Trình bày luật nơi thực hiện hành vi, luật tòa án và luật tiền tệ?

 Luật nơi thực hiện hành vi, luật tòa án và luật tiền tệ:

Là luật nơi thực hiện các hành vi pháp lý như kết hôn, giao kết hợp đồng, gây thiệt hại,… Luật nơi thực hiện hành vi có rất nhiều loại:

– Luật nơi ký kết hợp đồng được hiểu là quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia kí kết hợp đồng được xác định theo luật nơi kí kết hợp đồng.

– Luật nơi thực hiện nghĩa vụ.

– Luật nơi thực hiện hành động, ví dụ như hình thức của hợp đồng được quyết định bởi luật của nước nơi thực hiện nó, hoặc hình thức kết hôn được quyết định bởi luật nước các bên thực hiện kết hôn.

– Luật nước người bán.

– Luật nơi vi phạm pháp luật.

Theo tư pháp quốc tế Việt Nam không phải mọi trường hợp bồi thường ngoài hợp đồng luôn được pháp luật của nước xảy ra hành vi vi phạm hoặc nơi hiện diện hậu quả hành vi. Điều 687 Bộ luật dân sự năm 2015 quy đinh như sau:

Điều 687. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 

  1. Các bên được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng cho việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp không có thỏa thuận thì pháp luật của nước nơi phát sinh hậu quả của sự kiện gây thiệt hại được áp dụng.
  2. Trường hợp bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại có nơi cư trú, đối với cá nhân hoặc nơi thành lập, đối với pháp nhân tại cùng một nước thì pháp luật của nước đó được áp dụng.’

Luật tiền tệ: Được hiểu là khi kí kết hợp đồng các bên thỏa thuận thanh toán bằng một đơn vị tiền tệ nhất định do đó các vấn đề liên quan đến tiền tề đó được giải quyết theo luật pháp của nước ban hành và lưu thông đồng tiền đó.

Luật tòa án: Luật tòa án được hiểu là pháp luật của nước có tòa án thẩm quyền. Tòa án có thẩm quyền khi giải quyết vụ việc chỉ áp dụng pháp luật nước mình. Trong các hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý các bên có thể cho phép các cơ quan tiến hành tố tụng nước mình trong những chừng mực nhất định được áp dụng luật tố tụng của nước ngoài. Luật tòa án là luật nước nơi có Tòa án thụ lý giải quyết vụ việc. Tòa án thụ lý có quyền áp dụng pháp luật nước mình (luật tòa án) để xác định thẩm quyền và giải quyết tranh chấp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *