Câu 1. Phân tích các thuộc tính của tình hình tội phạm?
K/n: Tình hình của tội phạm là một hiện tượng tiêu cực mang thuộc tính xã hội, thường xuyên thay đổi, có tính giai cấp và pháp luật hình sự, được phản ánh qua các thông số về tình hình, cơ cấu, diễn biến của toàn bộ các loại hoặc của một số loại tội phạm cùng các chủ thể thực hiện chúng đã xảy ra trong một khoảng thời gian và trong một phạm vi không gian nhất định.
Tình hình tội phạm bao gồm các thuộc tính: tính xã hội, tính pháp lý, tính thay đổi về mặt lịch sử, tính tiêu cực,tính phổ biến.
* Tính xã hội
– Tình hình tội phạm được quy định không phải bởi bản chất sinh học của con người, mà là bản chất và nội dung của những mối quan hệ và mâu thuẫn xã hội. Nó được thể hiện như sau:
+ THTP có xuất xứ mang tính lịch sử
+ THTP có mối quan hệ nhân quả với các quá trình và hiện tượng xã hội
+ Mức độ và tính chất của THTP tại các hệ thống kinh tế-xã hội khác nhau và tại các quôc gia khác nhau có mối tương quan chặt chẽ với những hoàn cảnh sống và hoạt động của con người nơi đó
+ Những dạng THTP cụ thể được xác định bởi xã hội và quốc gia
+ Trong những quốc gia khác nhau có đặc trưng riêng của mình trong cách hiểu tội phạm và không phải là tội phạm
+ Sự thay đổi các chỉ số cảu THTP theo thời gian và theo không gian trong giới hạn một quốc gia phụ thuộc vào sự biến chuyển tương ứng trong những điều kiện tồn tại cụ thể của con người
+ THTP chứa đựng kết quả xã hội nguy hiểm của hoạt động và đời sống của con người
+ THTP gây ra thiệt hại cho xã hội,gây ra những tác hại rất lớn vè các mặt:kinh tế,chính trị,xã hội,đạo đức
+ Đấu tranh với THTP đòi hỏi việc áp dụng các biện pháp xã hội.Chúng mang lại những kết quả đáng kể trong việc kiểm soát THTP.
* Mang tính pháp lý
– Theo nguyên tắc được thừa nhận chung: “Không có tội phạm nếu như luật không quy định” được ghi nhận ở hầu hết các nước,trong đó có Vn
– THTP có thể được xem xét với tư cách là những dạng sai lệch với những chuẩn mực xử sự(đạo đực). Nhưng chỉ khi tội phạm hóa những dạng đặc biệt nguy hiểm vào trong luật hình sự thì mới tạo ra những dạng tương ứng của hành vi lệch chuẩn là tội phạm và THTP mới trở thành hiện tượng pháp lý và xác định tương đối.
* Mang tính thay đổi về mặt lịch sử
– Có mối liên hệ với những sự thay đổi của xã hội: đạo đức, chính trị- tư tưởng, quản lý- tổ chức, khoa học- công nghệ và những điều kiện khách quan khác làm thay đổi cả về lượng và về chất THTP. Cùng với quá trình này sẽ diễn ra quá trình làm mất đi dạng xử sự tội phạm này và làm phát sinh dạng khác
* Mang tính tiêu cực
– Có thể mói rằng các thiệt hại mà tội phạm mang lại cho xã hội là hết sức lớn: thiệt hại về con người, kinh tế. trật tự xã hội, an ninh xã hội, chính quyền quốc gia và các chủ thể bị xâm hại khác.
– Cái giá của tội phạm phản ánh qua THTP bao gồm cả những chi phí khổng lồ mà xã hội phải chi trả cho công tác đấu tranh phòng, chống, phục hồi công lý,hình phạt dành cho người phạm tôi
– THTP bao giờ cũng mang tính xã hội bởi vì nó phản ánh các đặc tính chống đối xã hội,chống đối tập thể và các đặc điểm cá nhân khác của những người phạm tội. Nó là hiện tượng tiêu cực đối vơi xã hôi,mỗi thành viên cảu xã hội và chính người phạm tội
* Mang tính phổ biến
– THTP với tư cách là hiện tượng phổ biến chứa đựng tổng thể những hành vi phạm tội và những người thực hiện chúng trong không gian và thời gian xác định.
Câu 2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu các yếu tố nguy cơ trong tái hòa nhập xã hội đối với người phạm tội?
Giúp cho người phạm tội nhận thức được các yếu tố đưa họ đối mặt với nguy cơ và gây khó khăn cho họ khi tái hòa nhập.
Giúp giải quyết các nguy cơ phạm tội ngay từ trong các cơ sở giam giữ các chương trình can thiệp vào cộng động, có liên quan đến giáo dục, việc làm, chỗ ở, ma túy và đồ uống có cồn, bệnh tâm thần, mạng lưới xã hội, kỹ năng nhận thức và thái độ.
Tạo ra các biện pháp hỗ trợ hiệu quả những nhất là những biện pháp giải quyết trực tiếp các yếu tố nguy cơ.
Giải quyết yếu tố nguy cơ như bên trong cá nhân có cá tính khó chiều, là nạn nhân từ sớm, mắc bệnh tâm thần, bị hạn chế học tập, hoặc bên ngoài gia đình, xã hội trường học cộng đồng, trong quan hệ cùng trang lứa.
Người phạm tội chưa thành niên, các yếu tố nguy cơ từ phía gia đình đối với hành vi phạm pháp và chống đối xã hội chính là một gia đình ko bình thường cha mẹ bỏ rơi ko quan tâm hay có những nguyên tắc những giáo điều cứng nhắc kém hiệu quả, thiếu sự giám sát tác động hợp lý.
sự phân biệt giàu nghèo chủng tộc giới tính tôn giáo, chương trình giáo dục chất lượng kém gây ra những việc nghỉ học bỏ dở. Nghèo đói là yếu tố nguy cơ chung dẫn đến hành vi chống đối xã hội, thanh thiếu niên tham gia chơi với bạn bè có lối sống lệch lạc.
Câu 3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu của nhân thân của người phạm tội trong tội phạm học?
Nhân thân người phạm tội được tội phạm học nghiên cứu bao gồm những đặc điểm đặc trưng điển hình phản ánh bản chất xã hội của người phạm tội và những đặc điểm này có vai trò quan trọng trong cơ chế của hành vi phạm tội và góp phần phát sinh 1 tội phạm cụ thể ( hòan cảnh gia đình, trình độ học vấn, … )
Những đặc điểm nhân thân người phạm tội được tội phạm học nghiên cứu ở các khía cạnh:
Sinh học (giới tính, khí chất … )
Tâm lý (Ý thức, thói quen giải trí … )
Xã hội (nghề nghiệp, nơi cư trú … )
Pháp lý hình sự (thể hiện tính nguy hiểm cho xã hội của nhân thân người phạm tội: phạm tội lần đầu, tái phạm, nhiều lần, chuyên nghiệp … )
Tội phạm học nghiên cứu nhân thân người phạm tội nhằm làm sáng tỏ mối quan hệ và sự tác động qua lại của các đặc điểm sinh học, xã hội trong nhân thân người phạm tội. Từ đó xác định vai trò của từng nhóm đặc nhằm sử dụngđiểm này trong cơ chế của hành vi phạm tội biện pháp phòng ngừa tội phạm phù hợp
Nghiên cứu nhân thân người phạm tội tạo cơ sở cho việc xác định nguyên nhân và điều kiện của tội phạm,đặc biệt là nhóm nguyên nhân và điều kiện từ phía người phạm tội.
Nghiên cứu nhân thân người phạm tội có ý nghĩa trong việc quyết định biện pháp trách nhiệm hình sự phù hợp.
Nghiên cứu nhân thân người phạm tội sẽ tạo cơ sở cho việc xây dựng các biện pháp giáo dục cải tạo người phạm tội phù hợp
Nghiên cứu nhân thân người phạm tội tạo cơ sở cho việc xây dựng các biện pháp dự báo và phòng ngừa tội phạm trong xã hội
Câu 4. Vai trò của các cơ quan bảo vệ pháp luật và tòa án trong phòng ngừa tội phạm?
Phòng ngừa tội phạm là việc sử dụng hệ thống các biện pháp mang tính xã hội và nhà nước nhằm khắc phục những nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm, hạn chế và lọai trừ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội
– Các cơ quan bảo vệ pháp luật: Công an, Toà án, Viện kiểm sát
Nghiên cứu, phân tích tình trạng phạm tội, xác định chính xác những nguyên nhân, điều kiện của tội phạm, soạn thảo đề xuất các biện pháp phòng chống thích hợp.
Sử dụng các biện pháp luật định và các biện pháp nghiệp vụ chuyên môn theo chức năng, trực tiếp tiến hành các hoạt động phòng ngừa tội phạm.
Đối với lực lượng Công an phải trực tiếp tổ chức, triển khai các hoạt động phòng ngừa tội phạm theo hai hướng: Tham gia phòng ngừa xã hội (phòng ngừa chung) và trực tiếp tiến hành toàn diện hoạt động phòng ngừa nghiệp vụ, điều tra tội phạm.
Viện kiểm sát: Kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với các hoạt động điều tra, xét xử, thi hành án, giam giữ, giáo dục, cải tạo phạm nhân, giữ quyền công tố.
Ngoài ra thì còn các cơ quan khác như Thanh tra, kiểm lâm, kiểm sát biển… cũng góp phần tích cức trong việc loại bỏ các yếu tố có thể trở thành nguyên nhân điều kiện làm phát dinh , phát triển tội phạm.
Toà án các cấp: Thông qua hoạt động xét xử các vụ án đảm bảo công minh, đúng pháp luật; phát hiện những nguyên nhân, điều kiện của tội phạm để Chính Phủ, các ngành, các cấp kịp thời có biện pháp ngăn chặn, loại trừ.
Bộ Tư pháp trực tiếp tham gia xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật có liên quan đến công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm, khắc phục những sỏ hở thiếu sót là nguyên nhân, điều kiện của tội phạm.
Câu 5. Nêu căn cứ và ý nghĩa của việc phân loại và dạng người phạm tội
* Căn cứ:
– Theo căn cứ xã hội học, việc phân loại dạng người phạm tội căn cứ vào: giới tính, lứa tuổi, trình độ văn hóa, mức độ bảo đảm về vật chất, địa vị xã hội, có gia đình, nguồn gốc xuất xứ xã hội, nghề nghiệp, loại công việc, có chuyên môn nơi sống:
+ Phân loại theo giới tính: chia người phạm tội ra làm 2 loại: nam giới và nữ giới.
+ Lứa tuổi: 2 loại người chưa thành niên và người đã thành niên
+ Địa vị xã hội: 5 nhóm: nông dân; công chức viên chức; học sinh,sinh viên; quân nhân; người về hưu,mất sức
– Theo căn cứ pháp lý: tính chất,mức độ nguy hiểm của tội phạm được thưc hiện,thực hiện TP lần đầu hay nhiều lần. đơn lẻ hay theo nhóm, độ dài của hoạt động phạm tội,khách thể bị xâm hại,hình thức lỗi.
* Ý nghĩa: nhằm áp dụng biện pháp phòng ngừa thích hợp thì phải phân loại người phạm tội theo từng loại có những đặc điểm chung giống nhau.
Câu 6. Nhân thân người phạm tội và nhân thân nạn nhân của tội phạm có mối liên hệ nào không? Vì sao?
Nhân thân người phạm tội là những đặc điểm dấu hiệu đặc trưng nhất phản ánh bản chất của người phạm tội, những đặc điểm dấu hiệu này tác động với những tình huống và hoàn cảnh khách quan khác đã tạo ra xử sự phạm tội của người đó.
Nhân thân của nạn nhân là những đặc điểm, dấu hiệu đặc trưng nhất phản ánh bản chất của nạn nhân của tội phạm, những đặc điểm dấu hiệu này cũng phần nào ảnh hưởng đến việc xảy ra hành vi tội phạm.Ví dụ: người bị hạn chế về mặt thể chất (như trẻ em, người già…), người có ưu thế về mặt xã hội (như ông, bà, cha, mẹ, thầy cô, người thi hành công vụ…), người có hạn chế về mặt xã hội (tù binh, hàng binh…).
Nhân thân người phạm tội và nhân thân nạn nhân Có mối liên hệ biện chứng tùy theo đối tượng tác động.
Tùy từng trường hợp thì nhân thân nạn nhân là nguyên nhân điều kiện thúc đẩy tội phạm cũng có trường hợp thì nhân thân nạn nhân ko có liên quan gì đến nhân thân người phạm tội
Ví dụ như ờ tội khủng bố, bọn phạm tội đã đặt bom ở nhà ga, noi tập trung nhiều người qua lại làm chết, bị thương rất nhiều hành khách cũng như huỷ hoại tài sản của những người đó. Trường họp này, nhiều người đã ngẫu nhiên trờ thành nạn nhân của tội phạm, người phạm tội không quan tâm đến nạn nhân là ai, sẵn sàng giết chết hoặc làm bị thương thường dân bất kì để đạt được mục đích chính trị của mình
Câu 7. Khái niệm phòng ngừa tội phạm?
Phòng ngừa tội phạm là tổng hợp các biện pháp khác nhau của nhà nước, xã hội nhằm khắc phục, hạn chế và loại trừ nguyên nhân và điều kiện của tội phạm để ngăn chặn và kiểm soát nó trong xã hội.
Đặc điểm
– Thứ nhất, phòng ngừa tội phạm không chỉ là nhiệm vụ của một cơ quan, tổ chức và cũng không phải của một ngành khoa học nào trong lĩnh vực tư pháp hình sự, mà nó chính là nhiệm vụ chung của toàn xã hội, mà trong đó ngành khoa học về tội phạm học phải có nhiệm vụ thực hiện chức năng phòng ngừa tội phạm
– Thứ hai, phòng ngừa tội phạm chính là mục tiêu cuối cùng và là chức năng quan trọng nhất [35], vì chỉ khi làm tốt các chức năng mô tả, giải thích và dự báo thì mới có thể tìm ra được những biện pháp tác động vào quy luật phát sinh, tồn tại và phát triển của tội phạm, đồng thời khắc phục được các nguyên nhân và điều kiện phạm tội cũng như những tồn tại trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.
– Thứ ba, cũng trên cơ sở những chức năng đã nêu mới có thông tin đầy đủ để xây dựng kế hoạch phòng ngừa, nhận diện những diễn biến tội phạm và tình hình tội phạm trong tương lai, khả năng xuất hiện, thay đổi của tội phạm cũ và tội phạm mới, diễn biến và quy luật của quá trình tội phạm hóa – phi tội phạm hóa, hình sự hóa – phi hình sự hóa, cũng như những biến đổi của đời sống xã hội khác.
– Thứ tư, phòng ngừa tội phạm bao gồm tổng thể các biện pháp phòng ngừa: chính trị – tư tưởng, kinh tế – xã hội, văn hóa, giáo dục, pháp luật, quản lý Nhà nước…
– Thứ năm, phòng ngừa tội phạm, suy cho cùng, chính là đưa ra những giải pháp mang tính chủ động hơn, tích cực hơn và có hiệu quả hơn trong công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm, hỗ trợ cho các ngành luật khác trong lĩnh vực tư pháp hình sự.
– Thứ sáu, Nhà nước, các tổ chức, cơ quan và mỗi công dân trong xã hội không phải chịu những hậu quả (thiệt hại) mà tội phạm gây ra, cũng như Nhà nước và xã hội không phải mất đi những chi phí không cần thiết để giải quyết và khắc phục các hậu quả này.
– Thứ bảy, trong xã hội không có bất kỳ thành viên nào phải bị điều tra, truy tố và xét xử. Nói một cách khác, không để bất kỳ công dân nào trong xã hội phải bị xử lý, bị truy cứu trách nhiệm hình sự và phải chịu hình phạt.
– Thứ tám, tiết kiệm một khoản rất lớn về chi phí, tiền của và sức lực cho Nhà nước, của xã hội trong việc điều tra, truy tố, xét xử, trong việc khắc phục hậu quả của tội phạm gây ra cho xã hội, trong công tác cải tạo, giáo dục và thi hành án đối với người phạm tội.
– Thứ chín, trong trường hợp nếu vẫn có tội phạm xảy ra trong xã hội thì bảo đảm không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, tránh làm oan người vô tội, giải quyết nhanh chóng, chính xác và đúng pháp luật đối với trách nhiệm hình sự và hình phạt của người phạm tội, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của xã hội và của công dân
Câu 8. Vai trò của Hội đồng nhân dân các cấp trong phòng ngừa tội phạm
Hội đồng nhân dân các cấp tiến hành phòng ngừa tội phạm trên các phương diện sau:
- Chủ động, kịp thời ban hành các đạo luật, nghị quyết, các văn bản pháp lý về phòng chống tội phạm, từng bước hoàn thiện pháp luật, làm cơ sở cho các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, mỗi công dân làm tốt công tác phòng chống tội phạm:
- Thành lập các ban, các tiểu ban soạn thảo ban hành các văn bản pháp luật có liên quan đến công tác đấu tranh chống tội phạm nói chung.
- Giám sát chặt chẽ việc tuân thủ pháp luật trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm nói riêng của các cơ quan chức năng, các tổ chức xã hội.
- Hội đồng nhân dân địa phương ra các Nghị quyết về phòng chống tội phạm ở địa phương mình.
Câu 9. Khái niệm tội phạm học?
TPH là ngành khoa học pháp lý nghiên cứu về tội phạm với tư cách là một ngành khoa học xã hội, nghiên cứu về tình hình tội phạm và các loại tội phạm cụ thể, về nguyên nhân và điều kiện phạm tội và tất cả các mối liên hệ của tội phạm với những hiện tượng xã hội và với các quá trình diễn ra trong xã hội về nhân thân người phạm tội, cũng như đề ra các giải pháp phòng chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác.
Đặc điểm:
– là ngành khoa học pháp lý nghiên cứu về tội phạm với tư cách là một ngành khoa học xã hội
– nghiên cứu về tình hình tội phạm và các loại tội phạm cụ thể
– Nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện phạm tội và tất cả các mối liên hệ của tội phạm với những hiện tượng xã hội và với các quá trình diễn ra trong xã hội về nhân thân người phạm tội
– đề ra các giải pháp phòng chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác.
Câu 10. Nạn nhân học nghiên cứu nạn nhân ở những mức độ nào?
Chúng ta nghiên cứu nạn nhân học với tư cách là một hướng trong tội phạm học ( nạn nhân học tội phạm)
- Những đặc điểm xã hội, tâm lý- đạo đức của nạn nhân của tội phạm để làm sáng tỏ những phẩm chất đạo đức, ý trí, xúc cảm nào, những khuynh hướng xã hội
- Những mối quan hệ giữa người phạm tội và nạn nhân để làm sáng tỏ trong chừng mực nào đó những mối quan hệ này có ý nghĩa đối với việc tạo ra tiền đề cho tội phạm, chúng có ảnh hưởng thế nào đến việc phát sinh hành vi phạm tội, hình thành động cơ hành động của người phạm tội
- Những hoàn cảnh xuất hiện trước tội phạm, và thậm chí là những tình huống trực tiếp liên quan đến hành vi phạm tội nhằm trả lời cho câu hỏi, trong những hoàn cảnh như vậy, trong mối liên hệ với xử sự của người phạm tội, ý nghĩa tội phạm học của việc xuất hiện hành vi ( hành động hay không hành động) của nạn nhân
- Hành vi hậu tội phạm( sau khi xảy ra tội phạm) của nạn nhân trả lời cho câu hỏi rằng nạn nhân làm điều gfi để phục hồi quyền của mình, che dấu hay nhờ đến sự bảo vệ của các cơ quan bảo vệ pháp luật và tòa án, cản trở theo thúc đẩy cho việc phục hồi công lý
- Hệ thống những biện pháp có tính chất phòng ngừa để bảo vệ nạn nhân tiềm ẩn cũng như nạn nhân hiện thời
- Cách thức khả năng phương pháp bồi thường những thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra, mà trước tiên là phục hồi về thể chất cho nạn nhân.
Câu 11. Phân tích động cơ phạm tội trong cơ chế hành vi phạm tội?
Trong tâm lý học có rất nhiều quan niệm khác nhau về động cơ hoạt động của con người, theo thầy Hải, Động cơ được hiểu là sự thúc đẩy bên trong dẫn đến hành vi này hay hành kia khác. Nó thường được coi là nguyên nhân trực tiếp của tội phạm. Nghiên cứu động cơ sẽ trả lời được câu hỏi vì sao con người lại có những xử sự khác nhau. Các tội phạm cố ý luôn có động cơ.
Nhu cầu của chủ thể đóng vai trò chính trọng việc hình thành động cơ của hành vi phạm tội, nó phản ánh sự phụ thuộc của người đó vào thế giới bên ngoài.
(Các nhóm nhu cầu gồm: vật chất, an ninh, tình dục, giao tiếp xã hội, kiến thức và thế giới quan)
Bản thân động cơ là sự thúc đẩy bên trong không phải là tội phạm. Tiền đề của nó là những nhu cầu, xúc cảm sở thích những định hướng về giá trị. Nhu cầu xúc cảm sở thích hay những định hướng về giá trị là những thành phần bên trong của nhân thân mà dưới tác động của chúng sẽ tạo nên động cơ của TP. Tuy nhiên còn những nhân tố bên ngoài, những tình huống đời sống cụ thể có vai trò nhất định trong cơ chế của hành vi phạm tội.
Trong trường hợp cố ý phạm tội thì bao giờ hành vi của người phạm tội cũng được thúc đẩy bởi động cơ phạm tội, chỉ những trường hợp phạm tội do vô ý, cẩu thả quá tự tin mới không có động cơ phạm tội thúc đẩy.
– Hành vi phạm tội ở đây được hiểu là mặt khách quan và chủ quan thỏa mãn các dấu hiệu cấu thành tội phạm. Như vậy, động cơ phạm tội thuộc mặt chủ quan của hành vi, thúc đẩy hoạt động phạm tội đạt mục đích.
Câu 12. Từ vị trí công tác hoặc nơi sinh sống của mình, anh(chị) hãy phân tích 1 biện pháp phòng ngừa tội phạm đã được áp dụng hiệu quả (sử dụng kiến thức tội phạm học đã được trang bị)
Phòng ngừa tội phạm là việc sử dụng hệ thống các biện pháp mang tính xã hội và nhà nước nhằm khắc phục những nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm, hạn chế và lọai trừ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội
Biện pháp phòng ngừa: phát động quần chúng xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác và đấu tranh chống tội phạm và tệ nạn xã hội. Xây dựng và thực hiện quy chế phối hợp ngăn ngừa tội phạm trong gia đình, nhà trường và xã hội. Củng cố các tổ dân phố, lực lượng bảo vệ chuyên trách, bán chuyên trách, các tổ chức đoàn thể quần chúng ở cơ sở phường, xã tham gia phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc. Khi phát hiện tội phạm, tố giác với cơ quan có thẩm quyền để ngăn chặn, xử lý hành vi phạm tội góp phần vào công cuộc đấu tranh phòng chống
Câu 13. Nội dung những dấu hiệu định lượng của tình hình tội phạm?
Các dấu hiệu định lượng của THTP được xác định bởi thực trạng và động thái. Thực trạng của THTP được tính bởi các chỉ số tuyệt đối(mức độ) và chỉ số tương đối(hệ số).
Mức độ của THTP bao gồm những số liệu về tội phạm và những chủ thể thực hiện những tội phạm đó trên một lãnh thổ xác định và một trong một khoảng thời gian nhất định.
Số liệu chung về những tội phạm đã được ghi nhận và số liệu chung về chủ thể thực hiện chung, được phản ánh ở chỉ số tuyệt đối.
Theo nghĩa rộng thì thực trạng của THTP không thể khách quan đánh giá bên ngoài động thái, cường độ tăng giảm thực tế của THTP, nhóm TP hay loại TP cụ thể.
Động thái của THTP phản ánh sự thay đổi của THTP theo thời gian, theo thời gian thì thực trạng của THTP cũng như cấu trúc sẽ thay đổi. Khoảng cách thời gian thường là một năm. Tuy nhiên sự thay đổi của THTP có thể theo dõi 05 năm. Việc lựa chọn khoảng cách phụ thuộc vào mục đích và tính chất của từng nghiên cứu.
Động thái của THTP phản ánh trong số liệu tuyệt đối của những tội phạm đã được ghi nhận, số liệu chủ thể tội phạm đã được làm rõ.. thông thường được hình thành dưới dạng thống kê theo năm hoặc theo từng giai đoạn.
Câu 14. Những đặc điểm sinh học và xã hội của nhân thân người phạm tội?
- Nhóm đặc điềm sinh học
Nhóm đặc điểm sinh học bao gồm giới tính, tuổi và một số đặc điểm thể chất khác:
– Xác định giới tính người phạm tội cho chúng ta thấy tính chất, mức độ, đặc điểm tội phạm theo từng giới.
(Tham khảo: Theo số liệu thống kê hình sự ở nước ta cũng như ở các nước khác trên thế nữ giới phạm tội ít hơn nam giới. Ở Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2005, theo thống kê thì số bị cáo là nữ bị xét xử sơ thẩm chỉ chiếm tỉ lệ 8,8% trong tổng số người bị đưa ra xét xừ. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, tỉ lệ này có xu hướng tăng lên và các tội phạm do nữ giới thực hiện ngày càng đa dạng hơn. )
– Xác định độ tuổi của người phạm tội cho chúng ta thấy tính chât, mức độ, đặc điểm tội phạm của từng lứa tuổi, ảnh hưởng của lứa tuổi đến việc thực hiện tội phạm. Qua đó rút ra kết luận về tính tích cực mang tính tiềm ẩn tội phạm và những đặc trưng của hành vi phạm tội đại diện cho những nhóm người ở các lứa tuổi khác nhau.
(Tham khảo: Những người ở lứa tuổi thanh thiếu niên thường phạm những tội hung hãn, thù hằn, bộc phát thì ở lứa tuổi trung niên có sự điềm đạm cân nhắc nhiều thủ đoạn hơn. Tóm lại lứa tuổi xác định nhu cầu, mục đích sống của con người, những lĩnh vực quan tâm và yêu thích, lối sống….Phần lớn ngưiời chưa thành niên thường thực hiện các tội phạm xâm phạm sở hữu, điển hình là trộm cắp cướp giật tài sản, tội phạm về ma túy, các tội xâm phạm trật tự công cộng.
Nhóm 18 -30 tuổi thực hiện phần lớn các tội phạm có sử dụng bạo lực ( giết người, cướp tài sản, hiếp dâm )
Nhóm 30-45 tuổi và từ 45 trở lên đặc trưng bởi các tội phạm về kinh tế, chức vụ, xâm phạm an ninh quốc gia )
Yếu tố lứa tuổi của người phạm tội ảnh hưởingè đến việc thực hiện tội phạm cũng xuất phát từ các đặc điểm thể chất, tâm lý, xã hội của mỗi lứa tuổi khác nhau. Trong đó, vai trò vị trí xã hội của mỗi độ tuổi luôn ảnh hưởng quyết định đến việc lựa chọn phương thức thủ đọan thực hiện tội phạm
2 – Các đặc điểm xã hội
Vị trí tính chất xã hội của công việc cho phép kết luận những nhóm và giai tầng xã hội nào, những lĩnh vực hoạt động nào của đời sống xh phổ biến nhất về loại tp này hay loại tp kia.
- Nghề nghiệp
Khi nghiên cứu về nghề nghiệp, tội phạm học nhận thấy những người không có việc làm ổn định thường có tỷ lệ phạm tội cao hơn so với người có việc làm ổn định. Tội phạm cũng có sự liên quan chặt chẽ đến ngành nghề mà người phạm tội đang đảm nhiệm ( Ngành hải quan thì phổ biến tội phạm buôn lậu, hối lộ; ngành kiểm lâm thì phổ biến tội phạm phá rừng … )
- Hòan cảnh gia đình
Khi nghiên cứu về hòan cảnh gia đình, tội phạm học nhận thấy tội phạm có mối liên hệ đến những gia đình có hòan cảnh kinh tế khó khăn, những gia đình có hòan cảnh hôn nhân bất hạnh hay điều kiện quản lý buông lỏng
Gia đình đóng vai trò quan trọng trong đời sống con người, tác động trực tiếp đến việc hình thành và phát triển nhân cách.
- Nơi cư trú
Khi nghiên cứu về nơi cư trú, tội phạm học nhận thấy tình hình tội phạm thường tập trung ở những thành phố lớn, những địa bàn có tốc độ phát triển kinh tế xã hội, tốc độ đô thị hóa, tốc độ dịch chuyển cơ cấu xã hội ở mức cao. Đặc biệt tội phạm cũng thường phát sinh ở những địa bàn có sự giáp ranh về địa giới hành chính, có sự khó khăn trong việc quan hệ xã hội, quan hệ con người. Ví dụ Tam giác Hà nội – Qủang ninh – Hải phòng, Thành phố Hồ Chí Minh,
Câu 15. Ý nghĩa của việc nghiên cứu nạn nhân của tội phạm trong tội phạm học?
Nghiên cứu nạn nhân của tội phạm có những ý nghĩa như sau:
– Giúp ngăn ngừa rủi ro và hạn chế các nguyên nhân thúc đẩy nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm. Nghiên cứu nạn nhân của tội phạm sẽ giúp cho việc tìm hiểu, đánh giá các nguyên nhân từ phía nạn nhân làm phát sinh hành vi phạm tội.
Trong các tội phạm có nạn nhân, nạn nhân luôn giữ vai trò quan trọng trong cơ chế hành vi phạm tội. Trước hết, những hành vi, xử sự có lỗi của nạn nhân như hành vi mất cảnh giác, hành vi vi phạm đạo đức, thuần phong, mĩ tục… hành vi gây gổ, vi phạm pháp luật hay hành vi phạm tội là những yếu tố tác động làm phát sinh hành vi phạm tội. Ngay cả những trường hợp nạn nhân hoàn toàn không có lỗi nhưng vì nạn nhân ở trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định nên dễ trở thành nạn nhân của tội phạm.
– Nghiên cứu nạn nhân giúp cho việc xây dựng và thực hiện tốt các chính sách hình sự, chính sách xã hội. Trước hết, nghiên cứu nạn nhân của tội phạm giúp cho việc hoàn thiện các văn bản pháp luật cũng như các chính sách hình sự, chính sách xã hội để tăng cường bảo vệ cũng như trợ giúp nạn nhân của tội phạm và gia đình họ.
– Nghiên cứu nạn nhân của tội phạm cho phép xác định phạm vi chính xác những người được coi là nạn nhân của tội phạm, từ đó có chính sách để phân loại nạn nhân làm căn cứ xây dựng các chính sách bồi thường và trợ giúp nạn nhân phù hợp. Nghiên cứu nạn nhân của tội phạm giúp cho việc xác định chính xác các loại thiệt hại mà nạn nhân phải gánh chịu. Từ đó có thể xây dựng được những định mức phù hợp làm căn cứ định hướng cho việc bồi thường và trợ giúp cho nạn nhân của tội phạm.
Câu 16. Khái niệm tái hòa nhập xã hội đối với người phạm tội?
Tái hòa nhập xã hội đối với người phạm tội là các chương trình và các biện pháp hòa nhập xã hội được thiết kế đặc biệt nhằm giúp người phạm tội được tha từ một cơ sở giam giữ và để giúp họ đối mặt với những thách thức liên quan đến việc trở về cộng đồng.
Có 02 loại chương trình:
– Các chương trình hỗ trợ ngay trong các cơ sở giam giữ, trước khi phóng thích của người phạm tội, nhằm giúp người phạm tội giải quyết các vấn đề, xử lý các yếu tố nguy cơ liên quan đến hành vi phạm tội của họ, trang bị các kỹ năng cần thiết để thực hiện tốt các chức năng xã hội của mình và chuẩn bị tái tham gia vào cộng đồng.
– Những chương trình dựa trên cộng đồng, thường được gọi là chương trình “hậu chăm sóc” nhằm tạo thuận lợi cho hòa nhập xã hội của người phạm tội sau khi thả họ từ các cơ sở giam giữ. Rất nhiều chương trình sau này bao gồm cả một số hình thức giám sát cũng như hỗ trợ tại động đồng.
Câu 17. Vai trò của những dấu hiệu định tính trong nghiên cứu THTP?
– Những dấu hiệu định tính chỉ ra cơ cấu và tính chất của hành vi. Cơ cấu THTP được đo bởi tỷ trọng riêng hoặc tỷ lệ của những nhóm và loại tội phạm khác nhau trong tương quan với chỉ số chung.
– Vai trò: nhằm đánh giá chính xác về tính chất, như là tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ nghiêm trọng, mức độ tái phạm…từ đó tìm ra biện pháp phòng ngừa tội phạm.
Câu 18. Ý nghĩa của việc nghiên cứu các yếu tố nguy cơ trong tái hòa nhập xã hội đối với người phạm tội.
Tái hòa nhập xã hội đối với người phạm tội là các chương trình và các biện pháp hòa nhập xã hội được thiết kế đặc biệt nhằm giúp người phạm tội được tha từ một cơ sở giam giữ và để giúp họ đối mặt với những thách thức liên quan đến việc trở về cộng đồng.
Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ trong tái hòa nhập xã hội đối với người phạm tội giúp ta nhận thức được các yếu tố đưa họ đối mặt với nguy cơ và những khó khăn cản trở họ hoạt động bình thường trong xã hội. Đây là 1 vấn đề then chốt đối với sự hỗ trợ hiệu quả giúp cho người phạm tội tái hòa nhập xã hội.
Câu 19. Khái niệm cơ chế của hành vi phạm tội?
Cơ chế của hành vi phạm tội được hiểu là sự tiến triển của hành vi mang tính kế tiếp nhất định: xuất hiện ý định phạm tội, ra quyết định thực hiện tội phạm, lập kế hoạch hành động và cuối cùng là thực hiện chúng bởi người phạm tội
Đặc điểm:
- Nó là sự tiến triển của hành vi mang tính kế tiếp nhau bao gồm việc xuất hiện ý định phạm tội -> ra qđ thực hiện TP -> Lập kế hoạch hành động -> thực hiện kế hoạch đó.
- Các quá tình trên không phải lúc nào cũng có đầy đủ các khâu (động cơ, kế hoạch, thực hiện) mà có thể thiết một khâu nào đó, ví dụ tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác không có động cơ và mục đích. TP vô ý không có động cơ và kế hoạch.
Câu 20. Ý nghĩa của các nguyên tắc tổ chức và hoạt động phòng ngừa tội phạm?
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động phòng ngừa tội phạm là những quan điểm, phương châm xuyên suốt toàn bộ việc tổ chức và hoạt động phòng ngừa tội phạm. Nó có ý nghĩa:
– giúp cho các chủ thể thực hiện hoạt động phòng ngừa tội phạm tuân thủ tuyệt đối theo hiến pháp và pháp luật, đảm bảo mục đích phục vụ lợi ích xã hội, nhà nước và công dấn.
– đảm bảo sự đoàn kết, kết hợp, phối hợp, phát huy sức mạnh của toàn xã hội trong phòng ngừa tội phạm.
– các nguyên tắc tổ chức và hoạt động phòng ngừa tội phạm định hướng cho các hoạt động phòng ngừa của các chủ thể, tạo sự liên kết, phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan chức năng với nhau mới có thể mang lại hiệu quả cao, góp phần đẩy lùi tội phạm ra khỏi xã hội.
Ghi chú: Bài viết được được tặng hoặc được sưu tầm hoặc được biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện đáp án chưa chính xác, vui lòng góp ý tại phần Bình luận. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.
Phân tích vai trò của việc xác định đặc điểm sinh học trong cơ chế hành vi phạm tội.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi. Chúng tôi sẽ biên tập và phản hồi bạn trong thời gian sớm nhất nhé.
Từ việc nghiên cứu vấn đề về tội phạm ẩn, anh chị hãy trình bày các giải pháp để giảm tỉ lệ tội phạm ẩn hiện nay.
Hãy cho biết ý nghĩa của việc nghiên cứu động thái của tình hình tội phạm?