Trong lĩnh vực môi trường, nguyên tắc bình đẳng thể hiên:
– Bình đẳng giữa các thế hệ trong sử dụng và bảo vệ môi trường.
– Bình đẳng giữa các thành viên của thế hê hiện tại trong việc đáp ứng quyền được phát triển và được sống trong môi trường trong lành của tất cả các thành viên của cộng đồng quốc tế.
– Các quốc gia có quyền bình đẳng và trách nhiệm chung nhưng khác biệt nhau đối với các vấn đề môi trường, về nguyên tắc, các quốc gia cần hợp tác để bảo vệ môi trường toàn cầu. Tuy nhiên, vì có sự khác nhau trong việc làm thoái hoá môi trường toàn cầu, các quốc gia phát triển và các quốc gia đang phát triển phải chịu trách nhiệm khác biệt nhau.
Trách nhiêm bảo vệ môi trường giữa các quốc gia có trình độ phát triển khác nhau, có các nhu cầu và ưu tiên phát triển và môi trường khác nhau, có mức độ đóng góp khác nhau đối với từng vấn đề riêng biệt sẽ khác nhau. Các nước phát triển phải có trách nhiệm trong các nỗ lực quốc tế về phát triển bền vững do những áp lực mà xã hội của họ gây ra cho môi trường toàn cầu và do những công nghệ và những nguồn tài chính của họ chi phối, điều khiển.
– Sự đại diện công bằng theo khu vực địa lý giữa các thành viên của các tổ chức quốc tế trong việc đề xuất và thực hiện các chính sách liên quan đến môi trường.
– Chủ quyền đôì với tài nguyên thiên nhiên và trách nhiêm không gây tổn hại tới môi trường của các quốc gia khác hoặc các vùng nằm ngoài quyền tài phán quốc gia là một nội dung quan trọng của nguyên tắc bình đẳng áp dụng đối với mỗi quốc gia.
Nghĩa vụ không gây hại không có nghĩa là tuyệt đối không gây hại hay gây ra những rủi ro nào mà là ngăn ngừa và làm giảm các tác động gây hại đáng kể hay gây ra rủi ro cho các quốc gia khác. Trong trường hợp gây tổn hại tới môi trường của các quốc gia khác, quốc gia có hành vi vi phạm luật môi trường quốc tê’ phải có nghĩa vụ chấm dứt ngay các hành vi gây hại và gánh chịu trách nhiêm pháp lý quốc tế về các hành vi đó.