Quan hệ hôn nhân và gia đình trong tư pháp quốc tế

1. Một số khái niệm vè hôn nhân và gia đình trong tư pháp quốc tế.

Quan hệ hôn nhân và gia đình trong tư pháp quốc tế bao gồm các vấn đề kết hôn, ly hôn, quan hệ tài sản giữa vợ chồng, quan hệ giữa cha mẹ và con cái, quan hệ nuôi dưỡng, … có yếu tố nước ngoài. Cơ sở pháp lý được quy định tại khoản 25 Điều 3 Luật hôn nhân gia đình năm 2014

Khi một bên chủ thể là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

– Khi căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài và phát sinh ở việt Nam. Ví dụ: Hai công dân Việt Nam kết hôn ở nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền của nước đó.

– Tài sản liên quan đén quan hệ đó ở nước ngoài, tồn tại ở nước ngoài.

Như vậy, xuất hiện quan hệ hôn hân và gia đình có yếu tố nước ngoài sẽ làm xuất hiện xung đột pháp luật trong lĩnh vục hôn nhân và gia đình

Không được coi là có yếu tố nước ngoài đối với vệc kết hôn và các quan hệ hôn nhân gia đình khác phát sinh giữa công dân Việt Nam đang công tác, học tập, lao động, du lịch, … có thời hạn với nhau hoặc với công dân Việt Nâm cư trú trong nước.

Về xung đột pháp luật về quan hệ hôn hân và gia đình:

Đây là hiện tượng nhiều hệ thống pháp luật khác nhau đều có thể được áp dụng để điều chỉnh một quan hệ hôn nhân gia đinh có yếu tố nước ngoài.

Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này là;

– Quan hệ hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài tất yếu liên quan đến nhiều hệ thống pháp luật khác nhau.

– Pháp luật về quan hệ nhân nhân gia đình của các quốc gia khác nhau có sự khác nhau

2. Giải quyết xung đột pháp luật về kết hôn

Về pháp luật của các nước thì:

– Điều kiện kết hôn là tất cả các quy định để một cuộc hôn nhân có giá trị về nội dung.

Để giải quyết xung đột pháp luât về điều kiện kết hôn hầu hết các quốc gia trên thế giới lựa chọn hai hệ thuộc: luật quốc tịch hoặc luật nơi cư trú cả các bên chủ thể.

Ngoại lệ là đối với những nước áp dụng luật quốc tịch để xác định luật quốc tịch: Ví dụ: Pháp, Đức. Ngoài việc tuân thủ luật quốc tịch thì các bên chủ thể cần phải tuân thủ luật của nước nơi tiến hành kết hôn.

Nghi thức kết hôn tiến hành kết hôn để cuôc hôn nhân có giá trị về mặt hình thức.

Về mặt hình thức hầu hết các quốc gia áp dụng luật của nơi tiến hành nghi thức.

Ngoài ra điều kiện kết hôn và nghi thức kết hôn còn được quy định trong các điều ước quốc tế.

Giải quyết xung đột pháp luật về két hôn theo pháp luật Việt Nam

Nguồn luật quy định:

– Các hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam ký kết với các nước

– Các văn bản pháp luật việt nam hiện hành: Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, Nghị định 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014

Kết hôn theo quy định của các hiệp định tương trợ tư pháp (Việt Nam- Nga, Việt Nam – Lào, Việt Nam – Ba Lan, …)

Điều kiện kết hôn áp dụng luật quốc tịch của các bên chủ thể. Ngoại lệ ngoài việc tuân thủ pháp luật của nước nước mầ mang quốc tịch còn phải tuân thủ pháp luật của nước nơi tiên hành kết hành việc cấm kết hôn.

Nghi thức kết hôn được xác định theo pháp luật của nơi tiến hành kết hôn.

Theo các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành

Luật áp dụng để xác định điều kiện kết hôn theo Điều 126 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

Kết hôn giữa công dân với người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam luật áp dụng công dân Việt Nam tân thủ pháp luật Việt Nam, người nước ngoài tuân thủ pháp luật của nước mà người đó là công dân, ngoài ra còn phải tuân thủ pháp luật pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn.

Kết hôn giữa những người nước ngoài với nhau tại cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam. Mỗi bên sẽ tuân thủ luật nước ngoài với nhau hoặc mỗi chủ thể tuân thủ nước mình có quốc tịch nếu điều kiện tại Đại sứ quán của nơi đó ở Việt Nam.

Kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc người nước ngoài đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền tại nước ngoài, cuộc kết hôn sẽ được công nhận tại Việt Nam nếu việc kết hôn đó đó phù hợp với pháp luật nước nơi tiến kết hôn và công dân Việt Nam không vận chung quy định pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn và cấm kết kết hôn.

Ngoại lệ của việc này được quy định tại Điều Điều 126 nếu vi phạm pháp luật Việt Nam vào thời điển kết hôn nhưng vẫn được công nhận. Nếu bào thời điểm yêu cầu công nhận việc kết hôn hậu quả đã được khắc phục. Việc công nhận kết hôn đó là để bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ và trả em.

Nghi thức kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền theo pháp luật việt Nam.

Thẩm quyền đăng ký kết hôn: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi thường trú của công dân Việt Nam hoặc nơi thường trú của công dân ước ngoài trong trường hợp hai người nước ngoài kết hôn với nhau.

Ngoại lệ là việc Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của công dân Việt Nam ở khu vực biên giới thực hiện đăng ký kết hôn của công dân Việt Nam ở khu vực biên giới với công dân nước làng giềng.


Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *