Quy định về điều ước quốc tế

Điều ước là nguồn cơ bản của luật quốc tế. Điều ước quốc tế có thể là điều ước song phương hoặc đa phương. Chúng có thể là điều ước mở rộng cho ”tất cả các nước liên quan tham gia trên cơ sở tự nguyện. Điều ước có thể là loại khép kín, chỉ cho một số nước tham gia theo những tiêu chí nhất định. Điều ước có thể hợp pháp (phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc và các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế hoặc không hợp pháp. Điều ước quốc tế không hợp pháp thì không có hiệu lực thì hành. Việc kí kết, gia nhập, thực hiện điều ước quốc tế phải tuân thủ pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế về điều ước quốc tế.

1. Định nghĩa điều ước quốc tế

Điều ước quốc tế là thoả thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa các quốc gia và các chủ thể luật quốc tế và được luật quốc tế điều chỉnh, không phụ thuộc vào việc thoả thuận đó được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hay hai hoặc nhiều văn kiện có quan hê với nhau, cũng như không phụ thuộc vào tên gọi cụ thể của những văn kiện đó.

Định nghĩa trên đây đã thể hiện được những đặc điểm cơ bản nhất của điều ước, đó là:

– Hình thức của điều ước quốc tế;

– Chủ thể của điều ước quốc tế;

– Bản chất của điều ước quốc tế;

– Luật điều chỉnh việc ký kết và thực hiện điều ước quốc tế.

Dựa vào các yếu tố cơ bản nêu trên, có thể phân biệt điều ước quốc tế với văn kiện quốc tế không phải là điều ước, mặc dù văn kiện đó giống với văn bản điều ước quốc tế về tên gọi. Theo quy định của luật điều ước quốc tế, khái niệm điều ước quốc tế theo luật quốc gia có sự vận dụng cụ thể để thuận lọi cho việc ký kết và thực hiện, cụ thể:

Trong Luật điều ước quốc tế của Việt Nam năm 2016, điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một bên ký kết được hiểu là thoả thuận bằng văn bản được ký kết nhân danh Nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với bên ký kết nước ngoài, làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo pháp luật quốc tế, không phụ thuộc vào tên gọi là hiệp ước, công ước, hiệp định, định ước, thoả thuận, nghị định thư, bản ghi nhớ, công hàm trao đổi hoặc văn kiện có tên gọi khác. Bên ký kết nước ngoài theo quy định của Luật này được hiểu là quốc gia, tổ chức quốc tế hoặc chủ thể khác được công nhận là chủ thể của pháp luật quốc tế. Cách xác định văn bản điều ước quốc tế theo pháp luật Việt Nam cho thấy phạm vi chủ thể của quan hệ điều ước quốc tế không chỉ là các quốc gia mà còn bao hàm cả các chủ thể khác của luật điều ước quốc tế. Mặt khác, nội hàm khái niệm điều ước quốc tế trong pháp luật Việt Nam nêu trên đã có sự tương đổng với quy định của luật điều ước quốc tế hiện hành và thực tiễn ký kết điều ước quốc tế của Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác.

2. Phân loại điều ước quốc tế

– Căn cứ vào các bên kết ước, có các loại:

+ Điều ước song phương;

+ Điều ước đa phương;

+ Điều ước ký kết giữa các quốc gia, giữa các tổ chức quốc tế hoặc giữa quốc gia với tổ chức quốc tế…

– Căn cứ vào lĩnh vực điều chỉnh của điều ước, có các loại:

+ Điều ước về chính trị;

+ Điều ước về kinh tế;

+ Điều ước về văn hoá-khoa học-kỹ thuật

– Căn cứ vào phạm vi áp dụng, có các loại:

+ Điều ước song phương;

+ Điều ước khu vực;

+ Điều ước phổ cập (điều ước toàn cầu).

Ngoài ra, trong một số tài liệu, sách báo khác nhau, một số tác giả còn phân loại điều ước quốc tế thành điều ước khế ước, điều ước luật hoặc điều ước thời bình, điều ước thòi chiến…

3. Các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã gia nhập, phê chuẩn

Việt Nam có hệ thống quy phạm pháp luật về điều ước quốc tế khá hoàn chỉnh.

Luật kí kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế được Quốc hội thông qua ngày 14.6.2005 bao gồm 9 chương, 107 điều, điều chỉnh các vấn đề về việc kí kết, gia nhập, bảo lưu, lưu chiểu, lưu trữ, sao lục, công bố, đăng kí, thực hiện, giải thích, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế được kí kết hoặc gia nhập nhân danh Nhà nước và nhân danh Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 2 của Luật này giải thích Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam kí kết hoặc gia nhập là thỏa thuận bằng văn bản được kí kết hoặc gia nhập nhân danh Nhà nước hoặc nhân danh Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với một hoặc nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế hoặc chủ thể khác của pháp luật quốc tế, không phụ thuộc vào tên gọi là hiệp ước, công ước, hiệp định, định ước, thỏa thuận, nghị định thư, bản ghi nhớ, công hàm trao đổi hoặc văn kiện có tên gọi khác.

Điều 3 của Luật này quy định việc kí kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế phải tuân thủ những nguyên tắc sau đây:

1) Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, cấm sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi và những nguyên tắc cơ bản khác của pháp luật quốc tế;

2) Phù hợp với các quy định của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

3) Phù hợp với lợi ích quốc gia, đường lối đối ngoại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

4) Điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ không được trái với điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước;

5) Điều ước quốc tế có quy định trái hoặc chưa được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, điều ước quốc tế mà để thực hiện cần sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội phải được trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến trước khi đàm phán, kí hoặc gia nhập; trong trường hợp đàm phán, kí hoặc gia nhập điều ước quốc tế có quy định trái với văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội thì Uỷ ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội cho ý kiến;

6) Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuân thủ điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; đồng thời có quyền đòi hỏi thành viên khác cũng phải tuân thủ điều ước quốc tế đó.

Điều 6 của Luật xác định rõ quan hệ giữa điều ước quốc tế và các quy định của pháp luật trong nước, theo đó:

1) Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế;

2) Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải bảo đảm không làm cản trở việc thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định về cùng một vấn để;

3) Căn cứ vào yêu cẩu, nội dung, tính chất của điều ước quốc tế, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ khi quyết định chấp nhận sự ràng buộc của điều ước quốc tế đồng thời quyết định áp dụng trực tiếp toàn bộ hoặc một phần điều ước quốc tế đó đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong trường hợp quy định của điều ước quốc tế đã đủ rõ, chỉ tiết để thực hiện; quyết định hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện điều ước quốc tế đó.

Điều 7 của Luật quy định về các loại điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam kí kết hoặc gia nhập, theo đó điều ước quốc tế hai bên hoặc nhiều bên mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam kí kết hoặc gia nhập bao gồm điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước và điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ.

Điều ước quốc tế được kí kết hoặc gia nhập nhân danh Nhà nước trong các trường hợp sau:

1) Điều ước quốc tế do Chủ tịch nước trực tiếp kí với người đứng đầu Nhà nước khác;

2) Điều ước quốc tế về hòa bình, an ninh, biên giới, lãnh thổ, chủ quyền quốc gia;

3) Điều ước quốc tế về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, về tương trợ tư pháp;

4) Điều ước quốc tế về tổ chức quốc tế phổ cập và tổ chức quốc tế khu vực quan trọng; 5) Điều ước quốc tế được kí kết nhân danh Nhà nước theo thỏa thuận với bên kí kết nước ngoài.

Điều ước quốc tế được kí kết hoặc gia nhập nhân danh Chính phủ trong các trường hợp sau:

1) Để thực hiện điều ước quốc tế đã được kí kết hoặc gia nhập nhân danh Nhà nước;

2) Điều ước quốc tế về các lĩnh vực, trừ các điều ước quốc tế về hoà bình, an ninh, biên giới, lãnh thổ chủ quyển quốc gia;

3) Điều ước quốc tế về các tổ chức quốc tế, trừ trường hợp điểu ước quốc tế về tổ chức quốc tế phân cấp và tổ chức quốc tế khu vực quan trọng;

4) Điều ước quốc tế được kí kết nhân danh Chính phủ theo thỏa thuận với bên kí kết nước ngoài.

Theo quy định của Điều 8 của Luật này, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chấp nhận sự ràng buộc của điều ước quốc tế bằng một trong những hành vi sau:

1) Kí điều ước quốc tế không phải phê chuẩn hoặc phê duyệt;

2) Phê chuẩn điều ước quốc tế;

3) Phê duyệt điều ước quốc tế;

4) Trao đổi văn kiện tạo thành điều ước quốc tế;

5) Gia nhập điều ước quốc tế;

6) Hành vi khác theo thỏa thuận với bên kí kết nước ngoài.

Điều ước quốc tế quy định các vấn đề pháp lí trong hoạt động thương mại quốc tế.

Ví dụ: hiệp định thương mại, hiệp định thương mại và hàng hải, hiệp định vận chuyển quốc tế, hiệp định thanh toán quốc tế…


Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.