Khái niệm
Là các biện pháp cưỡng chế được áp dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho người khác, trong đó người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm khắc phục những hậu quả xấu xảy ra bằng tài sản của mình (Trách nhiệm BTTH do vi phạm hợp đồng và trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng)
Đặc điểm
(i) Là biện pháp cưỡng chế chủ yếu mang tính tài sản: Đối tượng điều chỉnh của luật dân sự là các quan hệ tài sản mang tính hàng hóa – tiền tệ và một số quan hệ nhân thân chủ yếu có liên quan đến tài sản. Việc bồi thường thiệt hại cũng mang tính chất đền bù ngang giá, nghĩa là thiệt hại bao nhiêu bồi thường bấy nhiêu
(ii) Là trách nhiệm của người vi phạm trước người có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm: Khác với trách nhiệm hình sự và hành chính là trách nhiệm vủa chủ thể vi phạm trước nhà nước. Trách nhiệm dân sự là trách nhiệm của chủ thể vi phạm trước bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm-đây có thể là nhà nước hoặc bất kỳ các cá nhân, tổ chức nào khác.
(iii) Được hình thành dựa trên sự thỏa thuận hợp pháp của các bên theo quy định của pháp luật: Trách nhiệm dân sự có thể do luật định hoặc do các chủ thể cam kết thỏa thuận khi xác lập giao dịch dân sự. Song dù được hình thành trên cơ sở nào thì chúng đều có giá trị pháp lý ngang nhau trong quá trình áp dụng và đều được đảm bảo thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước.
(iv) TNDS có thể giải quyết bằng biện pháp tự hòa giải, thương lượng hoặc khởi kiện ra cơ quan tư pháp dựa trên nguyên tắc tự nguyện, thỏa thuận và tự định đoạt: Xuất phát từ đối tượng điều chỉnh của ngành luật dân sự là những quan hệ tài sản và nhân thân nên phương pháp điều chỉnh đặc trưng của ngành luật dân sự chính là phương pháp bình đẳng-thỏa thuận, tự định đoạt.
Các loại trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ
Trách nhiệm buộc phải thực hiện hợp đồng
Điều 352 BLDS 2015: “Khi bên có nghĩa vụ thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình thì bên có quyền được yêu cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện nghĩa vụ”
Trách nhiệm phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ: Với trách nhiệm này, bên vi phạm hợp đồng phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ theo yêu cầu của bên kia. Quy định này được áp dụng cho tất cả các nghĩa vụ, theo đó bên có quyền có thể áp dụng để buộc bên có nghĩa vụ phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ khi bên có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ.
Nếu bên có quyền đã yêu cầu mà bên có nghĩa vụ vẫn không thực hiện thì bên có quyền có thể áp dụng các biện pháp trách nhiệm bổ sung để xử lý.
Tùy vào đối tượng của nghĩa vụ bị vi phạm là nghĩa vụ giao tài sản hay nghĩa vụ thực hiện một công việc mà có biện pháp xử lý cụ thể như sau:
TNDS do không thực hiện nghĩa vụ giao vật (Điều 356):
+ Vật đặc định: Phải giao đúng vật đó và đúng tình trạng như đã cam kết. Do đặc điểm của vật đặc định là vật có thể phân biệt được với các vật khác về ký hiệu, hình dáng, màu sắc, chất liệu, đặc tính, vị trí,…Do vậy, khi các bên đã cam kết với nhau về việc chuyển giao vật đặc định thì người có nghĩa vụ phải giao đúng vật đó và đúng tình trạng như đã cam kết.
Hậu quả do vi phạm nghĩa vụ giao vật: Nếu người có nghĩa vụ không chuyển giao đúng vật đặc định như đã thỏa thuận, thì có nghĩa người đó đã vi phạm nghĩa vụ chuyển giao vật đặc định. Trong trường hợp này, người có quyền có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ phải giao đúng vật đó. Nếu vật đó không còn hoặc bị hư hỏng thì người có quyền có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ thanh toán một khoản tiền tương đương với giá trị của vật đặc định ( việc thanh toán bằng một khoản tiền chỉ là nghĩa vụ thay thế, được thực hiện khi người có nghĩa vụ không thể giao được vật đặc định) và yêu cầu người có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại về việc không giao vật đặc định mà gây thiệt hại cho người có quyền.
+ Vật cùng loại: Người có nghĩa vụ phải giao đúng về số lượng, chất lượng vật như đã thỏa thuận; nếu không có thỏa thuận về chất lượng thì phải giao vật cùng loại với chất lượng trung bình.
Nếu người có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ giao vật cùng loại, thì người có quyền có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ thanh toán một khoản tiền tương đương với giá trị của vật