1. Quy định chung về ưu đãi, miễn trừ ngoại giao

Thời điểm phát sinh và kết thúc quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao được quy định tại Điều 39, Điều 40 Công ước Viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao, theo đó người được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao có được các quyền đó ngay từ khi vào lãnh thổ nước tiếp nhận để nhậm chức hoặc từ khi bộ ngoại giao (hoặc bộ phận nào đó) của nước tiếp nhận được thông báo bổ nhiệm của nước cử đến nếu người đó đã có mặt ở lãnh thổ nước tiếp nhận.

Khi ở nước thứ ba, viên chức ngoại giao cũng được hưởng quyển ưu đãi, miễn trừ ngoại giao cần thiết để đến nước tiếp nhận nhậm chức hoặc để trở về nước mình. Các quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao chấm dứt cùng với sự chấm dứt chức năng của viên chức hoặc nhân viên ngoại giao. Nội dung của quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao tương đối rộng rãi, như quyền bất khả xâm phạm về trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao, về tài liệu, thư tín ngoại giao, quyền bất khả xâm phạm về thân thể viên chức ngoại giao, quyền tự do liên lạc, ưu đãi về hải quan, về thuế… Quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao được ghi nhận trong nhiều điều ước quốc tế song phương và đa phương mà quan trọng nhất là Công ước Viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao được thông qua tại Hội nghị Viên (Áo) ngày 14.6.1961. : Việc pháp luật quốc tế quy định nước nhận đại diện phải dành các quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao cho cơ quan đại diện ngoại giao, viên chức và nhân viên của cơ quan này “không phải để làm lợi cho cá nhân mà để đảm bảo cho các cơ quan đại diện ngoại giao hoàn thành có hiệu quả các chức năng của họ với tư cách là đại diện cho các nước” (Lời nói đầu Công ước Viên 1961). Vì vậy, các viên chức, nhân viên ngoại giao không được lợi dụng các quyền ưu đãi và miễn trừ này để tiến hành các hoạt động vượt quá giới hạn cho phép hoặc nhằm chống lại nước sở tại. Nếu vi phạm, nước sở tại có thể ra tuyên bố không chấp nhận (persona-non-grata) đối với người đó.

Phù hợp với các quy định của pháp luật quốc tế, Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành các văn bản pháp luật, trong đó có quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao như Pháp lệnh hải quan năm 1990, Pháp lệnh về quyền ưu đãi miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của các tổ chức quốc tế tại Việt Nam năm 1993… Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; quyết định tăng nhằm thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Ví dụ. Quyết định số 118/TTg ngày 27.02.1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ người có công với cách mạng cải thiện nhà ở; Quyết định số 4196/2004/QOĐ-TTg ngày 29.11.2004 phê duyệt quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư Dự án thuỷ điện Sơn La. Quyết định có thể do Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Uỷ ban nhân dân các cấp ban hành. Quyết định là văn bản áp dụng pháp luật, thường gọi là văn bản cá biệt do cơ quan và cá nhân có thẩm quyền ban hành để giải quyết công việc hàng ngày của mình. Ví dụ: Quyết định tặng thưởng huân, huy chương và các danh hiệu cao quý cho các đơn vị và cá nhân cụ thể của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ; quyết định cấp đất, thu hồi đất của Chủ lương, đề bạt chức vụ cho viên chức của thủ trưởng cơ quan; quyết định của Toà án nhân dân khi giải quyết vụ việc…

2. Quyền ưu đãi và miễn trừ của viên chức ngoại giao

Pháp luật quốc tế dành cho viên chức ngoại giao những quyền ưu đãi và miễn trừ đặc biệt và toàn diện nhất, giúp họ có thể thực hiện một cách hiệu quả chức năng được nhà nước mình giao cho khi công tác ở nước nhân đại diên.

– Quyền bất khả xâm phạm về thân thể

Viên chức ngoại giao được hưởng quyền bất khả xâm phạm về thân thể một cách tuyệt đối. Họ không thể bị bắt hoặc bị giam giữ dưới bất kỳ hình thức nào. Nước nhận đại diện phải đối xử một cách trọng thị và thực hiện những biện pháp thích hợp để ngăn chặn hành vi xâm phạm thân thể, tự do và phẩm giá của viên chức ngoại giao.

– Quyền bất khả xâm phạm về nơi ở, tài liệu, thư tín, tài sản và phương tiện đi lại

Nơi ở của viên chức ngoại giao (bao gổm nhà riêng, căn hộ trong khu tập thể, phòng ở trong khách sạn) được hưởng quyền bất khả xâm phạm theo quy chê’ ngoại giao.

Viên chức ngoại giao được hưởng quyền bất khả xâm phạm về tài liệu và thư túi ngoại giao, tài sản và phương tiện đi lại.

– Quyền miễn trừ xét xử về hình sự, dân sự và xử phạt vi phạm hành chính

Viên chức ngoại giao được hưởng một cách tuyệt đối quyền miễn trừ xét xử về hình sự ở nước nhận đại diện. Chỉ có chính phủ nước cử đại diện mới có quyền khước từ quyền này đối với nhà ngoại giao. Tuy nhiên, việc khước từ này cần phải được thể hiên rõ ràng bằng văn bân.

Nếu như viên chức ngoại giao được hưởng quyền miễn trừ xét xử tuyệt đối về hình sự thì quyền miễn trừ xét xử về dân sự vẫn còn có hạn chế nhất định. Họ không được hưởng quyền miễn trừ xét xử về dân sự khi tham gia với tư cách cá nhân vào các vụ tranh chấp liên quan đến:

– Bất động sản tư nhân có trên lãnh thổ nước nhận đại diện;

– Việc thừa kế;

– Hoạt động thương mại hoặc nghề nghiệp mà nhà ngoại giao tiến hành ở nước nhận đại diện, ngoài chức năng chính thức của mình.

Viên chức ngoại giao được hưởng quyền miễn trừ về xử phạt hành chính. Trong mọi trường hợp, họ không bị xử phạt do vi phạm hành chính.

Viên chức ngoại giao không bắt buộc phải làm chứng tại cơ quan hành pháp và tư pháp của nước nhận đại diện; chính quyền nước sở tại, về nguyên tắc, không được áp dụng bất kỳ biện pháp hành chính nào đối với họ.

– Quyền được miễn thuế

Viên chức ngoại giao được miễn mọi thứ thuế và lệ phí, trừ thuế và lệ phí đối với bất động sản tư nhân có trên lãnh thổ nước nhận đại diện, thuế và lê phí đối với những dịch vụ cụ thể.

– Quyền ưu đãi và miễn trừ hải quan

Viên chức ngoại giao được miễn thuế và lệ phí hải quan (trừ phí lưu kho, cước vận chuyển và cước phí về những dịch vụ tương tự) đối với đồ dùng cá nhân của họ và thành viên của gia đình họ.

Hành lý cá nhân cùa viên chức ngoại giao được miễn kiểm tra hải quan, trừ khi cố cơ sở khẳng định rằng trong hành lý chứa đựng những đồ vật không dùng vào việc công của cơ quan đại diện ngoại giao và đồ vật, không dùng cho nhu cầu của cá nhân cũng như nhu cầu của thành viên gia đình viên chức ngoại giao hoặc đổ vật mà nước nhận đại diện cấm nhập và cấm xuất.

Các thành viên của gia đình viên chức ngoại giao nếu sống chung với họ và không phải là công dân nước nhân đại diện, cũng được hưởng đầy đủ các quyền miễn trừ và ưu đãi trên đây của viên chức ngoại giao.

3. Quyền ưu đãi và miễn trừ của nhân viên hành chính-kỹ thuật và nhân viên phục vụ

+ Đối với nhân viên hành chính-kỹ thuật

Nhân viên hành chính-kỹ thuật và các thành viên của gia đình cùng sống chung với họ nếu không phải là công dân nước sở tại hoặc không thường trú ở nước này, về cơ bản được hưởng các quyền ưu đãi và miễn ttừ như viên chức ngoại giao: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, nơi ở; quyền miễn trừ xét xử về hình sự; quyền được miễn thuế và lệ phí đối với thu nhập cá nhân và một số quyền ưu đãi hải quan nhất định.

Tuy nhiên, nhân viên hành chính-kỹ thuật có quyền ưu đãi và miễn trừ hẹp hơn so với viên chức ngoại giao, cụ thể là họ chỉ được hưởng quyền miễn trừ xét xử dân sự và xử phạt hành chính trong khi thi hành công vụ.

+ Đối với nhân viên phục vụ

Nhân viên phục vụ cơ quan đại diện ngoại giao nếu không phải là công dân nước sở tại hoặc không thường trú ở nước này, được hưởng các quyền miễn trừ đối với các hành vi thực hiện trong khi thừa hành công vụ của mình, được miễn trừ các thứ thuế và lệ phí về tiền công thu được từ công vụ.


Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.