1. Quan niệm về quốc gia và vấn đề chủ quyền quốc gia

Cách tiếp cận của khoa học pháp lý quốc tế truyền thống và hiện đại cũng đã xác định những tiêu chí được thùa nhận rộng rãi về thực thể có danh nghĩa quốc gia. Theo quy định của Điều 1 Công ước Montevideo năm 1933 về quyền và nghĩa vụ quốc gia thì một thực thể được coi là quốc gia theo pháp luật quốc tế phải có bốn yếu tố cơ bản sau:

– Dân cư thường xuyên;

– Lãnh thổ được xác định;

– Chính phủ;

– Năng lực tham gia vào các quan hệ vói các chủ thể quốc tế khác.

Việc thừa nhận một thực thể có tư cách quốc gia trong quan hệ quốc tế thường dựa vào các tiêu chí nêu trên nhưng một quốc gia đang tồn tại trong thực tế có xác định sẽ thiết lập quan hệ với thực thể có đầy đủ tịêu chí của quốc gia, mới xuất hiện trong đời sống quốc tế ở cấp độ quan hệ quốc gia hay không lại không do những tiêu chí này quyết định. Nói cách khác, một thực thể có đủ các yếu tố cấu thành quốc gia nhưng không thể buộc các quốc gia khác phải công nhận tư cách quốc gia của thực thể này trong một quan hệ song phương. Việc công nhận và thiết lập quan hệ hợp tác giữa các quốc gia vói nhau hoàn toàn tùy thuộc vào ý chí và mong muốn chủ quan của các quốc gia trên cơ sở chù quyền quốc gia.

Khác với chủ thể phái sinh, quốc gia là chủ thể có thuộc tính pháp lý-chính trị đặc thù là chủ quyền, với thuật ngữ phổ cập là chủ quyền quốc gia. Từ trước đến nay tồn tại nhiều học thuyết khác nhau về chủ quyền quốc gia như Thuyết chủ quyền tuyệt đối là một trong những thuyết phản động về chủ quyền quốc gia. Thuyết này xuất hiện vào khoảng thế kỷ XV – XVI ở châu Âu với tính cách là trào lưu chống lại quyền lực vô hạn của Đức Giáo Hoàng và Hoàng đế La Mã. Các luật gia quốc tế danh tiếng như Grotius. Bodin, Achiavel… là những người đầu tiên khởi xướng Thuyết chủ quyền tuyệt đối.

Nội dung của Thuyết chủ quyền tuyệt đối được quan niệm là chủ quyền quốc gia phải được đặt lén trên tất cả mọi quyền lợi khác. Về phương diện đối nội, chủ quyền quốc gia chỉ bị giới hạn bởi pháp luật thiên nhiên, về phương diên đối ngoại, chủ quyền quốc gia chỉ bị hạn chế bởi hoàn cảnh, không có một quyền lực nào trên chù quyền quốc gia. Muốn bành trường quyền lợi quốc gia thì tất cả các phương kế, các chính sách đều cần được sử dụng, kế cả cặc thủ đoạn xảo quyệt, gian trá, trái vói đạo lý con người và các quy ước xã hội. ,

Ngày nay, quan niệm về chủ quyền quốc gia có tính chất tuyệt đối là đi ngược lại các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại mà về bản chất và thực tiên là sự phủ nhân chủ quyền của các quốc gia khác cũng như đi ngược lại lợi ích của sự phát triển cộng đồng.

Ngoài ra, một số học thuyết khác về chủ quyền quốc gia như Học thuyết chủ quyền tương đối cũng đã thịnh hành nhưng đều có những điểm hạn chế nhất định.

Trong thời đại hiện nay, chủ quyền quốc gia được hiểu là quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình và quyền độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc tế. Trong phạm vi lãnh thổ của mình, quốc gia có quyền lực chính trị tối cao. Quyền lực chính trị tối cao này thể hiện qua các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp của quốc gia mà quan trọng hơn cả là quyền quyết định mọi vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội, đòi sống vật chất và tinh thần của quốc gia và các quốc gia khác không có quyền can thiệp. Trong quan hệ quốc tế, quốc gia hoàn toàn độc lập, không bị lệ thuộc vào các quốc gia khác trong giải quyết vấn đề đối ngoại của mình. Việc tham gia của quốc gia vào các tổ chức quốc tế, vào các hoạt động quốc tế liên quốc gia và các hình thức hợp* tác quốc tế khác là biểu hiện rõ nét kết quả thực hiện chủ quyền đối ngoại của quốc gia.

2. Quyền và nghĩa vụ quốc tế cơ bản của quốc gia

Các quyền và nghĩa vụ quốc tế cơ bản của quốc gia được hình thành và phát triển phù hợp với sự phát triển tiến bộ của luật quốc tế. Trong các văn kiện pháp lý quốc tế hiện đại, các quyền cơ bản của quốc gia bao gồm:

– Quyên bình đẳng về chủ quyền và quyền lợi;

– Quyền được tự vê cá nhân hoặc tự vệ tập thể;

– Quyền được tổn tại trong hoà bình và độc lập;

– Quyền bất khả xâm phạm về lãnh thổ;

– Quyền được tham gia vào việc xây dựng các quy phạm pháp luật quốc tế;

– Quyền được tư do quan hệ với các chủ thể khác của luật quốc tế;

– Quyền được trở thành thành viên của tổ chức quốc tế phổ biến.

Tương ứng vói các quyền cơ bản nêu trên, quốc gia có các nghĩa vụ quốc tế cơ bản:

– Tôn trọng chủ quyền của các quốc gia;

– Tôn trọng sự bất khả xâm phạm lãnh thổ của các quốc gia khác;

– Không áp dụng vũ lực và đe dọa bằng vũ lực;

– Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau;

– Hợp tác hữu nghị vói các quốc gia khác nhằm duy trì hoà bình và an ninh quốc tế;

– Tôn trọng nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ quốc tế;

– Tôn trọng những quy phạm Jus cogens và những cam kết quốc tế;

– Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng các phương pháp hoà bình.

Tuy nhiên, trong quan hệ quốc tế, quốc gia có thể tự hạn chế những quyền và nghĩa vụ cơ bản của mình trong những lĩnh vực và phạm vi nhất định, với điều kiện, không trái với các quy ước quốc tế (ví dụ, quốc gia theo đuổi chế độ nhà nước trung lập thường xuyên, chính sách không liên kết v.v.) hoặc cũng có thể gánh vác thêm những quyền và nghĩa vụ bổ sung nhằm duy trì hoà bình và an ninh quốc tế (ví dụ, chế đô các cường quốc theo Hiến chương Liên hợp quốc). Song tất cả những việc làm nêu trên không hàm ý quốc gia bị hạn chế hoặc mở rộng chủ quyền trái với ý chí quốc gia.


Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.