Quyền con người: Câu hỏi 5 điểm về quyền con người trong tố tụng hình sự (có đáp án)

Câu 1: Trình bày quan điểm về việc xét bỏ hình phạt từ hình trong 8 tội danh của BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)?

Như chúng ta đã biết, quyền sống là quyền quan trọng nhất của con người, chỉ khi được sống con người mới có cơ hội thủ hưởng tất cả các quyền con người khác, thế nhưng hình phạt tử hình lại tước đoạt đi quyền sống của người bị kết án. Vì vậy, điều 6 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 đã đồi hỏi những hạn chế tối đa trong việc áp dụng hình phạt tử hình. Công ước đã quy định rõ, trong các quốc gia chưa loại bỏ hình phạt tử hình, tòa án chỉ được tuyên án tử hình đối với các tội hình sụ nghiêm trọng nhất, chiếu theo thời gian phạm pháp và chỉ có thể được tiến hành trên cơ sở bản án đã có HLPL do Tòa án có thẩm quyền ra quyết định.

Khoản 1 điều 40 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) đã quy định: tử hình là hình phạt đặc biệt nghiêm trọng chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng  một trong nhóm các tội xâm phạm đến an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do BL này quy định.

Để phù hợp với tinh thần của công ước quốc tế về dân sự và chính trị năm 1966 của Liên Hiệp Quốc, phù hợp với xu hướng chung của thế giới là hạn chế, giảm bớt, tiến tới loại bỏ hình phạt này. BLHS 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009) đã bỏ hình phạt tử hình đối với các tội đó là

  • Tội hiếp dâm
  • Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
  • Tội buôn lậu
  • Tội làm, tàng trữ, lưu hành tiền giả,ngân phiếu giả, công trái giả.
  • Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy
  • Tội đưa lối hộ
  • Tội chiếm đoạt tàu bay,tàu thủy
  • Tội phá hoại vũ khí quân dụng, phương tiện kĩ thuật quân sự

Đến BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) các nhà làm luật tiếp tục loại bỏ hình phạt tử hình đối với 8 tội danh đó là

  • Tội cướp tài sản
  • Tội sx,bb hàng giả là lương thực thực phẩm
  • Tội tàng trử trái phép chấ ma túy
  • Tội chiếm đoạt chất ma túy
  • Tội phá hủy công trình,cơ sở, phương tiện quan trọng về ANQG
  • Tội chống mệnh lệnh
  • Tội đầu hàng địch
  • Tội hoạt động phỉ.

Như vậy, xu hướng bãi bỏ và không thi hành hình phạt tử hình trong lần sửa đổi bổ sung năm 2009 và đặc biệt là trong BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) đã có ý nghĩa quan trọng trong việc đề cao và bảo vệ những giá trị của tính mạng con người, tính chất không thể lấy lại được nếu sai sót, tính chất tàn bạo của hình phạt, nguy cơ bất công trong tố tụng, gấy chia rẽ và tổn hại tới các giá trị đạo đức trong xã hội, trái với nguyên tắc nhân đạo khoan dung  trong hoạt động tư pháp và công tác đấu tranh phòng chống tội phạm.

Còn xét dưới góc độ phòng ngừa, một số tác giả đã nhận định rằng, thật ngớ ngẫn khi chúng ta cho rằng hình phạt  tử hình có tác dụng phòng ngừa tội phạm cao hơn hình phạt tù chung thân. Thâm chí đôi khi do sai sót thiếu chính xác của con người, hình phạt tử hình còn đưa người vô tội đến chỗ phải chết oan.

Một trong những điểm mới cho thấy sự tiến bộ vượt bậc trong lập pháp hình sự Việt Nam về tính nhân đạo, đó là Bộ luật Hình sự năm 2015 năm 2015 đã bổ sung thêm trường hợp không áp dụng hình phạt hoặc thi hành án tử hình đối với người “đủ 75 tuổi trở lên”.Quy định này không được đề cập trong ICCPR cũng như pháp luật của quốc tế. Đây là độ tuổi (đa số) bị hạn chế về vấn đề sức khỏe cũng như sự minh mẫn trong nhận thức khi họ thực hiện hành vi của mình, do đó Bộ luật Hình sự năm 2015 xem đây là đối tượng đặc biệt cần được quan tâm, bảo vệ và đương nhiên sẽ không áp dụng hình phạt tử hình.

Trong thời gian qua, ở Việt Nam các tội phạm liên quan đến chức vụ, đặc biệt là các tội tham nhũng đã gây ra nhiều hậu quả đặc biệt xã hội, mặc dù những đối tượng này đã nhận được sự trừng trị nghiêm minh của pháp luật, tuy nhiên, hạn chế lớn nhất khi xử lý các tội phạm này đó là khắc phục thiệt hại do tội phạm gây ra. Tại điểm c khoản 2 Điều 40 BLHS quy định: Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.

Hiện nay có 89 quốc gia trên thế giới đã hủy bỏ án tử hình, 28 quốc gia chưa xử tử người nào trong 10 năm qua và 9 quốc gia chỉ áp dụng án tử hình trong các trường hợp đặc biệt (như tội ác chiến tranh), 74 quốc gia vẫn còn áp dụng nó. Các quốc gia hủy bỏ án tử hình cho rằng tác dụng của hình phạt này với việc ngăn chặn tội phạm cũng giống như các loại hình phạt khác. Các cuộc khảo sát do Liên Hợp quốc thực hiện (năm 1988, 1996 và 2002) về mối quan hệ giữa hình phạt tử hình và tỷ lệ phạm tội ở nhiều quốc gia trên thế giới đã kết luận rằng: “Không tìm thấy những chứng cứ khoa học cho thấy việc thi hành án tử hình có tác dụng ngăn chặn tội phạm tốt hơn so với việc áp dụng hình phạt tù chung thân v.v..”.
Từ những đánh giá, phân tích các quan điểm về hình phạt tử hình trên thế giới cũng như các chính sách pháp luật hình sự và quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015,có thể  thấy rằng, các quy định về bãi bỏ hình pahjt tử hình ở 8 tội danh  trong BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)  đã đi đúng hướng, không trái với luật pháp quốc tế, thậm chí còn thể hiện sự tương thích trong quy định. Phù hợp với xu hướng của quốc tế và điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội đất nước trong giai đoạn hiện nay. Quy định này, một lần nữa thấy được sự phù hợp trong đường lối xử lý và chính sách hình sự của Việt Nam đối với hình phạt tử hình. Đây là sự cụ thể hóa chính sách hình sự thể hiện trong Hiến pháp năm 2013 cũng như các Nghị quyết của Bộ Chính trị, từ Nghị quyết số 08/NQ-TW năm 2002 đến Nghị quyết 48/NW-TW năm 2005, và đặc biệt Nghị quyết 49/NQ-TW năm 2005 về chiến lược cải cách tư pháp, theo đó, Bộ luật Hình sự phải xây dựng theo hướng: “Hạn chế áp dụng hình phạt tử hình theo hướng chỉ áp dụng đối với một số ít loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”.

Vì vậy, các cơ quan chức năng, các chủ thể áp dụng và thực thi pháp luật cần thể hiện sự công tâm, khách quan và cân nhắc để đảm bảo chính xác khi áp dụng hình phạt tử hình đối với người phạm tội, bởi đây là hình phạt nghiêm khắc nhất, và chúng ta không có cơ hội để sửa sai trong quá trình tố tụng khi đã thi hành án tử đối với người phạm tội. Mặt khác, nhằm phát huy tối đa mục đích và ý nghĩa của việc áp dụng hình phạt nói chung và hình phạt tử hình nói riêng, góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm và đem lại một xã hội dân chủ, công bằng và văn minh.

Nguồn: Yến Nhi (sinh viên khóa 56 khoa luật, trường Đại học Vinh)

Câu 2: Trình bày quan điểm về thủ tục đăng kí bào chữa theo quy định tại BLTTHS 2015?

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 bỏ quy định cấp giấy chứng nhận bào chữa và thay bằng thủ tục “đăng ký bào chữa. Đây được coi là quy định “cải cách hành chính”quan trọng nhằm đảm bảo kịp thời quyền có người bào chữa cho người phạm tội. Tuy nhiên, xung quanh quy định về thủ tục đăng ký bào chữa vẫn còn những vướng mắc gây khó cả cho luật sư và cơ quan tiến hành tố tụng.

Theo quy định tại Điều 78 BLTTHS 2015 về thủ tục đăng ký bào chữa quy định: Trong mọi trường hợp tham gia tố tụng, người bào chữa phải đăng ký bào chữa”. và tại khoản 2 điều này cũng đã quy định các loại giấy tờ người bào chữa phải xuất trình khi đăng ký bào chữa.

Thứ nhất, về mặt quy định, có thể thấy đây là một bước cải cách hành chính, nhưng theo quan điểm của cá nhân tôi, quy định này thực chất là “bình mới rượu cũ”.

“Quy định đăng ký bào chữa hay thủ tục cấp giấy chứng nhận bào chữa về bản chất không thay đổi. Luật cũ thì cấp Giấy chứng nhận người bào chữa, luật mới thì cơ quan tố tụng ra Văn bản thông báo người bào chữa. Chung quy luật sư vẫn phải nộp 01 bộ giấy tờ cho cơ quan tiến hành tố tụng như bản sao có chứng thực thẻ luật sư, giấy yêu cầu luật sư của của người bị buộc tội hoặc người đại diện, người thân thích của họ, vẫn phải có giấy phép do cơ quan tố tụng cấp, vẫn phải phụ thuộc vào ý chí chủ quan của cơ quan tiến hành tố tụng. Như vậy có khác nào bình mới rượu cũ”

Thứ hai, việc pháp luật quy định CQTHTT phải ra thông báo chấp nhận đăng ký bào chữa trong 24 giờ có khả thi?

+ Theo quy định tại Điều 78 BLTTHS 2015 nói trên, trong vòng 24 giờ kể từ khi nhận đầy đủ giấy tờ của người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kiểm tra giấy tờ, vào sổ đăng ký bào chữa và gửi thông báo cho người đăng ký. “BLTTHS 2015 chỉ quy định chung chung là “cơ quan tiến hành tố tụng kiểm tra giấy tờ và ra thông báo cho người đăng ký bào chữa”. Nhiều ý kiến đã thắc mắc “cơ quan tố tụng”trong trường hợp này là ai? Điều tra viên, kiểm sát viên hay thẩm phán có được quyền ra thông báo bào chữa hay chỉ lãnh đạo cơ quan tiến hành tố tụng mới được quyền ra thông báo?”

 + Theo điểm a, khoản 2 và khoản 4 Điều 78 này thì khi đăng ký bào chữa, Luật sư xuất trình Thẻ luật sư kèm theo bản sao có chứng thực và giấy yêu cầu luật sư của người bị buộc tội hoặc của người đại diện, người thân thích của người bị buộc tội cho cơ quan có thẩm quyền, trong thời hạn  24 giờ cơ quan có thẩm quyền phải vào sổ đăng ký và thông báo cho luật sư.

  Trường hợp người đại diện hoặc người thân thích của người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam có đơn yêu cầu nhờ người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo ngay cho người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam để có ý kiến về việc nhờ người bào chữa theo quy định của Khoản 3, Điều 75 BLTTHS 2015. Với các quy định như trên, trường hợp thuận lợi, trong 24 giờ cơ quan tiến hành tố tụng có thể tiếp nhận thủ tục điều kiện bào chữa, sau đó vào nhà tạm giữ, trại tạm giam gặp hỏi người bị buộc tội và quy định điều kiện bào chữa, thông báo cho người bào chữa.

 + Tuy nhiên, trên thực tế, việc cán bộ của cơ quan tiến hành tố tụng như Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán đến tận nơi tạm giam, tạm giữ gặp để lấy ý kiến người bị buộc tội về sự đồng ý hay không đồng ý nhờ luật sư bào chữa, sau đó cơ quan tiến hành tố tụng vào sổ đăng ký và thông báo cho người đăng ký bào chữa trong thời hạn 24 giờ là không khả thi. Bởi không phải lúc nào nơi tạm giam, tạm giữ người bị buộc tội cũng ở cùng địa hạt, cùng phạm vi tỉnh, thành phố với trụ sở của cơ quan tiến hành tố tụng. Có nhiều trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng ở Miền Nam đã khởi tố vụ án xảy ra tại Miền Nam nhưng bị can lại bị tạm giữ, tạm giam ở Miền Bắc thì để làm đầy đủ các thủ tục, quy trình luật định như trên lại là “làm khó”cho cơ quan tiến hành tố tụng.

  + Quy định tại khoản 4 Điều 78 BLTTHS 2015 về việc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng gửi văn bản thông báo người bào chữa trong vòng 24 giờ khi không thuộc trường hợp từ chối việc đăng ký bào chữa là nhằm tạo điều kiện để người bào chữa có khả năng hỗ trợ kịp thời người bị bắt, người bị tạm giữ thực hiện quyền được bào chữa của họ. Tuy nhiên quy định này vẫn còn “vênh”với quy định tại khoản 1 Điều 183 BLTTHS 2015 về hỏi cung bị can. Theo đó “Việc hỏi cung bị can do Điều tra viên tiến hành ngay sau khi có quyết định khởi tố bị can. Có thể hỏi cung bị can tại nơi tiến hành điều tra hoặc tại nơi ở của người đó”. Nếu sau khi được giải thích về quyền được nhờ người bào chữa  theo Điều 60 bị can mới có nguyện vọng mời luật sư bào chữa thì lại không có quy định nào để dừng việc hỏi cung lại để có sự tham gia của luật sư, trong khi việc cấp GCN bào chữa phải qua các thủ tục đòi hỏi một khoảng thời gian từ 24 giờ trở lên. Do vậy, thực tế đã xảy ra tình trạng một số trường hợp bị can bị bức cung, dùng nhục hình ngay tại nơi tạm giam, tạm giữ vì không có sự tham gia kịp thời của người bào chữa từ những bản cung đầu tiên.

Thứ ba, về việc cấp giấy chứng nhận đăng kí bào chữa chưa có sự thống nhất khi xuất hiện trường hợp có địa phương áp dụng, có nơi lại không.

+ Tại một số tòa án như TAND TP.HCM, TAND cấp cao tại Hà Nội… vẫn còn áp dụng việc cấp giấy chứng nhận bào chữa như cũ. Nhiều luật sư cho biết từ khi Bộ LTTHS 2015 bị lùi hiệu lực thi hành, có tòa án vẫn duy trì thủ tục cấp giấy chứng nhận bào chữa, tuy nhiên một số cơ quan đã mạnh dạn áp dụng thủ tục đăng ký.

+ Sở dĩ có sự áp dụng không thống nhất quy định nêu trên bởi cả Bộ LTTHS và Bộ luật hình sự năm 2015 đều đã bị hoãn hiệu lực thi hành. Nghị quyết 144 của Quốc hội về việc lùi hiệu lực thi hành các bộ luật trên đã nêu rõ: “Áp dụng các quy định của Bộ LTTHS 2015 để thi hành các quy định có lợi cho người phạm tội của Bộ luật hình sự”.Tuy nhiên, việc hiểu như thế nào là quy định có lợi, hay áp dụng như thế nào đang là vấn đề bị bỏ ngỏ và chưa được giải thích cặn kẽ. theo quy định của pháp luật thủ tục đăng ký bào chữa là quy định có lợi cho bị can, bị cáo. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể về vấn đề này nên có cơ quan thích thì áp dụng, không thích thì thôi. Quy định đăng ký bào chữa hay thủ tục cấp giấy chứng nhận bào chữa về bản chất không thay đổi. Luật cũ thì cấp giấy chứng nhận người bào chữa, luật mới thì cơ quan tố tụng ra thông báo về việc bào chữa. Chung quy vẫn phải có giấy của cơ quan tố tụng, vẫn phải phụ thuộc vào ý chí chủ quan của cơ quan tiến hành tố tụng..

Đây cũng là một trong nhiều vướng mắc rất dễ xảy ra trong quá trình áp dụng các quy định mới của BLTTHS 2015 về đảm bảo quyền của người bào chữa cũng như đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người bị buộc tội trong tố tụng hình sự. Thiết nghĩ các cơ quan chức năng cần sớm nghiên cứu, ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể về quy định này nhằm loại bỏ những vướng mắc, bất cập trong quá trình áp dụng pháp luật cho cả đôi bên là người bào chữa và cơ quan tiến hành tố tụng.

Nguồn: Yến Nhi (sinh viên khóa 56 khoa luật, trường Đại học Vinh)

Câu 3: Anh chị hãy trình bày quan điểm về quyền im lặng theo quy định của pháp luật Việt Nam?

Như chúng ta đã biết, quyền con người và bảo đảm quyền con người luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia trong đó có Việt Nam. Trong lĩnh vực tố tụng hình sự, vấn đề bảo vệ quyền cơ bản của các đối tượng yếu thế là người bị buộc tội, trao cho họ những quyền năng nhất định để họ có thể tự bảo vệ mình và nhận được sự phán xét công minh từ phía nhà nước, trong những quyền ấy quy định về “quyền im lặng “của người bị buộc tội luôn là vấn đề được quan tâm chú ý. Trước hết chúng ta cần phải hiểu quyền im lặng là gì ? nó được thể hiện như thế nào thông qua các quy định của pháp luật.

Quyền im lặng là quyền của nghi phạm, của người bị kháng cáo, trong một vụ án có quyền im lặng, không phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hay tự buộc mình có tội. Luật pháp công nhận quyền này căn bản phán xử dựa trên chứng cứ.  quyền im lặng là một phương tiện quan trọng để hạn chế bức cung, nhục hình – nguyên nhân dẫn đến oan sai trong tố tụng hình sự. Theo quyền này, một công dân được mặc định là vô tội cho đến khi các cơ quan pháp luật chứng minh được người đó có tội.

“Quyền im lặng” của người bị buộc tội được thể hiện gián tiếp qua các quy định như: “nguyên tắc suy đoán vô tội, nguyên tắc xác định sự thật vụ án, quyền trình bày lời khai trình bày ý kiến,và quyền không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính  mình hoặc buộc mình có tội”.

 Tại các điều 59- 62 BLTTHS quy định về quyền im lặng của người bị buộc tội, theo đó họ có quyền trình bày lời khai trình bày ý kiến, có quyền không buộc phải đưa ra lời khai chống lại mình hoặc buộc mình có tội.”.   Đây là một trong những nội dung được bổ sung mới trong BLTTHS 2015, làm rõ hơn quyền im lặng của người bị buộc tội, bảo đảm tính minh bạch của pháp luật, tạo sự thống nhất trong quá trình lấy lời khai, hỏi cung. Tại thời điểm hiện tại,theo quan điểm của cá nhân tôi các quy định này được xem là đã đây đủ và hoàn chỉnh, đáp ứng những điều kiện cần thiết để quyền này được thực thi trên thực tế cũng như đáp ứng quyền im lặng của người bị buộc tội trong Công ước Liên Hợp Quốc về các quyền Dân sự và chính trị năm 1996 mà Việt Nam là thành viên.

Thứ nhất, Về chủ thể của quyền im lặng, tại điều 4 BLTTHS quy định người bị buộc tội bao gồm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị cam, bị cáo. Trong các quy định về quyền im lặng thì 4 chủ thể này đều có quyền im lặng, điều này phù hợp với các quy định về quyền và nghĩa vụ của người bị bắt, bi tạm giữ, tại các điều 58,59,60,61. Bên cạnh đó, tại Điều 58 ngoài việc quy định quyền và nghĩa vụ của người  bị bị bắt mà còn quy định về quyền và nghĩa vụ của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, mặc dù họ không phải là người bị buộc tội nhưng họ vẫn có quyền im lặng, đây là một trong những điểm thể hiện tư duy tiến bộ của các nhà làm luật trong vấn đề bảo vệ quyền con người cho nhóm đối tượng này.

Thứ hai,Về thời điểm thực hiện quyền im lặng, tại các quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật, Anh quyền im lặng của người bị buộc tội chỉ bắt đầu từ khi từ khi họ bị bắt cho đến khi có mặt Luật sư bào chữa, tuy nhiên ở nước ta do trình độ dân trí, cơ sở vật chất còn hạn chế, cũng như đội ngũ luật sư còn khiêm tốn, nên việc quy định quyền im lặng cho người bị buộc tội trong suốt quá trình giải quyết vụ án từ giai đoạn khởi tố, điều tra  đến xét xử là một điều hết sức cần thiết, đảm bảo quyền im lặng của người bị buộc tội được thực thi có hiệu quả.

Thứ ba, việc thông báo về quyền im lặng: ở Việt Nam sau khi bị giữ hoặc bị bắt, cơ quan điều tra không trực tiếp thông báo những câu như: “Anh có quyền giữ im lặng nhưng những gì anh nói sẽ là bằng chứng chống lại anh trước tòa”. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là pháp luật không quy định việc thông báo về quyền im lặng của người bị buộc tội, mà việc thông báo này được thực hiện gián tiếp thông qua các quy định tại các các điểm c k1 điều  58, điểm b k2 điều 59, 60 theo đó người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền được thông báo về quyền và nghĩa vụ theo quy định của điều này.

 Ở các nước khác nhau, quy định về quyền im lặng cũng có sự khác nhau, ở các quốc gia phát triển như Đức, Mỹ, Nhật phạm vi và chủ thể của quyền im lặng rộng hơn so với Việt Nam ta. Tuy nhiên,trong bối cảnh điều kiện kinh tế xã hội, cơ sở vật vật chất và trình độ dân trí Việt Nam còn nhiều hạn chế. Do đó, Việt Nam đã cân nhắc và vận dụng hợp lý những kinh nghiệm của Hoa Kỳ về quyền im lặng vào bối cảnh nước ta, không áp dụng một cách dập khuôn và máy móc.

Nếu mở rộng quá nhiều quyền cho cá nhân sẽ dẫn tới quá trớn, tùy tiện thậm chí chống đối, không hợp tác. Trong điều kiện dân trí, nhận thức và truyền thống pháp lý của nước ta cùng với một đội ngũ luật sư còn khiêm tốn thì việc quy định thêm quyền nói chung và quyền im lặng nói riêng cũng cần cân nhắc và có lộ trình phù hợp, theo từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế xã hội. KTTT phải phù hợp với CSHT, 2 yếu tố này phải dung hòa với nhau để tạo điều kiện cho nhau cùng phát trienr. Nếu kiến trúc thượng tầng cao hơn CSHT hoặc ngược lại thì sẽ kìm hãm sự phát triển của nhau.  Như vậy mục đích của pháp luật đề ra mới đạt được.

Nếu mở rộng quá nhiều quyền cho cá nhân sẽ dẫn tới quá trớn, tùy tiện thậm chí chống đối, không hợp tác. Trong điều kiện dân trí, nhận thức và truyền thống pháp lý của nước ta cùng với một đội ngũ luật sư còn khiêm tốn thì việc quy định thêm quyền nói chung và quyền im lặng nói riêng cũng cần cân nhắc và có lộ trình phù hợp, theo từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế xã hội.

Vì vậy, có thể nói quy định “quyền im lặng “đối với người bị buộc tội tại thời điểm hiện tại là đã đầy đủ và hợp lí dung hòa được lợi ích của nhà nước và lợi ích của cá nhân. Quy định này có ý nghĩa quan trọng trong trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, hạn chế oan sai, bỏ lọt tội phạm nói riêng cũng như bảo vệ quyền con người nói chung.

Câu 4: Trình bày quan điểm về phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)?

Như chúng ta đã biết, do tính chất dễ bị tổn thương nên quyền con người của những nhóm xã hội như phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, người tàn tật,người sống chung với HIV, người di cư hoặc tìm nới tránh nạn, người lao động di trú hoặc người cao tuổi cần được bảo  vệ chặt chẽ hơn các cá nhân khác. Các văn kiện pháp lí quốc tế về quyền con người đều đồi hỏi những đối xử đặc biệt dành cho các nhóm dễ bị tổn thương, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.

Trong tuyên ngôn thế giới về quyền con người của Liên Hiệp Quốc năm 1948 quy định, mọi bà mẹ và trẻ em đều cần được chăm sóc đặc biệt. Mọi trẻ em dú sinh ra trong hay ngoài giá thú đều được đối xử bình đẳng như nhau. Bên cạnh đó công ước quốc tế về quyền trẻ em của Liên Hiệp Quốc năm 1989 đặc biệt nhấn mạnh đến vấn đề bảo vệ các quyền con người của trẻ em, và đòi hỏi sự đối xử đặc biệt của pháp luật đối với trẻ em.

Để phù hợp với các công ước quốc tế mà Việt nam là thành viên cũng như thể hiện tinh thần khoan dung nhân đạo của pháp luật nước ta. BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) đã có những quy định những thiết chế để bảo vệ người chưa thành niên như việc quy định phạm tội đối với người dưới 16 tuổi là một tình tiết để tăng nặng trách nhiệm hình sự (Đ52). Ngược lại, người phạm tội là người dưới 16 tuổi là một tình tiết để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và hưởng các chính sách hình sự riêng đặc biệt.

Tại k2 điều 40 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) cũng đã quy định việc không áp dụng hình phạt tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội. Đây là một trong những quy định thể hiện tinh thần nhân đạo của pháp luật, cũng như thể hiện sự hợp lí trong việc quy định trách nhiệm hình sự của các đối tượng này.

Trong nguyên tắc xử lí người chưa thành niên phạm tội, BLHS hình sự đặ ra nguyên tắc riêng biệt nhằm hướng tới mục đích giáo dục cải tạo hơn là trừng phạt. Điều 91 BLHS quy định về nguyên tắc xử lí người chưa thành niên phạm tội, theo đó đườn lối xử lí cơ bản: việc xử lí người dưới 18 tuổi phạm tội phải đảm bảo lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi  chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sữa chữa sai lầm,phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội.Phục vụ mục tiêu giáo dục cải tạo người chưa thành niên, việc truy cứu trách nhiệm hình sự và áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội chỉ thực hiện trong trường hợp thực sự cần thiết còn biện pháp ưu tiên là chuyển sang hướng giám sát, giáo dục hoặc các biện pháp tư pháp riêng.

Khi xét xử Tòa án chỉ áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nếu xét thấy việc miễn trách nhiệm hình sự và việc áp dụng các biện pháp như khiển trách, hòa giải tại cộng đồng, hoặc biện pháp giáo dục tại xã phường thị trấn k đảm bảo hiệu quả giáo dục phòng ngừa.

Đặc biệt ngay cả khi áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội thì hình phạt chung thân hoặc tử hình cũng như hình phạt bổ sung cũng không được áp dụng. Khi xử phạt tù có thời hạn, tòa án cho người chưa thành niên phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn so với người từ đủ 18 tuổi trỏ lên phạm tội tương ứng với thời hạn ngắn nhất.


Ghi chú: Bài viết được được tặng hoặc được sưu tầm hoặc được biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện đáp án chưa chính xác, vui lòng góp ý tại phần Bình luận. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *