1. Định nghĩa về tội phạm về ma túy.
Tội phạm về ma túy là tội phạm bao gồm hành vi vì phạm quy định về quản lí, sử dụng các chất ma tuý do Bộ luật hình sự quy định. Tội phạm về ma túy là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý, xâm phạm chế độ thống nhất quản lý của Nhà nước đối với các chất ma túy và các loại thuốc gây nghiện, xâm phạm trật tự, an toàn xã hội và tính mạng, sức khỏe con người và sự phát triển bình thường của nòi giống dân tộc.
2. Đặc điểm nhận dạng tội phạm về ma túy
Tội phạm về ma tuý bao gồm nhiều loại hành vi phạm tội khác nhau nhưng đều có chung hai đặc điểm cơ bản:
1) Tính nguy hiểm cho xã hội của các tội phạm về ma tuý thể hiện ở sự đe dọa nghiêm trọng đến sức khoẻ và sự phát triển bình thường của con người cũng như đến hạnh phúc gia đình và trật tự công cộng nói chung;
2) Các tội phạm về ma tuý đều có chung đối tượng là các chất ma tuý (hoặc liên quan đến các chất ma tuý). Đó là các chất có khả năng gây nghiện cao cho người sử dụng. làm cho người nghiện không chỉ bị lệ thuộc vào chất đó mà còn làm cho họ bị tổn hại về nhiều mặt và thậm chí còn có thể đẩy họ vào con đường phạm tội để có tiền thoả mãn cơn nghiện.
3. Dấu hiệu pháp lý của các tội phạm về ma túy.
a) Khách thể của các tội phạm về ma túy
Khách thể của các tội phạm về ma túy là chế độ thống nhất quản lý các chất ma túy của Nhà nước. Chế độ quản lý các chất ma túy của Nhà nước là tổng thể các quy định do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành quy định liên quan đến vấn đề sản xuất, vận chuyển, bảo quản, tồn trữ, mua bán, phân phối, sử dụng, xử lý, trao đổi, xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam, kê đơn, bán thuốc, giám định, nghiên cứu chất ma túy, tiền chất. Các quy định về chế độ quản lý các chất ma túy được thể hiện trong Hiến pháp; Luật phòng, chống ma túy; các Nghị định của Chính phủ quy định về những vấn đề liên quan đến chế độ quản lý các chất ma túy, tiền chất quy định của các bộ, ngành (nhất là quy định của Bộ Y tế) liên quan đến chế độ quản lý chất ma túy.
– Do đặc tính dược lý của ma túy là loại độc dược gây nghiện nên Nhà nước xác lập chế độ thống nhất quản lý. Nhà nước nghiêm cấm việc trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chất ma túy; nghiêm cấm các hoạt động sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển, chiếm đoạt, sử dụng các chất ma túy cũng như các tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy.
Ngoài việc xâm phạm chế độ thống nhất quản lý của Nhà nước đối với các chất ma túy, các tội phạm về ma túy còn xâm phạm trật tự, an toàn xã hội; xâm phạm tính mạng, sức khỏe con người và sự phát triển bình thường của giống nòi dân tộc.
– Đối tượng tác động của tội phạm là các chất ma túy như thuốc phiện, Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA, XLR-11…các tiền chất để sản xuất chất ma túy, các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy, người được người khác tổ chức, cưỡng bức, lôi kéo sử dụng trái phép chất ma túy.
Nghị định số 73/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ Ban hành kèm theo danh danh mục chất ma túy gồm:
Danh Mục I: Các chất ma túy tuyệt đối cấm sử dụng trong y học và đời sống xã hội; việc sử dụng các chất này trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, Điều tra tội phạm theo quy định đặc biệt của cơ quan có thẩm quyền (bao gồm 46 chất).
Danh Mục II: Các chất ma túy được dùng hạn chế trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, Điều tra tội phạm hoặc trong lĩnh vực y tế theo quy định của cơ quan có thẩm quyền (bao gồm 398 chất).
Danh Mục III: Các chất ma túy được dùng trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, Điều tra tội phạm hoặc trong lĩnh vực y tế, thú y theo quy định của cơ quan có thẩm quyền (bao gồm 71 chất).
Danh Mục IV: Các tiền chất.
Các tiền chất sử dụng vì Mục đích quốc phòng, an ninh do Bộ Công an quản lý và cấp phép xuất khẩu, nhập khẩu. Các tiền chất sử dụng trong lĩnh vực thú y do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý và cấp phép xuất khẩu, nhập khẩu. (bao gồm 44 tiền chất).
Trong mọi trường hợp, khi thu giữ được các chất nghi là chất ma túy hoặc tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy thì đều phải trưng cầu giám định để xác định loại ma túy gì, hàm lượng, khối lượng chất ma túy theo quy định.
b) Mặt khách quan của các tội phạm về ma túy
Các tội phạm về ma túy bao gồm năm nhóm hành vi sau:
– Trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy;
– Các hành vi sản xuất trái phép chất ma túy; tàng trữ trái phép ma túy; vận chuyển trái phép chất ma túy; mua bán trái phép chất ma túy; chiếm đoạt chất ma túy; tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy; chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy; cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy; lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy;
– Tàng trữ, vận chuyển, mua, bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy;
– Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy;
– Hành vi vi phạm các quy định về quản lý chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần.
c) Chủ thể của tội phạm
– Chủ thể của các tội phạm về ma túy là những người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo quy định của BLHS. Điều 12 quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì trong 13 tội phạm về ma túy có 5 tội quy định người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự, cụ thể: Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy). 8 tội còn lại, người phạm tội từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự.
– Chủ thể của tội phạm vi phạm quy định về quản lý chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần (Điều 259) là người có trách nhiệm trong công tác này.
d) Mặt chủ quan của các tội phạm về ma túy
Đa phần các tội phạm về ma túy đều được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi phạm tội về ma túy của mình là nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn thực hành vi đó.Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 256) có thể được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý gián tiếp. Riêng tội vi phạm các quy định về quản lý chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần (Điều 259) có trường hợp được thực hiện dưới hình thức lỗi vô ý.
4. Đối tượng của tội phạm về ma túy
Theo Bộ luật hình sự năm 1999, đối tượng của tội phạm về ma tuý bao gồm:
1) Các chất ma tuý như thuốc phiện, heroin,… (các chất cụ thể được coi là chất ma tuý được liệt kê trong các công ước về kiểm soát chất ma tuý năm 1961, năm 1971 và năm 1988 cũng như trong Nghị định số 67/2001/NĐ-CP năm 2001 của Chính phủ);
2) Các tiền chất ma tuý (các chất cần cho quá trình sản xuất các chất ma tuý) (các chất cụ thể được coi là tiển chất ma tuý được liệt kê trong các công ước về kiểm soát chất ma tuý năm 1961, năm 4971 và năm 1988 cũng như trong Nghị định số 67/2001/NĐ-CP năm 2001 của Chính phủ);
3) Các cây trồng có chứa chất ma đến chất ma tuý là tội vi phạm thể lệ quản lí thuốc phiện và coi tội phạm này thuộc nhóm tội phạm kinh tế. Bộ luật hình sự năm 1985 khi mới ban hành cũng chỉ có một điều luật quy định riêng về hành vi liên quan đến chất ma tuý. Đó là điều luật quy định về tội tổ chức dùng chất ma tuý thuộc nhóm tội xâm phạm trật tự công cộng. Khi đó, các hành vi khác liên quan đến chất ma tuý không được quy định thành các tội danh riêng mà chỉ có hành vi buôn bán chất ma tuý được coi là một dạng của tội danh chung – tội buôn bán hàng cấm thuộc Chương “Các tội phạm kinh tế” hoặc tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới. Trong lần sửa đổi, bổ sung Bộ tuật hình sự lần thứ nhất năm 1989, Bộ luật hình sự có thêm tội danh riêng liên quan đến chất ma tuý là tội sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma tuý. Đến lần sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự lần thứ tư năm 1997, Bộ luật hình sự đã có một chương riêng quy định các tội phạm về ma tuý. Trong Bộ luật hình sự năm 1999, các tội phạm về ma tuý tiếp tục được quy định thành một chương riêng với 10 điều luật khác nhau. Theo đó, có các tội phạm sau:
1) Tội trồng cây thuốc phiện hoặc cây khác có chứa chất ma tuý;
2) Tội sản xuất trái phép chất ma tuý;
3) Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý;
4) Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý;
5) Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma tuý;
6) Tội sử dụng trái phép chất ma tuý;
7) Tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý;
8) Các tội liên quan đến tiền chất ma tuý và các phương tiện dùng để sản xuất, sử dụng trái phép chất ma tuý…;
9) Tội vi phạm quy định về quản lí,sử dụng thuốc gây nghiện hoặc các chất ma tuý khác.
Lưu ý, do tính chất đặc biệt nguy hiểm nên đường lối xử lí đối với tội phạm về ma tuý rất nghiêm khắc, nhiều tội có mức hình phạt cao nhất là hình phạt tù chung thân hoặc tử hình. Riêng đối với tội trồng cây thuốc phiện và tội sử dụng trái phép chất ma tuý thì đường lối xử lí lại lấy giáo dục là chính. Do vậy, điều luật khi quy định về các tội phạm này đều quy định thêm dấu hiệu để phân biệt giữa trường hợp chỉ bị coi là vi phạm với trường hợp bị coi là tội phạm, trong đó có dấu hiệu đã giáo dục…
Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng Việt Nam.