Thừa kế trong tư pháp quốc tế là gì? Quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài?

Thừa kế trong tư pháp quốc tế là quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài, được điều chỉnh theo các nguyên tắc và các quy phạm của tư pháp quốc tế.

Yếu tố nước ngoài ở đây có thể được nhận diện thông qua một trong các dấu hiệu sau:

Một là, chủ thể tham gia quan hệ thừa kế (cá nhân, tổ chức để lại thừa kế hoặc cá nhân, tổ chức có quyền thừa kế) phải là cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài. Khái niệm cá nhân, tổ chức nước ngoài đã được trình bày tại Chưong 3 giáo trình này, việc giải quyết vấn đề xung đột pháp luật về quốc tịch của cá nhân, tổ chức phải tuân theo quy tắc chung áp dụng trong tư pháp quốc tế cho từng loại hình cá nhân, tổ chức cụ thể.

Hai là, đối tượng của quan hệ thừa kế là tài sản đang hiện diện hoặc đang tồn tại ở nước ngoài và chịu sự chi phối, điều chỉnh chủ yếu của pháp luật nước sở tại. Tuy vậy, các tài sản này cũng đồng thời chịu sự chi phối, điều chỉnh của pháp luật nước có thẩm quyền giải quyết vấn đề thừa kế các tài sản đó.

Ba là, sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ thừa kế xảy ra ở nước ngoài.

Ngoài ba yếu tố truyền thống nêu trên và được tái khẳng định trong khoản 2 Điều 663 Bộ luật dân sự 2015, trong thực tiễn pháp luật các nước cũng thấy xuất hiện các yếu tố khác, ví dụ, nơi cư trú ở nước ngoài, pháp luật nước ngoài được các bên lựa chọn để điều chỉnh vấn đề phát sinh…, được đánh giá là yếu tố nước ngoài. Thực tiễn này cũng được ghi nhận trong Bộ luật tố tụng dân sự 2004, sửa đổi bổ sung năm 2011 tại khoản 2 Điều 405 (trong trường hợp đặc biệt, áp dụng đối với phần cơ bản) các quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *