Thừa kế trong tư pháp quốc tế

1. Định nghĩa về thừa kế trong tư pháp quốc tế

Thừa kế trong tư pháp quốc tế là quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài, được điều chỉnh theo các nguyên tắc và các quy phạm của tư pháp quốc tế.

Ví dụ, khoản 2 Điều 742, khoản 1 Điều 753 Bộ luật dân sự 2005 có ghi “thừa kế, kế thừa” quyền sở hữu trí tuệ; khoản 3 Điều 186 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009 có ghi “thừa kế, kế thừa” quyền đối với giống cây trồng… Chính vì vậy, khi nghiên cứu vấn đề này, cần chú ý xem chúng ta đang bàn về quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài theo pháp luật cụ thể nào để có giải pháp đúng.

Như vậy, thừa kế trong tư pháp quốc tế phải là quan hệ thừa kế có yéu tố nước ngoài. Yếu tố nước ngoài ở đây có thể được nhận diện thông qua một trong các dấu hiệu sau:

Một là, chủ thể tham gia quan hệ thừa kế (cá nhân, tổ chức để lại thừa kế hoặc cá nhân, tổ chức có quyền thừa kế) phải là cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài. Khái niệm cá nhân, tổ chức nước ngoài đã được trình bày tại Chưong 3 giáo trình này, việc giải quyết vấn đề xung đột pháp luật về quốc tịch của cá nhân, tổ chức phải tuân theo quy tắc chung áp dụng trong tư pháp quốc tế cho từng loại hình cá nhân, tổ chức cụ thể.

Hai là, đối tượng của quan hệ thừa kế là tài sản đang hiện diện hoặc đang tồn tại ở nước ngoài và chịu sự chi phối, điều chỉnh chủ yếu của pháp luật nước sở tại. Tuy vậy, các tài sản này cũng đồng thời chịu sự chi phối, điều chỉnh của pháp luật nước có thẩm quyền giải quyết vấn đề thừa kế các tài sản đó.

Ba là, sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ thừa kế xảy ra ở nước ngoài.

Ngoài ba yếu tố truyền thống nêu trên và được tái khẳng định trong khoản 2 Điều 663 Bộ luật dân sự 2015, trong thực tiễn pháp luật các nước cũng thấy xuất hiện các yếu tố khác, ví dụ, nơi cư trú ở nước ngoài, pháp luật nước ngoài được các bên lựa chọn để điều chỉnh vấn đề phát sinh…, được đánh giá là yếu tố nước ngoài. Thực tiễn này cũng được ghi nhận trong Bộ luật tố tụng dân sự 2004, sửa đổi bổ sung năm 2011 tại khoản 2 Điều 405 (trong trường hợp đặc biệt, áp dụng đối với phần cơ bản) các quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài.

Pháp luật đó được áp dụng để xác định quy tắc cần sử dụng để giải quyết nội dung các vấn đề chung về cơ sở pháp lý cơ bản của việc chuyển dịch quyền sở hữu tài sản trong lĩnh vực thừa kế (luật, di chúc, hợp đồng thừa kế, tặng cho khi chết…); xác định cấu thành di sản thừa kế (các loại tài sản có thể thừa kế); điều kiện (thời gian, địa điểm) mở thừa kế; phạm vi những người thuộc diện thừa kế, hàng thừa kế và cả những trường hợp không được hưởng quyền (bị truất quyền) thừa kế… có yếu tố nước ngoài.

Pháp luật đó cũng được áp dụng để xác định quy tắc giải quyết nội dung một số vấn đề chuyên biệt, liên quan đến thừa kế theo các căn cứ nhất định, như các căn cứ để thừa kế theo pháp luật, thừa kế theo di chúc, trình tự và thủ tục thừa kế theo họp đồng/thoả thuận về thừa kế… có yếu tố nước ngoài.

Như vậy, pháp luật thừa kế có yếu tố nước ngoài được áp dụng để xác định các quy tắc chung mà từ đó làm cơ sở giải quyết các vấn đề nội dung cụ thể của quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài và xác định cả các quy tắc chuyên biệt mà từ đó làm cơ sở giải quyết vấn đề nội dung cụ thể của quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài đối với những loại đối tượng thừa kế đặc biệt như đất đai, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, phần vốn góp tại các doanh nghiệp, dự án, tài khoản tại ngân hàng, chứng khoán, các quyền đặc biệt khác… có yếu tố nước ngoài. Trong phạm vi các quy tắc giải quyết xung đột pháp luật thừa kế có yếu tố nước ngoài, pháp luật các nước chú ý nhiều đến các quy tắc giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế có yếu tố nước ngoài theo pháp luật, các quy tắc giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế có yếu tố nước ngoài theo di chúc và các quy tắc giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế có yếu tố nước ngoài trong một số tình huống đặc biệt.

Bộ luật dân sự Cộng hoà Liên bang Nga cho thấy một số ngoại lệ đối với các quy tắc Lex domicilii nêu trên. Theo đó, trong trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người đã chết thì áp dụng pháp luật của Cộng hoà Liên bang Nga. Ngoài ra, việc giải quyết vấn đề thừa kế di sản có yếu tố nước ngoài trong thực tiễn tại Cộng hoà Liên bang Nga được tiến hành theo hướng kết hợp các loại quy tắc xung đột khác nhau: Lex domicilii, Lex rei sitae hoặc pháp luật Cộng hoà Liên bang Nga.

Ở Cộng hoà Liên bang Đức, khoản 1 Điều 25 Luật mở đầu Bộ luật dân sự Đức hiện hành có quy định chung về việc giải quyết các vấn đề thừa kế có yếu tố nước ngoài. Theo quy định của Luật này, “Luật của nước mà người để lại di sản thừa kể có quốc tịch vào thời điểm chef’ (Lex patriae/Lex nationalist sẽ được áp dụng để giải quyết việc thừa kế có yếu tố nước ngoài. Tuy vậy, khoản 2 Điều 25 Luật mở đầu này có quy định các ngoại lệ đối với quy tắc trên trong trường hợp giải quyết việc thừa kế di sản. Mặt khác, pháp luật Liên bang Đức cũng cho phép áp dụng “dẫn chiếu ngược trở lại” (“Phản chí”) và “dẫn chiếu đến pháp luật nước thứ ba” (“Chuyển chí”) trong giải quyết các vấn đề thừa kế có yếu tố nước ngoài.

Pháp luật nhiều nước khác (Vương quốc Anh, Hoa Kỳ, nhiều nước thuộc hệ thống pháp luật án lệ Anh – Hoa Kỳ, Pháp, Thụy Sỹ) giải quyết vân đề thừa kế nói chung theo quy tắc Lex domicilii. Ví dụ, Điều 90 và Điều 91 Luật về tư pháp quốc tế 1987 của Thụy Sỹ quy định, đối với người có nơi cư trú cuối cùng tại Thụy Sỹ, việc thừa kế nói chung phải giải quyết theo pháp luật Thụy Sỹ. Nhung nếu nơi cư trú cuối cùng của người đó là nước ngoài, thì áp dụng luật xung đột của nước ngoài đó để giải quyết, nếu pháp luật Thụy Sỹ dẫn chiếu đến luật nước ngoài đó.

Trong lĩnh vực thừa kế tài sản có yếu tố nước ngoài, đa số các nước có cách giải quyết theo các dòng tư tưởng pháp lý cơ bản tương tự nhau. Theo đó, khối di sản thừa kế được chia thành động Ngoài ra, theo Điều 1115 Bộ luật dân sự Cộng hoà Liên bang Nga, nếu một người có tài sản tại Cộng hoà Liên bang Nga nhưng khi chết lại không xác định được noi thường trú của người đó ở đâu, hoặc được biết người đó cư trú ở nước ngoài nhưng địa điểm mở thừa kế tại Cộng hoà Liên bang Nga, thì Cộng hoà Liên bang Nga sẽ được xác định là nơi có tài sản của người đó và pháp luật áp dụng để giải quyết vấn đề thừa kế di sản sẽ phải tuân theo pháp luật Cộng hoà Liên bang Nga.

Ở Cộng hoà Liên bang Đức, khoản 1 Điều 25 Luật mở đầu Bộ luật dân sự Đức hiện hành có quy định chung về việc áp dụng pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế là công dân vào thời điểm người đó chết để giải quyết việc thừa kế nói chung có yếu tố nước ngoài. Tuy vậy, khoản 2 Điều 25 Luật mở đầu này có quy định cụ thể, theo đó, đối với việc thừa kế di sản là bất động sản nằm tại nước Đức, người để lại di sản thừa kế có thể lập di chúc để chọn pháp luật Cộng hoà Liên bang Đức cho việc giải quyết thừa kế bất động sản đó. Mặt khác, pháp luật Cộng hoà Liên bang Đức cũng cho phép áp dụng dẫn chiếu ngược trở lại và dẫn chiếu đến pháp luật nước thứ ba trong giải quyết các vấn đề thừa kế di sản có yếu tố nước ngoài.

Pháp luật và thực tiễn của Vương quốc Anh và Hoa Kỳ có quy định các quy tắc giải quyết khác nhau về thừa kế động sản và thừa kế bất động sản. Việc thừa kế bất động sản được giải quyết theo pháp luật nơi có bất động sản (Lex rei sitae), còn việc thừa kế động sản được giải quyết theo pháp luật nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản. Tuy vậy, việc xác định nơi thường trú/nơi thường trú cuối cùng của người để lại dị sản khá phức tạp. Ở đây, án lệ thường đi theo quy tắc nơi thường trú gốc/thường trú theo nơi sinh (domicil of origin) hoặc đi theo quy tắc nơi thường trú có được do định cư, lựa chọn cư trú, làm ăn, sinh sống (domicil of choice).

Ở Pháp, theo quy định của Bộ luật dân sự, việc thừa kế bất động Cơ bản vẫn giữ lại những nội dung trước đây của Điều 767 Bộ luật dân sự 2005.

Theo quy định của Điều 767 Bộ luật dân sự 2005 thi:

“(1) Thừa kế theo pháp luật phải tuân theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch trước khi chết.

(2) Quyền thừa kế đổi với bất động sản phải tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.

(3) Di sản không có người thừa kế là bất động sản thuộc về Nhà nước nơi có bẩt động sản đó.

(4) Di sản không có người thừa kế là động sản thuộc về Nhà nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch trước khi chết”.

Nghiên cứu các quy định của Điều 767 Bộ luật dân sự 2005 cho thấy đây là các quy định đã được thảo luận trong thời kì chuẩn bị các Dự thảo Bộ luật dân sự 1995 và được đưa ra khỏi Dự thảo 14 trước khi lấy ý kiến nhân dân với lý do “đây là một vấn đề phức tạp, chúng ta lại chưa có kinh nghiệm trong thực tế, do đó việc quy định phải thận trọng, trước mắt chỉ quy định các vấn đề đã rõ nhằm đáp ứng yêu cầu bức xúc trong thực tế phát triển kinh tế, giao lưu quốc tế hiện nay”.

Nội dung của Điều 680 Bộ luật dân sự 2015 cơ bản là khá rõ ràng, phù hợp với thông lệ tư pháp quốc tế và thực tiễn Việt Nam.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Bộ luật dân sự 2015, Bộ luật dân sự là luật chung điều chỉnh các quan hệ dân sự. Theo quy định tại khoản 1 Điều 663 Bộ luật dân sự 2015, thì Phần thứ năm Bộ luật dân sự quy định về pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Trường hợp luật khác có quy định về pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài không trái với quy định từ Điều 664 đến Điều 671 của Bộ luật dân sự 2015, thì luật đó được áp dụng, nếu trái thì quy định có liên quan của Phần thứ năm của Bộ luật này được áp dụng.

Như vậy, đối với quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước

Trong trường hợp pháp luật được dẫn chiếu đến là pháp luật của nước mà cá nhân có quốc tịch nhưng cá nhân đó là người có nhiều quốc tịch thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước nơi người đó có quốc tịch và cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Nếu người đó có nhiều nơi cư trú hoặc không xác định được nơi cư trú hoặc nơi cư trú và nơi có quốc tịch khác nhau vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch và có mối liên hệ gắn bó nhất.

Trong trường hợp pháp luật được dẫn chiếu đến là pháp luật của nước mà cá nhân có quốc tịch nhưng cá nhân đó là người có nhiều quốc tịch, trong đó có quốc tịch Việt Nam thì pháp luật áp dụng là pháp luật Việt Nam.

Việc áp dụng pháp luật nước ngoài theo dẫn chiếu của pháp luật dân sự Việt Nam để giải quyết vấn đề thừa kế có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam phải tuân theo các quy định tại Phần thứ năm Bộ luật dân sự 2015. Theo quy định tại Điều 670 Bộ luật dân sự 2015, pháp luật nước ngoài được dẫn chiếu đến không được áp dụng trong trường hợp sau đây:

(i) Hậu quả của việc áp dụng pháp luật nước ngoài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam;

(ii) Nội dung của pháp luật nước ngoài không xác định được mặc dù đã áp dụng các biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật tố tụng. Trong trường hợp pháp luật nước ngoài không được áp dụng theo một trong hai trường hợp nêu trên, thì pháp luật Việt Nam được áp dụng. Trong trường hợp pháp luật nước ngoài được áp dụng nhưng có cách hiểu khác nhau, thì theo Điều 667 Bộ luật dân sự 2015, việc áp dụng phải theo sự giải thích của cơ quan có thẩm quyền tại nước ngoài đó.

Liên quan đến các quy định trên của Bộ luật dân sự 2015, Phần thứ tám Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, trong trường họp áp dụng pháp luật đối với người không quốc tịch, người nước ngoài có hai thành viên là cá nhăn chết thì người thừa kế theo… pháp luật của thành viên đó là thành viên của Công ty”. Khoản 3 Điều 77 Luật này quy định: “Trường hợp chủ sở hữu Công ty là cá nhân chết thì người thừa kế… theo pháp luật là chủ sở hữu hoặc thành viên của Công ty”. Khoản 3 Điều 126 quy định: “Trường hợp cổ đông là cá nhân chết thì người thừa kế theo… pháp luật của cổ đông đó là cổ đông của Công ty”…

Mặc dù các quy định trên của luật quốc nội của Việt Nam không phải là các quy phạm của tư pháp quốc tế, nhưng khi các quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài phát sinh và luật áp dụng lại là luật Việt Nam thì các quy định tương ứng trong các lĩnh vực liên quan kê trên sẽ được áp dụng.

2. Các quy tắc giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo di chúc

Trong thực tiễn tư pháp quốc tế xuất hiện hàng loạt vấn đề xung đột pháp luật liên quan trực tiếp đến chế định pháp luật thừa kế theo di chúc. Trong số những vấn đề xung đột pháp luật đó, vấn đề xung đột pháp luật về năng lực hành vi lập di chúc, thay đổi, hủy bỏ di chúc và vấn đề xung đột pháp luật về hình thức của di chúc luôn được quan tâm chú ý giải quyết. Pháp luật và thực tiễn các nước và Việt Nam khá khác nhau về quy tắc và cách thức giải quyết xung đột pháp luật liên quan trực tiếp đến chế định pháp luật thừa kế theo di chúc.

Về pháp luật các nước, ở Cộng hoà Liên bang Nga, khoản 2 Điều 1224 Bộ luật dân sự 2001 của Cộng hoà Liên bang Nga có quy định: “Năng lực của một người đổi với việc lập và hủy bỏ di chúc, kể cả di chúc đôi với bất động sản, và hình thức của di chúc đó hoặc hình thức văn bản hủy bỏ di chúc đó được xác định theo pháp luật của nước mà người lập/hủy di chúc có non. cư trú vào thời điểm lập di chúc đó hoặc lập văn bản hủy bỏ di chúc đó. Tuy nhiên, di chúc chứng thực theo một trật tự nhất định, theo quy định của pháp luật của nước nơi lập di chúc. Trong một số nước, di chúc được lập dưới dạng viết tay mà không có công chứng, chứng thực vẫn được thừa nhận là hợp pháp.

Pháp luật và thực tiễn tư pháp ở Vương quốc Anh và Hoa Kỳ có quy định tương tự pháp luật và thực tiễn các nước châu Âu lục địa về vấn đề năng lực lập/hủy di chúc và hình thức di chúc. Tuy nhiên, thực tiễn giải quyết vấn đề thừa kế khá phức tạp, trong nhiều trường hợp, còn tùy thuộc vào các án lệ liên quan đến vấn đề này. Trường hợp sau đây là khá tiêu biểu:

Có một công dân Hoa Kỳ sinh sống tại Vương quốc Anh. Trong thời gian lưu trú tại Malage (Tây Ban Nha) trước khi chết ít lâu, người đó lập di chúc tại Malage (Tây Ban Nha) theo pháp luật của Bang Maryland, Hoa Kỳ. Theo di chúc, bất động sản của người này sẽ được em trai người này thừa kế. Trong trường hợp em trai người này chết thì con trai của người em trai sẽ được thừa kế. Cũng theo di chúc này, bất động sản ở Malage (Tây Ban Nha) sẽ được cháu của người lập di chúc thừa kế. Trước nội dung di chúc như vậy, con trai của người lập di chúc đã phát đơn kiện đến toà án Tây Ban Nha đề nghị toà án tuyên di chúc nói trên vô hiệu. Tại toà sơ thẩm của Tây Ban Nha, đơn kiện đã bị bác bỏ, toà ra quyết định công nhận di chúc là hợp pháp với lý do người lập di chúc là công dân Hoa Kỳ và di chúc đã lập đúng pháp luật của Bang Maryland, Hoa Kỳ. Tại toà phúc thẩm của Tây Ban Nha, toà án đã dựa vào pháp luật Vương quốc Anh, tức là luật nơi công dân Hoa Kỳ sinh sống, để giải quyết đơn kiện. Theo đó, pháp luật Vương quốc Anh đã dẫn chiếu ngược trở lại pháp luật của nước nơi có bất động sản, tức pháp luật của Tây Ban Nha và do vậy, toà phúc thẩm đã áp dụng quy định dẫn chiếu ngược trở lại pháp luật Tây Ban Nha và ra quyết định chấp nhận đơn kiện của người con trai của người để lại di chúc với lý do nội dung di

Đối với Việt Nam, Điều 681 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

“1. Năng lực lập di chúc, thay đổi hoặc huỷ bỏ di chúc được xác định theo pháp luật của nước mà người lập di chúc có quốc tịch tại thời điểm lập, thay đổi hoặc hủy bỏ di chúc.

2. Hình thức của di chúc được xác định theo pháp luật của nước nơi dì chúc được lập. Hình thức của di chúc cũng được công nhận tại Việt Nam nếu phù hợp với pháp luật của một trong các nước sau đây:

a) Nước nơi người lập di chúc cư trú tại thời điểm lập di chúc hoặc tại thời điểm người lập dỉ chúc chết;

b) Nước nơi người lập di chúc có quốc tịch tại thời điểm lập di chúc hoặc tại thời điểm người lập di chúc chết;

c) Nước nơi có bất động sản nếu di sản thừa kế là bẩt động sản. ”

Nghiên cứu Điều 681 Bộ luật dân sự 2015 cho thấy nội dung Điều luật này đã kế thừa về cơ bản và phát triển tiếp tục các quy định của Điều 768 Bộ luật dân sự 2005 quy định về thừa kế theo di chúc, theo đó “1. Năng lực lập di chúc, thay đổi và huỷ bỏ di chúc phải tuân theo pháp luật của nước mà người lập di chúc là công dân. 2. Hình thức của di chúc phải tuân theo pháp luật của nước nơi lập di chúc”. Nội dung của Điều 681 Bộ luật dân sự 2015 cơ bản là khá rõ ràng, phù hợp với thông lệ tư pháp quốc tế và có cân nhắc đến thực tiễn Việt Nam.

Bên cạnh các quy định nêu trên của Điều 681 Bộ luật dân sự 2015, cũng cần chú ý đến các quy định khác liên quan đến vấn đề này mà trước tiên là các quy định của Bộ luật dân sự 2015 liên quan đến phần thừa kế theo pháp luật nêu trên. Theo đó quy định tại khoản 1 Điều 681 Bộ luật dân sự 2015 về năng lực lập di chúc, thay đổi hoặc huỷ bỏ di chúc được xác định theo pháp luật của nước mà người lập di chúc có quốc tịch tại thời điểm lập, thay đổi hoặc hủy bỏ di chúc.

3. Điều ước quốc tế đa phương và khu vực về thừa kế

Đáng chú ý nhất trong số các điều ước quốc tế đó là hệ thống các công ước quốc tế được soạn thảo và thông qua trong khuôn khổ Hội nghị La Haye về tư pháp quốc tế. Trong số các công ước quốc tế đó phải kể đến: Công ước La Haye 1961 về xung đột pháp luật liên quan đến hình thức của di chúc (Convention of 5 October 1961 on the Conflicts of Laws Relating to the Form of Testamentary Dispositions)-, Công ước La Haye 1973 về quản lý quốc tế bất động sản của người đã chết (Convention of 02 October 1973 Concerning the International Administration of the Estates of Deceased Persons)’, Công ước La Haye 1989 về pháp luật áp dụng cho vấn đề thừa kế bất động sản của người đã chết (Convention of 01 August 1989 on the Law Applicable to Succession to the Estates of Deceased Persons). Bên cạnh đó, cũng phải kể đến Công ước Washington 1973 về pháp luật thống nhất đối với hình thức di chúc quốc tế (Convention providing a Uniform Law on the Form of an International Will (Washington. D.C., 26 October 1973).

Các điều ước quốc tế có tính khu vực cũng được bàn đến nhiều. Tiêu biểu nhất trong số đó phải kể đến Bộ luật Bustamante về tư pháp quốc tế (The Bustamante Code) được các nước Mỹ – La tinh thông qua năm 1928 tại Hội nghị lần thứ 6 toàn châu Mỹ (The 6th Pan American Congress) được tiến hành tại thủ đô của Cu Ba với tính cách là phụ lục của Hiệp ước Havana 1928 (The Treaty of Havana).

Số lượng các điều ước quốc tế song phương liên quan trực tiếp đến lĩnh vực thừa kế cũng khá lớn, tập trung chủ yếu vào các Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự và các hiệp định lãnh sự có quy định liên quan.

Công ước La Haye năm 1961 về xung đột pháp luật liên quan đến hình thức của di chúc (Công ước La Haye 1961) được thông qua tại La Haye ngày 05/10/1961. Công ước La Haye 1961 trên thực tế CÓ thẩm quyền trong lĩnh vực này. Ở ngoài nước, thẩm quyền này có thể được giao cho viên chức cơ quan lãnh sự hoặc viên chức cơ quan đại diện ngoại giao. Theo Công ước Washington 1973, di chúc phải do chính tay người lập di chúc lập ra và phải có chữ ký của chính người lập di chúc. Người lập di chúc quốc tế phải tuyên bố về việc lập di chúc đó trước ít nhất là hai người làm chứng và người có thẩm quyền trong lĩnh vực này. Tuy vậy, người làm chứng và người có thẩm quyền trong lĩnh vực này không nhất thiết phải biết nội dung của bản di chúc. Trong trường hợp người lập di chúc không thể ký vào bản di chúc, thì phải thông báo ủy quyền cho người có thẩm quyền trong lĩnh vực này ký thay vào di chúc theo pháp luật của nước sở tại nơi có người có thẩm quyền trong lĩnh vực này.

Công ước La Haye 1973 về quản lý quốc tế bất động sản của người đã chết (Công ước La Haye 1973) được thông qua ngày 02/10/1973. Công ước La Haye 1973 quy định về việc chứng thực quốc tế trong việc xác lập những người được quản lý quốc tế bất động sản của người đã chết. Giấy chứng thực này phải do cơ quan nhà nước có thẩm quyền (thường là cơ quan tư pháp hoặc cơ quan hành chính) của nước nơi người chết thường trú trước khi chết lập theo quy định của pháp luật nước này. Tuy vậy, Công ước La Haye 1973 cũng cho phép áp dụng pháp luật của nước mà người đã chết có quốc tịch vào thời điểm chết (Lex patriae/Lex nationalist. Để áp dụng pháp luật như vậy, cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đã chết có quốc tịch vào thời điểm chết và cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người chết thường trú trước khi chết phải có thoả thuận chung về vấn đề này. Lex patrỉae/Lex natỉonalis cũng được áp dụng khi người này cư trú ở nước lập giấy chứng thực chưa đến 05 năm ngay trước ngày từ trần. Giấy chứng thực này cho phép người nắm giữ nó có quyền tuyên bố áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ bất động sản của người đã chết kể từ ngày giấy chứng thực này có hiệu lực.

Nguyên tắc bình đằng trong lĩnh vực thừa kế thường được khẳng định trong các quy định đầu tiên của các chương, mục, nhóm điều khoản cụ thể về vấn đề thừa kế trong các Hiệp định tương trợ tư pháp này (Điều 34 Hiệp định với Tiệp Khắc (Séc và Xlovakia kế thừa), Điều 33 Hiệp định với Cu ba, Điều 42 Hiệp định với Hungary, Điều 32 Hiệp định với Bungary, Điều 40 Hiệp định với Ba Lan, Điều 35 Hiệp định với Lào, Điều 38 Hiệp định với Cộng hoà Liên bang Nga, Điều 41 Hiệp định với Belarut…). Theo đó, “công dân của nước ký kết này được hưởng thừa kế trên lãnh thổ của nước ký kết kia như công dân của nước ký kết kia ”, tức là các nước ký kết hiệp định thừa nhận nguyên tắc không phân biệt đối xử, mà trước tiên là quy chế “đãi ngộ quốc gia” (NT), trong lĩnh vực thừa kế có yếu tố nước ngoài.

Vấn đề thừa kế tài sản theo pháp luật luôn được quan tâm giải quyết và được quy định khá rõ ràng trong các Hiệp định tương trợ tư pháp (Điều 35 Hiệp định với Tiệp Khắc, Điều 34 Hiệp định với Cu Ba, Điều 43 Hiệp định với Hungary, Điều 33 Hiệp định với Bungary, Điều 41 Hiệp định với Ba Lan, Điều 36 Hiệp định với Lào, Điều 39 Hiệp định với Cộng hoà Liên bang Nga, Điều 34 Hiệp định với Ucraina, Điều 42 Hiệp định với Belarut…).

Theo các quy định nêu trên, pháp luật áp dụng để giải quyết vấn đề thừa kế động sản là pháp luật của nước ký kết mà người để lại động’sản thừa kế là công dân vào thời điểm người đó chết (Lex patriae/Lex nationalỉsỴ, pháp luật áp dụng để giải quyết vấn đề thừa kế bất động sản là pháp luật của nước ký kết nơi có bất động sản thừa kế (Lex rei sitaè).

Việc phân biệt di sản là động sản hoặc bất động sản được nhiều hiệp định nêu trên (Điều 35.3 Hiệp định với Tiệp Khắc, Điều 34.3 Hiệp định với Cu Ba, Điều 43.3 Hiệp định với Hungary, Điều 33.3 Hiệp định với Bungary, Điều 36.3 Hiệp định với Lào, Điều 39.3 Hiệp định với Cộng hoà Liên bang Nga, Điều 42.3 Hiệp định với Belarut) quy định rõ là phải tuân theo pháp luật của nước ký kết nơi có di sản (Lex reỉ sitae).

Ngoài ra, các Hiệp định tương trợ tư pháp cũng có các quy định điều chỉnh vấn đề liên quan đến thấm quyền giải quyết các vấn đề thừa kế và một sổ vẩn đề khác. Theo đó, về cơ bản, thẩm quyền giải quyết các vấn đề thừa kế phải do các nước thoả thuận cụ thể và phải được ghi rõ ừong các Hiệp định tương trợ tư pháp liên quan. Thông thường, thẩm quyền giải quyết các vấn đề thừa kế thuộc cơ quan tư pháp của nước ký kết mà người để lại di sản hoặc di chúc là công dân vào thời điểm chết. Tuy vậy, các Hiệp định tương trợ tư pháp cũng thừa nhận quy tắc, theo đó thẩm quyền giải quyết các vấn đề thừa kế bất động sản thuộc cơ quan tư pháp của nước ký kết nơi có bất động sản thừa kế. Trong trường hợp tất cả động sản của người đã chết lại ở tại nước ký kết kia, thì cơ quan có thẩm quyền trong lĩnh vực này của nước ký kết kia cũng có thể có thẩm quyền nếu có người thừa kế đề nghị và được tất cả những người thừa kế liên quan đồng ý về việc giao quyền cho cơ quan có thẩm quyền trong lĩnh vực này của nước ký kết kia tiến hành các thủ tục giải quyết việc thừa kế động sản đó.

4. Một số nội dung liên quan đến thừa kế trong tư pháp quốc tế

Vấn đề di sản không người thừa kế luôn được quan tâm giải quyết trong thực tiễn điều ước quốc tế liên quan đến vấn đề thừa kế có yếu tố nước ngoài cũng như trong pháp luật liên quan của các nước khác nhau.

Di sản không người thừa kế ở đây được hiểu rộng rãi là tài sản của một người đã chết để lại mà không có bất kì người thừa kế nào. Lý do làm phát sinh tình trạng này cũng đa dạng. Trước tiên, thường là người đã chết không có bất kì ai đủ điều kiện để trở thành người thừa kế theo pháp luật, hoặc cũng có thể là người thừa kế từ chối nhận di sản và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận…

Pháp luật các nước quy định khá phức tạp và khá khác nhau về phần di sản có tại lãnh thổ Cộng hoà Liên bang Nga, hoặc chẳng nhận được phần di sản nào cả của công dân Cộng hoà Liên bang Nga nếu người đó không có di sản tại Cộng hoà Liên bang Nga khi chết. Để giải quyết tình trạng này, các nước thường ký kết với nhau những thoả thuận liên quan, theo đó, quy tắc thường được áp dụng để giải quyết vấn đề là: động sản thừa kế được chuyển quyền sở hữu cho nước mà người để lại di sản là công dân vào thời điểm người đó qua đời, còn bất động sản thừa kế được chuyển quyền sở hữu cho nước nơi có bất động sản thừa kế đó.

Ở Việt Nam, Điều 644 Bộ luật dân sự 2005 có quy định:

“Trong trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kể thuộc Nhà nước”.

Quan điểm này cũng được tiếp tục khẳng định trong quá trình hoàn thiện pháp luật về dân sự nước ta (Điều 622 Bộ luật dân sự năm 2015). Nếu xét rộng ra, quan điểm này ủng hộ trường phái “Nhà nước là người thừa kế di sản của công dân mình” như đã nêu trên. Khoản 4 Điều 54 Luật doanh nghiệp 2014 có quy định: “Trường hợp phần vốn góp của thành viên là cá nhân chết mà không có người thừa kế, người thừa kế từ chổi nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì phần von góp đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự. ” Khoản 3 Điều 77 Luật doanh nghiệp 2014 cũng có quy định tương tự, theo đó: “Trường hợp chủ sở hữu Công ty là cá nhăn chết mà không có người thừa kế, người thừa kế từ chổi nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì phần von góp của chủ sở hữu được giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự”. Các quy định này đều áp dụng cho trường hợp thừa kế có yếu tố nước ngoài.

Để giải quyết tình trạng hanh chấp về thừa kế giữa các nước có các quan điểm về thừa kế khác nhau, Việt Nam đã ký kết những thoả thuận liên quan, trong đó đáng chú ý là các Hiệp định tương trợ tư pháp như đã nêu. của pháp luật nước hữu quan và pháp luật của nước ngoài mà pháp luật nước hữu quan dẫn chiếu đến việc áp dụng.

Chương này của Giáo trình chủ yếu đề cập đến các quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề thừa kế có yếu tố nước ngoài của công dân Việt Nam.

– Về vấn đề thừa kế của công dân Việt Nam ở nước ngoài tại Việt Nam.

Vấn đề thừa kế của công dân Việt Nam ở nước ngoài tại Việt Nam được giải quyết chủ yếu trên cơ sở các quy định của pháp luật Việt Nam. Hiến pháp và pháp luật Việt Nam có nhiều quy định liên quan. Các quy định có tỉnh tổng quát, nền tảng đã được khẳng định trong các Hiến pháp nước ta. Khoản 1 Điều 18 Hiến pháp 2013 khẳng định: “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam'”. Khoản 3 Điều 17 Hiến pháp 2013 tiếp tục khẳng định: “Công dân Việt Nam ở nước ngoài được Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ”. Khoản 1 và khoản 2 Điều 32 Hiến pháp 2013 nhấn mạnh: “1) Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác. 2) Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ ”.

Bên cạnh các quy định của Hiến pháp, nhiều văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam quy định cụ thể vấn đề thừa kế của công dân Việt Nam ở nước ngoài tại Việt Nam. Trước tiên, phải kể đến các quy định tại Điều 767 (Thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài), Điều 768 (Thừa kế theo di chúc) Bộ luật dân sự 2005 và Điều 680 (Thừa kế), Điều 681 (Di chúc) của Bộ luật dân sự 2015. Đây là các quy định về vấn đề xung đột pháp luật trong lĩnh vực thừa kế có yếu tố nước ngoài mà Việt Nam cân nhắc thận trọng để đưa vào pháp luật dân sự. Các quy định về vấn đề xung đột pháp luật trong lĩnh vực Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài 2009 quy định: “Phoi hợp với cơ quan hoặc người có thẩm quyền của quốc gia tiếp nhận hoàn thành thủ tục giúp công dân, pháp nhân Việt Nam giải quyết những vẩn đề liên quan đến thừa kế tài sản hoặc nhận lại tài sản thừa kế được mở có lợi cho Nhà nước Việt Nam”.

Căn cứ Luật cơ quan đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài 2009, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 111/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 về chứng nhận lãnh sự, họp pháp hoá lãnh sự để cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam mà trước tiên là cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của Việt Nam để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng ở nước ngoài theo các mục đích hợp pháp khác nhau, trong đó có mục đích giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực thừa kế của công dân Việt Nam ở nước ngoài tại nước mà công dân Việt Nam hiện diện/sở tại.

– Về vấn đề thừa kế của công dân Việt Nam ở trong nước đối với tài sản ở nước ngoài.

Vấn đề thừa kế của công dân Việt Nam ở trong nước đối với tài sản ở nước ngoài được giải quyết chủ yếu trên cơ sở các quy định của pháp luật nước ngoài liên quan. Các điều ước quốc tế, đặc biệt là các hiệp định lãnh sự và các Hiệp định tương trợ tư pháp, được ký kết giữa Việt Nam và nước ngoài liên quan (nước mở thừa kế mà công dân Việt Nam có quyền thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc) cũng có vai trò quan trọng trong xử lý vấn đề thừa kế này.

Pháp luật Việt Nam cũng có các quy định liên quan đến vấn đề này. Ngoài các quy định đã nêu tại phần pháp luật Việt Nam liên quan đến vấn đề thừa kế của công dân Việt Nam ở nước ngoài tại nước mà công dân Việt Nam hiện diện/sở tại sẽ được áp dụng chung cho cả trường hợp này, Việt Nam cũng có nhiều quy định khác liên quan. Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 111/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 một người có nơi thường trú tại một nước cho đến thời điểm người đó chết, thì thuế sẽ được đánh vào toàn bộ tài sản mà người đó sở hữu cho đến thời điểm chết, không kể các tài sản cấu thành di sản thừa kế đó đang ở đâu. Đối với một người khách vãng lai, chỉ tạm thời có mặt tại một nước và bị chết tại nước đó, thì thuế chỉ đánh vào phần tài sản vãng lai, phần tài sản thuộc sở hữu của người đó có tại nước này mà thôi. Thông thường, căn cứ tính thuế và mức thuế phải nộp được các nước quy định trên cơ sở chế độ đối xử như đối với công dân nước sở tại (chế độ đãi ngộ quốc gia).

Pháp luật các nước quy định khá khác nhau về chính sách thu thuế đối với di sản thừa kế. Trong thực tiễn các nước, tồn tại hai loại thuế đối với di sản thừa kế: một loại thuế đánh vào tài sản được chuyển từ người này sang người khác theo thể thức thùa kế tài sản và thường được gọi là thuế thừa kế. Một loại khác đó là thuế đánh vào tài sản được chuyển từ người này sang người khác theo thể thức tặng cho và thường được gọi là thuế di tặng. Tuy vậy, cả hai loại thuế này đều thuộc loại thuế đánh vào tài sản của cá nhân hoặc tổ chức có được không phải từ hoạt động thương mại. Do đó, nhiều nước đặt ra các mức thu khác nhau đối với hai loại thuế này. Cũng có không ít nước chọn phương án giản đơn là không cần đánh thuế khác biệt mà sử dụng một mức thu chung cho cả hai loại thuế đó với tính cách là thuế chuyển quyền sở hữu (wealth transfer taxes).

Ở Vương quốc Anh, Cộng hoà Liên bang Đức, Hoa Kỳ, hai loại thuế này được đối xử khác nhau và đều là loại thuế thuộc chính sách thu của quốc gia với những mức thu thống nhất cho từng loại. Trong khi đó, một số nước, ví dụ như Thụy Sỹ, hai loại thuế này lại thuộc chính sách thu của từng bang, vùng, địa phương khác nhau với những mức thu khác nhau. Còn ở Canada thì vấn đề lại hoàn toàn khác, không được xử lý như các nước khác. Tất cả tài sản có được từ thừa kế hoặc được tặng cho theo di chúc nói trên đều bị đánh thuế với tính cách là thuế thu nhập cá nhân.

Liên bang Đức cho thấy có bốn nhóm người nộp thuế khác nhau đối với di sản thừa kế theo các mức thuế suất từ 03% đến 30% và trong trường hợp đặc biệt là 70% trị giá di sản được nhận, ở một số nước khác, ví dụ ở Cộng hoà Nam Phi, mức thuế phải nộp được tính toán theo quy tắc chung, như nhau cho tất cả những người thừa kế thường trú trên lãnh thổ Cộng hoà Nam Phi với mức thuế suất là 05% tổng trị giá di sản được nhận, không kể người đó thuộc hàng thừa kế nào trong diện thừa kế, không kể người đó là người thừa kế theo pháp luật hoặc thừa kế theo di chúc.

Ở Việt Nam, vấn đề thuế đối với di sản thừa kế cũng được đặt ra trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế và được xếp vào nhóm vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu để có giải pháp hợp lý. vấn đề thuế đối với di sản thừa kế cũng được giải quyết trên cơ sở các điều ước quốc tế liên quan, đặc biệt là các điều ước quốc tế song phương về tránh đánh thuế hai lần. Xu hướng hợp tác quốc tế cho thấy trong tương lai vấn đề này có thể được giải quyết trên cơ sở các điều ước quốc tế nhiều bên liên quan. Việt Nam cũng đã ký nhiều hiệp định song phương với các nước về việc tránh đánh thuế hai lần, trong đó có đề cập đến vấn đề thuế nói trên.


Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *