Quyền sở hữu trong tư pháp quốc tế

1. Khái niệm quyền sở hữu trong tư pháp quốc tế

Quyền sở hữu là các quyền gồm chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của Luật về việc các chủ thể nắm giữ, chi phối trực tiếp hay gián tiếp chủ thể có quyền đối với tài sản.

Quyền sở hữu trong tư pháp quốc tế là quyền sở hữu có yếu tố nước ngoài.Quyền sở hữu là tổng hợp các quyền năng của các chủ thể được pháp luật thừa nhận trong quá trình chiếm hữu, sử dụng, định đoạt các tài sản. Trong tư pháp quốc tế thì quy định về các trường hợp về Quyền sở hữu trong tư pháp quốc tế Ví dụ như:

Quyền sở hữu trí tuệ trong tư pháp quốc tế là Các quyền sở hữu  như quyền sở hữu tác giả và quyền sở hữu công nghiệp có yếu tố nước ngoài liên quan tới các tác phẩm văn học nghệ thuật và khoa học, việc trình diễn của các nghệ sĩ, các chương trình phát và truyền thanh, phát và truyền hình, các sáng chế thuộc mọi lĩnh vực sáng tạo của con người và  các phát minh khoa học,  các kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ, các thương hiệu và chỉ dẫn thương mại, bảo vệ chống cạnh tranh không lành mạnh và mọi quyền khác là kết quả của hoạt động trí tuệ trong các lĩnh vực công nghệ, khoa học, văn học, nghệ thuật theo quy định của pháp luật.

2. Nguyên tắc xác định quyền sở hữu trong tư pháp quốc tế

– Quyền sở hữu trong tư  pháp quốc tế là quyền sở hữu có yếu tố nước ngoài.

– Quyền sở hữu là tổng hợp các quyền năng của các chủ thể được pháp luật thừa nhận trong quá trình chiếm hữu, sử dụng, định đoạt các tài sản.

– Trong khoa học tư pháp quốc tế, quyền sở hữu của các chủ thể được đề cập đến là quyền sở hữu có yếu tố nước ngoài. Yếu tố nước ngoài trong quan hệ sở hữu được thể hiện ở những điểm sau:

– Chủ thể tham gia quan hệ sở hữu là người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài, nhà nước nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài…Ví dụ: Một nước ngoài Việt Nam tham quan du lịch, mang theo tài sản cá nhân. Việc công nhận quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của người nước ngoài ở Việt Nam hay không sẽ dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật. Quan hệ sở hữu của người nước ngoài đối với tài sản tồn tại trên lãnh thổ Việt Nam được gọi là quan hệ sở hữu có yếu tố nước ngoài.

– Khách thể của quan hệ sở hữu là tài sản tồn tại ở nước ngoài.

– Sự kiện pháp lý làm phát sinh thay đổi chấm dứt quan hệ sở hữu xảy ra ngay ở nước ngoài. Ví dụ: Một công ty xuất nhập khẩu Việt Nam kí một hợp đồng mua bán ngoại thương với một pháp nhân nước ngoài về việc nhập khẩu linh kiện máy móc về Việt Nam. Hợp đồng này được kí trên lãnh thổ nước ngoài và đã phát sinh hiệu lực pháp lý, hàng hóa đang tồn tại trên lãnh thổ nước ta. Vậy trong trường hợp này, quyền sở hữu của công ty Việt Nam sẽ được xác định như thế nào sẽ dựa vào các quy phạm tư pháp quốc tế. Quan hệ sở hữu này cũng được gọi là quan hệ sở hữu có yếu tố nước ngoài.

3. Giải quyết xung đột về sở hữu khi có yếu tố nước ngoài 

3.1. Xác định pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài

– Pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam quy định

– Trong Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam có quy định các bên có quyền lựa chọn thì pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo lựa chọn của các bên.

– Trong Trường hợp không xác định được pháp luật áp dụng theo quy định thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài đó.

3.2. Áp dụng điều ước quốc tế đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài

– Trong Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thì quy định của điều ước quốc tế đó được áp dụng theo quy định.

– Trong Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Phần này và luật khác về pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thì quy định của điều ước quốc tế đó được áp dụng theoq uy định.

3.3. Áp dụng tập quán quốc tế

Các bên được lựa chọn tập quán quốc tế trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 664 của Bộ luật  Dân sự 2015. Nếu hậu quả của việc áp dụng tập quán quốc tế đó trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam thì pháp luật Việt Nam được áp dụng theo quy định

3.4.  Áp dụng pháp luật nước ngoài

Trường hợp pháp luật nước ngoài được áp dụng nhưng có cách hiểu khác nhau thì việc áp dụng phải theo sự giải thích của cơ quan có thẩm quyền ở nước đó

4. Giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu theo pháp luật Việt Nam

Quyền sở hữu đối với động sản trên đường vận chuyển được xác định theo nước động sản được chuyển đến nếu không có thoả thuận khác và  Pháp luật của nước nơi tồn tại tài sản, nơi tài sản chuyển đến>>phù hợp pháp luật  Việt Nam vì nước ta là nước nhập siêu.

– Về Nguyên tắc luật nơi có tài sản cũng được pháp luật Việt Nam áp dụng định danh tài sản theo quy định thì việc phân biệt tài sản là động sản hoặc bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản Bất động sản: đất, nhà ở, công trình gắn liền với đất đai; tài sản gắn liền với đất; tài sản trong lòng đất.

– Việc Phân biệt bất động sản hoặc động sản: không căn cứ vào giá trị tài sản mà căn cứ vào tính chất cơ học của tài sản, di chuyển hay không di chuyển và đối với các trường hợp ngoại lệ liên quan: tàu bay, tàu biển,  việc xác định quyền sở hữu đối với tàu bay dân dịch và tàu biển tại Việt Nam phải tuân theo pháp luật về hàng không dân dụng và pháp luật về hàng hải của Cộng Hoà Xã hội Việt Nam.

– Tàu bay: áp dụng theo pháp luật của quốc gia nơi đăng ký.  Còn các trường hợp tàu biển là pháp luật mà quốc gia mà tàu biển mang quốc tịch và Ngoài ra trong hệ luật nơi có tài sản cũng không được áp dụng để điều chỉnh quan hệ sở hữu phát sinh trong một số lĩnh vực:

+ Về Các quan hệ về tài sản của pháp nhân nước ngoài khi pháp nhân đó giải thể: áp dụng theo pháp luật của nước pháp nhân mang quốc tịch nước đó

+ Về Quan hệ về tài sản liên quan đến tài sản của quốc gia đang ở nước ngoài theo quy định

+ Về Các quan hệ về sở hữu đối với các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ: quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp: mang tính lãnh thổ nước đó

+ Về Các quan hệ tài sản liên quan đến đối tượng của các đạo luật quốc hữu hoá: tuân theo đạo luật quốc hữu hoá: xuất phát từ quyền định đoạt tài sản quy định của quốc gia mình.


Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *