Trình bày hiệu lực của Quy phạm xung đột? 

Khái niệm:

Quy phạm xung đột là quy phạm ấn định luật pháp nước nào cần áp dụng để giải quyết quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài trong một tình huống cụ thể.

Hiệu lực:

 Với quy phạm pháp luật thông thường, có các đặc điểm về hiệu lực:

  • Hiệu lực về không gian: có trong văn bản PL nào thì sẽ có hiệu lực về không gian theo văn bản PL đó, ví dụ trong lãnh thổ VN (luật VN), lãnh thổ 2 quốc gia trong điều ước quốc tế song phương, lãnh thổ các quốc gia thành viên trong điều ước quốc tế đa phương
  • Hiệu lực về thời gian: có trong văn bản PL nào thì sẽ có hiệu lực về thời gian theo văn bản PL đó, ví dụ nếu có trong luật Dân sự thì sẽ có hiệu lực theo hiệu lực của luật dân sự. Thường sẽ có hiệu lực từ khi phát sinh đến khi chấm dứt quan hệ dân sự của pháp luật đó.
  • Hiệu lực về chủ thể: nếu có liên quan đến cá nhân thì sẽ có hiệu lực với cá nhân, nếu liên quan đến pháp nhân thì sẽ có hiệu lực với pháp nhân

Quy phạm xung đột về bản chất là quy phạm thông thường nên có hiệu lực như bất cứ quy phạm pháp luật nào khác, tuy nhiên hiệu lực của quy phạm xung đột bị ảnh hưởng trong các trường hợp sau:

  • Khi quy phạm xung đột dẫn chiếu đến PL của nước chưa được công nhận
  • Khi gặp bảo lưu trật tự công cộng
  • Lẩn tránh PL
  • Áp dụng nguyên tắc có đi có lại

Về áp dụng quy phạm xung đột: có nghĩa là thừa nhận pháp luật nước ngoài có thể áp dụng được để điều chỉnh các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài trong những trường hợp nhất định. Tuy nhiên phạm vi cho phép áp dụng pháp luật nước ngoài phải dựa trên cơ sở chủ quyền quốc gia và bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia đồng thời đảm bảo hậu quả của việc áp dụng không trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật nước mình.

Về thể thức và xác định nội dung luật nước ngoài của nước cần áp dụng.

  • Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ áp dụng luật nước ngoài khi quy phạm xung đột pháp luật dẫn chiếu tới.
  • Khi quy phạm xung đột dẫn chiếu tới pháp luật nước ngoài có nghĩa là dẫn chiếu tới toàn bộ hệ thống pháp luật của nước đó. Khi áp dụng luật nước ngoài là áp dụng toàn bộ hệ thống pháp luật nước ngoài nên nó phải được giải thích, xác định nội dung và áp dụng để giải quyết vụ việc đúng như ở nước đã ban hành nó.
  • Ở Việt Nam cơ quan tư pháp và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác chỉ được áp dụng luật nước ngoài khi có quy phạm xung đột trong PLVN và các ĐƯQT viện dẫn tới luật của nước ngoài đó.
  • Mục đích của áp dụng pháp luật nước ngoài là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của các bên tham gia quan hệ dân sự quốc tế, đảm bảo sự ổn định, củng cố và phát triển hợp tác về mọi mặt trong giao lưu dân sự giữa các quốc gia vì thịnh vượng chung của cả thế giới.

Áp dụng pháp luật nước ngoài phải đáp ứng các tiêu chí:

  • Các cơ quan có thẩm quyền cần áp dụng luật nước ngoài một cách thiện chí và đầy đủ.
  • Pháp luật nước ngoài phải được giải thích và thực thi về nội dung như ở chính nước nơi nó được ban hành.
  • Cơ quan tư pháp có thẩm quyền và cơ quan xét xử có nhiệm vụ tìm hiểu và xác định nội dung qua nghiên cứu văn bản pháp luật, qua thực tiễn hành pháp, tư pháp, tập quán…của nước hữu quan.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *