Quy chế pháp lý đối với pháp nhân nước ngoài

1. Pháp nhân nước ngoài là gì?

Pháp nhân nước ngoài là tổ chức có tư cách pháp nhân, được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật nước ngoài. Đối với Việt Nam, pháp nhân nước ngoài là tổ chức hưởng tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật nước ngoài và được công nhận là có quốc tịch nước ngoài.

2. Pháp nhân nước ngoài tiếng Anh là gì?

Pháp nhân nước ngoài tiếng Anh có nghĩa là: Foreign Legal Entity

Đối với nhiều hệ thống pháp luật thì: Một pháp nhân nước ngoài tương tự như một công ty nước ngoài.

Essentially, a foreign legal entity is similar to a foreign corporation

3. Đặc điểm của pháp nhân nước ngoài

Pháp nhân nước ngoài chịu sự điều chỉnh của hai hệ thống pháp luật của nước pháp nhân mang quốc tịch điều chỉnh: năng lực pháp luật dân sự, điều kiện thủ tục thành lập, hợp nhất, giải thể, chia tách, thanh lí tài sản khi giải thể pháp nhân; Pháp luật nước sở tại quy định quyền và nghĩa vụ của pháp nhân, lĩnh vực hoạt động, phạm vi hoạt động, quy mô ngành nghề…

Quy chế pháp lý dân sự của pháp nhân nước ngoài còn thể hiện ở chỗ khi các quyền và lợi ích hợp pháp của pháp nhân nước ngoài bị xâm phạm thì nó sẽ được nước mà nó mang quốc tịch thực hiện sự bảo hộ pháp lý về mặt ngoại giao.

Nội dung quy chế pháp lý của pháp nhân nước ngoài là không giống nhau giữa các nước và ngay trong cùng một nước ở từng giai đoạn lịch sử khác nhau quy chế pháp lý đối với pháp nhân nước ngoài không phải lúc nào cũng giống nhau

4. Quy chế pháp lý của pháp nhân nước ngoài tại Việt Nam

 Quy chế pháp lý của pháp nhân nước ngoài tại Việt Nam được xác định trên cơ sở pháp luật Việt Nam và các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

 Về năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài theo quy định tại Điều 765 Bộ luật dân sự thì được xác định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân đó thành lập; trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác; trong trường hợp pháp nhân nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài được xác định theo pháp luật Việt Nam.

Tuy nhiên nội dung cụ thể của quy chế pháp lý dân sự của các loại pháp nhân ước ngoài hoạt động ở Việt Nam không hoàn toàn giống nhau.

4. Năng lực pháp luật của pháp nhân nước ngoài tại Việt Nam

Theo điều 765, Bộ luật dân sự 2015 thì:

“Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân đó được thành lập, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Trong trường hợp pháp nhân nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân được xác định theo pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Với cá nhân, khả năng tham gia quan hệ pháp luật dân sự được pháp luật thừa nhân nhưng việc xác lập, thay đổi, chấm dứt các quan hệ pháp luật chỉ được thực hiện khi cá nhân đạt đến một độ tuổi nhất định, có đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi. Ngược lại, đối với pháp nhân, kể từ thời điểm được pháp luật thừa nhận tư cách pháp lý, pháp nhân có quyền tham gia xác lập, thay đổi, chấm dứt các quan hệ pháp luật dân sự  Như vậy, có thể thấy năng lực pháp luật của pháp nhân bao gồm cả khả năng pháp nhân có quyền và nghĩa vụ và khả năng pháp nhân bằng hành vi của mình xác lập các quyền và nghĩa vụ.

– Xét theo phương diện thứ nhất, khả năng pháp nhân được pháp luật cho phép có các quyền và nghĩa vụ dân sự được hiểu pháp nhân chỉ quyền tham gia những quan hệ pháp luật mà quốc gia cho phép. Chẳng hạn như ở Mỹ, chính phủ cho phép người dân sử dụng súng, như vậy, một số pháp nhân đủ điều kiện được phép kinh doanh súng, đạn dược, ngược lại theo pháp luật Việt Nam, súng bị liệt vào danh mục tài sản cấm lưu thông, nên không có tổ chức, cá nhân được phép sở hữu và kinh doanh. Trong trường hợp việc xác định khả năng có quyền và nghĩa vụ một mặt tuân theo pháp luật Mỹ (có quyền kinh doanh tại Mỹ) nhưng khi thực hiện các giao dịch tại Việt Nam thì phải tuân theo pháp luật Việt Nam.

– Xét theo phương diện thứ hai, khả năng pháp nhân bằng hành vi xác lập các quyền và nghĩa vụ được xem xét dưới các điều kiện mà điều kiện mà pháp nhân cần phải đáp ứng khi tham gia vào các lĩnh vực cụ thể. Chẳng hạn những yêu cầu về vồn pháp định, nhân sự chất lượng cao, cơ sở vật chất kỹ thuật… mà mỗi quốc gia có thể đặt ra những quy định khác nhau. Trong trường hợp  này, việc xác định điều kiện phải tuân theo pháp luật nước nơi pháp nhân tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh.


Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *