành vi tội phạm theo luật quốc gia của cả hai nước (nước yêu cầu và nước được yêu cầu dẫn độ)
-Nguyên tắc không dẫn độ công dân nước mình: Quốc gia được yêu cầu dẫn độ có quyền từ chối việc dẫn độ tội phạm nếu cá nhân phạm tội là công dân nước mình . Quy định này được ghi nhận trong hiến pháp hoặc đạo luật về quốc tịch của quốc gia. Tuy vậy, nguyên tắc này cũng có ngoại lệ. Cụ thể, tại Hội nghị quốc tế lần thứ in về thống nhất hoá luật quốc tế đã đạt được thoả thuận nhất trí nguyên tắc không dẫn độ công dân nước mình cho nước khác không được áp dụng đối với các cá nhân thực hiên tội phạm quốc tế.
-Nguyên tắc không dẫn độ tội phạm chính trị: việc xác định tính chất chính trị của tội phạm được thực hiện trong quá trình xét xử tại tóặ án, và hoàn toàn phụ thuộc vào chính sách của quốc gia nơi đang có người bị dẫn độ lẩn trốn. Thực tiễn dẫn độ tội phạm đã biết đến các trường hợp khi cá nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự ở nước mình đã bỏ trốn ra nước ngoài và yêu cầu được cư trú chính trị ở đó