Quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ?

Quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ được thể hiện ở hai phương diên cơ bản:

Một là, phương diện quyền lực.

– Quyền lực này mang tính hoàn toàn, riêng biệt, không chia sẻ với bất cứ quốc gia nào khác và là chủ quyền thiêng liêng của từng quốc gia.

– Quốc gia thực hiện quyền tài phán của mình đối với người và tài sản trong phạm vi lãnh thổ một các không hạn chế (trừ trường hợp vì lợi ích của toàn thể cộng đồng hay vì lợi ích của một quốc gia nhất định và ý chí chủ quyền của nhân dân). Trên phạm vi lãnh thổ, quốc gia được tiến hành mọi hoạt động với điều kiện các hành vi đó không bị luật quốc tế cấm.

– Quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ khôn loại trừ các ngoại lệ đã xuất hiện trong thực tiễn quan hệ quốc tế như không áp dụng luật nước mình đối với công dân nước ngoài trên lãnh thổ nước mình (viên chức ngoại giao-lãnh sự) hoặc không loại bỏ hiệu lực của luật nước ngoài trên phạm vi lãnh thổ của mình nếu điều này được quy định trong luật quốc gia cũng như trong điều ước quốc tế.

– Đi đối với việc thực hiện chủ quyền lãnh thổ, quốc gia có nghĩa vụ tôn trọng và bảo đảm quyền bất khả xâm phạm lãnh thổ của quốc gia khác.

Hai là, về phương diện vật chất.

– Theo quan niệm đúng đắn được chấp nhân rộng rãi thì môi trường tự nhiên của quốc gia- đất đai, nước, không gian,…là nội dung vật chất của lãnh thổ quốc gia và thuộc về quốc gia trong phạm vi được giới hạn bởi đường biên giới quốc gia.

– Quốc gia có quyền sở hữu một cách đầy đủ, trọn vẹn trên cơ sở phù hợp với lợi ích của cộng đồng dân cư sống trên vùng lãnh thổ đó và phù hợp với các quyền dân tộc cơ bản. Mọi sự thay đổi hoặc định đoạt liên quan đến số phận của mổt vùng đất nào đó của lãnh thổ quốc gia phải dựa trên quyền dân tộc tự quyết mới được coi là hợp pháp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *