Trách nhiệm pháp lý quốc tế trong luật vũ trụ

[VPLUDVN] Theo luật vũ trụ quốc tế, vấn đề trách nhiệm pháp lý quốc tế được đặt ra với phạm vi rộng, bao gồm không chỉ trách nhiêm mang tính chất chính trị của quốc gia đối với các hành vi vi phạm nguyên tắc và quy phạm luật quốc tế mà còn gồm trách nhiệm vật chất đối với các thiệt hại phát sinh do kết quả thực hiện các hoạt động vũ trụ được tiến hành bởi các chủ thể luật quốc tế.

1. Trách nhiệm pháp lý quốc tế trong luật vũ trụ là gì ?

Trong luật vũ trụ quốc tế, quốc gia gánh chịu trách nhiệm chính trị và vật chất quốc tế đối với hành vi không chỉ của các cơ quan nhà nước mà còn của các pháp nhân, tổ chức phi chính phủ. Trách nhiệm vật chất của quốc gia được điều chỉnh bằng một điều ước quốc tế chuyên biệt – Công ước về trách nhiệm quốc tế đối với thiệt hại phát sinh do phương tiện bay vũ trụ gây ra. Luật vũ trụ quốc tế còn quy định trách nhiệm tuyệt đối cùa quốc gia đối với thiệt hại phát sinh do phương tiện bay vũ trụ gây ra trên mặt đất hoặc phương tiện bay hàng không trong thời gian bay. Khi nhận được thông tin phương tiện bay vũ trụ bị rơi trên mặt đất và có nguy hiểm hoặc có thể gây hại, quốc gia phóng phương tiện bay vũ trụ có nghĩa vụ nhanh chóng thông qua các biện pháp loại bỏ mối nguy hiểm gây ra thiệt hại.

2. Nội dung trách nhiệm pháp lý quốc tế

Vấn đề trách nhiệm chính trị của quốc gia có ý nghĩa đặc biệt trong thòi điểm hiện tại và tương lai. Bởi vì, sử dụng hoà bình khoảng không vũ trụ có mối quan hệ đặc biệt với bảo vệ hoà bình và an ninh quốc tế trong một thế giới còn nhiều phức tạp, không thể xác định được trước, nhất là trong mối quan hệ quốc tế phát sinh từ quá trình nghiên cứu và sử dụng vũ trụ, khi các hành vi nguy hiểm có thể gây hậu quả nghiêm trọng trong vũ trụ, đe doạ hoà bình, an ninh thế giới, đe doạ sự tồn tại của toàn thể các quốc gia và các dân tộc. Ví dụ, hành vi sử dụng vũ trụ vì mục đích quân sự, tiến hành các vụ thử nghiêm hạt nhăn, thực hiện các hoạt động tuyên truyền thù địch qua hệ thống các vệ tinh nhân tạo thông tin liên lạc v.v. Với những trường hợp này, trách nhiệm quốc gia có thể đồng thời là trách nhiệm chính trị và trách nhiệm vật chất. Điều IV Hiệp ước về vũ trụ đã nghiêm cấm việc triển khai vũ khí hạt nhân hoặc các loại vũ khí giết người hàng loạt khác trên các hành tinh. Bất kỳ quốc gia nào, nếu cố tình thiết lập vũ khí hạt nhân trên Mặt Trăng thì hành động đó bị coi là hành vi vi phạm luật quốc tế. Quốc gia đó sẽ phải gánh chịu trách nhiệm chính trị và các biện pháp chế tài thích hợp có thể được áp dụng bắt buộc quốc gia vi phạm không được tiến hành các hành vi tương tự. Bởi vì trong trường hợp này không gây ra thiệt hại vật chất trực tiếp, do vậy không phát sinh trách nhiệm vật chất của quốc gia vi phạm.

Trong Hiệp định về Mặt Trăng có quy định một trình tự giải quyết các tranh chấp về các vấn đề trách nhiệm chính tri. Theo quy định, nếu quốc gia cho rằng quốc gia thành viên khác không thi hành các nghĩa vụ phát sinh từ Hiệp định hoặc vi phạm các quyền của nó theo quy định cùa Hiệp định thì quốc gia có thể yêu cầu tiến hành tham vấn song phương. Việc tham gia vào các cuộc gặp tham vấn là có tính bắt buộc. Nếu tham vấn không dẫn đến kết quả để được cả hai bên cùng chấp nhận thì họ có quyền tự do lựa chọn các biện pháp giải quyết hoà bình khác theo ý chí, nguyên vọng của các bên hữu quan. Mặt khác, khi tham vấn không có kết quả thì một bên tranh chấp có thể không cần sự đồng ý cùa bên kia, yêu cầu sự giúp đỡ của Tổng thư ký Liên hợp quốc.

Trong các nguyên tắc sử dụng vệ tinh nhân tạo Trái Đất để truyền hình quốc tế trực tiếp quy định trách nhiêm quốc tế (chính trị) đối với việc đảm bảo hoạt động của quốc gia trong lĩnh vực truyền hình quốc tế trực tiếp cũng như của các chủ thể khác thực hiên hoạt động này dưới quyền của chính quốc gia là phải phù hợp với các nguyên tắc nêu ưên đã được ghi nhận trong văn bản. Các nguyên tắc về phân vùng trái đất từ khoảng không và các nguyên tắc sử dụng các nguồn năng lượng hạt nhân từ khoảng không vũ trụ cũng đều ghi nhận loại trách nhiệm quốc tế giống như trên trong việc tuân thủ các nguyên tắc này.

Vấn đề trách nhiêm vật chất của quốc gia được điều chỉnh cụ thể ưong Hiệp ước về vũ trụ. Theo các quy định tương ứng của điều ước quốc tế này thì trách nhiệm vật chất sẽ phát sinh khi trong hoạt động vũ trụ có liên quan đã xuất hiện thiệt hại vật chất. Trong Hiệp ước về vũ trụ, khái niệm “thiệt hại” cũng được xác định rõ, là các trường hợp tử vong, thương tích về thân thể và các thương tích khác về sức khoẻ, phá huỷ và gây thiệt hại cho tài sản quốc gia hoặc các thể nhân và pháp nhân của quốc gia, cũng như của các tổ chức qụốc tế liên chính phủ. Điều kiện cần thiết làm phát sinh trách nhiệm vật chất ít nhất cũng phải tổn tại việc phương tiện bay vũ trụ của nước này gây thiệt hại vật chất thuộc một trong các loại hình thiệt hại nêu trên.

Công ước về trách nhiệm vũ trụ quy định “quốc gia phóng phương tiện bay vũ trụ” phải chịu trách nhiệm tuyệt đốỉ (đây là loại trách nhiệm không phụ thuộc vào lỗi) đối với thiệt hại do phương tiên bay vũ trụ của mình gây ra trên mặt đất hoặc cho phương tiên bay hàng không trong khoảng không gian (vùng trời). Các trường hợp miễn trách nhiêm chỉ được phép khi quốc gia phóng phương tiện bay vũ trụ chứng minh được rằng, thiệt hại hoàn toàn hoặc từng phần phát sinh do sự vồ ý nghiêm trọng hoặc hành động hay không hành động được thực hiện với ý định gây thiệt hại cùa quốc gia bị hại và các thể nhân cùng pháp nhân của quốc gia này. Tuy nhiên, nếu thiệt hại phát sinh do kết quả của hoạt động bất hợp pháp được quốc gia phóng phương tiện bay vũ trụ thực hiện, không phù hợp với luật quốc tế, kể cả Hiến chương Liên hợp quốc và Hiệp ước về vũ trụ năm 1967 thì không được phép miễn trách nhiệm, thậm chí kể cả trong trường hợp quốc gia bị hại có lỗi. Bằng quy định này, luật vũ trụ quốc tế muốn nhấh mạnh ý nghĩa đặc biệt của việc tuân thủ nghiêm chỉnh các nguyên tắc và quy phạm pháp luật trong quá trình hoạt động vũ trụ. Việc miễn trừ trách nhiệm tuyệt đối còn được Công ước về trách nhiệm vũ trụ quy định trong trường hợp khi phương tiện bay vũ trụ của nước này gây thiệt hại cho phương tiện bay vũ trụ của nước khác (hoặc thể nhân hay tài sản của nó) khi đang ở ngoài bề mặt Trái Đất. Đây là loại hình trách nhiệm được xác định dựa trên cơ sở lỗi. Trách nhiệm của quốc gia chỉ phát sinh khi quốc gia này có lỗi hoặc các thể nhân làm việc cho quốc gia có lỗi (quốc gia chịu trách nhiệm đối với các hoạt động của các thể nhân này).

Công ước cũng đưa ra một nội dung giải thích tương đối rộng về thuật ngữ “quốc gia phóng phương tiện bay vũ trụ”, theo đó quốc gia này bao gồm quốc gia thực hiện hoặc tổ chức phóng phương tiện bay vũ trụ, cũng như quốc gia có lãnh thổ hay căn cứ phóng phương tiện bay này. Việc giải thích đúng và chính xác thuật ngữ này có ý nghĩa quan trọng trong trường hợp hoạt động vũ trụ được các quốc gia tiến hành chung. Công ước đưa ra nguyên tắc trách nhiệm tập thể đối với hoạt động vũ trụ loại này. Theo quy định, quốc gia bị hại có thể theo đánh giá của mình yêu cầu đòi bồi thường toàn bộ đối với một bên tham gia hoạt động vũ trụ chung, hoặc một số bên hay toàn bộ các bên cùng tham gia hoạt động nêu trên. Sau đó quốc gia bồi thường thiệt hại có quyền yêu cầu các quốc gia còn lại tham gia hoạt động nghiên cứu vũ trụ chung thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại của mình.

Trình tự thủ tục thưa kiện và giải quyết khiếu kiện về bồi thường thiệt hại được quy định cụ thể trong Công ước về trách nhiệm. Theo quy định thì các tranh chấp có liên quan có. thể được giải quyết theo con đường đàm phán ngoại giao hoặò thành lập Uỷ ban chuyên biệt để xem xét và giải quyết nếu các biện pháp ngoại giao không thành công, uỷ ban bao gồm đại diện của quốc gia nguyên đơn và đại diện của quốc gia bị đơn, các đại diện này sẽ lựa chọn chung một thành viên thứ ba làm chủ tịch Uỷ ban nếu không lựa chọn được thì sẽ yêu cầu Tổng thư ký Liên hợp quốc giải qúyết.

Điều cần đặc biệt chú ý là quy định của luật vũ trụ quốc tế đã xác định rõ chủ thể chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế thuộc phạm vi điều chỉnh của ngành luật này. Theo Điều VI Hiệp ước về vũ trụ năm 1967 xác định:

“Trách nhiệm của qụốc gia bao trùm lên các hoạt động nhà nước bất kỳ nào, không phụ thuộc vào việc hoạt động này được cơ quan nhà nước hay pháp nhân phi chính phủ thực hiện”.

Quy định này có vai trò thực tiễn to lớn, khi hoạt động vũ trụ ngày càng phát triển mạnh mẽ nhờ có thêm các nguổn vốn tư nhân và hoạt động vũ trụ thương mại ngày càng được mở rộng và phát triển đa dạng. Ngoài ra, khi hoạt động vũ trụ do tổ chức quốc tế liên chính phủ thực hiện thì trách nhiệm quốc tế phát sinh sẽ do chính tổ chức quốc tế này và các quốc gia thành viên của tổ chức quốc tế gánh chịu theo quy định của luật vũ trụ quốc tế.


Ghi chú: Bài viết được gửi tặng hoặc được sưu tầm, biên tập với mục đích tuyên truyền pháp luật. Nếu phát hiện vi phạm bản quyền vui lòng gửi thông báo cho chúng tôi, kèm theo tài liệu chứng minh vi phạm qua Email: banquyen.vpludvn@gmail.com; Đồng thời, chúng tôi cũng rất mong nhận được tài liệu tặng từ quý bạn đọc qua Email: nhantailieu.vpludvn@gmail.com. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm tới Viện Pháp luật Ứng dụng VIệt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *