Phân tích nguyên tắc không phân biệt đối xử trong tư pháp quốc tế?

Nội dung cơ bản của nguyên tắc không phân biệt đối xử trong tư pháp quốc tế là, khi tham gia vào các quan hệ tư pháp quốc tế, về cơ bản, người nước ngoài được đối xử bình đẳng với nhau và với công dân Việt Nam, không phân biệt nguồn gốc, chủng tộc, tôn giáo, quan điểm chính trị …. Tuy nhiên, trong một số lĩnh vực liên quan đến chính trị, an ninh quốc gia, người nước ngoài phải chịu những hạn chế nhất định so với công dân Việt Nam, ví dụ như: người nước ngoài không được tham gia bầu cử, ứng cử các chức danh nhà nước, không được làm việc trong một số ngành nghề liên quan tới an ninh quốc gia, không được sở hữu nhà với thời hạn không xác định ….

Đây cũng là nguyên tắc xuất phát từ các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế hiện đại, đó là nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia, nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác.

Nguyên tắc không phân biệt đối xử trong quan hệ giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài và giữa người nước ngoài với nhau tại Việt Nam được thể hiện rõ nét trong tư pháp quốc tế Việt Nam. Điều 16 Hiến pháp năm 2013 quy định:

       “1. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật;

  1. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sổng chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoả, xã hội”;

và Điều 48 quy định thêm:

‘‘Người nước ngoài cư trú ở Việt Nam phải tuân theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; được bảo hộ tính mạng, tài sản và các quyền, lợi ích chính đáng theo pháp luật Việt Nam”.

Cụ thể hoá Hiến pháp 2013, khoản 2 Điều 673 Bộ luật dân sự năm 2015  nêu rõ:

‘‘Người nước ngoài tại Việt Nam có năng lực pháp luật dân sự như công dân Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác”’.

Khoản 2 Điều 465 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 cũng có quy định tương tự:

‘‘Khi tham gia tố tụng dân sự, người nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam của cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, “Các bên trong quan hệ hợp đồng được thoả thuận lựa chọn pháp luật áp dụng đổi với hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều này. Trường hợp các bên không có thoả thuận về pháp luật áp dụng thì pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng đó được áp dụng”.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *