Phân tích nguyên tắc công bằng trong luật biển quốc tế?

Sự ghi nhân nguyên tắc này trong Công ước luật biển năm 1982 thể hiên một số khía cạnh:

– Thừa nhận những quyền cùa các quốc gia không có biển hoặc bất lợi về mặt địa lý được sử dụng biển cả như các quốc gia có biển ở phạm vi mà Luật biển cho phép và nghĩa vụ không làm gì phương hại đến quyền sử dụng biển cả của các quốc gia khác.

– Không đặt biển cả dưới chủ quyền riêng biệt của bất kỳ quốc gia nào. Quy định như vậy nhằm bác bỏ mọi yêu sách về chủ quyền đối với biển cả cũng như đối với vùng – di sản chung cùa loài người.

– Vùng đáy biển (vùng) có chế độ pháp lý là di sản chung của loài người. Vùng để ngỏ cho tất cả các quốc gia, dù quốc gia có biển hay không có biển, để sử dụng vào những mục đích hoàn toàn hoà bình, không phân biệt đối xử. Mọi hoạt động trong vùng được tiến hành là vì lợi ích của toàn thể loài người, không phụ thuộc vào vị trí địa lý của các quốc gia, dù là quốc gia có biển hay không có biển.

– Trong phân định biển, áp dụng công bằng không có nghĩa là sửa chữa lại tự nhiên mà là đảm bảo cho mỗi quốc gia ven biển được hưởng một vùng biển đúng và công bằng, có tính đến các hoàn cảnh hữu quan. Nguyên tắc công bằng trong phân định đã được đề cập trong Phán quyết về thềm lục địa biển Bắc năm 1969 và hàng loạt các phán quyết của các cơ quan tài phán quốc tế. Nó cũng được thể hiện trong thực tiễn quốc tế, trong sự thắng thế của nhóm công bằng (nhóm 29) đối với nhóm cách đều (nhóm 22) trong Hội nghị lần thứ ba của Liên hợp quốc về Luật biển.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *