Trình bày nguyên tắc công nhận và thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam

Để phán quyết của trọng tài nước ngoài được công nhận và cho thi hành ở Việt Nam, phán quyết đó phải thỏa mãn được hai điều kiện lớn là về quốc gia của trọng tài ban hành phán quyết và về tính chất của phán quyết.

Đầu tiên, để phán quyết của trọng tài nước ngoài được xem xét để công nhận và cho thi hành tại Việt Nam, thì nước đó phải cùng là thành viên của điều ước quốc tế với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tức là, các nước cùng là thành viên của điều ước quốc tế với Việt Nam, thì phán quyết của các trọng tài thương mại ở các nước đó mới được xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam.

Thứ hai, nếu trọng tài nước ngoài mà nước đó không phải là thành viên của điều ước quốc tế cùng với Việt Nam, thì việc xem xét phán xét của trọng tài nước ngoài này sẽ dựa trên nguyên tắc có đi có lại. Nguyên tắc có đi có lại là một nguyên tắc cơ bản của quan hệ quốc tế, theo đó một quốc gia sẽ dành chế độ pháp lý nhất định, có thể là chế độ đãi ngộ quốc gia hoặc chế độ đãi ngộ tối huệ quốc hay một số quyền lợi nào đó cho thể nhân và pháp nhân một nước ngoài giống như chế độ pháp lý, những quyền lợi hoặc ưu đãi mà các thể nhân và pháp nhân của nước này cũng được hưởng ở nước ngoài đó. Đối với các nước không có cùng điều ước quốc tế với Việt Nam, việc áo dụng nguyên tắc này là một công cụ nhằm bảo vệ quyền lợi của công dân và pháp nhân của mình ở nước ngoài, không để người dân của nước mình bị luật pháp những nước đó chèn ép, bắt buộc.

Tuy nhiên, bên cạnh đó thì không phải bất cứ phán quyết của trọng tài nước ngoài nào cũng được xem xét để công nhận và cho thi hành tại Việt Nam. Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 đã quy định một số trường hợp không công nhận phán quyết của trọng tài nước ngoài. Khi Tòa án xét thấy những điều kiện không phù hợp, hoặc có một số chứng cứ không hợp pháp, Tòa án có thể từ chối xem xét phán quyết của trọng tài nước ngoài.

Khi phán quyết của trọng tài nước ngoài đã đáp ứng đủ các điều kiện về quốc gia của trọng tài ban hành phán quyết, Tòa án sẽ tiếp tục xét đến tính chất của phán quyết đó.

Thứ nhất, bản án, quyết định của trọng tài nước ngoài đó phải có hiệu lực pháp luật trên lãnh thổ nước tuyên bản án.

Thứ hai, bản án, quyết định đó phải được cơ quan có thẩm quyền tuyên.

Thứ ba, các thủ tục tố tụng (liên quan đến luật hình thức) phải được đảm bảo.

Thỏa mãn tất cả các điều kiện trên, phán quyết của trọng tài nước ngoài sẽ được công nhận và cho thi hành trên lãnh thổ đất nước Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đánh giá *