Quy định chung luật vũ trụ quốc tế

[VPLUDVN] Luật vũ trụ quốc tế là một trong những ngành luật độc lập mới được hình thành của hệ thống luật quốc tế. Sự xuất hiện và phát triển của ngành luật này gắn liền với quá trình ra đời và phát triển của hoạt động nghiên cứu và sử dụng khoảng không vũ trụ.

1. Quy định chung luật vũ trụ quốc tế

Sự kiên Liên Xô phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên của Trái Đất vào ngày 4 tháng 10 năm 1957 có ý nghĩa quan trọng đối với sự hình thành và phát triển của luật vũ trụ quốc tế. Trước khi hiệp ước chuyên biệt đầu tiên về vũ trụ năm 1967 được soạn thảo, một số nguyên tắc và quy phạm của luật vũ trụ quốc tế đã được hình thành với tính chất là các tập quán quốc tế, song hành với các quy phạm điều ước quốc tế riêng biệt, điều chỉnh các vấn đề khác nhau của hoạt động vũ trụ, như các quy phạm của Hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân trong khí quyển, khoảng không vũ trụ và dưói nước năm 1963.

Phạm vi điều chỉnh của luật vũ trụ quốc tế không chỉ bao trùm lên hoạt động của các quốc gia trong khoảng không vũ trụ, kể cả các hành tinh mà còn bao trùm lên các hoạt động trên mặt đất và trong khoảng không gian là môi trường hoạt động của phương tiện bay hàng không, có liên quán đến hoạt động nghiên cứu và sử dụng vũ trụ của quốc gia. Nhóm các quốc gia hiện nay trực tiếp tham gia vào hoạt động nghiên cứu và sử dụng khoảng không vũ trụ nhờ có các phương tiện bay kỹ thuật của mình ngày càng được mở rộng và tạo nên “câu lạc bộ vũ trụ”. Tuy nhiên, các quy phạm được công nhận chung của luật vũ trụ quốc tế có hiệu lực pháp lý quốc tế đối với tất cả các quốc gia và tạo ra các quyền và nghĩa vụ cụ thể, không phụ thuộc vào mức độ tham gia của các nước trong lĩnh vực hoạt động vũ trụ.

Về mọi phương diên, luật vũ trụ quốc tế là tổng thể các nguyên tắc, các quy phạm pháp lý quốc tế, điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể luật quốc tế trong quá trình tiến hành các hoạt động nghiên cứu, sử dụng khoảng không vũ trụ, kể cả các hành tinh.

2. Các nguyên tắc của luật vũ trụ quốc tế

Luật vũ trụ quốc tế hiện nay bao gồm các nguyên tắc và quy phạm chủ yếu có tính đặc thù riêng biệt trong lĩnh vực nghiên cứu, sử dụng và bảo vệ môi trường vũ trụ, đó là:

– Nguyên tắc tự do nghiên cứu và sử dụng khoảng không vũ trụ hay còn được gọi là nguyên tắc không thiết lập chủ quyền quốc gia đối với khoảng không vũ trụ;

– Nguyên tắc Mặt Trăng và các hành tinh khác chỉ được sử dụng riêng biệt vì mục đích hoà bình;

– Nguyên tắc nghiêm cấm đưa lên quỹ đạo và thiết lập trong vũ trụ các căn cứ có vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí giết người hàng loạt khác;

– Nguyên tắc các quốc gia phải có nghĩa vụ gánh chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế đối với các hoạt động vũ trụ của mình, trong đó có cả các hoạt động do các pháp nhân phi chính phủ thực hiện;

– Nguyên tắc hợp tác quốc tế trong hoạt động nghiên cứu, sử dụng khoảng không vũ trụ và các hành tinh vì mục đích hoà bình.

Các nguyên tắc và quy phạm chù yếu nêu trên của luật vũ trụ quốc tế là cơ sở phát triển của ngành luật này trong hiện tại và tương lai, có tính chỉ đạo mọi mặt các hoạt động vũ trụ của các chủ thể luật quốc tế, trước tiên và chủ yếu là các quốc gia.

3. Nguồn của luật vũ trụ quốc tế

3.1 Điều ước quốc tế về vũ trụ

Nhóm các điều ước quốc tế cơ bản, được soạn thảo trong khuôn khổ của Liên hợp quốc, bao gồm:

– Hiệp ước về các nguyên tắc hoạt động của quốc gia trong nghiên cứu và sử dụng khoảng không vũ trụ, kể cả Mặt Trăng và các hành tinh năm 1967.

– Hiệp định về cứu hộ phi công vũ trụ, trao trả phi công vũ trụ và các phương tiện được đưa vào khoảng không vũ trụ năm 1968.

– Công ước về trách nhiệm quốc tế đối với các thiệt hại phát sinh do phương tiên vũ trụ gây ra năm 1972.

– Công ước về đăng ký phương tiên vũ trụ được phóng lên vào khoảng không vũ trụ năm 1975.

– Hiệp định về hoạt động của quốc gia trên Mặt Trăng và các hành tinh năm 1979.

Trong số các điều ước quốc tế nêu trên, đóng vai trò trung tâm là Hiệp ước về vũ trụ năm 1967, do nội dung quan trọng của hiệp ước có chứa đựng các nguyên tắc pháp lý quốc tế phổ cập nhất về hoạt động vũ trụ.

Nhóm các hiệp định khoa học-kỹ thuật quốc tế đa phương, điều chỉnh các hoạt động chung của các quốc gia trong vũ trụ. Các điều ước loại này bao gồm một số lượng lớn các quốc gia, và dựa trên cơ sở các điều ước nêu trên, các chương ttình vũ ttụ quốc tế của Nga, Hoa Kỳ, châu Âu và các nước khác đã được tiến hành. Xét về tên gọi, hình thức, mục đích của các quy phạm được ghi nhận, các điều ước này thể hiện tính đa dạng rất khác nhau. Trong số này có điều ước thành lập các tổ chức vũ trụ liên quốc gia, như INTERSAI, INMARSAI hay cơ quan vũ trụ châu Âu và các điều ước đa phương hoặc song phương về các vấn đề chung và riêng của hoạt động tập thể các quốc gia trong vũ trụ.

3.2 Tập quán quốc tế về vũ trụ

Trước thời điểm có hiệu lực của Hiệp ước về vũ trụ năm 1967, một số các quy phạm của luật vũ trụ quốc tế. được hình thành dưới dạng các tập quán quốc tế, như nguyên tắc tự do nghiên cứu và sử dụng khoảng không vũ trụ. Ngoài ra, một số các quy phạm tập quán quốc tế của luật vũ trụ hên quan đến hoạt động vũ trụ đã được ghi nhận trong các nghị quyết cùa Đại hội đồng Liên hợp quốc, như Nghị quyết 1721 (XVI) năm 1961 và Nghị quyết 1962 (XVIII) năm 1963. Nghị quyết 1962 năm 1963 đưa ra tuyên bố các nguyên tắc pháp luật về hoạt động của quốc gia trong nghiên cứu và sử dụng khoảng không vũ trụ. Nhìn chung, trong lĩnh vực luật vũ trụ quốc tế, vai trò điều chỉnh của tập quán quốc tế không lớn như điều ước quốc tế.


Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *