Trình bày các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia?

Vùng tiếp giáp lãnh hải:

Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng nằm ngoài lãnh hải, tiếp liền với lãnh. Theo khoản 2, điều 33 Công ước Luật biển 1982: “ vùng tiếp giáp không thể mở rộng quá 24 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều của lãnh hải:”.

Tại đây, quốc gia ven biển thực hiện các thẩm quyền có tính chất riêng biệt và hạn đối với tàu thuyền nước ngoài. Đây là vùng biển mang tính chất đệm giữa vùng biển thuộc chủ quyền của quốc gia ven biển và vùng thuộc quyền chủ quyền của quốc gia đó.

Vùng đặc quyền kinh tế:

Vùng đặc quyền kinh tế là một vùng nằm ở phía ngoài lãnh hải và tiếp giáp với lãnh hải, đặt dưới chế độ pháp lý riêng quy định trong phần này, theo đó quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển và các quyền tự do của các quốc gia khác đều do các quy định thích hợp của công ước điều hành ( điều 55 công ước). Vùng đặc quyền kinh tế không phải là bộ phận của lãnh thổ quốc gia nhưng cũng không phải là bộ phận của biển quốc tế. Xét về quy chế pháp lý, đây là vùng biển đặc thù thể hiện sự dung hòa về lợi ích giữa quốc gia ven biển với các quốc gia khác.

Một mặt bảo đảm cho quốc gia ven biển có thẩm quyền riêng biệt trong việc khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên trong vùng đặc quyền kinh tế, mặt khác công nhận quốc gia khác có một số quyền tự do biển cả. Điều này cho phép giải quyết hai vấn đề đặt ra trong quy chế pháp lý của vùng đặc quyền kinh tế , đó là mở rộng quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia  ven biển một cách có giới hạn và bảo đảm tính ổn định tương đối của biển cả là nơi mà lợi ích chung của cộng đồng cần được tôn trọng.

Vùng thềm lục địa: 

Thềm lục địa được xác định là vùng đáy biển và lòng đât dưới đáy biển, trên cơ sở phần kéo dài tự nhiên lãnh thổ đất liền ngập dưới mực nước biển. Cũng như vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa tồn tại song song quyền và nghĩa vụ của quốc gia ven biển và quốc gia khác.

Thềm lục địa của một quốc gia ven biển bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, bên ngoài lãnh hải của quốc gia đó, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia đó cho đến mép ngoài của rìa lục địa, hoặc đến cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải 200 hải lý, khi mép ngoài của rìa lục địa của quốc gia đó có khoảng cách gần hơn ( khoản 1, điều 76 công ước).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *