Trình bày các chủ thể khác (ngoài quốc gia) theo quy định của luật quốc tế?

Thứ nhất, dân tộc đang đấu tranh nhằm thực hiện quyền dân tộc tự quyết:

Xuất phát từ chả quyền dân tộc và nguyên tắc dân tộc tự quyết, các dân tộc đang đấu tranh nhằm thành lập một quốc gia dân tộc độc lập có những quyền quốc tế cơ bản sau đây:

– Được thể hiện ý chí, nguyện vọng của mình trong bất cứ hình thức nào, dưới bất cứ dạng nào, kể cả việc áp dụng những biện pháp để chống lại nước đang cai trị mình;

– Được pháp luật quốc tế bảo vệ và các quốc gia, các dân tộc và nhân dân trên thế giới, các tổ chức quốc tế v.v. giúp đỡ;

– Quyền được thiết lập những quan hệ chính thức vói các chủ thể của luật quốc tế hiên đại;

– Được tham gia vào hoạt động của các tổ chức quốc tế và hội nghị quốc tế liên chính phủ;

– Được tham gia vào việc xây dựng những quy phạm của luật quốc tế và độc lập trong việc thực thi luật này.

Bên cạnh các quyền quốc tế cơ bản đó, các dân tộc đang đấu tranh cũng có những nghĩa vụ quốc tế nhất định trong sinh hoạt quốc tế (tương tự như nghĩa vụ quốc tế của quốc gia).

Thứ hai, tổ chức quốc tế liên quốc gia

Về lý luận và thực tiễn hoạt động, nhìn chung, các tổ chức quốc tế Hên quốc gia thường có các quyền cơ bản như:

– Được ký kết các điều ước quốc tế;

– Tiếp nhân cơ quan đại diện và quan sát viên thường trực của các quốc gia chưa là thành viên tại tổ chức trên;

– Được hưởng những miễn trừ và ưu đãi ngoại giao;

– Được trao đổi đại diện tại các tổ chức của nhau;

– Được yêu cầu kết luân tư vấn của Toà án quốc tế của Liên hợp quốc;

– Được giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các thành viên và các tổ chức quốc tế đó.

Ngoài các quyền cơ bản nói trên, các tổ chức này còn có các nghĩa vụ quốc tế nhất định. Các tổ chức này cũng có những quyền và nghĩa vụ theo các điều ước ký kết với các quốc gia, các tổ chức quốc tế khác…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *