Quan hệ kinh tế quốc tế: Câu hỏi tự luận ôn tập

Câu hỏi tự luận chương 1: Những vấn đề chung về quan hệ kinh tế quốc tế

Câu 1: Nêu khái niệm quan hệ kinh tế quốc tế và nền kinh tế thế giới

1.Khái niệm quan hệ kinh tế quốc tế

Để phản ánh sự phụ thuộc giữa các nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới với nhau trong quá trình tồn tại và phát triển, thuật ngữ quan hệ kinh tế quốc tế đã được sử dụng.

Quan hệ kinh tế quốc tế là khái niệm dùng để chỉ mối quan hệ về kinh tế giữa từ hai quốc gia trên thế giới với nhau. Không một quốc gia nào trên thế giới tồn tại, phát triển có hiệu quả mà không có mối quan hệ nào với các quốc gia khác trên thế giới, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế.

Quan hệ kinh tế quốc tế là yếu tố cơ bản giúp hình thành và phát triển nền kinh tế thế giới. Quan hệ kinh tế quốc tế phản ánh yêu cầu khách quan của sự phát triển lực lượng sản xuất trong nền kinh tế thế giới. Quan hệ kinh tế quốc tế là những mối quan hệ tất yếu phát sinh trong quá trình tác động qua lại lẫn nhau giữa các chủ thể của quan hệ kinh tế quốc tế.

Dấu hiệu để nhận biết và phân biệt quan hệ kinh tế quốc tế với nhiều loại quan hệ khác giữa các quốc gia: Quan hệ kinh tế quốc tế là quan hệ chứa đựng đồng thời cả quan hệ kinh tế và quan hệ quốc tế. Theo đó:

– Quan hệ kinh tế được hiểu là quan hệ phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh, tổ chức – quản lý sản xuất kinh doanh, sử dụng lao động, phân phối sản phẩm, dịch vụ trong xã hội và các quan hệ khác phát sinh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Các quan hệ kinh tế chịu sự chi phối và tác động của các quy luật kinh tế khách quan như: quy luật cung cầu, quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật lợi ích cận biên giảm dần, quy luật lưu thông tiền tệ…

Mỗi quốc gia trên thế giới, để tồn tại và phát triển đều cần có các mối quan hệ với các quốc gia khác, như quan hệ liên quan đến an ninh quốc gia, biên giới lãnh thổ, văn hóa – xã hội, kinh tế, chính trị, quân sự, môi trường… Trong khuôn khổ môn học này, chúng ta không nghiên cứu các mối quan hệ giữa các quốc gia, mà chỉ tập trung nghiên cứu về quan hệ kinh tế giữa các quốc gia.

– Quan hệ quốc tế được hiểu là quan hệ có yếu tố nước ngoài, hoặc chúng có phạm vi vượt quá biên giới một quốc gia.

Trong thực tiễn hoạt động kinh tế có các quan hệ kinh tế chỉ diễn ra trong phạm vi một quốc gia, tuy nhiên cũng có rất nhiều hoạt động kinh tế diễn ra trên phạm vi vượt quá biên giới một quốc gia hoặc có liên quan đến yếu tố nước ngoài. Trong khuôn khổ môn học này, chúng ta chỉ xem xét các hoạt động kinh tế có phạm vi vượt quá biên giới một quốc gia hoặc có liên quan đến yếu tố nước ngoài.

Các ví dụ điển hình thể hiện mối quan hệ về kinh tế giữa các quốc gia trên thế giới có thể kể tới: quan hệ xuất, nhập khẩu hàng hóa, đầu tư nước ngoài, chuyển giao khoa học – công nghệ, xuất, nhập khẩu sức lao động, thanh toán quốc tế…

về nguồn luật điều chỉnh các quan hệ kinh tế quốc tế: với sự đan xen và thể hiện rất phong phú của các quan hệ kinh tế quốc tế, trên thực tế, quan hệ kinh tế quốc tế là đối tượng điều chỉnh của cả pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế.

2. Khái niệm nền kinh tế thế giới

Nền kinh tế thế giới là tổng thể các nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới, có mối quan hệ phụ thuộc và tác động qua lại lẫn nhau thông qua các quan hệ kinh tế quốc tế. Nhờ có các quan hệ kinh tế quốc tế mà nền kinh tế các quốc gia có thể liên kết với nhau, hình thành một chỉnh thể có tính thống nhất.

Quan hệ kinh tế quốc tế và nền kinh tế thế giới là hai khái niệm có mối quan hệ biện chứng với nhau. Nền kinh tế thế giới hình thành và phát triển do một số nguyên nhân chủ yếu sau:

–    Nền kinh tế thế giới chỉ xuất hiện khi sự phân công lao động xã hội vượt khỏi biên giới quốc gia, tức mang tính quốc tế.

–    Các nước công nghiệp phát triển, việc tổ chức sản xuất các sản phẩm thường có quy mô rất lớn, vượt xa khả năng tiêu dùng trong nội bộ một quốc gia. Do đó có nhu cầu đầu tư vốn, khoa học – công nghệ sang các nước đang và kém phát triển với mong muốn thu được lợi nhuận cao hơn và giảm chi phí sản xuất (khi tận dụng được nguồn nhân công, tài nguyên rẻ tại các nước này).

–     Các nước đang và kém phát triển ngày càng có nhu cầu mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế để tiếp nhận kĩ thuật, công nghệ, vốn, kinh nghiệm quản lý từ các nước công nghiệp phát triển trên thế giới nhằm bù đắp vào những thiếu hụt tại quốc gia mình.

–     Các điều kiện về giao thông, liên lạc, tài chính…, đặc biệt là giao dịch trực tuyến thông qua internet ngày càng phát triển.

–     Pháp luật và thông lệ quốc tế frong hoạt động kinh tế ngày càng được các quốc gia trên thế giới chấp nhận và sử dụng rộng rãi.

[/notes]

Câu 2: Vai trò của các chủ thể của quan hệ kinh tế quốc tế?

Các chủ thể của quan hệ kinh tế quốc tế bao gồm:

  • Quốc gia
  • Các tổ chức và liên kết kinh tế quốc tế
  • Công ty xuyên quốc gia (TNCs)
  • Cá nhân
  • Các chủ thể khác (Các tổ chức phi chính phủ – NGOs; các lãnh thổ hải quan)

1, Quốc gia

Quốc gia có thể phân chia thành nước kém phát triển, nước đang phát triển, nước phát triển hoặc nước có thu nhập trung bình thấp, trung bình cao, nước có thu nhập cao…Dù nước có phạm vi nhỏ, dân cư ít nếu tham gia vào quan hệ kinh tế quốc tế sẽ đều giúp nền kinh tế thế giới phát triển nhờ gia tăng sự trao đổi hàng hóa xuất nhập khẩu, giao dịch tài chính, thu ngoại tệ, đầu tư nước ngoài…

2, Các tổ chức và liên kết kinh tế quốc tế

Chủ thể này được hình thành và phát triển do quá trình quốc tế hóa đời sống kinh tế, đặc biệt trong quá trình toàn cầu hóa kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay. Các chủ thể này có thể là tổ chức mang tính khu vực như: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), NAFTA, EU…; liên kết kinh tế liên khu vực như: Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), ASEM… hoặc tổ chức, liên kết kinh tế toàn cầu như WB, IMF, WTO, FAO…

Các chủ thể này ngày càng có vai ưò quan trọng trong quan hệ kinh tế quốc tế, như: Tổ chức và phối hợp hoạt động của các quốc gia trong việc điều chỉnh các quan hệ kinh tế quốc tế; Tạo cơ sở cho các cuộc đối thoại về kinh tế giữa những nước giàu và nước nghèo; Quan tâm giải quyết các vấn đề kinh tế toàn cầu như năng lượng, lương thực, môi trường sinh thái; Góp phần tạo thuận lợi cho sự xích lại gần nhau giữa các dân tộc, góp phần xây dựng thế giới hòa bình và an ninh; Các tổ chức kinh tế quốc tế có vai trò lớn trong việc xây dựng một hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ kinh tế quốc tế.

3.Công ty xuyên quốc gia

Công ti xuyên quốc gia là khái niệm dùng để chỉ các công ti sản xuất hay cung cấp dịch vụ ở ít nhất hai quốc gia, hoạt động theo một hệ thống, có định hướng chiến lược phát triển chung. Có thể hiểu, TNCs là một tập đoàn tư bản bao gồm hai bộ phận chính:

+ Công ti mẹ (đóng tại một nước)

+ Các công ti con (các chi nhánh ở nước ngoài).

TNCs thúc đẩy thương mại thế giới phát triển, đặc biệt là các nước có nền kinh tế hướng về xuất khẩu vì các TNCs giúp khai thác một cách có hiệu quả nguồn lực sản xuất của các quốc gia này. Các TNCs giúp phát triển nguồn nhân lực, tạo điều kiện chuyển giao khoa học – công nghệ cho nước nhận đầu tư. Các công ti xuyên quốc gia đóng vai trò quan trọng trong chuyển giao công nghệ, dây chuyền sản xuất tiên tiến, đào tạo lực lượng lao động tay nghề cao. Đôi khi, một TNCs có sức mạnh kinh tế lớn hơn cả các quốc gia tiếp nhận đầu tư. Ví dụ, năm 2018, Tập đoàn tài chính City Group của Mỹ, có tổng giá trị tài sản lên tới 1.917 tỉ USD vời 219 chi nhánh, trong đó có 80 chi nhánh tại nước ngoài và hoạt động đầu tư tại 27 quốc gia.

4,Cá nhân

Cá nhân là chủ thể có thể tham gia một cách linh hoạt vào nhiều loại quan hệ kinh tế quốc tế, như:

+ Tham gia vào quan hệ xuất khẩu lao động. Ví dụ: người Việt Nam đi xuất khẩu lao động ở Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Trung Đông;

+ Tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa quốc tế với vai trò là thương nhân;

+ Tham gia cung ứng dịch vụ giáo dục, đào tạo cho nước ngoài. Ví dụ: các giáo sư của các trường đại học đi giảng dạy ở nước ngoài;

+ Tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán nước ngoài;

+ Tham gia vào hoạt động chuyển giao công nghệ hay chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ cho cá nhân, tổ chức nước ngoài.

5,Chủ thể khác

5.1 Các tổ chức phỉ Chỉnh phủ (NGOs)

Tên gọi NGOs được đưa vào sử dụng khi thành lập UN năm 1945, đây là loại hình tổ chức được thành lập một cách tự nguyện và hợp pháp, không thuộc bộ máy hành chính nhà nước và không nhằm mục đích lợi nhuận. Các NGOs ra đời với nhiều mục đích khác nhau, thông thường nhằm đẩy mạnh các mục tiêu chính trị, xã hội như bảo vệ môi trường thiên nhiên (ví dụ: tổ chức Greenpeace), khuyến khích việc tôn trọng quyền con người (ví dụ: tổ chức Amnesty International), cải thiện mức phúc lợi cho những người bị thiệt thòi, hoặc đại diện cho một nghị trình đoàn thể.

Xu thế hiện nay khối lượng viện trợ của NGOs cho các nước đang phát triển ngày càng tăng và lĩnh vực hoạt động của NGOs chuyển theo hướng giảm viện trợ nhân đạo và tăng viện ượ phát triển. Các NGOs ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội, nhân đạo, giáo dục, tôn giáo, môi trường,… trên thế giới.

Trong quan hệ kinh tế quốc tế, mặc dù không lớn như các nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), viện trợ từ các NGOs là viện trợ không hoàn lại, mang tính nhân đạo và phát triển, không chỉ là vật chất mà cả chuyển giao kinh nghiệm, công nghệ, bí quyết cần cho xây dựng kinh tế, nâng cao dân trí…

5.2 Các lãnh thổ hải quan

Các lãnh thổ hải quan có quyền độc lập trong quan hệ thương mại và đối ngoại có thể trở thành thành viên của WTO (Điều XII Hiệp định thành lập WTO). Trong quan hệ kinh tế quốc tế, các lãnh thổ hải quan có quyền độc lập này có khả năng và đã tham gia vào các quan hệ thương mại, đầu tư, thanh toán… tương tự như các quốc gia.

Ví dụ: Hiện tại, EU, Ma Cao (Trung Quốc), Hồng Kông (Trung Quốc) là thành viên của WTO. Đây chính là các lãnh thổ hải quan – chủ thể của quan hệ kinh tế quốc tế.

Câu 3: Trình bày về xu hướng toàn cầu hóa kinh tế và khu vực hóa kinh tế, nêu mối quan hệ của hai xu hướng này.

XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ

Toàn cầu hóa là quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt (Kinh tế, Văn hóa, Khoa học… ).

Biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế 

a,Thương mại thế giới phát triển mạnh

– Tốc độ gia tăng trao đổi hàng hóa trên thế giới nhanh hơn nhiều so với gia tăng GDP.

– Hình thành tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

b) Đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh

– Từ năm 1990 → 2000 tổng đầu tư nước ngoài tăng từ 1.774 tỷ USD lên 8.895 tỷ USD (tăng hơn 5 lần)

– Trong đó, dịch vụ chiếm tỷ trọng ngày càng lớn, nhất là tài chính – ngân hàng – bảo hiểm…

c) Thị trường tài chính quốc tế mở rộng

– Hình thành mạng lưới liên kết tài chính.

– Các tổ chức tài chính toàn cầu IMF, WB… đóng vai trò to lớn trong nền kinh tế – xã hội thế giới.

d) Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn

– Số lượng ngày càng nhiều.

– Vai trò:

+ Hoạt động trên nhiều quốc gia.

+ Nắm nguồn của cải vật chất lớn.

+ Chi phối nhiều ngành kinh tế quan trọng.

Hệ quả của toàn cầu hóa kinh tế

a) Tích cực

– Thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

– Đẩy nhanh đầu tư và khai thác triệt để khoa học công nghệ, tăng cường sự hợp tác quốc tế.

b) Tiêu cực

– Gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo, trong từng quốc gia và giữa các nước trên thế giới.

XU HƯỚNG KHU VỰC HÓA KINH TẾ

Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực được hình thành

– Nguyên nhân: Do sự phát triển không đều và sức ép cạnh tranh trong các khu vực trên thế giới, nên các quốc gia có những nét tương đồng về văn hóa, xã hội, địa lí hoặc có chung mục tiêu, lợi ích… đã liên kết lại với nhau.

– Ví dụ: EU, APEC, ASEAN, NAFTA …

Hệ quả của khu vực hóa kinh tế

a) Tạo ra cơ hội

– Thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.

– Tăng cường tự do hóa thương mại, đầu tư dịch vụ.

– Mở rộng thị trường, đẩy nhanh quá trình toàn cầu hóa kinh tế thế giới.

b) Tạo ra thách thức

– Đặt ra nhiều vấn đề như đảm bảo quyền độc lập, tự chủ về kinh tế và chính trị…

Câu 4: Giá cả quốc tế là gì? Nêu khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của việc nghiên cứu giá quốc tế.

Định nghĩa

Giá quốc tế là biểu hiện bằng tiền giá trị quốc tế của hàng hóa, dịch vụ trên thị trường thế giới.

Đặc điểm

a) Giá cả quốc tế của hàng hóa có xu hướng biến động rất phức tạp vì giá quốc tế phải chịu tác động của rất nhiều những nhóm yếu tố:

i) Những yếu tố ảnh hưởng tới giá trị của hàng hóa. Như sự tăng lên của năng suất lao động, do áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ (vd: màn hình AUCIDI trước đây 1 năm có giá 1000$ nhưng hiện nay giá chỉ 300$, trong khi đó tính năng lại tiến bộ hơn nhiều).

ii) Những yếu tố ảnh hưởng tới quan hệ cung cầu. Như thu nhập của người dân (tăng lên ảnh hưởng tới cầu – sức mua tăng hoặc giảm xuống), sự thay đổi điều kiện tự nhiên ảnh hưởng tới cung hàng hóa (sản xuất cà phê gặp hạn hán – dẫn tới cung giảm), các yếu tố chính trị xã hội (dầu mỏ lên xuống rất phức tạp, không theo một quy luật nào, chính sách pháp luật của mỗi nước thay đổi) v.v…

iii) Những yếu tố ảnh hưởng tới giá trị quốc tế của đồng tiền. Như lạm phát, thay đổi tỷ giá hối đoái, khủng hoảng tài chính tiền tệ.

b) Có hiện tượng nhiều giá đối với một mặt hàng. Khi điều tra, tìm hiểu thì ta thấy cùng một loại hàng hóa trên thị trường sẽ có rất nhiều mức giá khác nhau. Nguyên nhân bắt nguồn là từ:

i) Phương thức mua bán khác nhau. Nếu mua bán trực tiếp thì giá quốc tế của hàng hóa sẽ khác khi mua qua trung gian, qua đại lý, môi giới, hoặc mua bán trao đổi hàng – tiền bình thường sẽ khác hơn là mua bán hàng – hàng, hoặc các giao dịch tạm nhập tái xuất, mua bán theo hình thức hội chợ, triễn lãm, đấu thầu v.v…

ii) Phương thức thanh toán khác nhau. Nếu trả tiền ngay thì giá sẽ khác hơn là trả tiền sau, trong buôn bán quốc tế thì người bán và người mua ở hai nước khác nhau do vậy việc việc thanh toán rất phức tạp – nếu thanh toán qua ngân hàng có thể chọn nhiều hình thức như chuyển tiền, thư tín dụng, trả tiền thông qua LC, nhờ thu v.v… – khi sử dụng ngân hàng để thực hiện các dịch vụ chuyển tiền theo các hình thức khác nhau thì ngân hàng phải tính phí do vậy giá cả hàng hóa có sự thay đổi.

iii) Phương thức vận chuyển khác nhau. Khi lựa chọn phương thức vận chuyển khác nhau thì giá quốc tế sẽ phải khác nhau. Các phương thức vận chuyển như đường bộ, đường thủy (đường biển mặc dù chi phí rẻ nhất nhưng mức độ rủi ro lại cao nhất), đường hàng không (có chi phí cao nhưng bù lại rất nhanh), đường sắt, đường ống (xăng, dầu).

iv) Điều kiện cơ sở giao hàng khác nhau. Giá FOB (mức giá chưa tính phí bảo hiểm). Mức giá giao tại chân công trình sẽ rất khác so với giao hàng tại xưởng. Quyền lợi và nghĩa vụ của người bán và người mua trong các trường hợp khác nhau thì trách nhiệm, rủi ro sẽ ảnh hưởng tới giá của hàng hóa.

c) Có hiện tượng “giá cánh kéo” đối với giá cả hàng hóa trên thị trường.

Câu 5: Điều kiện xác định giá quốc tế và các hình thức biểu hiện của giá quốc tế

Điều kiện xác định giá quốc tế

Một là, giá quốc tế phải là giá có tính chất đại diện cho đối tượng trao đổi trên thị trường thế giới và phải là giá của các giao dịch thông thường.

Để thỏa mãn điều này, người ta thường lấy giá của nước xuất khẩu với khối lượng lớn nhất sản phẩm đó trên thị trường thế giới hoặc giá của nước nhập khẩu lớn nhất sản phẩm đó trên thị trường thế giới là giá quốc tế.

Ví dụ: Lấy giá xuất khẩu gạo tại Thái Lan là giá gạo quốc tế; lấy giá xuất khẩu cà phê tại Brazin là giá cà phê quốc tế…

Hai là, giá đó phải được tính bằng đồng tiền mạnh có khả năng tự do chuyển đổi.

Đồng tiền được coi là mạnh là tiền có khả năng chuyển đổi và phải giữ vị trí quan trọng trong hệ thống tiến tệ quốc tế.

Một số đồng tiền mạnh hiện nay như: Đô la Mĩ (USD); Euro (EUR); Yên Nhật Bản (JPY); Bảng Anh (GBP)…

Các hình thức biểu hiện giá quốc tế

– Theo mức độ tin cậy của giá cả, có các loại giá sau đây: giá tham khảo, giá chào hàng, giá yết bảng ở các sở giao dịch, giá thực tế trong các hợp đồng đã kí kết, giá bán đấu giá và đấu thầu…

– Theo điều kiện mua bán hàng hóa, có hai hệ thống giá là giá FOB và giá CIF.

– Theo điều kiện thanh toán quốc tế, có giá thanh toán ngay và giá thanh toán sau.

Câu 6: Tỉ lệ trao đổi trong thương mại quốc tế là gì? Các yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ trao đổi trong thương mại quốc tế?

Khái niệm

Tỉ lệ trao đổi trong tiếng Anh là Terms of trade, viết tắt là TOT.

Tỉ lệ trao đổi (TOT) thể hiện tỉ lệ giữa giá xuất khẩu của một quốc gia và giá nhập khẩu của quốc gia đó. Có bao nhiêu đơn vị xuất khẩu được yêu cầu để mua một đơn vị nhập khẩu? Tỉ lệ này được tính bằng cách chia giá xuất khẩu cho giá nhập khẩu và nhân kết quả với 100.

Khi nguồn vốn chảy ra khỏi đất nước do nhập khẩu nhiều hơn thì TOT của quốc gia đó sẽ nhỏ hơn 100%. Khi TOT lớn hơn 100%, quốc gia này đang tích lũy nhiều vốn từ xuất khẩu hơn là chi cho nhập khẩu.

Các yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ trao đổi

TOT phụ thuộc ở một mức nào đó vào tỉ giá hối đoái và tỉ giá lạm phát hoặc giá cả. Một loạt các yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến TOT, và một số có ảnh hưởng riêng tới từng ngành và khu vực cụ thể.

Sự khan hiếm: Số lượng hàng hóa có sẵn để giao dịch là một trong những yếu tố như vậy. Càng nhiều hàng hóa mà một nhà cung cấp có sẵn để bán, thì càng có nhiều hàng hóa được bán và nhà cung cấp có thể mua được càng nhiều hàng hóa bằng cách sử dụng vốn thu được từ việc bán hàng.

Quy mô và chất lượng hàng hóa cũng ảnh hưởng đến TOT. Hàng hóa lớn hơn và chất lượng cao hơn có thể sẽ có giá cao hơn. Nếu hàng hóa bán với giá cao hơn, một người bán sẽ có thêm vốn để mua thêm hàng hóa.

Tỉ lệ trao đổi biến động

Một quốc gia có thể mua thêm hàng hóa nhập khẩu cho mỗi đơn vị xuất khẩu mà họ đã bán khi TOT của họ tốt lên. Do đó, việc tăng TOT có thể có lợi vì quốc gia cần xuất khẩu ít hơn để mua vào một số lượng nhập khẩu nhất định.

Khi TOT tăng có thể có tác động tích cực đến lạm phát do chi phí đẩy ở trong nước, vì mức tăng này cho thấy giá nhập khẩu giảm so với giá xuất khẩu. Tuy nhiên, khối lượng xuất khẩu của quốc gia có thể giảm xuống mức bất lợi cho cán cân thanh toán (BOP).

Quốc gia phải xuất khẩu một số lượng lớn hơn đơn vị mà họ đã mua cùng một số lượng nhập khẩu khi TOT có dấu hiệu đi xuống. Giả thuyết Prebisch-Singer nói rằng một số thị trường mới nổi và các nước đang phát triển đã phải trải qua tình trạng TOT giảm vì giá hàng hóa giảm so với giá của hàng hóa sản xuất.

Câu 7: Nêu một số nét về thương mại quốc tế hiện đại

1.Khái niệm

Cho đến nay chưa có một định nghĩa hay một cách hiểu thống nhất về hoạt động thương mại quốc tế. Người ta mới chỉ thống nhất ở điểm: thương mại quốc tế là tổng hợp các hoạt động, giao dịch hàng hóa và dịch vụ trong quan hệ thương mại quốc tế. Điểm chưa thống nhất là ở chỗ tham gia vào các quan hệ thương mại quốc tế thì đối tượng tham gia gồm nhiều chủ thể khác nhau. Có quan hệ thương mại quốc tế phát sinh giữa các quốc gia (kể cả các nước, vũng lãnh thổ) nhưng cũng có quan hệ thương mại quốc tế phát sinh giữa các doanh nghiệp, các công ty thương mại của các nước khác nhau với nhau. Quan hệ thương mại quốc tế cũng có thể có sự tham gia của các tổ chức quốc tế như Tổ chức Thương mại thể giới (WTO) hoặc của cơ quan chuyên môn của Liên Hợp Quốc như Uỷ ban pháp luật thương mại quốc tế của Liên Hợp Quốc (UNCITRAL)…

2.Sự phát triển của thương mại quốc tế hiện đại

Sự phát triển của thương mại quốc tế tùy thuộc vào sự phát triển của các mối quan hệ thương mại phát sinh ở phạm vi quốc tế. Thương mại quốc tế, về quy mô, phát triển từ cấp độ song phương rồi đến cấp độ khu vực và sau cùng là ở quy mô toàn cầu. Về nội dung, thương mại quốc tế lúc mới hình thành chỉ bao gồm các giao dịch về thương mại hàng hóa. Cùng với sự phát triển của quan hệ thương mại quốc tế, nội dung của hoạt động thương mại quốc tế đã mở rộng sang cả lĩnh vực thương mại dịch vụ, đầu tư, tài chính, sở hữu trí tuệ,… Về mặt tính chất, hoạt động thương mại quốc tế, khi mới hình thành, mang tính ‘đóng’ do vì dựa chủ yếu trên nguyên tắc bảo hộ mậu dịch, và ở một số nhóm nước hay một số khu vực, hoạt động thương mại quốc tế bảo vệ các quan hệ dựa trên nguyên tắc độc quyền của Nhà nước về thương mại quốc tế nói chung và về ngoại thương nói riêng.

Câu 8: Bình luận về sự trỗi dậy của xu hướng bảo hộ mậu dịch tại nhiều nước trên thế giới sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008.

Chủ nghĩa bảo hộ (protectionism) là thuật ngữ nói đến những chính sách kinh tế được dùng để kiềm chế thương mại giữa các nước bằng nhiều biện pháp, như đánh thuế hàng nhập khẩu, thu hẹp hạn ngạch hay nâng cao tiêu chuẩn về chất lượng, xuất xứ và vệ sinh dịch tễ. Mấu chốt của bất kì loại hình bảo hộ nào nằm ở chỗ chính phủ mong muốn “bảo vệ” những sản phẩm nội địa khỏi đối thủ cạnh tranh từ nước ngoài, vốn có thể bán cùng một sản phẩm nhưng ở mức giá thấp hơn.

Coface (tập đoàn chuyên về bảo hiểm tín dụng của Pháp) công bố số lượng các biện pháp bảo hộ thương mại thực hiện trên toàn cầu hiện nay đã tăng gấp 2,5 lần so với năm 2010. Trong số các biện pháp bảo hộ thương mại, thì công cụ thuế quan (nhập khẩu) được sử dụng với tỉ trọng ngày càng tăng, tỉ trọng này đã tăng gấp 2 lần sau 9 năm (8% năm 2009, 16% năm 2018). Đơn cử, từ năm 2016 đến 2018, thuế nhập khẩu của Mỹ đã tăng mạnh, từ 5,4% đến 12,5%.

Báo cáo thường niên của Hội nghị Thương mại và phát triển Liên hợp quốc (UNCTAD) công bố cuối tháng 9/2018 nhận định, 10 năm sau cuộc khủng hoảng tài chính (2008 – 2018), nền kinh tế toàn cầu vẫn còn bất ổn, đặc biệt sự leo thang không ngừng của hàng rào thuế quan thương mại thời gian gần đây là một mối quan ngại lớn hơn, bởi vì nó sẽ làm nhiễu loạn hệ thống thương mại quốc tế, làm gia tăng tính bất ổn của thị trường và thu hẹp đầu tư, từ đó tác động không tốt đến sự phát triển kinh tế trung hạn trên toàn cầu. Báo cáo cảnh báo rằng sau khi bùng phát cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, các nước trên thế giới không những không xây dựng chính sách tốt để ngăn chặn cuộc khủng hoảng tái diễn, ngược lại còn cho phép các cơ quan tài chính lớn tăng trưởng thiếu kiểm soát, nợ chính phủ cũng tiếp tục phình ra trong thời gian gần đây, hình thành nên những rủi ro mới. Báo cáo chỉ rõ quy mô của các ngân hàng trên toàn cầu và các ngân hàng ngầm đã tăng lên 160.000 tỉ USD, gấp đôi so với quy mô của nền kinh tế toàn cầu hiện nay; khối lượng nợ toàn cầu đã tăng lên gần 250.000 tỉ USD, hơn một nửa so với cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

Những hạn chế về mặt thương mại gây ra bởi chủ nghĩa bảo hộ là con đường 2 chiều. Mọi hành động mang tính bảo hộ đều có thể hứng chịu “sự trả đũa” bởi các hình thức tương tự, qua đó dễ dẫn đến chiến tranh thương mại. Đơn cử, cuộc chiến thương mại do chính quyền Mỹ khơi mào năm 2018 nếu tiếp tục leo thang có thể sẽ khiến kinh tế toàn cầu, vốn vừa có dấu hiệu phục hồi sẽ mất đà tăng trưởng và có thể suy giảm trở lại. Đây là lời dự đoán được đưa ra trong báo cáo thường niên về Thương mại và Phát triển năm 2018 do UNCTAD công bố. Cụ thể, nếu các biện pháp trừng phạt về thuế lẫn nhau giữa Mỹ với các nước Trung Quốc, EU, Nhật Bản, Canada, Mexico, Hàn Quốc dẫn tới cuộc chiến thương mại thì ước tính trong khoảng thời gian 5 năm (từ 2019 – 2023), nhịp độ tăng trưởng sẽ giảm đi đáng kể so với trường hợp không xảy ra cuộc chiến thương mại. Báo cáo trên cho rằng tình trạng này sẽ khiến các nước có xuất siêu thương mại bị thu hẹp lại, như Trung Quốc, Nhật Bản, sẽ hạ tỉ giá hối đoái tiền tệ nhằm duy trì sức cạnh tranh. Ngoài ra, việc các doanh nghiệp cắt giảm mức lương công nhân sẽ dẫn đến sự suy giảm nhu cầu và đầu tư trong nước.

Theo báo cáo của ủy ban Kinh tế và xã hội của Liên hợp quốc tại châu Á – Thái Bình Dương (UNESCAP), thương mại toàn cầu đã thúc đẩy nhiều lĩnh vực trong thời gian qua và chủ nghĩa bảo hộ gia tăng sẽ khiến cho tốc độ tăng trưởng kinh tế, đặc biệt ở các nước đang phát triển bị chậm lại, cụ thể là mức 1,2%. Khu vực châu Á – Thái Bình Dương sẽ là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề của chủ nghĩa bảo hộ. Khu vực này trung bình xuất khẩu xấp xỉ 15% sản phẩm của mình sang thị trường Hoa Kỳ – nơi mà làn sóng bảo hộ đang dấy lên mạnh mẽ. Đối với một so quốc gia khác thì con số này còn nhiều hơn, như lượng xuất khẩu của Trung Quốc sang Hoa Kỳ chiếm khoảng 20% tổng xuất khẩu của Trung Quốc tính theo giá frị gia tăng, tương đương 3,7% GDP. Bên cạnh đó, Mỹ với dân số 323 triệu người, là thị trường lớn đối với nhiều nền kinh tế châu Á. Cho nên, nếu chủ nghĩa bảo hộ được thực hiện tại quốc gia này, nhiều nhà sản xuất châu Á có nguy cơ rơi vào tình trạng khó khăn khi thực hiện hoạt động xuất khẩu hàng hóa.

Câu 9: Phân tích tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ bốn tới sự phát triển của nềkinh tế thế giới.

Về mặt kinh tế, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư có tác động đến tiêu dùng, sản xuất và giá cả. Từ góc độ tiêu dùng và giá cả, mọi người dân đều được hưởng lợi nhờ tiếp cận được với nhiều sản phẩm và dịch vụ mới có chất lượng với chi phí thấp hơn.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng tác động tích cực đến lạm phát toàn cầu. Nhờ những đột phá về công nghệ trong các lĩnh vực năng lượng (cả sản xuất cũng như sử dụng), vật liệu, Internet vạn vật, người máy, ứng dụng công nghệ in 3D (hay còn được gọi là công nghệ chế tạo đắp dần, có ưu việt là giúp tiết kiệm nguyên vật liệu và chi phí lưu kho hơn nhiều so với công nghệ chế tạo cắt gọt truyền thốngv.v… đã giúp giảm mạnh áp lực chi phí đẩy đến lạm phát toàn cầu nhờ chuyển đổi sang một thế giới hiệu quả, thông minh và sử dụng nguồn lực tiết kiệm hơn.

Từ góc độ sản xuất, trong dài hạn, cuộc cách mạng công nghiệp lần này sẽ tác động hết sức tích cực. Kinh tế thế giới đang bước vào giai đoạn tăng trưởng chủ yếu dựa vào động lực không có trần giới hạn là công nghệ và đổi mới sáng tạo, thay cho tăng trưởng chủ yếu dựa vào các yếu tố đầu vào luôn có trần giới hạn.

Tuy nhiên cuộc cách mạng công nghệ này đang tạo ra những thách thức liên quan đến những chi phí điều chỉnh trong ngắn đến trung hạn do tác động không đồng đều đến các ngành khác nhau: có những ngành sẽ tăng trưởng mạnh mẽ và có những ngành sẽ phải thu hẹp đáng kể. Trong từng ngành, kể cả các ngành tăng trưởng, tác động cũng có sự khác biệt giữa các doanh nghiệp, với sự xuất hiện và tăng trưởng nhanh của nhiều doanh nghiệp tạo ra những công nghệ mới và sự thu hẹp, kể cả đào thải của các doanh nghiệp lạc nhịp về công nghệ.

Chính vì vậy mà Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang vẽ lại bản đồ kinh tế trên thế giới, với sự suy giảm quyền lực của các quốc gia dựa chủ yếu vào khai thác tài nguyên và sự gia tăng sức mạnh của các quốc gia dựa chủ yếu vào công nghệ và đổi mới sáng tạo:

* Nhiều quốc gia phát triển song chủ yếu dựa vào tài nguyên như Úc, Canada, Na Uy v.v… đang phải trải qua một quá trình tái cơ cấu nền kinh tế nhiều thách thức. A rập Xê út gần đây đã chính thức tuyên bố về kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng để giảm mạnh sự phụ thuộc vào dầu mỏ. Trừ Ấn Độ, các nước còn lại trong nhóm BRICS đang gặp nhiều thách thức do có nền kinh tế dựa nhiều vào tài nguyên khoáng sản.

* Nước Mỹ – đầu tàu thế giới về công nghệ và dẫn dắt cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang khôi phục vị thế hàng đầu của mình trên bản đồ kinh tế thế giới.Các nước Đông Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan) cũng tham gia mạnh mẽ vào quá trình này, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp chế tạo. Trung Quốc cũng là nước có thể sẽ được hưởng lợi nhiều do sau nhiều năm xây dựng và củng cố khả năng áp dụng và hấp thụ công nghệ thông qua tăng trưởng xuất khẩu (kể cả bắt chước và sao chép) đã bắt đầu bước vào giai đoạn tạo ra công nghệ với sự xuất hiện mạnh mẽ của một số tập đoàn phát triển công nghệ hàng đầu thế giới. Điều này giúp Trung Quốc giảm nhẹ được tác động của quá trình điều chỉnh đang diễn ra sau giai đoạn tăng trưởng nóng của thập niên trước.

* Tại châu Âu, một số nước như Đức, Na Uy có thể tham gia và tận dụng được nhiều cơ hội từ cuộc cách mạng công nghiệp mới. Tuy nhiên, nhiều nền kinh tế châu Âu khác tỏ ra hụt hơi trong cuộc đua này cho dù có hệ thống nguồn nhân lực tốt, được lý giải một phần là do tinh thần và môi trường khởi nghiệp để thúc đẩy phát triển công nghệ mới không bằng so với Mỹ và các nước Đông Bắc Á.

Bản đồ sức mạnh của các doanh nghiệp cũng đang được vẽ lại: các tập đoàn lớn vang bóng một thời và thống lĩnh thị trường trong một giai đoạn dài đang bị các doanh nghiệp trẻ khởi nghiệp trong giai đoạn gần đây trong lĩnh vực công nghệ vượt mặt.Một số ví dụ điển hình là:

(i)      Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, các công ty như Google, Facebook v.v… đang tăng trưởng nhanh, trong khi các công ty tiếng tăm khác như IBM, Microsoft, Cisco, Intel, hay một loạt các tập đoàn điện tử lớn của Nhật Bản đang phải trải qua một quá trình tái cơ cấu đầy khó khăn. Sự sụp đổ của các “ông lớn” như Nokia, hay trước đó là Kodak cho thấy nguy cơ “sai một ly đi một dặm” mà các công ty phải đối mặt trong cuộc cạnh tranh đã khốc liệt lại càng khốc liệt hơn trong thời đại của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra với tốc độ của “lũ quét”.

(ii)    Trong lĩnh vực chế tạo, các công ty ô tô truyền thốngđang chịu sức ép cạnh tranh quyết liệt từ các công ty mới nổi lên nhờ cách tiếp cận mới như Tesla đang đẩy mạnh sản xuất ô tô điện và tự lái, cũng như Google và Uber.

(iii) Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, quá trình tái cơ cấu đang diễn ra trên diện rộng ảnh hưởng đến việc làm của hàng triệu nhân viên trong 10 năm tới do ứng dụng ngân hàng trực tuyến di động, và sự cạnh tranh quyết liệt từ các doanh nghiệp khởi nghiệp từ Silicon Valley cung cấp các dịch vụ tài chính rẻ hơn nhiều cho khách hàng nhờ ứng dụng điện toán đám mây. Ngành bảo hiểm cũng đang chịu sức ép tái cơ cấu dưới tác động của việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo, và tương lai sụt giảm nhu cầu bảo hiểm xe cộ khi xe tự lái trở nên phổ biến trên thị trường

(iv) Cuộc cạnh tranh toàn cầu lại càng thêm khốc liệt với sự nhập cuộc của nhiều công ty đa quốc gia siêu nhỏ, đang trở thành một xu hướng rõ nét nhờ hạ tầng thông tin Internet cho hiện thực và thương mại hóa một ý tưởng mới trên toàn cầu một cách nhanh chóng do chi phí giao dịch giảm mạnh, giúp giảm đáng kể chi phí và qui mô nhập cuộc.

Câu 10: Phân tích về chiến lược kinh tế đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng năm 1986 (Đại hội VI) – Đại hội được ví là “Đại hội của sự đổi mới”, cột mốc quan trọng đánh dấu sự thay đổi trong quá trình phát triển kinh tế đối ngoại của Việt Nam. Mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế là chủ trương lớn được Đảng ta đề cập xuyên suốt trong các kì Đại hội, từ Đại hội VI đến Đại hội XII nhằm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, đưa Việt Nam từng bước, chủ động hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Cụ thể:

Đại hội VI, mở đầu cho thời kì đổi mới đất nước đã đưa ra chủ trương tranh thủ những điều kiện thuận lợi về hợp tác kinh tế và khoa học kĩ thuật, tham gia ngày càng rộng rãi vào việc phân công và hợp tác quốc tế trong “Hội đồng tương trợ kinh tế và mở rộng với các nước khác”.

Đại hội VII, định hướng “đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ với các quốc gia, các tổ chức kinh tế quốc tế”.

Đại hội VIII, mở ra chủ trương “Xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và thế giới”.

Đại hội IX, nhấn mạnh “chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả họp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa”. Ngày 27/11/2001, Bộ Chính trị khóa IX đã ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TW “về hội nhập kinh tế quốc tế”.

Đại hội X, nhấn mạnh chủ trương “chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực khác”. Ngày 05/02/2007, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã ban hành Nghị quyết so 08-NQ/TW “về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới”.

Đại hội XI, đã đề ra đường lối đối ngoại của Việt Nam trong thời kì phát triển mới, trong đó có chủ trương rất quan trọng là “chủ động và tích cực hội nhập quốc tế”. Từ “hội nhập kinh tế quốc tế” của các kì đại hội trước, chuyển sang “hội nhập quốc tế” một cách toàn diện là một phát triển quan trọng về tư duy đối ngoại của Đảng ta. Ngày 10/4/2013, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 22-NQ/TW “về hội nhập quốc tế”. Đây là văn kiện quan trọng, có ý nghĩa chiến lược, làm rõ và thống nhất nhận thức trong toàn Đảng, toàn dân về hội nhập quốc tế trong tình hình mới. Nghị quyết đã xác định rõ hội nhập quốc tế sẽ được triển khai sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt, hội nhập kinh tế phải gắn với yêu cầu đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế.

Đại hội XII, với chủ trương “Chủ động hội nhập, nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế”, Việt Nam đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại đa phương với phương châm chuyển mạnh từ “tham gia tích cực” lên “chủ động đóng góp xây dựng”, qua đó góp phần quan trọng vào việc nâng cao vị thế quốc tế của đất nước.

Thực hiện chủ trương mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng, Việt Nam đã hội nhập ngày càng sâu rộng, tham gia hầu hết các tổ chức, định chế quốc tế và khu vực chủ yếu trên thế giới.

– Một số mốc son trong quả trình mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam có thể kể đến như:

Gia nhập ASEAN vào tháng 7/1995. Sự kiện này được coi là một bước đột phá về hành động trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Ngày 22/11/2015, các nhà lãnh đạo ASEAN đã kí Tuyên bố Kuala Lumpur chính thức thành lập Cộng đồng ASEAN, trong đó có Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào ngày 31/12/2015. Việc tham gia ASEAN và thực hiện các cam kết nhằm xây dựng Cộng đồng ASEAN sẽ đóng góp thiết thực cho việc góp phần tạo môi trường hòa bình, ổn định cải thiện môi trường luật pháp trong nước, tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, cũng như làm cơ sở, tiền đề giúp Việt Nam tham gia các khuôn khổ hợp tác song phương và đa phương khác.

Trở thành thành viên sáng lập và là một thành viên tích cực của Diễn đàn Họp tác Á-Âu (ASEM) năm 1996.

Được kết nạp vào Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) vào năm 1998. Việt Nam đã được đánh giá là một trong những thành viên năng động, đã có nhiều sáng kiến hợp tác và đóng góp tích cực cho các diễn đàn hợp tác quốc tế quan trọng này.

Gia nhập Tổ chức thương mại lớn nhất hành tinh – WTO vào tháng 01/2007, đánh dấu sự hội nhập toàn diện của Việt Nam vào kinh tế thế giới. Với việc gia nhập WTO, Việt Nam đã tiến hành nhiều cải cách chính sách kinh tế, thương mại, đầu tư đồng bộ, theo hướng minh bạch và tự do hóa hơn.

Hòa cùng với xu hướng thiết lập các khu vực thương mại tự do trên thế giới, tính đến tháng 7/2019, Việt Nam đã tham gia đàm phán, kí kết 16 FTA (trong đó 13 FTA đã kí kết – Các FTA đã kí kết gồm: ASEAN – Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC); ASEAN – Ắn Độ; ASEAN – Hàn Quốc; ASEAN – Hồng Kông (Trung Quốc); ASEAN – Nhật Bản; ASEAN – Trung Quốc; ASEAN – Australia, New Zealand; CPTPP (TPP 11); Việt Nam – Chi Lê; Việt Nam – Hàn Quốc; Việt Nam – Liên minh kinh tế Á – Âu; Việt Nam – Nhật Bản; Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) và 3 FTA chưa kí kết – Các FTA chưa kí kết gồm: Hiệp định Đối tác kinh tê toàn diện khu vực (RCEP) bắt đầu đàm phán từ ngày 09/5/2013; Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Khối EFTA bắt đầu khởi động đàm phán từ tháng 5/2012; Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Israel bắt đầu khởi động đàm phán từ tháng 12/2015) với 56 quốc gia và nền kinh tế trên thế giới, trong đó 6 FTA do ta chủ động tham gia ngoài khuôn khổ nội khối ASEAN hoặc với nước đối tác của ASEAN. Điều này giúp Việt Nam nắm bắt và tận dụng tốt hơn các cơ hội do quá trình hội nhập kinh tế khu vực đem lại, đồng thời Việt Nam có thêm điều kiện, tranh thủ họp tác quốc tế để phục vụ chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, triển khai chiến lược hội nhập quốc tế nói chung và chiến lược đối ngoại ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương nói riêng.

– Một số thành tựu đạt được của nền kinh tế Việt Nam sau hơn 30 năm đối mới, mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế:

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hơn 30 năm qua đã mở ra không gian phát triển mới cho nền kinh tế Việt Nam, mở rộng quan hệ hợp tác sâu, rộng với các quốc gia trong khu vực và thế giới, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Điều này, tác động mạnh đến sự tăng trưởng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao năng lực sản xuất, mở rộng thị trường trong một số lĩnh vực cụ thể như: công nghiệp, thương mại, các ngành dịch vụ…; thúc đẩy tái cấu trúc nền kinh tế, đặc biệt là chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng tích cực, phù hợp với chủ trương công nghiệp hóa theo hướng hiện đại, theo đó tập trung nhiều hơn vào các mặt hàng chế biến, chế tạo có giá trị và hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao hơn; thúc đẩy thương mại, tăng thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) và mở rộng quan hệ hợp tác phát triển (ODA).

Góp phàn tạo thêm việc làm, các ngành có tốc độ tăng việc làm cao nhất cũng là những ngành mở cửa nhanh hơn hoặc những ngành áp dụng công nghệ mới để cạnh tranh, tạo tài sản sản xuất và hạ tầng như công nghệ chế tạo, xây dựng, tài chính ngân hàng, khoa học công nghệ; tác động tích cực tới tiền lương và thu nhập của mọi tầng lóp cư dân, tăng năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh (quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm).

Tiếp thu được khoa học – công nghệ mới và kĩ năng quản lý tiên tiến trên nhiều lĩnh vực: Công nghiệp, nông nghiệp, kĩ thuật, văn hóa – xã hội… góp phần đào tạo cho Việt Nam có được đội ngũ nguồn nhân lực có trình độ và năng lực cả về chuyên môn lẫn quản lý.

Góp phần hoàn thiện thể chế trong nước trên góc độ: pháp luật và tổ chức bộ máy, cùng với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tạo hiệu ứng tích cực thúc đẩy cải cách và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đầy đủ, hoàn thiện môi trường kinh doanh, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho nền kinh tế nước ta trong dài hạn, tạo ra môi trường kinh doanh ngày càng bình đẳng, minh bạch, dễ dự đoán hơn và ngày càng phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế…

Các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tham gia chuỗi giá trị và mạng lưới sản xuất khu vực, chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng tích cực, tập trung nhiều hơn vào các mặt hàng chế biến, chế tạo có giá trị và hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao hơn.

Năm 2019 được coi là năm đạt nhiều kết quả ấn tượng. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế 7,02% (năm thứ hai liên tiếp tăng trưởng trên 7% kể từ năm 2017), quy mô nền kinh tế (GDP) đạt 262 tỉ USD, tổng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu cán mốc 516,96 tỉ USD trong đó xuất siêu 9,9 tỉ USD, tổng số vốn FDI đăng kí cấp mới và vốn tăng thêm đạt 38 tỉ USD (với 3.883 dự án cấp mới), số lượng khách du lịch quốc tế đạt mức 18 triệu lượt (cao nhất từ trước tới nay).

– Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong thời gian tới:

Trong thời gian tới, tình hình thế giới và khu vực còn nhiều diễn biến phức tạp, quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tiếp tục được đẩy mạnh. Các quốc gia tham gia ngày càng sâu vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu. Xuất hiện nhiều hình thức liên kết kinh tế mới, các định chế tài chính quốc tế, khu vực, các hiệp định song phương, đa phương thế hệ mới. Trong khi đó, Việt Nam sẽ phải thực hiện đầy đủ các cam kết trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN và WTO, tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, hội nhập quốc tế với tầm mức sâu rộng hơn rất nhiều so với giai đoạn trước.

Nhằm phát huy những thành tựu đã đạt được trong hơn 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới và vươn tới mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, Đảng và Nhà nước Việt Nam tiếp tục kiên trì thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế, chủ động hội nhập quốc tế với phương châm “Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”?.

Trong cuộc đối thoại giữa Việt Nam và WEF tháng 12 năm 2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chia sẻ thẳng thắn quan điểm về sự phối hợp, hợp tác giữa Chính phủ, các tỉnh thành của Việt Nam với các nhà đầu tư và kinh doanh khu vực và toàn cầu. Thủ tướng nhắc lại những thông điệp Thủ tướng đã từng chia sẻ với các doanh nghiệp, đó là tinh thần “Đồng cam cộng khổ”, “Lợi ích hài hòa, Rủi ro chia sẻ”, “Hợp tác cùng thắng” (Win-win) giữa Chính phủ và doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt, Thủ tướng đã đưa ra thông điệp chính sách hết sức quan trọng, bao gồm các biện pháp ngắn hạn và dài hạn, thể hiện cam kết và quyết tâm của Chính phủ Việt Nam trong việc cải cách, chuyển đổi nền kinh tế và kiến tạo các cơ hội mới cho nền kinh tế Việt Nam, cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước phát triển theo hướng bền vững, bao trùm và sáng tạo.

Câu 11: Hãy chỉ ra các lợi thế phát triển quan hệ kinh tế quốc tế của Việt Nam và những giải pháp khai thác.

(ĐCSVN)- Tại Hội thảo khoa học “Nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế” tổ chức chiều 13/12, đại diện cho Viện, các tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp… đã có nhiều ý kiến đóng góp, đề xuất nhiều giải pháp thiết thực nhằm khai thác tối đa các nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội nhanh và bền vững…

Dữ liệu – yếu tố quan trọng nâng cao hiệu quả các nguồn lực kinh tế

để chuẩn bị tốt dữ liệu phục vụ phát triển kinh tế, cần hệ thống các giải pháp đồng bộ, trong đó trước mắt cần tập trung vào những giải pháp cơ bản như:Tham luận tại hội thảo, đồng chí Trần Minh Tân, chuyên gia cao cấp, Ban Công nghệ Thông tin, Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh: Trong mọi giai đoạn phát triển của mỗi quốc gia, việc quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế đều cần phải có dữ liệu. Phạm vi dữ liệu phục vụ cho phát triển kinh tế không chỉ đơn thuần là những số liệu thống kê, mà quan trọng hơn, còn là các dữ liệu phục vụ cho việc phân tích, dự báo, xây dựng các kế hoạch phát triển đất nước. Thời điểm hiện tại, thành tựu của Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0), chuyển đổi số đang dần được áp dụng trên tất cả các lĩnh vực của cuộc sống và tác động sâu sắc tới hệ thống chính trị, xã hội và kinh tế của các nước. Ở trọng tâm của quá trình chuyển đổi số, dữ liệu tiếp tục là đòn bẩy quan trọng, tạo động lực cho tăng trưởng và quản lý kinh tế của mỗi quốc gia.

Thứ nhất: Kiến tạo thể chế, chính sách về dữ liệu.

Thứ hai, khai thác, sử dụng và tận dụng dữ liệu để kiến tạo phát triển kinh tế.

Thứ ba, thúc đẩy phát triển kinh tế dữ liệu và các doanh nghiệp dữ liệu.

Thứ tư, hợp tác quốc tế, trao đổi kinh nghiệm và đào tạo nguồn nhân lực.

Ứng dụng cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong ngành ngân hàng

Khai thác hiệu quả tối đa nguồn nhân lực lao động

Với thực tế của Việt Nam hiện nay, chúng ta khó hình thành những sản phẩm đột phá về công nghệ so với thế giới nhưng chúng ta lại đang ở thời kỳ dân số vàng. Vì vậy, không thể coi nhẹ ngành công nghiệp dệt may mà phải coi đây là ngành quan trọng trong vòng vài chục năm tới vì sử dụng được số lượng lớn lực lượng lao động tay nghề đào tạo ngắn hạn (dưới 3 tháng) nhưng lại có thu nhập cao hơn 2-3 lần lao động nông nghiệp. Vấn đề là phải tập trung đầu tư xây dựng công nghiệp dệt may đáp ứng được yêu cầu cao của các hiệp định thương mại tự do mới là đi từ sợi để từng bước tham gia được cả vào 4 công đoạn: thiết kế – sản xuất nguyên liệu – gia công – phân phối của ngành công nghiệp dệt – may trong vòng 20-30 năm tới, giúp giải quyết được việc làm cho một số lượng lớn lao động nông nghiệp chuyển đổi nghề. Do vậy, phải gắn phát triển công nghiệp dệt – may với quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn, gắn với quá trình đô thị hóa nông thôn Việt Nam.Đồng chí Lê Tiến Trường, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt May Việt Nam cho rằng, với lĩnh vực Dệt May, quan niệm cho đây là một ngành giá trị gia tăng thấp, sử dụng nhiều lao động nhưng thu nhập cũng thấp là chưa chính xác. Nó mới chỉ xuất phát từ cách làm của chúng ta, chứ không phải là bức tranh chung của dệt may thế giới. Vì trên thực tế hiện nay ngành dệt may vẫn tồn tại tại các nước phát triển thu nhập gấp 10-15 lần Việt Nam như Pháp, Ý, Đức…cho các phân khúc cao cấp, hàng hiệu. Nhưng tương đồng với Việt Nam là các quốc gia sản xuất quy mô lớn như Trung Quốc, Ấn Độ thì dệt may vẫn được xác định là ngành kinh tế trọng điểm…

Dệt may cùng các ngành thâm dụng lao động đảm bảo hài hòa phát triển kinh tế xã hội theo mô hình tam giác phát triển: kinh tế – môi trường sống – an sinh phúc lợi xã hội. Trong đó chú trọng việc quy hoạch hạ tầng cho lao động sống ổn định cả về văn hoá – tinh thần – giáo dục.

Trong quá trình phát triển kinh tế, tất yếu là chúng ta phải có tác động vào hệ cân bằng sinh thái – môi trường sống của con người. Vấn đề là sau đó chúng ta ứng xử thế nào. Với dệt may, hiện nay vấn đề các địa phương lo ngại là nước thải khi sản xuất vải, tuy nhiên không thể tiếp cận theo hướng có rủi ro thì không cho làm, mà nên quản trị rủi ro theo pháp luật. Có quy định, có đánh giá cấp phép hoạt động và sẵn sàng đóng cửa nếu vi phạm về mô trường. Đảm bảo công bằng trong cạnh tranh giữa doanh nghiệp tuân thủ và doanh nghiệp vi phạm.

Phát huy vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong thực hiện Nghị quyết 39-NQ/TW

Theo KS Lê Minh Chuẩn, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV), với đặc thù là doanh nghiệp Nhà nước có nhiệm vụ khai thác nguồn lực tài nguyên, khoáng sản của đất nước và vai trò là một trong các trụ cột đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, là công cụ để điều hành kinh tế vĩ mô của Nhà nước càng có ý nghĩa quan trọng hơn. Với tinh thần đó, Đảng uỷ TKV đã bám sát các mục tiêu và các giải pháp Nghị quyết 39 đã đề ra, xây dựng kế hoạch, chương trình hành động và từng bước triển khai hiệu quả, vừa khắc phục những tồn tại mà Nghị quyết đưa ra, vừa phát triển sản xuất kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Trong những năm qua, Đảng uỷ TKV đã chủ động xây dựng nhiều Nghị quyết, Chương trình hành động tập trung lãnh chỉ đạo đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy nguồn lực về tài nguyên khoáng sản, trong đó nổi bật là các chương trình trọng tâm như: Chương trình tái cơ cấu lại các doanh nghiệp; Chương trình cơ giới hóa, tự động hoá, tin học hoá; Chương trình nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh; Chương trình tái cơ cấu lực lượng lao động, xây dựng đội ngũ cán bộ… và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tính trong các năm gần đây, tốc độ tăng trưởng tổng doanh thu bình quân 7,9%/năm; Năng suất lao động tăng 12%/năm; Thu nhập bình quân của người lao động tăng 9,2%/năm…

Câu hỏi tự luận chương 2: Các học thuyết và nguyên tắc cơ bản trong quan hệ kinh tế quốc tế

Câu 12: Hãy nêu và đánh giá ưu, nhược điểm của các học thuyết cổ điển về thương mại quốc tế.

1.    Học thuyết trọng thương

Ưu điểm

tư tưởng chủ đạo của chủ nghĩa trọng thương cho rằng cần phải duy trì trạng thái thặng dư thương mại, tức là xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu để mang lại lợi ích tốt nhất cho một nước.

Nhược điểm

Nhược điểm của chủ nghĩa trọng thương là đã nhìn nhận thương mại như một trò chơi có tổng bằng  không (zero-sum game – nghĩa là lợi ích mà một nước thu được chính bằng thiệt hại mà nước khác mất đi.)  Hạn chế này đã được các lý thuyết của Adam Smith và David Ricardo ra đời sau đó chỉ rõ và khẳng định thương mại là một trò chơi có tổng lợi ích là số dương (positive-sum game –tất cả các nước đều thu được lợi ích.)

2.    Học thuyết về lợi thế tuyệt đối của Adam Smith

Ưu điểm

  • Khắc phục hạn chế của lý thuyết trọng thương đó là khẳng định cơ sở tạo ra giá trị là sản xuất chứ không phải là lưu thông.
  • Chứng minh thương mại đem lại lợi ích cho cả hai quốc gia.

Nhược điểm

  • Không giải thích được hiện tượng chỗ đứng trong phân công lao động quốc tế và thương mại Quốc tế sẽ xảy ra như thế nào đối với những nước không có lợi thế tuyệt đối nào.
  • Coi lao độnglà yếu tố sản xuất duy nhất tạo ra giá trị, là đồng nhất và được sử dụng với tỉ lệ như nhau trong tất cả các loại hàng hoá.
  • Dùng lợi thế tuyệt đối chỉ có thể giải thích được một phần rất nhỏ trong mậu dịch quốc tế ngày nay ví như giữa những nước phát triển và những nước đang phát triển. Lý thuyết này không thể giải thích được trong trường hợp một nước được coi là “tốt nhất” tức là quốc gia đó có lợi thế tuyệt đối để sản xuất tất cả các sản phẩm hoặc một nước được coi là “kém nhất” tức là quốc gia đó không có một sản phẩm nào có lợi thế tuyệt đối để sản xuất trong nước. Trong những trường hợp đó, liệu các quốc gia có còn giao thương được với nhau nữa không và lợi ích mậu dịch sẽ nằm ở chỗ nào? hay lại áp dụng chính sách bế quan tỏa cảng?

3.     Học thuyết lợi thế so sánh của Ricardo

Ưu điểm

  • Gia tăng lượng hàng sản phẩm và hai nước xuất nhập khẩu cũng thu lợi nhiều từ thương mại
  • sản lượng tiềm năng của thế giới sẽ lớn hơn nhiều trong điều kiện thương mại tự do không bị hạn chế (so với trong điều kiện hạn chế về thương mại). Lý thuyết của Ricardo gợi ý rằng người tiêu dùng ở tất cả các quốc gia sẽ được tiêu dùng nhiều hơn nếu như không có  hạn chế trong thương mại giữa các nước.
  • So với lý thuyết về lợi thế tuyệt đối lý thuyết về lợi thế so sánh khẳng định một cách chắc chắn hơn nhiều rằng thương mại là một trò chơi có tổng lợi ích là một số dương trong đó tất cả các nước tham gia đều thu được lợi ích kinh tế. Như vậy, lý thuyết này đã cung cấp một cơ sở hợp lý cho việc khuyến khích tự do hóa thương mại và cho đến nay, lý thuyết của Ricardo vẫn chứng tỏ sức thuyết phục khi thường được xem là vũ khí lập luận chủ yếu cho những ai ủng hộ cho thương mại tự do.

Nhược điểm

Kết luận về thương mại tự do mang lại lợi ích cho tất cả là một khẳng định còn nặng tính chủ quann khi được rút ra từ một mô hình đơn giản như ở phần trên. Mô hình đơn giản đó đi kèm với nhiều giả thiết phi thực tế:

  1. Giả thiết về một thế giới giản đơn trong đó chỉ có 2 quốc gia và 2 loại hàng hóa trong khi đó trên thực tế, có rất nhiều quốc gia và vô số hàng hóa khác nhau.
  2. Giả thiết về chi phí vận tải bằng không giữa các quốc gia là sự bất hợp lý rõ ràng.
  3. Giả thiết về giá cả các nguồn lực sản xuất là ngang bằng nhau tại các quốc gia khác nhau cũng không có tính thực tiễn. Đồng thời mô hình cũng chưa đề cập tới tỷ giá hối đoái, chỉ đơn giản giả định rằng cacao và gạo có thể trao đổi với nhau theo tỷ lệ 1:1.
  4. Giả thiết về các nguồn lực sản xuất có thể dễ dàng di chuyển giữa các ngành sản xuất trong phạm vi một  quốc gia là không phù hợp vì trên thực tế, trường hợp đó không phải lúc nào cũng diễn ra.
  5. Giả thiết về hiệu suất không đổi theo quy mô, có nghĩa là việc chuyên môn hóa tại Ghana và Hàn Quốc không ảnh hưởng tới số lượng nguồn lực cần thiết để sản xuất ra 1 tấn cacao hay 1 tấn gạo. Tuy nhiên, trên thực tế tồn tại cả hai trường hợp hiệu suất tăng dần và hiệu suất giảm dần theo mức độ chuyên môn hóa. Khối lượng nguồn lực đòi hỏi để sản xuất một mặt hàng có thể tăng hoặc giảm khi một nước chuyên môn hóa vào sản xuất mặt hàng đó.
  6. Giả thiết rằng mỗi nước có một lượng nguồn lực sản xuất không đổi và thương mại tự do không thay đổi hiệu quả sử dụng các nguồn lực của từng nước cũng là một hạn chế. Bởi vì giả thiết mang tính tĩnh này  không cho phép những thay đổi về số lượng nguồn lực sản xuất của một nước cũng như những thay đổi về tính hiệu quả một nước sử dụng các nguồn lực của mình khi thương mại tự do diễn ra.
  7. Mô hình cũng đã đưa ra giả thiết cho rằng không có tác động của thương mại lên sự phân phối thu nhập trong phạm vi một nước.

Câu 13: Hãy nêu và đánh giá ưu, nhược điểm của học thuyết tân cổ điển về thương mại quốc tế.

  1. Bối cảnh ra đời của học thuyết Heckscher – Ohlin (H – O)

Eli Heckscher (vào năm 1919) và Bertil Ohlin (vào năm 1933) đã đưa ra cách giải thích khác về lợi thế so sánh, chứng tỏ lợi thế so sánh xuất phát từ những sự khác biệt trong mức độ sẵn có các yếu tố sản xuất. Học thuyết của hai ông xây dựng được gọi là học thuyết Heckscher – Ohlin (H – O).

  1. Đánh giá ưu nhược điểm

           Ưu điểm thuyết H – O

Thuyết H – O đã góp phần lý giải thêm nhiều hiện tượng của quan hệ thương mại quốc tế và được đánh giá là một trong các học thuyết có mức độ ảnh hưởng lớn trong kinh tế học quốc tế, góp phần quan trọng trong việc giải thích cơ chế vận hành của nền kinh tế thị trường.

So với thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo, thuyết H – o đã chứng tỏ rằng lợi thế so sánh của một quốc gia không chỉ dựa trên sự khác biệt về năng suất lao động, mà rộng hơn, nó dựa trên sự khác biệt trong mức độ sẵn có các yếu tố sản xuất (lưu ý rằng, mức độ sẵn có ở đây là tương đối, một nước không thể dồi dào ở tất cả các yếu tố sản xuất, mà có thể chỉ là một, hai yếu tố, còn lại lại thuộc về nước khác).

Chỉ với những giả thiết đơn giản và dựa trên khái niệm về mức độ dồi dào của các yếu tố sản xuất, thuyết này không chỉ cho phép đưa ra dự đoán về cơ cấu sản xuất và thương mại của các quốc gia, mà còn giúp cho việc nghiên cứu một loạt các vấn đề liên quan đến giá cả các yếu tố sản xuất, tác động của sự tăng trưởng các yếu tố sản xuất đến quy mô sản xuất và thương mại.

Học thuyết tạo tiền đề cho các học thuyết mới sau này ra đời tiếp tục giải thích về một nền thương mại quốc tế hiện đại.

         Nhược điểm thuyết H – O

– Cho đến những năm 50 của thế kỉ XX, địa vị của thuyết H – o đã gặp phải những thách thức nghiêm trọng, khi kết quả của các công trình kiểm chứng thực tế của thuyết này thường bị bóp méo bởi các yếu tố không hoàn hảo trên thị trường, mà điển hình là công trình của nhà kinh tế Mỹ Wassily Leontief (người đạt giải Nobel kinh tế năm 1973) – thường được biết đến với tên gọi ngịch lý Leontief.

Nội dung chính của nghịch lí Leontief: 

Trong những năm 50 của thế kỉ XX, Mỹ là nước giàu và dồi dào về vốn nhất thế giới. Nhưng nghiên cứu của Leontief đã chỉ ra rằng, các mặt hàng xuất khẩu của Mỹ ít sử dụng về vốn horn là các mặt hàng nhập khẩu. Điều này trái ngược với dự báo của thuyết H – o. Kết quả nghiên cứu trên được gọi là nghịch lý Leontief.

Đã có nhiều nỗ lực để giải thích nghịch lý Leontief, nhưng cho đến nay chưa có cách giải thích hoàn toàn nào được chấp nhận, do đó nghịch lý Leontief vẫn tiếp tục tồn tại và thách đố các nhà kinh tế. Một số cách lý giải cho nghịch lý Leontief:

+ Sai lầm đo lường. Leontief chỉ xem xét đến vốn vật chất, nhưng có thể Mỹ dồi dào nhất về vốn con người.

+ Chính sách bảo hộ thương mại. Có thể Mỹ đã áp đặt rào cản thương mại lên các mặt hàng nhập khẩu sử dụng nhiều lao động, còn các mặt hàng sử dụng nhiều vốn thì không, nên các mặt hàng thâm dụng vốn này được nhập khẩu dễ dàng hơn.

+ Năng suất lao động của công nhân Mỹ. Có thể công nhân Mỹ có năng suất lao động cao hơn nhiều so với công nhân các nước khác, nên về thực chất Mỹ là nước dồi dào về lao động, không phải dồi dào về vốn.

Nghịch lý có thể xảy ra nếu có sự đảo ngược mức độ sử dụng các yếu tố giữa các nước, ví dụ như sản xuất gạo ở Mỹ sử dụng nhiều về vốn, trong khi đó lại sử dụng nhiều lao động tại Việt Nam.

+ Thương mại giữa các nước công nghiệp phát triển. Ngày nay, già nửa thương mại quốc tế diễn ra giữa các quốc gia công nghiệp phát triển – những nước được coi là có mức độ trang bị các yếu tố sản xuất tương đối giống nhau. Do đó, mâu thuẫn với giả định của lý thuyết H – o, theo đó mức độ trang bị các yếu tố sản xuất giữa các quốc gia là khác nhau.

– Ngoài ra, một giả định quan trọng của thuyết H – o là công nghệ sản xuất tại các quốc gia là giống nhau. Điều này không sát với thực tế hiện nay. Bởi các nước công nghiệp phát triển thường có công nghệ phát triển hơn các nước đang và kém phát triển. Những khác biệt về công nghệ có thể dẫn tới sự khác biệt về năng suất lao động – yếu tố quan trọng trong trao đổi thương mại quốc tế.

Câu 14: Hãy nêu nội dung và đánh giá các học thuyết mới về thương mại quốc tế.

Hạn chế của học thuyết H – o đã dẫn tới sự ra đời của nhiều học thuyết mới từ những năm 50 của thế kỉ XX, nhằm giải thích thực tiễn thương mại quốc tế một cách đầy đủ và thoả đáng hơn, phù hợp hơn với nềíi thương mại quốc tế hiện đại.

Tuỳ theo cách tiếp cận mà các học thuyết mới về thương mại quốc tế có thể chia thành các nhóm chính: học thuyết gắn với kinh tế quy mô, học thuyết liên quan đến sự biến đổi công nghệ, học thuyết liên quan đến cầu, học thuyết liên quan đến chi phí vận chuyển, học thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia.

 

1. Học thuyết găn với kinh tế quy mô

Khi thương mại quốc tế diễn ra giúp mở rộng thị trường, từ đó giúp các công ti cũng như người tiêu dùng trở thành một phần của thị trường rộng lớn hơn. Mỗi nước có thể tập trung vào sản xuất nhiều hơn một số sản phẩm khác biệt, rồi đem trao đổi lấy những sản phẩm khác biệt khác từ các nước bạn hàng. Kết quả là các nước tham gia buôn bán đều có lợi.

Người được ví là “cha đẻ” của trường phái “Học thuyết thương mại mới” – Paul Krugman (sinh năm 1953, người Mỹ), năm 1979 (khi mới 26 tuổi) đã đưa ra học thuyết mới về thương mại so với các học thuyết trước đó. Thuyết này giải thích quan hệ thương mại nội bộ ngành dựa trên lợi thế nhờ quy mô, theo đó việc sản xuất hên quy mô lớn làm giảm chi phí sản xuất, do quá trình chuyên môn hóa đưa lại. Trong học thuyết của mình, Paul Krugman dựa trên giả định người tiêu dùng quan tâm tới tính đa dạng sản phẩm.

Học thuyết của Paul Krugman giải thích tại sao trao đổi hai chiều vẫn có thể diễn ra giữa những nước mà hàng hóa của họ không phải mang tính bổ trợ nhau, mà lại là những hàng hóa tương tự nhau (thương mại nội ngành) với sự tương đồng nhau về công nghệ và nhân tố sản xuất. Ví dụ, trong ngành công nghiệp sản xuất xe ô tô, cả Nhật Bản và Mỹ đều có lợi thế về vốn và công nghệ, tuy nhiên, hãng Toyota của Nhật Bản tập trung vào thị trường xe dã ngoại (như Land Cruiser), trong khi hãng Ford của Mỹ lại chuyên sản xuất xe gia đình đi đường trường (như Escape). Cả hai sẽ có lợi hơn nếu từng bên tập trung vào chỉ một ngách hẹp mà nó đạt được hiệu quả cao nhất về quy mô. Và cùng bán ra những sản phẩm tương tự nhau, nhưng đáp ứng thị hiếu của những lóp người tiêu dùng khác nhau (thể hiện việc người tiêu dùng quan tâm tới tính đa dạng của sản phẩm trong cùng một ngành).

Việc giảm chi phí sản xuất nhờ quy mô, do quá trình chuyên môn hóa đưa lại có thể được thể hiện cụ thể hơn thông qua ví dụ về tổ chức sản xuất theo mạng lưới toàn cầu của các tập đoàn lớn. Ví dụ, trong tổ chức sản xuất theo mạng lưới toàn cầu của tập đoàn Toyota (Nhật Bản), các công ti con của Toyota được tổ chức theo chuyên môn hóa sản xuất. Mỗi đơn vị tập trung vào sản xuất chỉ một vài linh kiện, mà nó làm hiệu quả nhất. Như vỏ xe ô tô có thể được sản xuất bởi Toyota Motor Malaysia; lốp xe được cung cấp bởi Toyota Motor Thái Lan…, tuân theo cùng một tiêu chuẩn quốc tế của tập đoàn Toyota. Và những thiết bị này được xuất khẩu tới các công ti con khác, để rồi được ghép gộp lại thành sản phẩm của những dòng xe Toyota bán đi trên khắp các thị trường thế giới. Sự phối hợp như vậy hiệu quả hơn rất nhiều so với việc mỗi đơn vị của Toyota tự sản xuất ra mọi thiết bị mà nó cần.

Học thuyết của Paul Krugman được đánh giá là điểm sáng của kinh tế học hiện đại, khi có cách tiếp cận hoàn toàn mới so với các học thuyết cổ điển và tân cổ điển. Cùng với thời gian, sự khác biệt về trình độ công nghệ, vốn, kĩ thuật… của các nước công nghiệp phát triển đang dần được thu hẹp. Lợi thế so sánh trong nội bộ ngành công nghiệp thường không rõ rệt, do vậy, lợi thế kinh tế nhờ quy mô đã thúc đẩy quá trình thương mại quốc tế được tiến hành dưới dạng trao đổi hai chiều trong nội bộ các ngành, quá trình trao đổi thương mại hai chiều không chỉ mang tính bổ trợ nhau mà đó là những hàng hóa tương tự nhau, nhưng lại đáp ứng được thị hiếu của những người tiêu dùng khác nhau. Ngoài ra, thuyết này cũng đã chỉ ra, lợi thế quy mô của các công ti tổ chức sản xuất ở phạm vi toàn cầu cũng là một trong những nhân tố thúc đẩy mạnh mẽ các dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thương mại quốc tế.

Kinh tế quy mô có thể gắn liền với tình trạng độc quyền và độc quyền nhóm khi một hoặc nhóm các công ti có thị trường tiêu thụ rộng, có khả năng mở rộng quy mô sản xuất ở nhiều nước, họ lớn mạnh lên và có khả năng thống trị một phần thị trường. Các công ti này, với quy mô đủ lớn của mình, có thể tác động đến mức giá trên thị trường (thường áp đặt ở mức giá cao) và thu lại lợi nhuận kinh tế cao. Quốc gia, nơi có công ti độc quyền tổ chức sản xuất, thường cũng thu được phúc lợi xã hội cao, khi giúp giải quyết việc làm cho người dân và thu được tiền thuế từ các công ti này. Do đó, chính phủ các nước thường đưa ra những chính sách có lợi nhằm thu hút và tác động đến quyết định lựa chọn địa điểm tổ chức sản xuất của công ti độc quyền tại chính quốc gia mình.

 

2. Học thuyết liên quan đến sự biến đổi công nghệ

Trong học thuyết của David Ricardo (nhà kinh tế học người Anh), thưong mại hình thành do có sự khác biệt về năng suất lao động giữa các quốc gia. Sự khác biệt về năng suất lao động đó có thể là kết quả của sự khác biệt về công nghệ sản xuất. Còn mô hình thương mại của H – o, công nghệ được giả định là giống nhau giữa các quốc gia, tức công nghệ được xem xét ở trạng thái tĩnh.

về thực chất, các học thuyết thương mại liên quan đến công nghệ cũng theo đuổi cách tiếp cận của David Ricardo, nhưng điểm khác là trong các học thuyết đó sự khác biệt về công nghệ không phải là tĩnh, tồn tại mãi mãi, mà đó chỉ là hiện tượng tạm thời, gắn liền với một quá trình động và liên tục phát triển của thương mại quốc tế.

a) Thuyết khoảng cách công nghệ

Thuyết về khoảng cách công nghệ được Posner – nhà kinh tế học nổi tiếng người Mỹ đưa ra vào năm 1961.

Thuyết này cho rằng, công nghệ luôn luôn thay đổi dưới hình thức ra đời các phát minh và sáng chế mới, và điều này tác động đến xuất khẩu của quốc gia. Sau khi một phát minh ra đời, một sản phẩm mới xuất hiện và trở thành mặt hàng có lợi thế tuyệt đối tạm thời đối với quốc gia phát minh. Ban đầu hãng phát minh có sản phẩm mới giữ vị trí độc quyền, và sản phẩm đó được tiêu thụ trên thị trường nội địa. Sau một thời gian, nhu càu từ phía nước ngoài xuất hiện và sản phẩm bắt đầu được xuất khẩu. Dần dần, các nhà sản xuất nước ngoài sẽ bắt chước công nghệ và sản phẩm được sản xuất ngay tại nước ngoài. Khi đó, lợi thế so sánh về sản xuất sản phẩm này lại thuộc về các quốc gia khác. Nhưng ở quốc gia phát minh một sản phẩm mới khác có thể ra đời và quá trình mô tả ở trôn được lặp lại. Lưu ý, trong mô hình này, sản phẩm chỉ được xuất khẩu nếu như thời gian cần thiết để sản phẩm được bắt chước ở nước ngoài dài hơn thời gian để xuất hiện nhu cầu về sản phẩm từ thị trường nước ngoài.

Ví dụ, Mỹ là quốc gia phát triển, xuất khẩu một lượng lớn các sản phẩm kĩ thuật cao và công nghệ chế tạo. Tuy nhiên, các nhà sản xuất nước ngoài cũng cần nhập khẩu công nghệ mới để có thể cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường trong nước và nước ngoài (kể cả Mỹ), do họ có chi phí về nhân công thấp. Trong lúc đó, các nhà sản xuất của Mỹ lại tung ra thị trường những sản phẩm và phương thức sản xuất mới hơn dựa trên sự cách biệt về trình độ công nghệ vừa mới hình thành.

Lý thuyết trên lý giải cho hai dạng thương mại:

Thứ nhất, nếu như cả hai đều có tiềm năng công nghệ như nhau, thì vẫn có thể hình thành quan hệ thương mại, bởi vì phát minh sáng chế trong chừng mực nào đó là một quá trình ngẫu nhiên. Vai trò tiên phong của một nước trong một lĩnh vực nào đó sẽ được đổi lại bởi vai trò tiên phong của nước kia trong lĩnh vực khác. Dạng thương mại này thường diễn ra giữa các nước công nghiệp phát triển.

Thứ hai, thương mại diễn ra ở các nước có trình độ phát triển khác nhau, khi một nước vượt trội hơn về công nghệ so với nước kia. Khi đó nước thứ nhất thường xuất khẩu những mặt hàng mới và phức tạp để đổi lấy những mặt hàng đã chuẩn hóa từ nước thứ hai. Dần dần, các mặt hàng mới này trở nên chuẩn hóa, nhưng nhờ sự ưu việt công nghệ nên nước thứ nhất lại cho ra đời các sản phẩm mới khác.

Đã có một số lý do được đưa ra lý giải cho hiện tượng một nước có thể tiến hành hoạt động nghiên cứu và triển khai tốt hơn các nước khác:

–    Sự khác biệt về thể chế, chẳng hạn công tác nghiên cứu và phát triển của một số nước có thể được khuyến khích bởi những bộ luật thích hợp về phát minh sáng chế, bản quyền, thuế…

–    Một số nước có thể may mắn có được những nguồn lực thích hợp cho công tác nghiên cứu và phát triển, như lực lượng hùng hậu các nhà khoa học và kĩ sư, nguồn tài chính dồi dào…

–    Tồn tại thị trường thích hợp với sản phẩm mới ngay trong nước. Thị trường đó thường có quy mô lớn và sức mua cao vì các sản phẩm mới thường được sản xuất với chi phí rất cao trong giai đoạn đầu.

Những lý do trên cho thấy, dường như các phát minh sáng chế thường ra đời ở các nước phát triển giàu có, các nước đang phát triển nếu có thì thường với số lượng ít.

b) Thuyết chu kỳ sống của sản phẩm

Thuyết do Raymond Vemon đưa ra năm 1966, sau đó được nhiều học giả phát triển và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của khoa học kinh tế.

về thực chất, thuyết chu kì sống của sản phẩm chính là sự mở rộng thuyết khoảng cách công nghệ. Các phát minh có thể ra đời ở các nước giàu có, nhưng điều đó không có nghĩa là quá trình sản xuất sẽ chỉ được thực hiện ở các nước đó mà thôi. Thuyết khoảng cách công nghệ chưa trả lời được câu hỏi: phải chăng các hãng phát minh sẽ tiến hành sản xuất các mặt hàng mới tại những nước có điều kiện thích hợp nhất (tài nguyên, các yếu tố sản xuất). Raymond Vemon đã đưa ra thuyết mói, theo đó các nhân tố cần thiết cho việc sản xuất một sản phẩm mới sẽ thay đổi tuỳ theo chu kì sống của sản phẩm đó.

Thuyết này cho rằng rất nhiều các sản phẩm trải qua một chu kì sống, bao gồm bốn giai đoạn: giới thiệu, phát triển, chín muồi và suy thoái. Với mỗi giai đoạn trên của sản phẩm người ta sẽ xác định nó được sản xuất ở đâu:

–    Giai đoạn giới thiệu: Đây là thời kì sản phẩm mới được phát sinh, chi phí triển khai và phát triển sản phẩm cao, còn sản xuất độc quyền nên giá cao, sản lượng tiêu thụ ít, thưomg mại diễn ra chủ yếu ở nước công nghiệp phát minh ra sản phẩm;

–    Giai đoạn phát triển: Sản phẩm được hoàn thiện tại nước công nghiệp phát triển. Sản lượng sản xuất và tiêu thụ tăng mạnh, nhiều nhà sản xuất cùng sản xuất sản phẩm tưomg tự, cạnh tranh tăng; nhà sản xuất lúc đầu xuất khẩu sản phẩm, sau tìm cách di chuyển địa điểm sản xuất sang quốc gia có cùng mức sống và gần gũi về văn hóa;

–    Giai đoạn chín muồi: Sản phẩm bị cạnh tranh mạnh, giá thành giảm, thị phần giảm, lãi giảm. Sau khi cải tiến, thay đổi về mẫu mã, kiểu dáng, nhà sản xuất tìm mọi cách giới thiệu, phát triển thị trường, sau đó di chuyển địa điểm sản xuất sang nước kém phát triển hơn, nơi có chi phí đầu vào thấp hơn (như giá nhân công thấp…). Sản xuất ở nước phát minh ra sản phẩm giai đoạn này bắt đầu sụt giảm. Cạnh tranh về nhãn hiệu (thương hiệu) được thay thế bằng cạnh tranh về giá;

– Giai đoạn suy thoái: Sản phẩm chủ yếu chỉ còn tại thị trường các nước đang phát triển. Nhu cầu về sản phẩm trong nước phát minh được đáp ứng bởi nhập khẩu từ các nước đang phát triển và công nghiệp phát triển khác, do đó trong giai đoạn này, có thể xảy ra hiện tượng “xuất khẩu ngược” từ chính các nước bắt chước công nghệ sang nước phát minh. Đây cũng chính là giai đoạn các nước công nghiệp chấm dứt sản xuất sản phẩm cũ trong nước và tập trung phát triển công nghệ mới cùng với việc phát minh ra sản phẩm mới.

Raymond Vemon – nhà kinh tế học người Mỹ (1913 – 1999) xây dựng thuyết của mình trong bối cảnh phần lớn các sản phẩm mới trên thế giới được phát minh ra và bán tại Mỹ. Một nguyên nhân cơ bản dẫn đến vị thế thống trị của các công ti Mỹ trên phạm vi toàn cầu vào những năm 60 của thế kỉ XX là việc các ngành công nghiệp của Mỹ không bị tàn phá trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Như vậy, thuyết này giải thích tương đối rõ cơ cấu thương mại quốc tế khi Mỹ còn đóng vai trò thống trị thương mại thế giới. Nhưng hiện nay thì khả năng thống trị về kinh tế của Mỹ đã yếu đi nhiều, Mỹ không còn là quốc gia duy nhất phát minh ra các sản phẩm mới trên thế giới. Các sản phẩm mới dường như có thể xuất hiện bất kì nơi nào, khi các công ti tiếp tục toàn cầu hóa các hoạt động nghiên cứu và triển khai.

Bên cạnh đó, ngày nay các công ti thiết kế sản phẩm mới và thực hiện việc cải tiến sản phẩm rất nhanh chóng. Ket quả là sản phẩm nhanh chóng bị lạc hậu và các công ti tự làm lạc hậu các sản phẩm hiện tại của mình bằng các sản phẩm mới. Điều này buộc các công ti phải đồng thời đưa sản phẩm của mình tới nhiều thị trường khác nhau để có thể nhanh chóng bù đắp chi phí nghiên cứu và triển khai trước khi lượng bán bắt đầu giảm xuống. Thuyết chu kì sống của sản phẩm không thể giải thích được quan hệ thương mại trong trường họp này.

Ngoài ra, thuyết chu kì sống của sản phẩm còn bị thách thức bởi một thực tế, đó là ngày càng có nhiều công ti khởi đầu hoạt động kinh doanh của mình bằng các giao dịch trên thị trường thế giới. Nhiều công ti nhỏ cùng liên kết với các công ti trên các thị trường khác nhau để phát triển các sản phẩm mới hoặc công nghệ sản xuất mới. Chiến lược này tỏ ra đặc biệt có hiệu quả đối với các công ti nhỏ, và đây là cách để các công ti này có thể tham gia được vào quá trình sản xuất và tiêu thụ quốc tế.

 

3. Thuyết thương mại liên quan đến cầu

Các thuyết được đề cập đến ở trên đều nhấn mạnh tới yếu tố cung. Tuy nhiên, sự khác biệt về cầu cũng là cơ sở quan trọng dẫn tới thương mại quốc tế, đặc biệt là nền thương mại quốc tế hiện đại.

Có hai hướng tiếp cận được đưa ra khi giải thích thương mại quốc tế liên quan đến cầu:

Thứ nhất, quan hệ thương mại giữa các nước được giải thích khi có sự đa dạng về nhu cầu của các loại sản phẩm. Một nước không nên và cũng không thể tự sản xuất tất cả các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của cuộc sống. Mà cách thức hiệu quả nhất, đó là các nước sẽ chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm mình có lợi thế, và nhập về những sản phẩm bất lợi hoặc ít có lợi hơn trong sản xuất. Cách tiếp cận này có thể được giải thích bởi thuyết của David Ricardo hay thuyết H – o.

Thứ hai, quan hệ thương mại quốc tế còn diễn ra bởi thương mại nội ngành. Đây là hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu đồng thời các sản phẩm về cơ bản là giống nhau (tương tự). Chẳng hạn, Nhật Bản xuất khẩu ô tô sang Mỹ, đồng thời cũng nhập khẩu ô tô từ Mỹ. Đe giải thích cho thương mại quốc tế nội ngành, vào năm 1961, nhà kinh tế học Linder người Thụy Điển đã đưa ra lý thuyết Linder.

Lý thuyết Linder

Thuyết cho rằng yếu tố quan trọng dẫn đến thương mại quốc tế nội ngành là sự tương đồng về sở thích và mức thu nhập của các quốc gia. Thông thường thì những nhà sản xuất trong nước có khả năng cạnh hanh cao trên thị trường nội địa, vì đây là thị trường quen thuộc, hơn nữa khi tổ chức sản xuất trong nước họ không phải trả cước phí vận chuyển và thuế quan. Để tối đa hóa lợi nhuận, các nhà sản xuất nội địa sẽ chọn những sản phẩm có thị phần lớn nhất, đáp ứng sở thích của người tiêu dùng trong nước. Ban đầu sản phẩm được làm ra chỉ nhằm thỏa mãn nhu cầu của thị trường trong nước, đến một thời điểm nhất định, nhu cầu đối với sản phẩm đó từ thị trường bên ngoài sẽ xuất hiện và sản phẩm bắt đầu được xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu sẽ là những quốc gia, nơi có sở thích và mức thu nhập tương tự như ở quốc gia xuất khẩu.

Mức thu nhập giữa các quốc gia càng giống nhau thì càng có nhiều cơ hội để mở rộng thương mại nội ngành giữa các quốc gia đó với nhau.

Thuyết của Linder chỉ được áp dụng đối với thương mại hàng chế tạo. Còn thương mại hàng nguyên liệu thô, sơ chế vẫn chủ yếu được giải thích bởi thuyết H – o. Thuyết Linder có thể lý giải phần lớn thương mại quốc tế mang tính nội ngành và được tiến hành giữa các nước công nghiệp phát triển với nhau. Tuy nhiên, trên thực tế có thể kể ra nhiều trường hợp ngoại lệ đối với thuyết này, chẳng hạn những nước không theo đạo Thiên chúa như Nhật Bản, Hàn Quốc lại là những nước xuất khẩu sản phẩm cây thông Noen nhân tạo (đây là mặt hàng không được tiêu dùng ở thị trường trong nước).

 

4. Thuyết thương mại liên quan đến chi phí vận chuyển

Các thuyết thương mại quốc tế được đề cập trước đây đều đưa ra giả định chi phí vận chuyển bằng 0. Tuy nhiên, phần này sẽ tính đến chi phí vận chuyển tác động tới thương mại quốc tế giữa các quốc gia thông qua: tác động trực tiếp đến giá của sản phẩm, và tác động gián tiếp vào phân bổ sản xuất trên quy mô quốc tế.

Chi phí vận chuyển ở đây được hiểu là tất cả các chi phí bỏ ra để chuyển hàng hóa từ nước này sang nước khác. Như vậy, chi phí vận chuyển sẽ bao gồm: cước phí vận tải, cước bốc, xếp, dỡ hàng hóa.

Khi tính đến chi phí vận chuyển, sẽ khiến cho giá bán giữa nước xuất khẩu và nước nhập khẩu chênh nhau (cụ thể là giá bán tại nước nhập khẩu sẽ tăng lên so với giá bán mặt hàng đó tại nước xuất khẩu); mức chênh lệch giá này phải lớn hơn chi phí vận chuyển thì mới có thể diễn ra hoạt động trao đổi hàng hóa quốc tế. Chi phí vận chuyển khiến người tiêu dùng nước ngoài phải mua hàng hóa với giá cao hơn mức giá ban đầu của hàng hóa khi bán tại thị trường nội địa, và làm giảm lợi ích từ thương mại quốc tế.

Chi phí vận chuyển cũng tác động gián tiếp tới thương mại quốc tế thông qua việc phân bổ lại vị trí sản xuất của các ngành, theo hai hướng: nguồn lực đầu vào cho quá trình sản xuất và thị trường đầu ra cho sản phẩm.

Một số ngành cần đặt gần với nguồn nguyên liệu đầu vào đế giảm chi phí vận chuyển, ví dụ ngành khai khoáng phải có các nhà máy đặt gần các khu mỏ. Những ngành định hướng theo nguồn lực đầu vào thường là những ngành mà chi phí vận chuyển nguyên liệu thô cho sản xuất cao hơn nhiều so với chi phí vận chuyển sản phẩm cuối cùng của ngành tới thị trường tiêu thụ.

Tuy nhiên, đối với một số ngành khác, các doanh nghiệp trong ngành thường đặt gần thị trường tiêu thụ sản phẩm cuối cùng của doanh nghiệp; hoặc đặt gần các sân bay, bến cảng để thuận tiện cho quá trình vận chuyển hay xuất khẩu sản phẩm. Những ngành có sản phẩm cuối cùng tải trọng nặng hoặc khó khăn trong vận chuyển càng cần đặt địa điểm gần nơi tiêu thụ. Ví dụ, trong những năm vừa qua, hàng nghìn công ti của Mỹ đã đầu tư hàng triệu USD vào Mexico tại các khu công nghiệp Maquiladoras (Maquiladoras khởi sinh từ thập niên 1960 của thế kỉ XX và phát triển mạnh dần. Đến năm 1985, Maquiladoras đã là nguồn thu nhập lớn thứ nhi sau dầu hỏa tại Mexico. Tính đến cuối thế kỉ XX thì các xưởng Maquiladoras đã đóng góp 25% vào tổng sàn phẩm quốc nội và đáp ứng 17% việc làm cho nhân công Mexico. Tuy vậy phần lớn số tiền lời của Maquiladoras cũng “hồi hương” về Mỹ. Sang thời kì toàn cầu hóa, các công xưởng bên Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) xuất hiện ngày một nhiều, các Maquiladoras bị cạnh tranh gay gắt, nên số lượng đã giảm khá nhiều. Dù vậy dọc biên giới 3.600 km Mỹ – Mexico vẫn còn hơn 3.000 Maquiladoras với hơn một triệu nhân công) dọc theo biên giới của Mỹ. Các khu Maquiladoras đã thu hút hơn 500 nghìn công nhân Mexico đến làm việc tại các nhà máy lắp ráp mà Mỹ đàu tư, các sản phẩm sau khi được lắp ráp sẽ quay lại thị trường Mỹ. Các công ti Mỹ đặt nhà máy tại đây nhằm khai thác chi phí nhân công rẻ (giá nhân công chỉ bằng khoảng 1/6 giá nhân công tại Mỹ), và đặc biệt là giảm thiểu tối đa chi phí vận chuyển ngược lại thị trường Mỹ.

 

5. Thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia của Michael Porter

Thuyết lợi thế cạnh hanh quốc gia do Michael Porter (Michael Porter, sinh ngày 23/5/1947, là giáo sư của Đại học Harvard, Mỹ; Ông là nhà tư tưởng chiến lược và là một trong những “bộ óc” quản trị có ảnh hưởng nhất thế giới; là chuyên gia hàng đầu về chiến lược và chính sách cạnh tranh của thế giới; là cố vấn trong lĩnh vực cạnh tranh cho lãnh đạo nhiều nước như Mỹ, Ireland, Nga, Singapore, Anh), giáo sư của Đại học Harvard (Mỹ) đưa ra vào năm 1990, đây là công trình nghiên cứu của một tập thể các nhà khoa học ở 12 nước bắt đầu từ năm 1986, với tổng cộng các ngành được nghiên cứu lên tới con số hàng trăm. Mục đích của thuyết là giải thích tại sao một số quốc gia lại có được vị trí dẫn đầu trong việc sản xuất một số sản phẩm, hay nói cách khác, tại sao lại có những quốc gia có khả năng cạnh tranh cao về một số sản phẩm. Ví dụ, tại sao Nhật Bản rất nổi tiếng trong ngành sản xuất ô tô? Tại sao Thụy Sỹ nổi tiếng trong sản xuất và xuất khẩu các thiết bị chính xác và các loại dược phẩm? Tại sao Đức và Mỹ làm rất tốt trong ngành công nghiệp hóa chất?

1.Nội dung của học thuyết

Thuyết này được xây dựng trên cơ sở lập luận rằng khả năng cạnh tranh của một ngành công nghiệp được thể hiện tập trung ở khả năng sáng tạo và đổi mới của ngành đó. Và điều này được khái quát hóa cho một thực thể lớn hơn – một quốc gia. Học thuyết của M. Porter đã kết hợp được các cách giải thích khác nhau trong các học thuyết của thương mại quốc tế trước đó và đồng thời đã đưa ra một cách tiếp cận rất quan trọng – khả năng cạnh tranh quốc gia.

Theo thuyết này, khả năng cạnh tranh quốc gia được thể hiện ở sự liên kết của bốn nhóm yếu tố. Mối liên kết của bốn nhóm tạo thành mô hình có tên là mô hình kim cương (mô hình mô phỏng cấu trúc tinh thể kim cương có độ bền cao để chỉ khả năng chịu đựng của một quốc gia trước môi trường cạnh tranh gay gắt). Bốn nhóm yếu tố bao gồm: điều kiện về các yếu tố sản xuất; điều kiện về cầu; các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan; chiến lược, cơ cấu và mức độ cạnh tranh nội bộ ngành. Cả bốn nhóm yếu tố này tác động qua lại lẫn nhau và hình thành nên khả năng cạnh tranh của một quốc gia. Ngoài bốn yếu tố trên, còn có hai yếu tố rất quan trọng, đó là yếu tố tác động của chính phủ và cơ hội kinh doanh. Đây là yếu tố có thể chi phối cả bốn nhóm yếu tố cơ bản kể trên.

Điều kiện về các yếu tố sản xuất:

Điều kiện về các yếu tố sản xuất được quan niệm ở đây là những yếu tố cần thiết (không phải là “đầu ra”) để cạnh tranh trong một ngành công nghiệp như: nguồn lao động, nguồn đất có thể sử dụng, nguồn tài nguyên tự nhiên, nguồn vốn và cơ sở hạ tầng… Các yếu tố sản xuất được phàn loại thành hai nhóm: nhóm các yếu tố cơ bản và nhóm các yếu tố tiên tiến.

Nhóm các yếu tố cơ bản bao gồm: Nguồn tài nguyên thiên nhiên, khí hậu, vị trí địa lý, nguồn lao động chưa qua đào tạo hoặc đào tạo đơn giản và nguồn vốn. Đây là nhóm yếu tố được coi là nền tảng của những học thuyết thương mại trước đây (điển hình là thuyết H – O). Nhưng chính vì quá dựa vào nhóm yếu tố này, mà các thuyết thương mại trước đây đã bộc lộ những hạn chế trong điều kiện mới.

Nhóm các yếu tố tiên tiến (các yếu tố chuyên sâu) bao gồm: Cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc viễn thông kĩ thuật số hiện đại; nguồn nhân lực chất lượng cao như các kĩ thuật viên được đào tạo đầy đủ, những lập trình viên máy tính hoặc những nhà nghiên cứu trong các lĩnh vực chuyên môn; các thiết bị nghiên cứu hay bí quyết công nghệ.

Trong hai nhóm yếu tố frên, M. Porter chú trọng và đề cao nhóm yếu tố thứ hai và coi đây là nhóm yếu tố cốt lõi, quyết định đến khả năng cạnh tranh quốc gia. Ông cho rằng, không giống như các yếu tố cơ bản được ưu đãi một cách tự nhiên, các yếu tố tiên tiến lại là sản phẩm của sự đầu tư của các cá nhân, các công ti và của chính phủ. Do vậy, các khoản đầu tư của chính phủ vào đào tạo cơ bản và nâng cao, bằng cách cải thiện trình độ kiến thức và kĩ năng chung của dân chúng cũng như kích thích nghiên cứu tiên tiến tại các cơ sở giáo dục cấp cao, có thể giúp nâng cấp các yếu tố tiên tiến của một nước.

Mối quan hệ giữa các yếu tố tiên tiến và cơ bản là mối quan hệ phức hợp. Các nhân tố cơ bản có thể cung cấp lợi thế ban đầu mà sau đó sẽ được củng cố và mở rộng thông qua đầu tư vào các yếu tố tiên tiến. Ngược lại, bất lợi về các yếu tố cơ bản cố thể tạo ra những áp lực phải đầu tư vào các yếu tố tiên tiến. Một ví dụ rõ ràng nhất về hiện tượng này là về Nhật Bản, một nước không có nhiều đất trồng trọt và các nguồn khoáng sản, tuy nhiên thông qua đầu tư đã tạo lập được rất lớn các yếu tố tiên tiến. Porter lưu ý rằng, đội ngũ kĩ sư lành nghề đông đảo ở Nhật Bản (phản ánh thông qua tỉ lệ số lượng người tốt nghiệp có bằng kĩ sư trên bình quân đầu người hon hẳn bất kì nước nào) là nhân tố chủ chốt dẫn tới sự thành công của Nhật Bản trong nhiều ngành công nghiệp chế tạo.

Các điều kiện về cầu:

Điều kiện về cầu được thể hiện trực tiếp ở tiềm năng của thị trường đối với sản phẩm của ngành. Thị trường là nơi quyết định cao nhất tới sự cạnh tranh của một quốc gia.

Mô hình kim cương của Porter nhấn mạnh tới vai trò của cầu trong nước trong việc giúp nâng cao lợi thế cạnh tranh của quốc gia. Thông thường, các công ti thường tỏ ra nhạy cảm nhất với những nhu cầu của những khách hàng ở gần với họ nhất. Do đó, những đặc điểm của nhu cầu thị trường trong nước đặc biệt quan trọng trong việc định hình các thuộc tính của các sản phẩm được chế tạo trong nước và trong việc tạo ra sức ép cho sự sáng tạo đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm. Porter lập luận rằng các công ti của một nước giành được lợi thế cạnh tranh nếu những người tiêu dùng trong nước của họ có được sự sành sỏi và đòi hỏi cao. Những người tiêu dùng như vậy sẽ tạo ra một sức ép lên các công ti trong nước phải đáp ứng những tiêu chuẩn cao về chất lượng sản phẩm cũng như phải sản xuất ra những mẫu mã sản phẩm mới. Một ví dụ về khía cạnh này đó là sự phát triển trong ngành thiết bị liên lạc không dây. Theo nghiên cứu của Porter, chính sự sành sỏi và yêu cầu cao của những người tiêu dùng tại khu vực bán đảo Scandinavia đã giúp thúc đẩy hãng Nokia của Phần Lan và Erricson của Thụy Điển phải đầu tư vào công nghệ điện thoại di động từ rất lâu trước khi nhu cầu về điện thoại này xuất hiện tại các nước phát triển khác.

Tuy nhiên, thực tế thương mại cho thấy, không phải trong tất cả các trường hợp cầu trong nước quyết định đến khả năng cạnh tranh của một ngành hay công ti trên thị trường cả trong và ngoài nước, mà yếu tố quyết định là khả năng đổi mới và đáp ứng của công ti đối với các yếu tố của thị trường nước ngoài sẽ giúp cho công ti đứng vững trên thị trường quốc tế. Nguyên nhân của sự sai lệch này trong cách nhìn của Porter là do ông tập trung nghiên cứu và lấy ví dụ tại các nước phát triển, nơi có mức độ cạnh tranh rất cao, và các nước này có xu hướng quốc tế hóa nền kinh tế trong nước nên không có sự khác biệt nhiều giữa thị trường nội địa và thị trường nước ngoài.

Các ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan:

Khả năng cạnh tranh của một công ti, một ngành hay cả một nước phụ thuộc vào các ngành công nghiệp hỗ trợ và ngành công nghiệp liên quan vì các công ti không thể tồn tại tách biệt đối với các công ti khác trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Các ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan chủ yếu là các ngành cung cấp các yếu tố đầu vào cho một hoặc nhiều ngành khác. Khi một ngành phát triển sẽ dẫn tới sự liên kết với các ngành khác theo cả chiều dọc và chiều ngang. Ví dụ, sức mạnh của Thụy Điển trong các sản phẩm thép chế biến (như vòng bi và dụng cụ cắt gọt) đã dựa trên sức mạnh của nước này trong ngành công nghiệp thép đặc biệt. Năng lực dẫn đầu về công nghệ ưong ngành công nghiệp bán dẫn của Mỹ đã cung cấp nền tảng cho sự thành công của Mỹ trong chế tạo máy vi tính cá nhân và một số sản phẩm điện tử công nghệ cao khác.

Một kết quả của quá trình liên kết này là các ngành trong phạm vi một quốc gia có xu hướng tập hợp với nhau thành các cụm gồm các ngành có liên quan và hỗ trợ. Đây là một trong những kết quả có tính lan tỏa đáng chú ý nhất trong nghiên cứu của M. Porter. Khi hình thành cụm như vậy, quá trình trao đổi thông tin sẽ diễn ra mạnh hơn giữa các công ti trong cụm, các hoạt động phối hợp nghiên cứu triển khai, phối hợp giải quyết vấn đề sẽ giúp các công ti tăng khả năng thích ứng vói cơ hội và các vấn đề – thực chất đây là quá trình giúp tăng khả năng cạnh tranh về lâu dài cho các công ti. Một trong những cụm mà Porter đã xác định được đó là ngành dệt may của Đức. Ngành này bao gồm các ngành chế biến bông, len, sợi tổng họp chất lượng cao, máy khâu, và một loạt các máy móc liên quan tới ngành dệt.

Chiến lược, cơ cẩu và mức độ cạnh tranh nội bộ ngành:

Chiến lược của công ti có ảnh hưởng lâu dài đến khả năng cạnh tranh của công ti trong tương lai; nó chi phối đến hoạt động đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ, phát triển sản phẩm và thị trường của từng công ti và thậm chí là cả ngành. Khả năng cạnh tranh quốc gia là kết quả của sự kết hợp hợp lý giữa các nguồn lực có sức cạnh tranh đối với mỗi ngành công nghiệp cụ thể.

Ngoài chiến lược phát triển, cơ cấu của một ngành công nghiệp cũng quyết định rất lớn đến khả năng cạnh tranh của toàn ngành. Cơ cấu của các ngành công nghiệp sẽ liên quan đến các ngành mũi nhọn, các ngành được ưu tiên, mức độ liên hệ và hỗ trợ lẫn nhau giữa các ngành để phục vụ cho một mục tiêu nhất định. Cơ cấu của ngành công nghiệp ảnh hưởng đến hiệu quả của toàn ngành.

Bên cạnh đó, cạnh tranh trong nội bộ ngành và giữa các công ti trong một nước càng gay gắt, thì khả năng cạnh tranh quốc tế của các công ti đó càng cao. Đối thủ cạnh tranh trong nội bộ ngành tạo ra sức ép lẫn nhau đối với việc cải tiến, sáng tạo, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá câ, giảm chi phí và đầu tư vào việc nâng cấp các yếu tố tiên tiến. Điều này kích thích hoạt động đổi mới để vượt qua mối lo ngại bị tụt hậu, tạo ra sức mạnh cạnh tranh ở tầm quốc tế cho các công ti. Porter trích dẫn trường hợp của Nhật Bản, không ở đâu vai trò của các đối thủ cạnh tranh trong nước lại rõ rệt như tại Nhật Bản. Các công ti của Nhật Bản không ngừng nỗ lực để cạnh tranh chiếm thị phần trong nước. Việc cạnh tranh trong nước, với thị hiếu rất khắt khe của chính người Nhật Bản, đã giúp các công ti tích luỹ được nhiều kinh nghiệm, có chiến lược cạnh tranh hữu hiệu, có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường nước ngoài.

Ngoài bốn nhóm yếu tố kể trên, như đã đề cập, cơ hội và vai trò của chính phủ cũng là những yếu tố tác động rất quan trọng đến khả năng cạnh tranh. Các cơ hội thường tạo ra những thay đổi đột ngột và làm thay đổi vị thế cạnh tranh. Các cơ hội có thể làm vô hiệu hóa các lợi thế của các đối thủ cạnh tranh được hình thành trước đó và tạo ra tiềm năng cho các công ti của một quốc gia mới, khi có các điều kiện mới và khác trước. Chẳng hạn, việc phát minh ra các chùm vi điện tử đã tạo điều kiện cho Nhật Bản đạt được lợi thế cạnh tranh cân bằng với Đức và Mỹ. Việc gia tăng nhu cầu về tàu thuỷ đã tạo điều kiện cho Hàn Quốc gia nhập vào ngành công nghiệp tàu thuỷ, có khả năng cạnh tranh với Nhật Bản. Bên cạnh yểu tố cơ hội, chính phủ còn có thể thông qua các chính sách của mình (tỉ giá hối đoái, lãi suất, ừợ cấp, thuế và các công cụ khác) để tác động đến các ngành công nghiệp. Các ngành này có thể được khuyến khích hoặc hạn chế phát triển trong một giai đoạn, tuỳ theo mục tiêu đề ra của chính phủ trong giai đoạn đó, từ đó ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của ngành này trên thị trường trong nước và quốc tế. Chẳng hạn, Chính phủ Trung Quốc (những năm 2000) có chính sách khuyến khích xuất khẩu thông qua các biện pháp như phá giá đồng nội tệ, thành lập các trung tâm xúc tiến thương mại, thành lập các khu công nghiệp chế biến hàng xuất khẩu, tham gia vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO – năm 2001), kí kết FTA với ASEAN (CAFTA – năm 2004)… đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Trung Quốc trên thị trường thế giới. Hiện tại, Trung Quốc được mệnh danh là “công xưởng của thế giới”, là nước xuất khẩu lớn nhất thế giới (Theo Therichest.com, website nổi tiếng của Mỹ, chuyên tổng hợp những nội dung độc đáo, kì lạ trên thế giới). Theo số liệu từ Hội nghị của Liên hợp quốc về Thương mại và việc làm, tỉ trọng của Trung Quốc bong tổng hàng xuất khẩu toàn cầu đã tăng lên gần 14% trong năm 2015, từ hơn 12% trong năm 2014, và là mức cao nhất một quốc gia từng ghi nhận kể từ khi Mỹ chiếm vị trí dẫn đầu vào năm 1968.

2.Đánh giá học thuyết

Thuyết cạnh tranh quốc gia của M. Porter đứng trên quan điểm quản trị ngành, tức ông coi khả năng cạnh tranh của một quốc gia phụ thuộc vào khả năng cạnh tranh của ngành và cụ thể hơn nữa là cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành. Không có một nước nào lại có khả năng hơn một nước khác, chỉ có doanh nghiệp nước này có khả năng cạnh tranh cao hơn doanh nghiệp nước khác. Đây là quan điểm được đánh giá phù hợp thực tế. Như vậy, thuyết của M. Porter có sự gắn kết các cấp độ doanh nghiệp, ngành công nghiệp và các quốc gia, trong khi các học thuyết khác chỉ đề cập đến một hoặc hai cấp độ. Học thuyết có giá trị cao đối với các chính phủ trong việc xây dựng chiến lược phát triển ngành, phát triển cụm công nghiệp.

Thuyết này đã đưa ra một cách giải thích mới về các yếu tố quyết định đến khả năng cạnh tranh quốc gia. Nếu như ở thuyết H – o, mặc dù cũng đề cập đến sự khác biệt về nguồn lực giữa các quốc gia, nhưng mới chỉ giới hạn ở nhóm các yếu tố cơ bản được đề cập trong thuyết của M. Porter, về khía cạnh này, M. Porter đi xa hơn khi khẳng định rằng chính các yếu tố tiên tiến mới đóng vai trò quyết định đối với sự hình thành lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, và cao hơn là lợi thế cạnh tranh quốc gia.

Thuyết đưa ra mô hình xem xét khả năng cạnh tranh quốc gia dưới trạng thái động, nghĩa là khả năng này có thể thay đổi theo thời gian. Thuyết có giá trị trong việc định hướng xây dựng chính sách cạnh tranh của các chính phủ và việc hoạch định chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nhìn vào mô hình để đánh giá vị trí của doanh nghiệp trong một ngành, xem xét tiềm năng thị trường, các mối liên hệ bên trong một nhóm ngành, cơ cấu ngành, các yếu tố sản xuất, chính sách của chính phủ và cơ hội kinh doanh để xây dựng chiến lược kinh doanh trong từng giai đoạn, xác định đúng đắn các khâu trọng yếu để tập trung đầu tư, hay điều chỉnh hợp lý. Các chính phủ nên có các chính sách hỗ trợ để cải thiện khả năng cạnh tranh của các ngành không có hoặc khả năng cạnh tranh thấp, và khuyến khích phát triển các ngành có lợi thế cạnh tranh cao.

Tuy nhiên, thuyết còn hạn chế, đó là nhấn mạnh vai trò của cầu trong nước đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế, nhấn mạnh vai trò của ngành hỗ trợ. Trong khi trên thực tế, nhiều trường hợp cho thấy yếu tố bên ngoài lại đóng vai trò quan trọng, thậm chí là quyết định đối với sự phát triển của những ngành công nghiệp ở nhiều nước. Ví dụ, ngay tại Nhật Bản – trường họp được cho là điển hình để kiểm chứng thuyết của M. Porter, thì ngành sản xuất thép vẫn rất phát triển cho dù nguyên liệu đầu vào từ thiên nhiên hầu như phải nhập khẩu, hay Mazda không nổi tiếng tại thị trường Nhật Bản nhưng lại rất thành công trên thị trường nước ngoài thậm chí cả thị trường Mỹ. Hoặc ngành công nghiệp phần mềm của Ấn Độ, với nhu cầu thị trường trong nước không lớn, sự trồi dậy của ngành này được coi là bắt nguồn từ nhu cầu lớn từ thị trường nước ngoài.

Bên cạnh đó, thuyết này cũng bị phê phán: chưa đề cập được các yếu tố chi phối đén khả năng cạnh tranh quốc gia một cách toàn diện, do không đưa ra được các yếu tố quốc tế vào mô hình, chẳng hạn như không đề cập đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trên thực tế, đây là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh quốc gia.

Câu 15: Nêu khái niệm và đặc điểm của chính sách bảo hộ mậu dịch.

Chính sách bảo hộ mậu dịch (hay chính sách bảo hộ thương mại) tạm dịch sang tiếng Anh là Trade protectionism policy.

  1. Khái niệm

Chính sách bảo hộ mậu dịch là chính sách thương mại quốc tế. Trong đó Chính phủ của một quốc gia áp dụng các biện pháp để cản trở và điều chỉnh dòng vận động của hàng hoá nước ngoài xâm nhập vào thị trường trong nước. Các biện pháp được áp dụng trong các khoảng thời gian với mức độ khác nhau. Nhằm tạo các lợi thế cho doanh nghiệp trong nước phát triển và tìm kiếm chỗ đứng. Từ đó mà nắm giữ các nhu cầu tiêu dùng của người dân. Tạo thế mạnh cho họ khi có nhiều doanh nghiệp nước ngoài tham gia cạnh tranh.

Như vậy đây là chính sách được thực hiện trong hoạt động thương mại của một quốc gia. Tuy nhiên, chỉ áp dụng đối với chính sách thương mại mở cửa mang tính chất quốc tế. Đó là hoạt động điều chỉnh khi quốc gia tham gia trao đổi, hàng hóa dịch vụ với quốc gia khác hoặc với tổ chức quốc tế. Do tính chất của một số ngành sản xuất, kinh doanh trong nước sẽ gặp khó khăn khi bị cạnh tranh bởi hàng hóa ngoại nhập nếu mở cửa thị trường. Điều này dẫn đến ảnh hưởng tài chính của doanh nghiệp trong nước và giá trị tổng sản phẩm quốc nội. Hay nói cách khác là gây ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế trong nước.

  1. Chủ thể thực hiện chính sách là Chính phủ của quốc gia.

Thực hiện xác định các điều kiện đối với sản phẩm hàng hóa có yếu tố nước ngoài muốn tham gia vào thị trường nội địa. Điều này tạo ra các rào cản nhất định đối với các doanh nghiệp nước ngoài khi muốn cạnh tranh với doanh nghiệp trong nước. Các chính sách được quy định cụ thể với các mặt hàng khác nhau. Có thể hiểu với các mặt hàng có tính cạnh tranh càng cao thì càng tạo nhiều rào cản trong nhập khẩu. Các chính sách thực hiện xoay quanh thiết lập các hàng rào thuế quan và hàng rào phi thuế quan.

  1. Nhiệm vụ

Đó là bảo vệ thị trường trong nước trước sự xâm nhập ngày càng mạnh mẽ của các hàng hoá và dịch vụ nước ngoài. Chính sách bảo hộ mậu dịch đặt ra các tiêu chuẩn cao với hàng hóa thuộc các lĩnh vực như chất lượng, vệ sinh, an toàn, lao động, môi trường, xuất xứ, v.v… Hay việc áp đặt thuế xuất nhập khẩu cao đối với một số mặt hàng nhập khẩu từ nước ngoài. Nhằm bảo vệ ngành sản xuất các mặt hàng tương tự (hay dịch vụ) trong nước.

  1. Đặc điểm
  • Hạn chế nhập khẩu hàng hóa nước ngoài
  • Chính sách này được thực hiện thông qua áp dụng các hàng rào thuế quan và phi thuế quan tương đối dày đặc.
  • Chuẩn bị tiềm lực thực hiện chính sách mậu dịch tự do.

Câu 16: Nêu khái niệm và đặc điểm của chính sách mậu dịch tự do.

Chính sách mậu dịch tự do (hay chính sách thương mại tự do) trong tiếng Anh được gọi là Free trade policy.

  1. Khái niệm

Chính sách mậu dịch tự do là một hình thức của chính sách thương mại quốc tế. Trong đó các nước tham gia vào hiệp định thương mại tự do song phương hoặc đa phương. Chính phủ nước đó không phân biệt hàng hoá nước ngoài với hàng hoá nội địa trên thị trường nước mình. Do đó không thực hiện các biện pháp cản trở hàng hoá nước ngoài xâm nhập thị trường nước mình.

Chính sách này được thực hiện trong hoạt động thương mại giữa các quốc gia hoặc tổ chức quốc tế. Do đó nó còn được tiếp cận là một hình thức của chính sách thương mại quốc tế. Các quốc gia có nhu cầu giống nhau, mong muốn các giá trị tương đương thực hiện các các hiệp định thương mại tự do song phương hoặc đa phương. Với chính sách mậu dịch tự do, thị trường các nước tiến hành hoạt động thương mại một cách đa dạng.

  1. Đặc điểm và vai trò

Đặc điểm chính sách mậu dịch tự do

– Thúc đẩy việc mở rộng xuất khẩu

Với hoạt động kinh tế của một quốc gia, hoạt động xuất khẩu đem lại nhiều giá trị. Khi các nước có tiềm lực sản xuất nhưng thị trường trong nước không tiêu thụ hết, thị trường nước ngoài sẽ mang đến lợi ích lớn. Hay với các nước kinh tế kém phát triển hơn, việc nhập khẩu giúp họ tìm kiếm giá trị trên các sản phẩm chất lượng. Trong khi các thị trường khác đang thiếu.

Các chính sách đem đến lợi ích khi hoạt động xuất khẩu được thực hiện dễ dàng. Các hàng rào thuế quan và phi thuế quan dần loại bỏ. Tạo điều kiện để hàng hóa lưu thông trên các thị trường dễ dàng. Bãi bỏ thuế xuất khẩu hoặc thực hiện các biện pháp khuyến khích khác giúp chính sách thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng hóa.

– Mở rộng thị trường nội địa

Thứ nhất, thị trường trong nước bước đầu có sự gia nhập của các hàng hóa mới. Với cùng một loại hàng thì các doanh nghiệp khác nhau cũng có các cách thức sản xuất khác. Chính phủ mở rộng thị trường cho hàng hoá nước ngoài tự do xâm nhập thông qua việc xoá bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan. Hoạt động này càng diễn ra mạnh mẽ khi quốc gia tham gia vào càng nhiều các hiệp định thương mại tự do. Hoạt động nhập khẩu diễn ra mạnh mẽ giúp đa dạng hàng hóa trong thị trường. Phục vụ nhu cầu ngày càng đa dạng của người dân,. Cũng như giúp người dân có khả năng tiếp cận hàng hóa, dịch vụ nước ngoài dễ dàng hơn.

Thứ hai, trước khi tiến hành chính sách mậu dịch tự do, các quốc gia thường thực hiện chính sách bảo hộ mậu dịch. Giúp bảo vệ doanh nghiệp trong nước và hàng hóa trong nước không bị cạnh tranh. Thể hiện sự ưu tiên của nhà nước. Trong khoảng thời gian này, giúp các doanh nghiệp nắm giữ thị trường và lớn mạnh, có tiềm lực cạnh tranh. Sau đó, là sự áp dụng với chính sách mậu dịch tự do. Khi các hàng hoá của quốc gia đó có đủ sức cạnh tranh bình đẳng với hàng ngoại nhập. Và doanh nghiệp có đủ tiềm lực kinh tế, chiến lược để tham gia các thị trường khu vực và quốc tế.

– Loại bỏ phân biệt đối xử với hàng hóa xuất, nhập khẩu

Với các lợi ích mà chính sách mậu dịch tự do mang lại. Các quốc gia đều nhận được lợi ích chung đối với việc nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa. Do đó để chính sách được thực hiện lâu dài và tạo quan hệ tốt trong quan hệ song phương và đa phương. Các lợi ích chung trong nhập, xuất khẩu hàng hóa cần được cân đối như nhau. Thương mại tự do là một trong những nguyên tắc cơ bản trong hệ thống thương mại đa phương. Nhằm loại bỏ sự phân biệt đối xử với hàng hóa xuất nhập khẩu. Từ đó góp phần trong thúc đẩy các hoạt động này phát triển.

Nhập khẩu hàng hóa giúp thị trường trong nước có thêm nhiều mặt hàng. Tạo sự đa dạng về mọi mặt và đáp ứng các nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng. Giúp người dân tiếp cận và có nhiều lựa chọn với những sản phẩm chất lượng

Xuất khẩu hàng hóa giúp quốc gia quảng bá, giới thiệu sản phẩm ra khu vực và trên thế giới. Tìm kiếm các lợi ích trong sản xuất, tạo việc làm, đáp ứng đòi hỏi của lực lượng lao động.

 Vai trò

– Mở rộng thị trường, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu

Với các quốc gia thì đây là môi trường thuận lợi để thực hiện mở rộng các quan hệ thương mại, thúc đẩy xuất khẩu. Các quốc gia có tiềm lực kinh tế mạnh thường có những thúc đẩy mạnh cho nhập khẩu và tiêu thụ hàng hóa. Khi đời sống người dân được cải thiện, các nhu cầu trong sản phẩm hàng hóa và dịch vụ cũng đa dạng hơn. Việc mở rộng thị trường tạo thuận lợi cho người dân trong tiếp cận sản phẩm hiện đại, chất lượng của quốc gia khác. Từ đó mà thúc đẩy mạnh mẽ phát triển kinh tế – xã hội.

– Đa dạng hàng hóa trên thị trường, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng

Hoạt động kinh tế được nhìn nhận có tiềm năng khi được mở rộng thị trường kinh doanh. Chính phủ các nước có các chính sách cào bằng giữa hàng hóa nhập khẩu và hàng xuất khẩu. Nhìn nhận đối với hàng nhập khẩu. Chính sách tạo điều kiện để hàng hóa nước ngoài tham gia một cách đa dạng vào thị trường quốc gia. Các sản phẩm hàng hóa tương tự trong nước có hoạt động cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài tại nước mình.

Nhờ đó mà thúc đẩy việc sản xuất tích cực. Đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Thị trường hàng hóa trong nước ngày càng đa dạng từ hàng nội địa đến sản phẩm nước ngoài. Từ giá cả bình dân đến cao cấp. Dù cùng sản xuất một mặt hàng nhưng luôn có sự đa dạng và đổi mới. Người tiêu dùng ngày càng nhiều sự lựa chọn.

– Tạo bước đà cho doanh nghiệp trong nước phát triển

Đối với giá trị mang lại cho doanh nghiệp trong nước và hoạt động xuất khẩu của đất nước. Chính sách mậu dịch tự do tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước mở rộng thị trường ra nước ngoài. Thúc đẩy phát triển hoạt động xuất khẩu với các thị trường tiềm năng. Xuất khẩu đem đến tìm kiếm giá trị hiệu quả và nhanh chóng. Qua đó cũng thúc đẩy cho sản xuất phát triển. Tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu việc làm cho lực lượng lao động.

Khi hoạt động xuất khẩu gặp nhiều thuận lợi, các doanh nghiệp trong nước có cơ hội tìm kiếm nhiều thị trường để mở rộng kinh doanh. Các sản phẩm trong nước được nhiều bạn bè quốc tế biết đến. Nhu cầu cạnh tranh kinh tế thống lĩnh thị trường được đặt ra ở cả trong nước và các thị trường khác. Điều này nhằm tăng nhanh quy mô xuất khẩu và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Câu 17: Phân tích công cụ thuế quan trong chính sách thương mại quốc tế.

1.Khái niệm

Thuế quan được hiểu là khoản thu của Nhà nước đánh vào hàng hóa khi hàng hóa di chuyển từ lãnh thổ hải quan này sang lãnh thổ hải quan khác, nhằm tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước và bảo hộ thị trường nội địa.Cần phân biệt thuế quan với các loại thuế nội địa khác (như: thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế môn bài, thuế tiêu thụ đặc biệt…) khi thuế quan liên quan đến sự di chuyển của hàng hóa qua lãnh thổ hải quan.Thuế quan là một công cụ kinh tế được sử dụng phổ biến và rộng rãi nhất trong chính sách thương mại quốc tế của các quốc gia.

2.Phân loại

Có nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại thuế quan trong thương mại quốc tế:

  • Theo mục đích đánh thuế: thuế quan bảo hộ (nhằm bảo hộ một ngành sản xuất nào đó), thuế quan tài chính (nhằm tăng thu ngân sách) và thuế hạn chế tiêu dùng (nhằm hạn chế tiêu dùng trong nuớc).
  • Theo đối tượng đánh thuế: thuế xuất khẩu (đánh vào hàng hóa xuất khẩu), thuế nhập khẩu (đánh vào hàng hóa nhập khẩu) và thuế quá cảnh (đánh vào hàng hóa được chuyên chở quá cảnh để đi sang một nước khác, không tiêu dùng ở thị trường nội địa, áp dụng với các quốc gia có điều kiện, vị trí địa lý đặc biệt để thực hiện các nghiệp vụ trung chuyển hàng hóa như tái xuất khẩu, chuyển khẩu). Tuy nhiên, thuế xuất khẩu ít được áp dụng vì làm hạn chế quy mô xuất khẩu hàng hóa trong khi thuế nhập khẩu được sử dụng rộng rãi và phổ biến ở tất cả các quốc gia trên thế giới.
  • Theo phương pháp tính thuế: Thuế tính theo giá trị hàng hóa (là thuế tính tỉ lệ phần trăm so với giá trị hàng hóa xuất, nhập khẩu); Thuế tính theo số lượng (là loại thuế được tính ổn định dựa trên khối lượng hoặc trọng lượng hàng hóa xuất nhập khẩu); Thuế tính theo kiểu hỗn họp vừa giá trị vừa số lượng (là thuế tính theo cả hai cách trên).
  • Theo mức thuế áp dụng: mức thuế này được xây dựng trên cơ sở chính sách thương mại và cơ chế quản lý xuất nhập khẩu của mỗi quốc gia. Gồm 04 loại:

+ Mức thuế suất tối đa: áp dụng đối với các nước thù địch (loại thuế này hiện chủ yếu mang tính lịch sử, hiện tại hiếm khi các nước sử dụng);

+ Mức thuế suất thông thường: áp dụng cho các nước có quan hệ thông thường;

+ Mức thuế suất ưu đãi: áp dụng đối với các nước được hưởng quy chế đối xử tối huệ quốc (MFN);

+ Mức thuế suất ưu đãi đặc biệt: áp dụng với các nước cùng liên kết kinh tế, biên mậu hoặc có chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (Generalized System of Preferences – GSP).

Trong đó, MFN được hiểu là: Dựa trên cam kết thương mại, một nước dành cho nước đối tác ưu đãi có lợi nhất mà nước đó đang và sẽ dành cho nước thứ ba khác trong tương lai. Ví dụ: Canada áp dụng MFN đối với Việt Nam, thì giả sử Canada có chính sách giảm thuế đối với gỗ nhập khẩu từ Australia, thì Canada cũng phải áp dụng chính sách giảm thuế đó đối với Việt Nam. Quy chế này đòi hỏi một quốc gia phải bảo đảm dành cho tất cả các quốc gia đối tác một chế độ ưu đãi thương mại thuận lợi như nhau (không phân biệt đối xử).

GSP là: Chế độ ưu đãi thuế quan đối với hàng hóa mà các nước công nghiệp phát triển dành cho các nước đang phát triển khi đưa hàng hóa vào các nước này. Chế độ này lần đầu được đề xuất và thông qua tại Hội nghị của Liên hợp quốc về Thương mại và phát triển năm 1968 tại New Delhi, Ấn Độ. Mục đích của chế độ này là nhằm tăng tính cạnh tranh của hàng hóa các nước đang phát triển, giúp các nước này đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng thị trường, thúc đẩy tốc độ phát triển kinh tế. GSP là chế độ thuế quan không mang tính cam kết (các nước được quyền thay đổi chính sách trong từng thời kì), được đánh giá là chế độ ưu đãi nhiều hơn so với MFN; tuy nhiên, GSP chỉ được áp dụng mang tính chất một chiều từ các nước phát triển dành cho các nước đang phát triển và áp dụng có hạn chế với một số nhóm hàng hóa (thường áp dụng phân biệt thành nhiều nhóm hàng với mức ưu đãi khác nhau, trong đó ưu đãi nhất là miễn thuế hoàn toàn).

* Phân loại thuế quan theo WTO:

Theo các văn bản pháp luật của WTO, có thể hiểu WTO chia thành 3 loại thuế như sau:

  • Thuế quan ràng buộc: Là mức thuế quan tối đa được phép áp dụng cho từng mặt hàng, mà các thành viên WT0 có thể áp dụng cho hàng nhập khẩu.

Mỗi thành viên khi gia nhập WT0 đều phải đưa ra Biểu thuế quan ràng buộc áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào nước mình (Theo Điều II GATT). Ví dụ: Theo biểu cam kết thuế đối với hàng hóa của Việt Nam khi gia nhập WT0, mức thuế ràng buộc áp dụng với: hàng may mặc, túi xách và cặp là 40%, cá hồi đỏ, tôm hùm là 30%…;

  • Thuế quan áp dụng thực tế: Là loại thuế suất hiện hành hàng năm áp dụng đối với hàng nhập khẩu và được cơ quan hải quan các nước thành viên công bố. Mức thuế này chỉ được phép thấp hơn hoặc bằng mức thuế quan ràng buộc. Ví dụ: Mức thuế Việt Nam áp dụng cho các nước thành viên trong WT0 năm 2017 với cá hồi đỏ là 20% (thấp hơn mức thuế ràng buộc là 30%), với túi xách và cặp là 25% (thấp hơn mức thuế ràng buộc là 40%);
  • Hạn ngạch thuế quan: Áp dụng thuế quan trong phạm vi hạn ngạch và thuế quan vượt phạm vi hạn ngạch. Thuế quan trong phạm vi hạn ngạch thường ở mức thấp, còn thuế quan vượt phạm vi hạn ngạch ở mức cao. Trong đó, hạn ngạch được hiểu là quy định của Nhà nước về số lượng hay giá trị cao nhất của một hay một nhóm mặt hàng được phép xuất hoặc nhập khẩu từ một thị trường, trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm).

3.Tác động của thuế quan

– Hạn chế tiêu dùng trong nước: do thuế quan tác động trực tiếp làm tăng giá hàng nhập khẩu dẫn đến giảm cầu đối với hàng nhập khẩu (người tiêu dùng chịu thiệt);

– Hạn chế lượng hàng nhập khẩu: do khi giá tăng, người tiêu dùng giảm cầu đối với hàng nhập khẩu, khiến lượng hàng nhập về sẽ giảm tương ứng (người xuất khẩu mặt hàng bị áp thuế chịu thiệt);

– Bảo hộ thị trường nội địa: khi Nhà nước đánh thuế vào hàng nhập khẩu sẽ giúp các doanh nghiệp sản xuất nội địa (sản xuất mặt hàng tương tự) có thể cạnh tranh về giá với hàng nhập khẩu, do đó giúp các doanh nghiệp nội địa có thể tăng doanh số, lợi nhuận, việc làm (các doanh nghiệp trong nước hưởng lợi);

– Tăng thu cho ngân sách nhà nước (Nhà nước hưởng lợi): Thuế nhập khẩu là một trong những nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước, với chi phí thu thuế thấp hơn nhiều hình thức thu thuế gián thu khác do dễ kiểm soát và tính toán được chính xác lượng hàng hóa khi đi qua lãnh thổ hải quan;

– Tác động phụ: kích thích buôn lậu và gian lận thương mại; kích thích đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Thuế xuất khẩu cũng có tác động tương tự như thuế nhập khẩu, chỉ khác nhau ở chiều tác động.

4.Xu hướng áp dụng thuế quan

Do tác động khách quan của xu hướng toàn cầu hóa kinh tế và khu vực hóa kinh tế mà các nước trên thế giới hiện nay đa phần có xu hướng cắt giảm dần mức thuế quan theo yêu cầu của quá trình hội nhập.

Quan điểm của WTO: Thuế nhập khẩu là công cụ bảo hộ hợp pháp. Tuy nhiên, các thành viên WTO phải cam kết giảm dàn thuế nhập khẩu. Bên cạnh đó, WTO cho phép các thành viên áp thuế xuất khẩu, nhằm kiểm soát xuất khẩu hoặc bất cứ mục tiêu chính sách nào khác (như: thu ngân sách, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái…).

Câu 18: Phân tích các biện pháp phi thuế quan trong chính sách thương mại quốc tế.

  1. Hạn ngạch

Hạn ngạch được hiểu là quy định của Nhà nước về số lượng hay giá trị cao nhất của một hay một nhóm mặt hàng được phép xuất hoặc nhập khẩu từ một thị trường, trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm). Hạn ngạch là công cụ điển hình của nhóm các công cụ hạn chế số lượng.

Ví dụ: Quốc gia X áp dụng mức hạn ngạch nhập khẩu năm 2006 là 85.000 tấn đối với mặt hàng đường (gồm cả đường tinh luyện và đường thô). Điều này có nghĩa mặt hàng đường sẽ không được tiếp tục nhập khẩu vào quốc gia X nếu vượt quá số lượng 85.000 tấn.

Có hai loại hạn ngạch là hạn ngạch nhập khẩu và hạn ngạch xuất khẩu:

–    Hạn ngạch nhập khẩu: Được sử dụng chủ yếu nhằm mục đích bảo hộ thị trường, không cho hàng hóa nước ngoài có giá bán thấp tràn vào thị trường nội địa. Hạn ngạch nhập khẩu thường bao gồm những loại sau: Hạn ngạch áp dụng chung, không phân biệt nhập từ thị trường nào; Hạn ngạch nhập từ một thị trường cụ thể nào đó; Hạn ngạch cho cả nhóm hàng; Hạn ngạch riêng cho một mặt hàng cụ thể; Hạn ngạch tính theo số lượng; Hạn ngạch tính theo giá trị.

–    Hạn ngạch xuất khẩu: Được sử dụng khi cần bảo vệ người tiêu dùng trong nước khỏi sự thiếu hụt tạm thời mặt hàng nào đó (đặc biệt là lương thực). Ví dụ: Trung Quốc áp dụng hạn ngạch xuất khẩu lương thực tạm thời với bột mì, bột ngũ cốc, gạo từ ngày 01/01/2008 vì mục đích ổn định giá lương thực và bảo đảm an toàn lương thực trong nước.

*    Tác động của hạn ngạch:

–    Hạn chế lượng hàng nhập khẩu (người xuất khẩu mặt hàng bị áp hạn ngạch chịu thiệt);

–    Làm tăng giá tiêu dùng trên thị trường nội địa so với giá quốc tế và do đó hạn chế tiêu dùng trong nước (người tiêu dùng phải chịu thiệt);

–    Bảo hộ sản xuất trong nước: giúp các nhà sản xuất trong nước tăng sản lượng, giữ việc làm (nhà sản xuất nội địa hưởng lợi);

–    Tạo lợi ích cho những doanh nghiệp nhận được hạn ngạch;

–    Tác động phụ: Kích thích buôn lậu và gian lận thương mại.

*    Xu hướng áp dụng hạn ngạch:

Theo quy định của WT0: Chỉ được phép bảo hộ sản xuất nội địa bằng công cụ thuế quan, cấm áp dụng các biện pháp hạn chế so lượng (trong đó có hạn ngạch). Đây là quy định có tính chất bắt buộc với các nước thành viên của WTO (Theo khoản 1 Điều XI/GATT). Như vậy, Việt Nam hiện tại là thành viên của WTO nên cũng không được phép sử dụng các công cụ hạn chế so lượng, trong đó có hạn ngạch. Tuy nhiên, WTO vẫn cho phép thực hiện hạn ngạch trong các trường hợp ngoại lệ, như: Áp dụng hạn ngạch trong trường hợp tự vệ thương mại (Theo Điều XIX GATT); Nhằm hạn chế tạm thời, ngăn ngừa, khắc phục sự khan hiếm trầm trọng về lương thực, thực phẩm, sản phẩm thiết yếu khác (Theo điểm a khoản 2 Điều XI GATT); Nhằm bảo vệ sức khoẻ con người hay tài nguyện thiên nhiên (Theo điểm b Điều XX GATT); Các nước đang phát triển có thể áp dụng hạn ngạch trong chương trình trợ giúp của Chính phủ về đẩy mạnh phát triển kinh tế hoặc hạn chế để bảo vệ một số ngành công nghiệp (Theo khoản 2 Điều XVIIIGATT)…

Tại Việt Nam, trước khi là thành viên của WTO: Đối với hạn ngạch nhập khẩu, Việt Nam cũng từng áp dụng với nhiều mặt hàng như xe tải, xe khách, ô tô chở khách dưới 12 chỗ, xe 2 bánh gắn máy nguyên chiếc và linh kiện lắp ráp xe 2 bánh gắn máy, thép xây dựng, phôi thép, xi măng, đường… vào năm 1997. Tuy nhiên, từ năm 1999, hầu hết các mặt hàng trên không còn áp dụng hạn ngạch mà chuyển sang các hình thức quản lý khác như giấy phép nhập khẩu. Từ khi trở thành thành viên của WTO, Việt Nam tuân thủ các quy định của WTO, không còn sử dụng công cụ hạn ngạch, mà thay vào đó là hạn ngạch thuế quan (công cụ mà WTO cho phép sử dụng).

  1. Tiêu chuẩn sản phẩm

Tiêu chuẩn sản phẩm là một công cụ quy định về tiêu chuẩn đối với những sản phẩm khi xuất khẩu hay nhập khẩu vào một nước/vùng lãnh thổ, nhưng khi áp dụng cố ý vào kiểm định hàng nhập khẩu, có thể trở thành công cụ bảo hộ mậu dịch thông qua việc nước nhập khẩu đưa ra các tiêu chuẩn sản phẩm đối với hàng nhập khẩu và khi sử dụng các tiêu chuẩn đó sẽ có tác dụng cản trở luồng hàng nhập khẩu.

Tiêu chuẩn sản phẩm rất phong phú và đa dạng, có thể bao gồm: Tiêu chuẩn về kĩ thuật; Tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm; Tiêu chuẩn về môi trựờng; Tiêu chuẩn về ữách nhiệm xã hội…

Trong cuộc sống, các tiêu chuẩn sản phẩm là cần thiết để bảo vệ những lợi ích quan trọng như sức khỏe con người, môi trường, an ninh… Tuy nhiên, trên thực tế, công cụ này có thể trở thành rào cản thương mại hết sức tinh vi, gây khó khăn cho việc thâm nhập của hàng hóa nước ngoài. Hiện nay, theo ước tính gần 1/3 lượng hàng hóa ưên thế giới bị cản trở bởi các rào cản kĩ thuật.

WTO chỉ có hiệp định chi phối về tiêu chuẩn kĩ thuật của sản phẩm. Hiệp định về Hàng rào kĩ thuật đối với thương mại của WTO (Hiệp định TBT) phân biệt ba loại biện pháp lã thuật sau đây: Quy chuẩn kĩ thuật là những yêu cầu kĩ thuật bắt buộc áp dụng; Tiêu chuẩn kĩ thuật là các yêu cầu kĩ thuật được chấp nhận bởi một tổ chức đã được công nhận nhưng không có giá trị áp dụng bắt buộc; Quy trình đánh giá sự phù hợp của một loại hàng hóa với các quy định/tiêu chuẩn kĩ thuật.

Quan điểm của WTO: các nước có thể đưa ra các tiêu chuẩn, quy định lã thuật nhưng không được tạo ra các trở ngại không cần thiết đối với thương mại quốc tế và phải đảm bảo nguyên tắc không phân biệt đối xử, phải minh bạch và tiến tới hài hòa hóa.

Các nội dung thường xuất hiện trong quy chuẩn kĩ thuật và tiêu chuẩn kĩ thuật là: các đặc tính của sản phẩm, các quy trình và phương pháp sản xuất có ảnh hưởng/tác động đến đặc tính của sản phẩm, các thuật ngữ, kí hiệu hoặc các yêu cầu về đóng gói, ghi nhãn mác áp dụng cho sản phẩm…

Ví dụ: Tiêu chuẩn về đóng gói sản phẩm: Cộng hòa liên bang Đức từ chối nhập khẩu các sản phẩm của Indonesia được đóng gói bằng bao bì gai là loại không có dụng cụ phân hủy ở Đức. Tiêu chuẩn về phương pháp sản xuất/khai thác và chế biến sản phẩm: Hoa Kỳ từng cấm nhập khẩu cá ngừ của Mexico và tôm của Thái Lan vì cho rằng các nước này sử dụng phương tiện đánh bắt làm ảnh hưởng đến loài rùa biển. Cộng hòa liên bang Đức cấm nhập khẩu các sản phẩm văn hóa của Phần Lan vì chúng được sản xuất từ bột giấy được lấy từ rừng nguyên sinh ở Indonesia. Tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm: Nhật Bản từng yêu cầu quả anh đào xuất khẩu từ khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương của Hoa Kỳ phải được khử trùng bằng chất methyl bromide để đảm bảo không mang theo ấu trùng của các loài sâu bệnh. EU đã từng cấm nhập khẩu thịt bò của Hoa Kỳ vì lý do ngành chăn nuôi bò, của nước này sử dụng quá mức chất kích thích tăng trọng cho bò gây hại cho sức khỏe của người tiêu dùng. Các tiêu chuẩn của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (International Organization for Standardization – ISO) được nhiều quốc gia áp dụng và cả WTO khuyến khích các quốc gia thành viên sử dụng để “hài hòa hóa” các tiêu chuẩn kĩ thuật, như: ISO 9001: tiêu chuẩn về quản lý, ISO 14000: tiêu chuẩn về môi trường…

  1. Giấy phép

Giấy phép là hình thức cơ quan có thẩm quyền cho phép các nhà kinh doanh được phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu. Đây là công cụ có hiệu lực mạnh hơn so với công cụ thuế quan nhưng thuộc nhóm hạn chế thương mại, nên xu hướng chung là các nước dần ít sử dụng.

– Căn cứ vào đối tượng tác động ở diện chung hay riêng của giấy phép, có thể chia thành:

+ Giấy phép chung: Là loại giấy phép chỉ quy định tên hàng và thị trường, không hạn chế định lượng và không ghi rõ đích danh doanh nghiệp được cấp. Thực chất đây là hình thức thông qua cấp giấy phép để quy định quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu cho các doanh nghiệp. Chỉ các doanh nghiệp có giấy phép này mới được quyền kí kết các họp đồng xuất nhập khẩu trực tiếp với các đối tác nước ngoài; nó thường được sử dụng ở những nước có nền kinh tế phi thị trường khi nhà nước muốn thực hiện quản lý độc quyền ngoại thương.

Ngày nay, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra và xu hướng tự do hóa thương mại, tự do cạnh tranh phát triển dẫn đến hình thức giấy phép chung ngày càng ít được sử dụng, ở Việt Nam, khi chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường, hình thức giấy phép chung đã được bãi bỏ. Mọi doanh nghiệp, tập thể, cá nhân (có đăng kí kinh doanh hợp pháp) đều có quyền trực tiếp kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu với nước ngoài.

+ Giấy phép riêng: Là loại giấy phép được cấp riêng cho từng nhà kinh doanh, có ghi rõ số lượng, giá trị, thị trường và mặt hàng cụ thể, thời hạn hiệu lực. Giấy phép này do các cơ quan quản lý nhà nước ban hành (Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ Y tế,…) nhằm quản lý chặt chẽ những mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện.

– Căn cứ vào mức độ dễ dàng của việc cấp, giấy phép thương mại có thể chia làm hai loại:

+ Giấy phép tự động: Là hình thức cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu cho doanh nghiệp khi các doanh nghiệp nộp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, mà không kèm theo điều kiện nào. Giấy phép này được ban hành phục vụ mục đích thống kê hoạt động xuất nhập khẩu.

về bản chất, đây có thể coi như việc doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo với cơ quan quản lý nhà nước về hợp đồng xuất nhập khẩu của mình, nên giấy phép tự động về cơ bản không hạn chế thương mại.

Ví dụ: Việt Nam áp dụng cấp giấy phép xuất khẩu tự động đối với một số mặt hàng phân bón thuộc danh mục quy định (Theo Thông tư số 35/2014/TT-BCT ngày 15/10/2014 của Bộ Công Thương). Nhưng đến ngày 29/5/2017, Bộ Công Thương lại ban hành Thông tư số 07/2017/TT-BCT trong đó bãi bỏ Thông tư số 35/2014/TT-BCT, tức bỏ chế độ cấp phép nhập khẩu tự động đối với một số mặt hàng phân bón.

+ Giấy phép không tự động: Là hình thức cơ quan nhà nước chỉ cấp ra giấy phép trong trường họp nhà xuất khẩu, nhập khẩu hội tụ đủ những điều kiện quy định.

Loại giấy phép này thường để quản lý các mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu đặc biệt có tác động đến nền kinh tế hoặc xã hội, văn hóa, môi trường. Thủ tục cấp phép của loại giấy phép này thường phức tạp và tốn nhiều thời gian, nên nó thường được xếp vào loại công cụ hạn chế thương mại.

Ví dụ: Muốn nhập khẩu mặt hàng phế liệu vào Việt Nam, phế liệu phải thuộc danh mục phế liệu được phép nhập khẩu do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, đồng thời phải đáp ứng Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về môi trường đối với phế liệu nhập khẩu; Phải có Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Phiếu xác nhận Bản đăng kí đạt tiêu chuẩn môi trường… Sau đó mới lập được Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu.

Trong khuôn khổ WTO, các nước thành viên sẽ phải tuân thủ Hiệp định về Thủ tục cấp phép nhập khẩu (ILP) để giảm tối đa những thủ tục hành chính gây cản trở tự do hóa thương mại. Khi gia nhập WTO, Việt Nam cũng cam kết thực hiện cấp phép theo quy định của tổ chức này. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn bảo lưu quyền cấp phép nhập khẩu văn hóa phẩm, chủ yếu để kiểm duyệt nội dung nhưng đảm bảo cơ chế cấp phép nhằm mục đích kiểm duyệt này sẽ tuân thủ các quy định về minh bạch hóa và không phân biệt đối xử của WTO.

  1. Cấm nhập khẩu, cấm xuất khẩu

Cấm nhập khẩu là công cụ bảo hộ một cách tuyệt đối, giúp ngăn chặn hoàn toàn sự xâm nhập của hàng hóa từ nước ngoài vào thị trường trong nước. Đối với xuất khẩu, công cụ này chủ yếu được sử dụng để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ các giá trị văn hóa.

Cấm xuất khẩu, nhập khẩu là công cụ bảo hộ cao nhất, gây hạn chế lớn nhất đối với thương mại quốc tế khi sử dụng. Do đó, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, công cụ cấm xuất, nhập khẩu được hạn chế sử dụng.

Trong khuôn khổ WTO, biện pháp này thuộc loại công cụ hạn chế số lượng, nên bị cấm áp dụng (Theo khoản 1 Điều XI GATT). Tuy nhiên, nó có thể được sử dụng trong các trường họp ngoại lệ; Ví dụ, có thể sử dụng trong các trường hợp: cần thiết để đảm bảo an ninh quốc gia; Cần thiết để bảo vệ đạo đức xã hội; cần thiết để bảo vệ sức khoẻ con người, động vật và thực vật; cần thiết để bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên khan hiếm; cần thiết để ngăn cản hay giảm bớt sự khan hiếm lương thực, thực phẩm hay các sản phẩm thiết yếu khác… (Theo Điều XI, XX, XXIGATT).

Tại Việt Nam, theo cam kết gia nhập WTO, Việt Nam đã cam kết bỏ quy định cấm nhập khẩu thuốc lá điếu, xì gà; ô tô đã qua sử dụng, xe máy trên 175cc. Tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương có quy định về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu và cấm nhập khẩu của Việt Nam. Theo đó, các mặt hàng bị cấm xuất khẩu gồm: vũ khí, đạn dược, di vật, cổ vật, văn hóa phẩm, xuất bản phẩm bị cấm, gỗ tròn, gỗ xẻ, động thực vật hoang dã quý hiếm, các sản phẩm mật mã sử dụng bảo vệ thông tin bí mật Nhà nước và hóa chất độc, hóa chất bị cấm. Các mặt hàng cấm nhập khẩu gồm: vũ khí, đạn dược, pháo các loại, một số nhóm hàng tiêu dùng đã qua sử dụng, xuất bản phẩm bị cấm, văn hóa phẩm bị cấm, phương tiện vận tải tay lái bên phải, một số loại phương tiện, vật tư đã qua sử dụng, thuốc bảo vệ thực vật bị cấm sử dụng ở Việt Nam, phế liệu, sản phẩm vật liệu chứa amiăng…

 

  1. Hạn chế xuất khẩu tự nguyện

Hạn chế xuất khẩu tự nguyện là thỏa thuận song phương giữa nước xuất khẩu và nước nhập khẩu, theo đó nước xuất khẩu tự nguyện hạn chế xuất khẩu sản phẩm nào đó ở mức độ nhất định vào nước nhập khẩu nhằm ngăn ngừa những biện pháp hạn chế thương mại mà nước nhập khẩu có thể đặt ra.

Hạn chế xuất khẩu tự nguyện thường đưa ra trên yêu cầu của nước nhập khẩu và được nước xuất khẩu chấp nhận nếu không muốn bị đe dọa trả đũa thương mại. “Tự nguyện” ở đây được hiểu một cách tương đối vì trên thực tế không có bên xuất khẩu nào lại tự nguyện hạn chế lượng hàng xuất của mình. Giữa hai nước phải có sự thương lượng thì mới dẫn đến hành vi tự nguyện hạn chế lượng hàng xuất khẩu.

Hạn chế xuất khẩu tự nguyện thường được các cường quốc kinh tế sử dụng, họ là những nước có tiềm lực đủ mạnh để gây sức ép lên nước xuất khẩu. Các nước đang phát triển, khả năng cạnh tranh thấp, tiềm lực kinh tế yếu không có cơ hội áp dụng biện pháp này.

Ví dụ: Những năm 80 của thế kỉ XX, Hoa Kỳ đã nhiều lần thương lượng với Nhật Bản và EU để yêu cầu các nước này tự nguyện giảm khối lượng hàng ô tô, thép, các sản phẩm điện tử cao cấp xuất khẩu sang Hoa Kỳ.

Theo quan điểm của WTO, đây là hình thức hạn chế thương mại tinh vi, thiếu minh bạch. Ngoài ra, biện pháp này cũng không chịu sự kiểm tra, kiểm soát của các tổ chức quốc tế để đánh giá mức độ tự do hóa thương mại và mở cửa của quốc gia nhập khẩu. Biện pháp này bị cấm áp dụng vì thuộc dạng công cụ hạn chế số lượng và vi phạm nguyên tắc không phân biệt đối xử, cụ thể là vi phạm nguyên tắc MFN khi chỉ áp dụng với một số nước.

  1. Bán phá giá

Theo quy định của WTO: “Một sản phẩm sẽ bị coi là bán phá giá nếu giá xuất khẩu của sản phẩm được xuất khẩu từ nước này sang nước khác thấp hơn giá có thể so sánh được của sản phẩm tương tự được tiêu dùng tại nước xuất khẩu theo các điều kiện thương mại thông thường” – Theo khoản 1 Điều 2 Hiệp định chống bán phá giá (ADA).

Vi dụ: Neu một sản phẩm của nước A bán tại thị trường nước A với giá X, khi xuất khẩu sang nước B với giá Y. Neu Y<x thì sản phẩm đó được xem là bán phá giá từ nước A sang nước B.

Mặc dù, bán phá giá là một trong các biện pháp khuyến khích xuất khẩu do giá rẻ. Nhung nó bị coi là biện pháp cạnh tranh không lành mạnh, cần được lên án và khắc phục, do đó WTO đã đưa vấn đề bán phá giá vào hệ thống pháp luật chi phối của mình và cho phép các nước thành viên áp dụng các biện pháp chống lại hành vi bán phá giá.

Thực tế thương mại quốc tế cho thấy, hành vi bán phá giá vẫn được các nhà xuất khẩu của các nước lạm dụng, mặc dù họ biết hậu quả có thể không tốt. Theo báo cáo của WTO, mỗi năm có hàng trăm vụ kiện chống bán phá giá trong khuôn khổ WTO. Nếu tính từ khi WTO ra đời (1995) đến nay thì có tới hơn 5 ngàn vụ kiện chống bán phá giá được khỏi kiện từ các nước thành viên trong WTO.

  1. Trợ cấp xuất khẩu

Trợ cấp xuất khẩu là biện pháp khuyển khích xuất khẩu, theo đó nhà nước chi một khoản tài chính cho các nhà sản xuất hoặc xuất khẩu trong nước để họ xuất khẩu nhiều hơn hàng hóa, dịch vụ ra nước ngoài.

Hiệp định về Trợ cấp và các biện pháp đối kháng (SCM) trong khuôn khổ WTO tại Điều 1 đưa ra định nghĩa về trợ cấp như sau: Việc chứng minh một hành vi là “trợ cấp” phải đáp ứng đồng thời 3 yếu tố sau đây: Chi một khoản đóng góp tài ị chính (người chi tiền: Chính phủ hoặc bất kì cơ quan công quyền nào trên lãnh thổ của một thành viên kể cả doanh nghiệp Nhà nước) và đem lại lợi ích; Sự đóng góp tài chính có thể là: Hỗ trợ trực tiếp bằng tiền từ ngân sách nhà nước hoặc miễn hoặc bỏ qua một khoản thu lẽ ra phải nộp cho Nhà nước (ví dụ: miễn, giảm thuế, phí…); hoặc Nhà nước mua hàng, cung cấp các dịch vụ hoặc hàng hóa (trừ cơ sở hạ tầng chung) với giá có lợi cho doanh nghiệp hơn bình thường…

Tương tự như biện pháp bán phá giá, trợ cấp xuất khẩu cũng bị coi là công cụ cạnh tranh không lành mạnh, bóp méo cạnh tranh, cần được khắc phục và được pháp luật của WTO chi phối. Các nước thành viên WTO có thể sử dụng biện pháp đối kháng nếu trợ cấp của nước đối tác dẫn đến việc xâm hại lợi ích quốc gia.

Trong khuôn khổ WTO, trợ cấp xuất khẩu thuộc loại trợ cấp bị cấm áp dụng.

Khi gia nhập WTO, Việt Nam cam kết bãi bỏ hoàn toàn các loại trợ cấp bị cấm theo quy định của WTO bao gồm trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp khuyến khích thay thế hàng nhập khẩu vào thời điểm gia nhập (kể cả đối với hàng dệt may) và tuân thủ các quy định liên quan đến các hình thức trợ cấp khác cũng như biện pháp xử lý tương ứng. Việt Nam được bảo lưu quyền áp dụng trợ cấp xuất khẩu nông nghiệp đối với 2 loại trợ cấp theo điều khoản về đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các nước đang phát triển, cụ thể: (i) Trợ cấp để giảm chi phí tiếp thị, kể cả chi phí xử lý, nâng cấp, tái chế sản phẩm, chi phí vận tải quốc tế, cước phí vận chuyển; và (ii) Trợ cấp cước phí vận tải trong nước và quốc tế đối với hàng xuất khẩu.

Câu 19: So sánh công cụ thuế quan nhập khẩu và hạn ngạch nhập khẩu trong chính sách thương mại quốc tế.

Thuế nhập khẩu là một loại thuế mà một quốc gia hay vùng lãnh thổ đánh vào hàng hóa có nguồn gốc từ nước ngoài trong quá trình nhập khẩu. Khi phương tiện vận tải (tàu thủy, máy bay, phương tiện vận tải đường bộ hay đường sắt) đến cửa khẩu biên giới(cảng hàng không quốc tế, cảng sông quốc tế hay cảng biển quốc tế, cửa khẩu biên giới bộ) thì các công chức hải quan sẽ tiến hành kiểm tra hàng hóa so với khai báo trong tờ khai hải quan đồng thời tính số thuế nhập khẩu phải thu theo các công thức tính thuế nhập khẩu đã quy định trước. Về mặt nguyên tắc, thuế nhập khẩu phải được nộp trước khi thông quan để nhà nhập khẩu có thể đưa mặt hàng nhập khẩu vào lưu thông trong nội địa, trừ khi có các chính sách ân hạn thuế hay có bảo lãnh nộp thuế, nên đây có thể coi là một trong những loại thuế dễ thu nhất, và chi phí để thu thuế nhập khẩu là khá nhỏ.

Còn hạn ngạch nhập khẩu là số lượng nhập khẩu đã được ấn định hàng năm và thương nhân chỉ được phép nhập trong số lượng đó. Hạn ngạch thuế quan là số lượng hàng hoá nhập khẩu do Bộ Thương mại cấp phép cho các thương nhân để nhập khẩu, và được hưởng mức thuế trong hạn ngạch, theo quy định của Bộ Tài chính. Ngoài số lượng này, thương nhân vẫn được phép nhập nhưng phải chịu thuế suất ngoài hạn ngạch (thường là cao hơn thuế suất trong hạn ngạch)

Câu 20: Phân biệt nguyên tắc MFN và nguyên tắc NT.

Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc ( MNF) và Nguyên tắc đối xử quốc gia( NT) đều là các nguyên tắc cơ bản của WTO nhằm dành những ưu đãi có lợi nhất cho các loại hàng hóa nhập khẩu của các quốc gia. Trong đó:

Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc được hiểu là: dựa trên cam kết mà một nước dành cho nước đối tác những ưu đãi có lợi nhất mà nước đó đang và sẽ dành cho các quốc gia khác.

Nguyên tắc đối xử quốc gia được hiểu là: dựa trên cam kết mà một nước sẽ dành cho các sản phẩm, dịch vụ, nhà cung cấp trong nước những ưu đãi không kém hơn so với những sản phẩm, dịch vụ, nhà cung cấp của quốc gia khác.

– Về bản chất:

MNF vừa là quyền đặc biệt vừa là nghĩa vụ mà các quốc gia phải tuân theo. MNF thể hiện sự công bằng, bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa các sản phẩm cùng loại đến từ các quốc gia khác nhau. Nước nhập khẩu có thể áp dụng MNF đối với các quốc gia với điều kiện hoặc vô điều kiện tùy thuộc vào chính sách của từng nước cũng như thỏa thuận của các bên.

NT là nguyên tắc thể hiện sự công bằng, bình đẳng, không phân biệt đối xử đối với sản phẩm cùng loại đến từ nước xuất khẩu với sản phẩm trong nước.

– Về phạm vi áp dụng:

MNF áp dụng thông qua

+ Biện pháp cửa khẩu: thông qua thuế quan và phi thuế quan

+ Biện pháp nội địa: thông qua thuế và phí nội địa, quy chế mua bán

NF áp dụng thông qua

+ Thuế và phí trong nước: các quốc gia không được áp dụng các mức thuế và lệ phí đối với sản phẩm nhập khẩu cao hơn so với sản phẩm cùng loại trong nước hay áp dụng các biện pháp khác sử dụng thuế và lệ phí để bảo hộ sản xuất trong nước.

+ Quy chế về số lượng: Các quốc gia không được quy định về số lượng, tỉ lệ pha trộn, chế biến của sản phẩm sao cho số lượng, tỉ lệ đó trong các sản phẩm phải đến từ nội địa.

+ Quy chế mua bán: Quy định, yêu cầu về bày bán, sử dụng, vận tải,… đối với các sản phẩm trong nước không được phân biệt đối xử đối với các sản phẩm cùng loại đến từ nước nhập khẩu. Các yếu tố cạnh tranh cũng cần phải được đảm bảo công bằng.

– Các trường hợp ngoại lệ:

Ngoại lệ đối với MNF:

+ Chế độ ưu đãi thuế quan đặc biệt( Khoản 3 điều 1 GATT): áp dụng đối với 1 số trường hợp như trong Khối thịnh vượng chung, Khối liên hiệp Pháp,…

+ Khu vực hội nhập kinh tế ( khoản 4-> khoản 10 điều 24 GATT): các khu vực mậu dịch tự do và đồng minh thuế quan là các khu vực được hưởng ngoại lệ về nguyên tắc đối xử tối huệ quốc.

+ Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập ( Quyết định ngày 25/06/1971 của Đại hội đồng GATT): quy định này áp dụng nhằm mục đích giúp các nước đang phát triển có thể thúc đẩy nền kinh tế của nước mình. Theo đó, các nước phát triển tự nguyện dành cho các nước đang phát triển mức thuế quan ưu đãi hơn so với các nước phát triển khác mà không yêu cầu các nước đang phát triển phải cam kết dựa nguyên tắc ” có đi có lại”.

+ Ngoại lệ khác: trong trường hợp bảo vệ trật tự công cộng, bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên,…

Ngoại lệ đối với NT:

+ Mua sắm chính phủ: ưu tiên các loại hàng hóa và các nhà đầu tư trong nước.

+ Trợ cấp: mỗi quốc gia được phép hỗ trợ, trợ cấp cho các doanh nghiệp trong nước mình.

+ Phân bổ thời gian chiếu phim: các quốc gia được quyền tự chủ đối với việc phân bổ thời gian chiếu phim vì đây là dịch vụ đặc biệt, các quốc gia có quyền bảo vệ phim nội.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *