Để giải quyết hiện tượng xung đột pháp luật thông thường các cơ quan chức năng thường sử dụng hai phương pháp:
+ Phương pháp thực chất: là phương pháp dùng quy phạm thực chất, trực tiếp điều chỉnh quan hệ mà không cần bất kì một khâu trung gian nào. Quy phạm này quy định rõ quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hệ. trực tiếp điều chỉnh các quan hệ. Quy phạm thực chất thường được ghi nhận trong các điều ước quốc tế ( quy phạm thực chất thống nhất ) và được ghi nhận trong pháp luật quốc gia ( quy phạm thực chất thông thường )
+ Phương pháp xung đột: là phương pháp sử dụng các quy phạm xung đột để giải quyết xung đột pháp luật.Đây là các quy phạm pháp luật đặc biệt, nó không quy định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ, nhiệm vụ của các quy phạm xung đột chỉ là xác định hệ thống pháp luật của quốc gia nào sẽ được áp dụng để điều chỉnh quan hệ, còn bản thân quan hệ chưa được giải quyết.Muốn giải quyết vấn đề thì cơ quan có thẩm quyền cần căn cứ vào quy phạm xung đột, áp dụng hệ thống pháp luật mà quy phạm xung đột dẫn chiếu tới.
+ Áp dụng tập quán quốc tế hoặc “pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội tượng tự”: Xuất phát từ thực tiễn phong phú và đa dạng, nên cũng có trường hợp một quan hệ tư pháp quốc tế không có cả quy phạm thực chất và quy phạm xung đột điều chỉnh. Trong trường hợp này, các cơ quan có thẩm quyền sẽ lựa chọn áp dụng tập quán quốc tế hoặc “pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội tượng tự”