Phân tích chế định kế thừa quốc gia trong luật quốc tế?

– Kế thừa theo Luật quốc tế là việc chủ thể mới của luật quốc tế tiếp nhận quyền hạn và nghĩa vụ mà chủ thể cũ đã thực hiện trước đó.

– Cơ sở của vấn đề kế thừa:

+ Công ước Viên về kế thừa theo Điều ước quốc tế thông qua ngày 22/8/1978

+ Công ước Viên về kế thừa tài sản, hồ sơ lưu trữ và công nợ quốc gia thông qua ngày 7/4/1983.

– Cơ sở làm phát sinh sự kế thừa

+ Sự xuất hiện trên trường quốc tế những quốc gia mới hoặc có sự chuyển nhượng 1 bộ phận lãnh thổ của quốc gia này sang quốc gia khác.

– Đặc điểm của kế thừa quốc gia:

+ Chủ thể của quan hệ thừa kế: quốc gia để lại kế thừa & quốc gia kế thừa

+ Đối tượng của kế thừa: là các quyền và nghĩa vụ quốc tế về lãnh thổ, điều ước quốc tế, tài sản quốc gia, vấn đề quy chế thành viên tại các tổ chức quốc tế.

– Các trường hợp kế thừa quốc gia:

+ Kế thừa quốc gia sau cách mạng xã hội

+ Kế thừa quốc gia do kết quả của phong trào giải phóng dân tộc

+ Kế thừa quốc gia khi hợp nhất hoặc giải thể quốc gia liên bang

+ Kế thừa trong trường hợp có thay đổi lớn về lãnh thổ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *