Thứ tự áp dụng pháp luật trong một vụ việc tư pháp quốc tế thông thường như sau:
- Áp dụng pháp luật theo điều ước quốc tế: căn cứ vào điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, chọn quy phạm thực chất thống nhất, nếu có loại quy phạm này thì cơ quan áp dụng pháp luật sẽ áp dụng quy phạm đó. Trường hợp điều ước quốc tế không có quy phạm thực chất thống nhất thì quy phạm xung đột thống nhất sẽ được tìm kiếm. Nếu có quy phạm này thì được áp dụng để điều chỉnh quan hệ,
- Áp dụng pháp luật theo quy định của pháp luật quốc gia: Căn cứ vào các quy định của pháp luật trong nước của quốc gia mình để giải quyết vụ việc.
- Áp dụng pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất: trong trường hợp các bên không chọn luật áp dụng, điều ước quốc tế không quy định, pháp luật quốc gia không quy định thì trong trường hợp này cơ quan thẩm quyền sẽ căn cứ vào khoản 3 điều 664 Bộ luật dân sự 2015 để lựa chọn luật áp dụng: “ Trường hợp không xác định được pháp luật áp dụng theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều này thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài đó”
Tóm tắt lại các bước như sau:
Bước 1: Áp dụng quy phạm thực chất thống nhất
Bước 2: Áp dụng quy phạm xung đột thống nhất (nếu được chọn luật thì áp dụng luật lựa chọn trước. Nếu không thì sẽ áp dụng pahsp luật nước được xác định bởi quy phạm)
Bước 3: Áp dụng quy phạm thực chất thông thường
Bước 4: Áp dụng quy phạm xung đột thông thường (nếu được chọn luật thì áp dụng luật lựa chọn trước. Nếu không sẽ áp dụng pahsp luật nước được xác định bởi quy phạm)
Bước 5: Áp dụng pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất ( có thể cả tập quan hoặc tương tự pháp luật, án lệ hoặc lẽ công bằng)