Một số quan hệ pháp luật mặc dù là quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài nhưng khi phát sinh không phát sinh xung đột pháp luật; do có những đặc thù trong đối tượng điều chỉnh (ví dụ các quan hệ sở hữu tri tuệ). Đối với các quan hệ này khi nảy sinh; cơ quan có thẩm quyền sẽ căn cứ vào điều ước quốc tế liên quan mà Việt Nam là thành viên để điều chỉnh. Thông thường các điều ước quốc tế trong lĩnh vực này chủ yếu bao gồm các quy phạm thực chất thống nhất. Do đó, các quy phạm này sẽ được áp dụng trực tiếp để điều chỉnh quan hệ đang xem xét.
Nếu không có các điều ước quốc tế; hoặc đối tượng không thuộc phạm vi điều chỉnh của điều ước; thì cơ quan có thẩm quyền sẽ áp dụng pháp luật quốc gia.
Trường hợp đặc biệt khác, khi chủ thể tham gia quan hệ là nhà nước. Nếu xảy ra trường hợp này, khi nhà nước thực hiện quyền miễn trừ nhà nước thì quan hệ sẽ chấm dứt. Nếu nhà nước từ bỏ quyền miễn trừ thì trình tự áp dụng pháp luật quay lại như các qua hệ thông thường.
Như vậy, thứ tự áp dụng pháp luật là vấn đề quan trọng trong tư pháp quốc tế. Áp dụng pháp luật chính xác là cơ sở để bảo vệ quyền; lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong quan hệ này.